Vị Trí, Vai Trò Của Tổ Chức Cơ Sở Đảng Và Thực Trạng Của Công


xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ Quân chủng PK - KQ từ năm 2005 đến năm 2015. Qua đó, phản ánh tính đặc thù trong lãnh đạo công tác xây dựng TCCSĐ ở Quân chủng PK - KQ trong giai đoạn đẩy mạnh công cuộc đổi mới.

Kết luận chương 1

Nghiên cứu về công tác xây dựng TCCSĐ nói chung và công tác xây dựng TCCSĐ ở Quân chủng PK - KQ nói riêng đã được đề cập ở nhiều công trình nghiên cứu với tính đa dạng về nội dung và phương pháp tiếp cận, trình bày, cũng như cách thức giải quyết vấn đề ở nhiều chuyên ngành khoa học. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bố có liên quan đến đề tài luận án là tương đối toàn diện, giải quyết nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn xây dựng TCCSĐ trong quá trình xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay. Mặc dù tiếp cận, nghiên cứu, luận giải dưới nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau, song các công trình nghiên cứu đều thống nhất khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của công tác xây dựng TCCSĐ. Các công trình đã làm rõ sự tác động của xây dựng TCCSĐ trong quá trình xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay. Nhiều nghiên cứu đã đi sâu đánh giá thực trạng, chỉ rõ kết quả, hạn chế, đúc kết kinh nghiệm, đề xuất chủ trương, biện pháp xây dựng TCCSĐ. Một số công trình đã bước đầu đề cập khái quát chủ trương của Đảng về xây dựng TCCSĐ và phản ánh quá trình triển khai thực hiện của Quân ủy Trung ương và Quân chủng PK - KQ.

Từ tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, nghiên cứu sinh khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình, xác định rõ những nội dung luận án có thể kế thừa, về khai thác tư liệu, phương pháp tiếp cận, trình bày và nội dung cụ thể. Đồng thời, chỉ ra những vấn đề chưa được nghiên cứu làm rõ

- đó là những “khoảng trống” về khoa học liên quan đến đề tài luận án, trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh làm rõ những vấn đề luận án tập trung giải quyết.

Thông qua tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài có thể khẳng định, đề tài “Đảng bộ Quân chủng Phòng không - Không quân lãnh đạo


công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2005 đến năm 2015” là vấn đề mới; độc lập, không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 254 trang tài liệu này.

Chương 2

CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG (2005 - 2010)

Đảng bộ Quân chủng Phòng không - Không quân lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2005 đến năm 2015 - 5

2.1.NhữngyếutốtácđộngđếnsựlãnhđạocủaĐảngbộQuânchủngPhòngkhông-Khôngquânvềcôngtácxâydựngtổchứcsởđảng(2005-2010)

2.1.1. Vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở đảng và thực trạng của công

tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ Quân chủng Phòng không - Không quân trước năm 2005

2.1.1.1. Vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở đảng

C.Mác và Ph.Ăngghen là những người đầu tiên đưa ra những tư tưởng cơ bản về chính Đảng của giai cấp công nhân. Hai ông đã thảo ra Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và sáng lập nên tổ chức Cộng sản đầu tiên trên thế giới mang tên “Đồng minh những người cộng sản”. Ngay từ những ngày đầu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, C.Mác và Ph.Ăngghen đã quan niệm chi bộ là một trong những bộ phận tạo thành hệ thống tổ chức đảng, đảm bảo hoạt động của Đảng từ Trung ương xuống cơ sở. Chi bộ là nền tảng của Đảng, là hạt nhân lãnh đạo phong trào công nhân. Vì vậy, để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng phải xây dựng mỗi chi bộ thực sự trở thành trung tâm và hạt nhân của các hiệp hội công nhân.

C.Mác và Ph.Ăngghen trong học thuyết về chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân đã khẳng định: TCCSĐ trong các giai đoạn phát triển là một trong những khâu quan trọng trong hệ thống tổ chức và trong thực tiễn lãnh đạo của Đảng.


Kế thừa và phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về tổ chức cơ sở đảng V.I.Lênin tiếp tục bổ sung và phát triển lý luận về xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. V.I.Lênin lần đầu tiên trong bài viết “Về việc cải tổ Đảng” Ông đã dùng thuật ngữ “tổ chức cơ sở đảng”, chỉ rõ các chi bộ cơ sở là các tổ chức cơ sở đảng. V.I.Lênin cho rằng “Hình thức tổ chức mới, hay nói đúng hơn hình thức mới của TCCSĐ công nhân phải giải quyết tuyệt đối rộng rãi hơn so với những tiểu tổ cũ” [146, tr. 207]. Trong nhiều tác phẩm V.I.Lênin đã khẳng định TCCSĐ là “điểm tựa”, là hạt nhân, là nơi gần gũi quần chúng nhất, nơi liên hệ chặt chẽ với quần chúng, nơi tuyên truyền, giáo dục, dẫn dắt quần chúng thực hiện đường lối chủ trương, chính sách của Đảng.

Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, V.I.Lênin nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của TCCSĐ trong xây dựng CNXH, phải thành lập tất cả các địa bàn, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, ở tất cả các tổ chức, các hiệp hội những “chi bộ đảng”, phải liên hệ, hỗ trợ lẫn nhau...

Những chi bộ ấy liên hệ chặt chẽ với nhau và với Trung ương Đảng, phải trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, phải làm công tác cổ động, tuyên truyền, công tác tổ chức, phải thích nghi với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, với tất cả mọi tầng lớp quần chúng lao động, những chi bộ ấy phải thông qua công tác muôn hình muôn vẻ đó mà rèn luyện bản thân mình, rèn luyện đảng, giai cấp, quần chúng một cách có hệ thống [147, tr. 232 - 233].

V.I.Lênin coi các TCCSĐ là nền tảng của Đảng, mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng lao động, là một nhân tố chính trị của tập thể lao động, giáo dục và dẫn dắt quần chúng thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Đặc biệt coi trọng thời kỳ xây dựng CNXH, phát triển kinh tế - xã hội, vị trí, vai trò của TCCSĐ càng thể hiện đậm nét hơn. Theo V.I.Lênin, đây là thời kỳ mà Đảng phải đem sức lực, đem hết chú ý để tạo ra, để phát huy mọi tính chủ động lớn hơn ở cơ sở.

Thực tế chứng minh rằng, ngay khi các tổ chức cộng sản mới thành lập và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, các nhà kinh điển của chủ nghĩa


Mác - Lênin luôn khẳng định TCCSĐ có vai trò to lớn trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Vì vậy, phải thường xuyên chăm lo xây dựng TCCSĐ vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức là tất yếu khách quan.

Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển, vận dụng linh hoạt, sáng tạo những luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng Đảng kiểu mới phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam và không ngừng phát triển, làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng Đảng. Người khẳng định vị trí, vai trò, của TCCSĐ: để lãnh đạo cách mạng. Đảng phải mạnh Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt và “Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt”[154, tr. 278]. Vai trò nền móng của TCCSĐ còn được thể hiện trong mối quan hệ chặt chẽ giữa Đảng với quần chúng. Theo Hồ Chí Minh: “mỗi chi bộ của Đảng là hạt nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở, đoàn kết chặt chẽ liên hệ mật thiết với quần chúng, phát huy được trí tuệ và lực lượng vĩ đại của quần chúng” [153, tr. 28]. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò của TCCSĐ được thể hiện ở chất lượng TCCSĐ. Các chi bộ mạnh tức là Đảng mạnh, chi bộ vững mạnh thì mọi chính sách của Đảng và Chính phủ nhất định thi hành được tốt. Chất lượng TCCSĐ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của toàn Đảng.

Quán triêt

tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Côṇ g sản Viêt

Nam

trong tiến trình cách mạng đã chú trọng công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng, đăc

biêṭ trong công cuôc đổi mới nhất là từ khi Bô ̣ Chính trị ban hành Nghị quyết số

22-NQ/TW, (khóa X) ngày 22/2/2008 Về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên;

Đối với TCCSĐ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó có TCCSĐ trong Quân chủng PK - KQ có vị trí vai trò quan trọng, được thể hiện trong Công văn số 208-CV/TW, ngày 8/8/2003, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, về việc sửa đổi, bổ sung Quy định về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam... trong đó xác định Đảng bộ, chi bộ cơ sở (trong đơn vị chiến đấu, trong cơ quan Quân đội, trong đơn vị nghiên cứu khoa học - công nghệ Quân đội, trong đơn vị quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính Quân đội, trong học viện, nhà trường Quân đội, trong doanh nghiệp Quân đội, trong bệnh viện Quân đội...) là hạt nhân chính trị, lãnh đạo các


mặt công tác, mọi hoạt động của cơ quan, đơn vị; xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh gắn với xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện; hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị và các nhiệm vụ khác được giao.

Với tính chất đặc thù của Quân chủng PK - KQ là làm nhiệm vụ canh giữ, chiến đấu bảo vệ bầu trời, mặt đất, biển đảo của Tổ quốc bằng con người và phương tiện, vũ khí, khí tài kỹ thuật tối tân hiện đại ..., thì vai trò hạt nhân chính trị ở cơ quan, đơn vị càng cao, quyết định trực tiếp đến hoàn thành nhiệm vụ chính trị và xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện.

