Trần Thanh Huyền (2008), “Ðảng bộ Quân chủng Hải quân lãnh đạo nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên” [140]. Tác giả bài báo đã khái quát tính chất nhiệm vụ đặc thù của Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam là luôn sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi, hoạt động trên biển, đảo của Tổ quốc. Ðảng bộ Quân chủng Hải quân xác định mục tiêu xuyên suốt là: Xây dựng Ðảng bộ Quân chủng về mọi mặt, trọng tâm là xây dựng các TCCSÐ trong sạch, vững mạnh, lấy xây dựng chi bộ làm then chốt; tạo chuyển biến mạnh về năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu, chất lượng phê bình và tự phê bình; xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng, lối sống trong sạch lành mạnh, có năng lực và trình độ tổ chức thắng lợi mọi nhiệm vụ.
Nguyễn Hồng Lâm (2008), “Tạo nguồn cán bộ, đảng viên chủ trì trong lực lượng Không quân nhân dân Việt Nam từ đội ngũ phi công quân sự” [142]. Tác giả bài báo nêu lên những nét đặc thù của bộ đội Không quân nhân dân Việt Nam, có nhiệm vụ chủ yếu là sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển, đảo của Tổ quốc. Ðặc thù hoạt động của bộ đội Không quân với phạm vi rộng, diễn biến nhanh, phức tạp, nhiều chuyên ngành, diễn ra cả mặt đất và trên không đòi hỏi xây dựng phát triển đội ngũ cán bộ, đảng viên phải có những yêu cầu riêng. Tác giả cũng đưa ra những yêu cầu mới: Thứ nhất, coi trọng công tác tuyển chọn đầu vào đội ngũ phi công. Thứ hai, đổi mới quan điểm, phương pháp, quy trình đánh giá phi công, gắn với sử dụng cán bộ, đảng viên. Thứ ba, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo đội ngũ phi công với tạo nguồn kết nạp đảng viên. Thứ tư, tăng cường bồi dưỡng, huấn luyện ở các đơn vị cơ sở bay, tạo điều kiện để phi công trưởng thành trong hoạt động thực tiễn. Thứ năm, tăng cường quản lý đội ngũ cán bộ, đảng viên phi công theo Nghị quyết 94-NQ/QUTW, của Quân ủy Trung ương. Thứ sáu, bảo đảm tốt chế độ chính sách, vật chất và tinh thần cho cán bộ, đảng viên là phi công.
Phương Minh Hòa (2013), “Thực hiện nghị quyết Trung ương 4 (khóa
XI) ở Ðảng bộ Quân chủng Phòng không - Không quân” [137]. Theo tác giả: đã đưa ra nhận định để tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác xây dựng
Ðảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của toàn Ðảng bộ Quân chủng PK - KQ trong giai đoạn mới. Ðảng ủy Quân chủng PK - KQ xác định: trong công tác xây dựng Ðảng cần làm tốt ba vấn đề cấp bách về xây dựng Ðảng hiện nay mà Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đã chỉ ra. Trong ba vấn đề đó, Ðảng ủy Quân chủng PK - KQ xác định: phải tập trung làm tốt nguyên tắc phê bình và tự phê bình, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Ðảng, củng cố TCCSĐ tạo niềm tin của nhân dân đối với Ðảng, Quân đội và Đảng bộ Quân chủng PK - KQ.
Nguyễn Văn Thanh (2014), “Quân chủng Phòng không - Không quân giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, xây dựng Đảng bộ vững mạnh” [177]. Tác giả bài báo khẳng định: Đảng bộ Quân chủng PK - KQ lãnh đạo đơn vị hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị trong những năm qua cơ bản do các TCCSĐ trong Đảng bộ đã chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy quyền dân chủ của cán bộ, đảng viên trong sinh hoạt, học tập, công tác; xây dựng, củng cố được mối đoàn kết nội bộ, tạo sự thống nhất cao giữa lãnh đạo và chỉ huy, cấp trưởng và cấp phó, cán bộ chính trị và cán bộ quân sự, cấp trên và cấp dưới; đã khắc phục biểu hiện hữu khuynh, né tránh trong sinh hoạt đấu tranh phê bình và tự phê bình ở các cấp ủy, tổ chức đảng. Đồng thời chỉ ra những hạn chế cần khắc phục ở một số cấp ủy, tổ chức đảng là chưa phát huy đầy đủ quyền dân chủ của đảng viên và ý kiến của cấp dưới, nên khuyết điểm chậm được phát hiện, hoặc phát hiện ra nhưng chậm được khắc phục, sửa chữa. Hiện tượng né tránh nể nang, chưa mạnh dạn nêu lên hạn chế, khuyết điểm của cá nhân và cấp trên. Các quy định, quy chế về phát huy dân chủ ở cơ sở đã được ban hành nhưng một số đơn vị thực hiện chưa triệt để dẫn tới vi phạm quyền làm chủ của cán bộ, chiến sĩ.
