Luận án góp thêm luận cứ khoa học cho việc bổ sung, phát triển chủ trương, giải pháp xây dựng TCCSĐ ở Đảng bộ Quân chủng PK - KQ trong thời gian tới.
Ý nghĩa thực tiễn:
Luận án là tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như lịch sử đảng bộ của các quân chủng,
quân khu trong Quân đội hiên nay.
Những kinh nghiệm được đúc rút trong luận án có giá trị tham khảo đối với công tác xây dựng TCCSĐ ở các đảng bộ quân chủng, quân khu, trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (10 tiết), kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng bộ Quân chủng Phòng không - Không quân lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2005 đến năm 2015 - 1
- Nhóm Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Công Tác Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng Trong Quân Đội Và Quân Chủng Phòng Không - Không Quân
- Khái Quát Kết Quả Nghiên Cứu Của Các Công Trình Đã Công Bố Có Liên Quan Đến Đề Tài Luận Án
- Vị Trí, Vai Trò Của Tổ Chức Cơ Sở Đảng Và Thực Trạng Của Công
Xem toàn bộ 254 trang tài liệu này.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Các nghiên cứu của tác giả nước ngoài
Bun Phênh Sỉ Pa Xợt (2001), Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh gắn với xây dựng đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện ở B.01 Quân đội nhân dân Lào [208]. Tác giả luận án đã nêu lên một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng TCCSĐ trong sạch gắn với xây dựng đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện; thực trạng công tác xây dựng đảng và công tác xây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnh ở Đoàn B.01 Quân đội nhân dân Lào. Khẳng định công tác xây dựng TCCSĐ là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên liên tục của các tổ chức Đảng. Hàng năm thông qua đánh giá xây dựng đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện ở B.01 Quân đội nhân dân Lào làm một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng lãnh đạo xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ Đoàn B.01 Quân đội nhân dân Lào. Tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh xây dựng TCCSĐ ở Đoàn B.01 Quân đội nhân dân Lào hiện nay.
Chăn Thon Phăn Thông Son (2007), Bồi dưỡng đội ngũ cấp ủy viên ở tổ chức cơ sở đảng các sư đoàn chủ lực Quân đội nhân dân Lào hiện nay [173]. Tác giả luận án nêu rõ vị trí, vai trò của đội ngũ cấp ủy viên và công tác bồi dưỡng phẩm chất và năng lực công tác cho đội ngũ cấp ủy viên ở các TCCSĐ trong các sư đoàn chủ lực của Quân đội nhân dân Lào. Đội ngũ cấp ủy viên ở các TCCSĐ trong các sư đoàn chủ lực của Quân đội nhân dân Lào luôn giữ một vị trí, vai trò quan trọng trong công tác xây dựng Đảng nói chung và xây dựng TCCSĐ ở đơn vị cơ sở nói riêng. Tác giả đánh giá thực trạng công tác xây dựng TCCSĐ ở các Đảng bộ trong Quân đội nhân dân Lào… Tác giả cũng đã chỉ ra nguyên nhân hạn chế trong công tác xây dựng TCCSĐ trong Quân đội nhân dân Lào và rút ra một số bài học kinh nghiệm; đề xuất phương hướng và những giải pháp cơ bản bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp ủy
viên về kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác xây dựng TCCSĐ ở các Đảng bộ Sư đoàn chủ lực Quân đội nhân dân Lào hiện nay.
Bun My Sy Pha Pa Sợt (2008), Giáo dục rèn luyện đảng viên ở tổ chức cơ sở đảng trong các Sư đoàn chủ lực Quân đội nhân dân Lào [175]. Tác giả luận án đã nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của công tác xây dựng đảng, chú trọng công tác xây dựng TCCSĐ trong các sư đoàn chủ lực của Quân đội nhân dân Lào; tăng cường giáo dục, rèn luyện đảng viên ở TCCSĐ. Tác giả đi sâu nghiên cứu và khảo sát thực trạng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Quân đội nhân dân Lào. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp cơ bản trong tiến hành công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên đang công tác ở các Sư đoàn chủ lực của Quân đội nhân dân Lào. Tác giả đề xuất một số giải pháp về đổi mới nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên trong Quân đội nhân dân Lào.