Bởi vậy, với tính cách là nền tảng của Đảng, hạt nhân chính trị ở cơ sở, TCCSĐ của Đảng bộ quân chủng PK - KQ có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với sự vững mạnh của Đảng bộ Quân chủng. Vị trí, vai trò, của TCCSĐ là vấn đề có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng Đảng bộ quân chủng PK - KQ hiện nay. Vì vậy, củng cố, xây dựng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ, bảo đảm cho các TCCSĐ trong sạch vững mạnh là yêu cầu cấp bách, thường xuyên đối với Đảng bộ Quân chủng PK - KQ.

2.1.1.2. Khái quát về Quân chủng Phòng không - Không quân và hệ thống tổ chức đảng trong Đảng bộ Quân chủng.

Bộ Tư lệnh Quân chủng PK - KQ được thành lập ngày 22/10/1963, là kết quả của sự sáp hợp của Bộ Tư lệnh Phòng không và Cục Không quân thành Quân chủng PK - KQ, sau ba lần tách, hợp cho phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của mỗi Quân chủng theo từng giai đoạn cách mạng của Đảng và quân đội. Chấp hành Nghị quyết số 07-NQ/TW, ngày 28/11/1998, của Bộ Chính trị (khóa X) Về tổ chức lực lượng quân đội đến năm 2005; Nghị quyết số 33-NQ/ĐUQSTW, ngày 4/2/1999, của Đảng ủy Quân sự Trung ương Về lãnh đạo, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị; căn cứ vào chủ trương của Bộ Chính trị, ngày 3/3/1999, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Trần Đức Lương, ký Sắc lệnh số 03/L-CTN Về việc hợp nhất hai Quân chủng Phòng không và Không quân thành Quân chủng Phòng không - Không quân.


Quán triệt, thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Đảng ủy Quân sự Trung ương và thi hành Sắc lệnh của Chủ tịch nước, ngày 19/3/1999, Đảng ủy Quân chủng Không quân ra Nghị quyết số 09-NQ/ĐU và ngày 20/3/1999, Đảng ủy Quân chủng Phòng không ra Nghị quyết số 04-NQ/ĐU Về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hợp nhất hai Quân chủng. Ngày 19 tháng 4 năm 1999, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định số 505/1999/QĐ-BQP, quy định về nhiệm vụ, cơ cấu, tổ chức, biên chế, trang bị của Quân chủng PK - KQ. Ngày 15 tháng 6 năm 1999, Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện hợp nhất Quân chủng Phòng không và Quân chủng Không quân thành Quân chủng PK - KQ. Từ ngày 1/7/1999, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân chủng PK - KQ chính thức lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, điều hành mọi hoạt động của Quân chủng PK - KQ [27, tr. 8 - 9].

Hiện nay, Quân chủng PK - KQ là một trong ba quân chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam trực thuộc sự quản lý, điều hành thống nhất của Bộ Quốc phòng.

Quân chủng PK - KQ được biên chế 4 binh chủng hợp thành: Binh chủng Ra-da; Binh chủng Tên lửa; Binh chủng Pháo Phòng không; Binh chủng Không quân. Mỗi một binh chủng trong Quân chủng PK - KQ đều có vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức biên chế, vũ khí - khí tài trang thiết bị kỹ thuật, có tính đặc thù riêng. (Xem phụ lục số 5)

Truyền thống Quân chủng PK - KQ hơn 55 năm kể từ ngày thành lập 22/10/1963 đến năm 2005 đã lập nên những chiến công, những thành tích vẻ vang, được Đảng, Nhà nước, Quân đội ghi công, tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho các binh chủng: Tên lửa, Ra-đa, Pháo Phòng không, Không quân; các Sư đoàn Phòng không như: f. 361, f. 363, f. 365, f. 367, f. 375, f. 377 và các Sư đoàn Không quân như: f. 370, f. 371, f. 372; Học viện PK - KQ, Trường sĩ quan Không quân; Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Kỹ thuật, Cục Hậu cần của Quân chủng. Đảng, Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho 42 lượt trung đoàn, lữ đoàn và tương đương; 25 lượt tiểu đoàn, phi đội và tương đương; 27 lượt đại đội và tương đương cùng 87 cá nhân. Hai công ty được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Một cá nhân được tặng danh hiệu Anh hùng


Lao động và một cá nhân được tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Ngoài ra Quân chủng và các cơ quan, đơn vị còn được tặng 2 Huân chương Quân công hạng Nhất; 2 Huân chương Độc lập hạng Nhất; hàng trăm Huân chương Quân công các hạng Nhì, Ba; Hàng nghìn Huân chương Chiến công hạng Nhất, Nhì, Ba.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 17 lần đến thăm Bộ Tư lệnh Quân chủng và các đơn vị trong Quân chủng PK - KQ [27, tr. 246].