Để thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện nghiêm quy chế, quy định của Đảng và Quân ủy Trung ương đề cao trách nhiệm, phát huy dân chủ, chú trọng vai trò của bí thư và cơ quan chính trị trong hướng dẫn chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Có thể bạn quan tâm!
- Đảng bộ Quân chủng Phòng không - Không quân lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2005 đến năm 2015 - 1
- Đảng bộ Quân chủng Phòng không - Không quân lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2005 đến năm 2015 - 2
- Nhóm Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Công Tác Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng Trong Quân Đội Và Quân Chủng Phòng Không - Không Quân
- Vị Trí, Vai Trò Của Tổ Chức Cơ Sở Đảng Và Thực Trạng Của Công
- Thực Trạng Công Tác Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng Của Đảng Bộ Quân Chủng Phòng Không - Không Quân Trước Năm 2005
- Chủ Trương Của Đảng Bộ Quân Đội Về Công Tác Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng (2005 - 2010)
Xem toàn bộ 254 trang tài liệu này.
1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
1.2.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố có liên quan đến đề tài luận án
1.2.1.1. Về nguồn tư liệu
Các công trình nghiên cứu về công tác xây dựng TCCSĐ cả trong và ngoài nước khá phong phú và đa dạng về các dạng tài liệu, gồm sách, đề tài khoa học các cấp, luận án tiến sĩ, các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí… Kết quả nghiên cứu của các công trình đã cung cấp cho nghiên cứu sinh những tư liệu khoa học khá sâu rộng liên quan đến xây dựng TCCSĐ để nghiên cứu sinh kế thừa, vận dụng vào luận án.
1.2.1.2. Về cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu về công tác xây dựng TCCSĐ được tiếp cận nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như: xây dựng Đảng, chính trị học, Lịch sử Đảng… Sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử, lôgíc… Sự đa dạng đó đã cung cấp cho nghiên cứu sinh “phông” kiến thức khá đầy đủ về xây dựng TCCSĐ; giúp nghiên cứu sinh tham khảo được nhiều phương pháp tiếp cận, nghiên cứu công tác xây dựng TCCSĐ ở Quân chủng PK - KQ toàn diện khoa học.
1.2.1.3. Về nội dung nghiên cứu
Một là, các nghiên cứu đã luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng tổ chức cơ sở đảng
Dựa trên sự tổng hợp kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài luận án đã luận giải khá đầy đủ những vấn đề lý luận về xây dựng TCCSĐ, như: khái niệm, đặc trưng, đặc điểm, vị trí, vai trò, tầm quan trọng, chức năng, nhiệm vụ. Một số công trình đã đề cập lịch sử hình thành và phát triển về xây dựng Đảng nói chung và xây dựng TCCSĐ nói riêng. Một số công trình đã làm rõ vị trí, vai trò và những yếu tố tác động đến công tác xây dựng TCCSĐ trong quân đội và Quân chủng PK - KQ. Những luận giải trên đã giúp cho nghiên cứu sinh thấu hiểu
hơn khái niệm trung tâm, nhận thức rõ hơn nội hàm, phạm vi vấn đề nghiên cứu của đề tài luận án. Đây là cơ sở và công cụ mang tính định hướng cơ bản cho nghiên cứu sinh khái quát, phân tích tổng hợp về chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân ủy Trung ương và sự lãnh đạo của Đảng bộ Quân chủng PK - KQ về công tác xây dựng TCCSĐ.
Hai là, làm rõ yêu cầu khách quan xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong thời kỳ mới.
Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, các tác giả đã luận giải sâu sắc tính tất yếu khách quan về công tác xây dựng Đảng và xây dựng TCCSĐ của Quân chủng PK - KQ. Bên cạnh đó, có nhiều nghiên cứu đã tập trung làm rõ mối quan hệ, tác động qua lại giữa xây dựng TCCSĐ với công tác xây dựng Đảng, xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Vì vậy, đây là nguồn tư liệu quý, trực tiếp giúp cho nghiên cứu sinh những tiền đề lý luận và cơ sở thực tiễn đúng đắn trong nhận thức về xây dựng TCCSĐ ở Quân chủng PK - KQ hiện nay. Trên cơ sở đó, giúp nghiên cứu sinh phát triển tư duy hệ thống, toàn diện và biện chứng trong nghiên cứu quá trình Đảng bộ Quân chủng PK - KQ lãnh đạo xây dựng TCCSĐ từ năm 2005 đến năm 2015.
Ba là, một số công trình đã đi sâu đánh giá thực trạng, sự tác động của xây dựng tổ chức cơ sở đảng, từ đó đúc rút kinh nghiệm, đề xuất phương hướng, giải pháp đẩy mạnh xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong quân đội và Quân chủng PK - KQ.