Tạng Thắng Nghiệp (2013), Tăng cường kiểm tra giám sát, xây dựng kỷ luật, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc [155]. Tác giả công trình đã phân tích kỷ luật Đảng Cộng sản Trung Quốc là bảo đảm quan trọng để bảo vệ sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, hoàn thành nhiệm vụ của Đảng. Để giữ nghiêm kỷ luật đảng, một trong những biện pháp là tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành kỷ luật. Tác giả đã nêu lên một số biện pháp cụ thể để cơ quan kiểm tra các cấp phát huy vai trò, chức năng, phối hợp với Đảng ủy và chính quyền làm tốt việc kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành kỷ luật đảng; Kịp thời phát hiện và kiên quyết uốn nắn mọi vấn đề có tính manh nha, tính khuynh hướng liên quan đến vi phạm kỷ luật Đảng Cộng sản Trung Quốc; Phải tập hợp các nguồn lực giám sát, dùng hình thức chế độ để tập hợp một cách hữu cơ các loại hình giám sát với nhau như giám sát trong Đảng, giám sát Đại hội đại biểu nhân dân, giám sát hành chính, giám sát dân chủ, giám sát tư pháp, giám sát của quần chúng và giám sát của dư luận, mở rộng kênh giám sát, xây dựng sân chơi giám sát, hình thành nên hợp lực giám sát.
Trương Thụ Quân (2013), Không ngừng nâng cao trình độ quản lý đảng viên, xây dựng đảng theo yêu cầu khoa học hóa công tác xây dựng đảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc [171]. Tác giả bài viết đã chỉ ra một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng công tác quản lý đảng viên là cần phải giám sát nghiêm khắc, nghiêm túc chấp hành và hoàn thiện các chế độ, xây dựng kiện toàn cơ chế công tác phòng ngừa, kịp thời phát hiện và nghiêm túc uốn nắn. Nghiêm túc thực hiện các quyền lợi dân chủ như quyền được biết thông tin, quyền giám sát mà Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc trao cho đảng viên, khiến cho đảng viên thực sự phát huy vai trò chủ thể trong sinh hoạt và hoàn thành các chế độ giám sát dân chủ; tăng cường giám sát của cấp trên và giám sát nội bộ tổ chức đảng; tăng cường giám sát của quần chúng và giám sát của dư luận. Đối với những vấn đề mới manh nha xuất hiện của cán bộ, cần sớm nhắc nhở, sớm giáo dục, ngăn ngừa tật xấu nhỏ biến thành lớn...
Hủm Phăn Phỉu Khem Phon (2016), Chất lượng tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ An ninh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay [159]. Tác giả luận án khái quát lực lượng An ninh nhân dân là lược lượng vũ trang trọng yếu của Đảng Nhân dân cách mạng và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước Lào về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Lào được lập ở các đơn vị an ninh ở cơ sở. Do tính chất, chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của các đơn vị cơ sở có nét đặc thù riêng, nên có nhều loại hình TCCSĐ khác nhau. Với bề dày truyền thống Đảng ủy Bộ An ninh Lào đã tập trung chỉ đạo xây dựng củng cố các TCCSĐ trong lực lượng an ninh nói chung và TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Lào nói riêng trong sạch vững mạnh. Từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Trường Lưu (2017), “Công tác xây dựng Ðảng của Ðảng Cộng sản Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay” [149]. Tác giả bài báo đã khái quát,
đánh giá, tổng kết về công tác xây dựng Ðảng và công tác xây dựng TCCSĐ của Ðảng Cộng sản Truốc Quốc trong giai đoạn hiện nay với những dẫn chứng cụ thể:
Ðảng Cộng sản Trung Quốc với số lượng đảng viên gần 90 triệu người, có hệ thống tổ chức chặt chẽ, trải qua quá trình hoạt động gần một thế kỷ (1921 - 2017) là chính đảng cầm quyền có số lượng đảng viên lớn nhất thế giới. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Trung Quốc, đất nước Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực, nhất là trong phát triển kinh tế-xã hội. Trong bối cảnh cục diện thế giới, tình hình trong nước và trong Ðảng đã có những thay đổi sâu sắc, Ðảng Cộng sản Trung Quốc cũng đang đứng trước những khó khăn, thử thách không nhỏ. Do vậy, trong giai đoạn hiện nay, nhất là sau Ðại hội XVIII, Ðảng Cộng sản Trung Quốc tập trung đẩy mạnh vào công tác xây dựng Ðảng và công tác xây dựng TCCSĐ. Ðại hội lần thứ XVIII Ðảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương tập trung nỗ lực vào công tác xây dựng TCCSĐ với phương châm: Nâng cao một cách toàn diện trình độ khoa học trong công tác xây dựng TCCSĐ.