Về chức năng, nhiệm vụ của Quân chủng PK - KQ:

Quân chủng PK - KQ là một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng ủy Quân sự Trung ương, sự chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, có các nhiệm vụ: Quản lý chặt chẽ, bảo vệ an toàn vùng trời Tổ quốc, luôn sẵn sàng chiến đấu cao, đánh bại các cuộc tập kích đường không của địch, bảo vệ vững chắc các mục tiêu trọng yếu của quốc gia. Xây dựng Quân chủng PK - KQ vững mạnh toàn diện theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại” làm nòng cốt cho các lực lượng Phòng không của đất nước; tham gia tác chiến trong đội hình binh chủng hợp thành khi có lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; cùng với các lực lượng vũ trang bảo vệ vững chắc vùng trời Tổ quốc Việt Nam XHCN. Làm tham mưu cho Bộ Quốc phòng chỉ đạo xây dựng lực lượng Phòng không lục quân và Phòng không nhân dân. Sẵn sàng thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ khác khi được Bộ Quốc phòng giao [27, tr.7].

Đảng bộ Quân chủng PK - KQ trực thuộc Đảng bộ Quân đội, đặt dưới sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, có chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo toàn Quân chủng thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Quân đội giao phó. Các tổ chức đảng trong toàn Quân chủng luôn thường xuyên coi trọng công tác xây dựng Đảng và công tác xây dựng TCCSĐ, đã chú trọng xây dựng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Chính nhờ vậy, Đảng bộ Quân chủng PK - KQ không ngừng được củng cố, xây dựng và phát triển, đáp ứng được yêu cầu lãnh đạo nhiệm vụ chính trị huấn luyện-đào tạo, trình độ sẵn sàng chiến đấu, sức mạnh chiến đấu của Quân chủng qua các giai đoạn cách mạng.

Về hệ thống tổ chức đảng trong Quân chủng Phòng không - Không quân


Tại Quy định số 74-QĐ/TW, ngày 07/5/2003, của Bộ Chính trị khóa IX Về tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam xác định: Toàn quân có Quân ủy Trung ương do Bộ Chính trị chỉ định, gồm một số Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương công tác trong Quân đội và một số Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương công tác ngoài quân đội, đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương mà thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Theo Quy định số 74-QĐ/TW, TCCSĐ ở Quân chủng PK - KQ được tổ chức, biên chế như sau:

Quân chủng PK - KQ được lập Đảng bộ, Đảng ủy Quân chủng PK - KQ là cấp ủy trực thuộc Quân ủy Trung ương, có số lượng từ 15 đến 21 ủy viên. Ở các sư đoàn, học viện, trường sĩ quan lập đảng bộ; đảng ủy các tổ chức đảng nói trên là cấp ủy cấp trên trực tiếp của TCCSĐ, có số lượng từ 9 đến 15 ủy viên. Ở lữ đoàn, trung đoàn và tương đương; ở tiểu đoàn trực thuộc sư đoàn; ở các hệ, tiểu đoàn quản lý học viên; các phòng, khoa thuộc các học viện, trường sĩ quan, trường trung cấp và tương đương lập TCCSĐ; đảng ủy, chi ủy các TCCSĐ nói trên là cấp ủy cơ sở. Đảng ủy cơ sở có số lượng 5 đến 13 ủy viên. Những Đảng ủy có 9 ủy viên trở lên bầu ban thường vụ; bầu bí thư và phó bí thư trong số ủy viên thường vụ. Đảng ủy cơ sở dưới 9 ủy viên bầu bí thư, phó bí thư.

Ở tiểu đoàn trực thuộc trung đoàn và tương đương lập đảng bộ bộ phận; đảng ủy bộ phận có số lượng từ 5 đến 7 ủy viên. Ở đại đội và tương đương lập chi bộ. Chi bộ có 9 đảng viên chính thức trở lên bầu chi ủy, có số lượng từ 3 đến 5 ủy viên. Chi bộ có đông đảng viên bầu chi ủy không quá 7 ủy viên. Chi bộ có dưới 9 đảng viên chính thức bầu bí thư, nếu cần bầu một phó bí thư [14, tr. 5].

Như vậy, TCCSĐ của Đảng bộ Quân chủng PK - KQ gồm có đảng bộ cơ sở và chi bộ cơ sở. Đảng bộ cơ sở có 2 loại: đảng bộ cơ sở có các chi bộ trực thuộc và đảng bộ cơ sở có đảng bộ bộ phận, chi bộ trực thuộc. Các TCCSĐ đều có cấp ủy cấp trên trực tiếp.

ChứcnăngcủatổchứcsởđảngtrongĐảngbộQuânchủngPhòngkhông-Khôngquân

Đảng bộ, chi bộ cơ sở là hạt nhân chính trị, lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2023