1.1.2. Các nghiên cứu của tác giả trong nước
1.1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu những vấn đề chung về công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng
Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa và Trần Khắc Việt (đồng chủ biên) (2004), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng thời kỳ mới [196]. Công trình đã khái quát những vấn đề cơ bản về Ðảng cầm quyền, tình hình đổi mới, chỉnh đốn Ðảng trong thời kỳ đổi mới. Tác giả cũng đã giành một phần quan trọng bàn về công tác xây dựng TCCSĐ, trong đó chỉ rõ: năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng, năng lực lãnh đạo toàn diện còn chưa đáp ứng được yêu cầu so với nhiệm vụ trong tình hình mới, nhất là lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Ðảng và xây dựng TCCSĐ. Nêu lên vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác xây dựng TCCSĐ trong quá trình xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay.
Nguyễn Phú Trọng (2005), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong giai đoạn hiện nay [197]. Công trình gồm một số bài viết của tác giả đăng trên Tạp chí Lý luận Chính trị trong những năm đổi mới; đề cập đến những vấn đề chung phản ánh sự đổi mới tư duy lý luận chính trị của Đảng, tác giả đã nhấn mạnh việc đổi mới là quy luật và nhu cầu phát triển của đất nước; đề cập đến những vấn đề về bản chất của Đảng và những đòi hỏi bức thiết trong công cuộc đổi mới, từ đó làm nổi bật vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự phát triển đất nước. Công tác xây dựng TCCSĐ là một nhiệm vụ rất quan trọng của Đảng, bắt nguồn từ thực tiễn công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ đổi mới đặt ra. Tác giả đã đề xuất phương hướng, biện pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ. Nâng cao trình độ khoa học xây dựng Đảng đáp ứng sự phát triển của thực tiễn, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng TCCSĐ ở các cấp.
Dương Trung Ý (2006), “Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội X” [209]. Tác giả bài báo đã tổng kết số lượng TCCSĐ trong cả nước tính đến tháng 12/2005 là 47.000 TCCSĐ, xấp xỉ gần 200.000 chi bộ trực thuộc, hơn 3,1 triệu đảng viên. Đây là nền tảng của Đảng, hạt nhân chính trị của Đảng ở cơ sở. Các TCCSĐ có vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Đảng và chế độ XHCN ở nước ta. Vì vậy, Đảng luôn coi trọng việc xây dựng củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ. Tác giả đề xuất 5 giải pháp đưa Nghị quyết Đại hội X vào cuộc sống: Thứ nhất, nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Thứ hai, nâng cao năng lực và chất lượng cấp ủy. Thứ ba, nâng cao chất lượng sinh hoạt của chi bộ. Thứ tư, nâng cao chất lượng đảng viên và công tác phát triển đảng viên. Thứ năm, tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp đánh giá chất lượng TCCCĐ.
Nguyễn Đức Hà (2010), Một số vấn đề về xây dựng tổ chức cơ sở đảng hiện nay [135]. Tác giả cuốn sách đã nêu lên một số vấn đề về công tác xây dựng TCCSĐ sau Nghị quyết số 22-NQ/TW, của BCHTW (khóa X), về chất lượng TCCSĐ và đội ngũ cán bộ, đảng viên; về chất lượng sinh hoạt chi bộ; về
xây dựng đội ngũ cán bộ công chức xã, phường, thị trấn vững mạnh; về vai trò lãnh đạo của các tổ chức đảng...Tác giả chỉ ra những vấn đề khó khăn, vướng mắc và bất cập cần nghiên cứu giải quyết, đó là: năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ đảng viên ở cơ sở còn nhiều yếu kém; vấn đề về công tác xây dựng tổ chức đảng, ở một số địa bàn, lĩnh vực trọng yếu còn gặp nhiều khó khăn, bất cập; chế độ chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở xã, phường, thị trấn còn thiếu đồng bộ; công tác kiểm tra, giám sát đảng viên chưa thực sâu sát. Mặc dù, tác giả cuốn sách đã đề cập đến vấn đề cơ bản về xây dựng TCCSĐ trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Song, cuốn sách chưa đưa ra được những kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng nói chung và công tác xây dựng TCCSĐ nói riêng.
Nguyễn Thị Ngọc Mai, Mai Bích Huệ (2017), “Nâng cao chất lượng đảng viên trong xây dựng chỉnh đốn Đảng hiện nay” [150]. Các tác giả bài báo đã thống kê số liệu đảng viên trong toàn Đảng sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Đánh giá chất lượng đội ngũ đảng viên trong toàn Đảng và đưa ra một số nguyên nhân cơ bản tác động đến công tác phát triển đảng viên hiện nay ở các TCCSĐ và chi bộ. Tác giả chỉ ra yêu cầu nâng cao chất lượng đảng viên, phải làm cho chất lượng đảng viên bảo đảm những yêu cầu căn bản về chính trị, ý chí, tinh thần phấn đấu vì lý tưởng cách mạng của Đảng và dân tộc, về đạo đức cách mạng, về tính tiền phong, gương mẫu trước quần chúng. Đảng viên trong toàn Đảng hiện có 4.480.707 đồng chí (tính đến năm 2017). Trong số đó: đảng viên ở xã là: 1.888.352 đồng chí, ở phường là: 646.276 đồng chí, ở thị trấn là: 207.081 đồng chí, (chiếm tỷ lệ 61,18%). Trong nhiệm kỳ khóa XI, tính đến tháng 6 năm 2015, toàn Đảng kết nạp được 945.135 đảng viên mới (tăng 2% so với nhiệm kỳ 2006 - 2010). Trong đó, đảng viên là công nhân, lao động trong các thành phần kinh tế mới được kết nạp là 76.990 đồng chí (chiếm tỷ lệ 8,14%); đảng viên là người dân tộc thiểu số là 127.660 đồng chí (13,5%); đảng viên là học sinh, sinh viên có 40.394 đồng chí (4,27%). “Đến ngày 31/12/2014, toàn
Đảng có 118.022 đảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên (tăng hơn 70% so với cùng kỳ năm 2011); có 1.749.040 đảng viên có tình độ đại học và cao đẳng (tăng hơn 27% so với cùng kỳ năm 2011)”. Số đảng viên mới kết nạp tăng nhanh, số đảng viên trẻ tăng lên và trình độ học vấn của đảng viên mới được kết nạp không ngừng nâng cao. Đó là dấu hiệu tích cực. Tuy vậy, đến ngày 31/12/2014, toàn Đảng vẫn còn 362 đảng viên chưa biết chữ Quốc ngữ;
173.202 đảng viên có trình độ tiểu học. Đây cũng là nhiệm vụ bức thiết đặt ra để nâng cao trình độ học vấn cho số đảng viên đó và góp phần nâng cao chất lượng đảng viên. Số đảng viên đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ đạt tỷ lệ 85%. Vẫn còn 15% số đảng viên chưa hoàn thành nhiệm vụ.
1.1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở các vùng, miền, địa phương
Nguyễn Đức Ái (2001), Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng nông thôn vùng cao phía Bắc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [1]. Tác giả luận án làm rõ một số vấn đề cơ bản về lý luận và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ ở nông thôn vùng cao phía Bắc. Tác giả đi sâu nghiên cứu làm rõ vai trò của TCCSĐ, khẳng định năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ là nhân tố cơ bản quyết định thành công của sự nghiệp CNH, HĐH ở nông thôn vùng cao phía Bắc. Trong luận án, tác giả đã phân tích, đánh giá đúng thực trạng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ nông thôn vùng cao phía Bắc, lấy đó làm cơ sở đưa ra những giải pháp chủ yếu, đồng bộ, tương đối toàn diện và có tính thực tiễn cao nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ ở nông thôn vùng cao phía Bắc.
Trần Trung Quang (chủ biên) (2002), Tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước - những vấn đề đặt ra và phương hướng giải quyết (qua các xí nghiệp ở Hà Nội, Hải Phòng) [161]. Tác giả đề tài nghiên cứu làm rõ thực trạng TCCSĐ trong các doanh nghiệp nhà nước tính đến năm