Nghiên cứu tiếp cận ở nhiều chuyên ngành khác nhau, các công trình đã làm rõ kết quả và hạn chế, sự bất cập trong quá trình xây dựng TCCSĐ của Đảng của Đảng bộ Quân đội và Đảng bộ Quân chủng PK - KQ trong công cuộc đổi mới hiện nay. Dưới nhiều góc độ tiếp cận, các công trình đã làm nổi bật sự tác động tích cực từ hoạt động của TCCSĐ đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Các công trình khẳng định những ưu điểm của công tác xây dựng TCCSĐ về công tác chính trị, tư tưởng, về tổ chức đảng và công tác phát triển đảng viên, về kiểm tra giám sát và thi hành kỷ luật đảng, về đổi mới phương thức lãnh đạo, với hệ thống tư liệu đa dạng, tin cậy. Đồng thời, hầu hết các công trình đều có những điểm chung trong đánh giá những hạn chế
về xây dựng các TCCSĐ: Năng lực lãnh đạo của các cấp ủy chưa toàn diện; Trình độ chuyên môn của cán bộ là cấp ủy viên còn hạn chế; chi bộ chưa thể hiện tốt vai trò là nơi lãnh đạo, quản lý, giáo dục rèn luyện cán bộ, đảng viên. Trên cơ sở đó, đề xuất nhiều giải pháp mang tính đồng bộ, có tính khả thi nhằm đẩy mạnh xây dựng TCCSĐ trong thời gian tới.
Những công trình nghiên cứu về xây dựng TCCSĐ ở các vùng, miền, địa phương tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của công tác xây dựng TCCSĐ đối với quá trình xây dựng Đảng ở mỗi địa phương. Đồng thời phác họa bức tranh khá đa dạng thực trạng xây dựng TCCSĐ ở mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị, vùng miền…Với những mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phù hợp với từng cơ quan đơn vị và từng địa phương, vùng miền. Qua đó, gợi mở cho nghiên cứu sinh thấy rõ sự phát triển của xây dựng TCCSĐ là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng ở các tổ chức đảng ở địa phương, đơn vị, vùng, miền. Đặc biệt, những kết quả, hạn chế và giải pháp về xây dựng TCCSĐ ở các địa phương, vùng miền là những tư liệu quan trọng để nghiên cứu sinh có cách tiếp cận tổng thể, toàn diện hơn về công tác xây dựng TCCSĐ. Đặc biệt những số liệu trong đánh giá kết quả về xây dựng TCCSĐ ở các địa phương, vùng miền đã cung cấp cho nghiên cứu sinh những cơ sở thực tiễn để rút ra những kết luận khi thực hiện sự so sánh với kết quả xây dựng TCCSĐ ở Quân chủng PK - KQ.
Bốn là, một số công trình khái lược chủ trương của Đảng về xây dựng tổ chức cơ sở đảng, phản ánh hoạt động lãnh đạo của một số Đảng bộ tỉnh, thành phố, nhà trường…về công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng.
Một số công trình bước đầu đã đề cập đến đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng TCCSĐ trong công cuộc đổi mới, đưa ra những văn bản mang tính chất chỉ đạo của các bộ, ban, ngành liên quan tới xây dựng TCCSĐ. Tuy nhiên, các công trình chỉ mới dừng lại ở góc độ khái lược, giới thiệu văn kiện và định hướng nội dung biện pháp thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng TCCSĐ ở địa phương tỉnh, thành phố, nhà trường…
Một số công trình đã nghiên cứu, phản ánh hoạt động lãnh đạo của các đảng bộ địa phương về xây dựng TCCSĐ trong những năm đổi mới; phân tích luận giải khá thuyết phục sự mạnh dạn, sáng tạo của địa phương trong hoạch định chủ trương, phương hướng, mục tiêu xây dựng TCCSĐ phù hợp với thực tiễn của địa phương. Đây là nguồn tài liệu tham khảo rất bổ ích đối với nghiên cứu sinh nhất là trong so sánh, đánh giá về chủ trương, chỉ đạo xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ Quân chủng PK - KQ với các đảng bộ ở địa phương khác trong cả nước.
Năm là, các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở Quân chủng Phòng không - Không quân, bước đầu đã khái quát đặc điểm, thực trạng và xác định phương hướng, biện pháp xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở Quân chủng Phòng không - Không quân.
Dưới góc độ tiếp cận khác nhau, nhiều công trình đã phân tích làm nổi bật những yếu tố về tổ chức, biên chế vũ khí trang bị hiện đại, về con người, nguồn đội ngũ cán bộ, đảng viên chất lượng cao, mở ra những điều kiện thuận lợi và cả những khó khăn trong quá trình lãnh đạo công tác xây dựng TCCSĐ ở Quân chủng PK - KQ. Tiếp cận dưới nhiều góc độ khoa học, các công trình nghiên cứu đã khái quát tương đối toàn diện vấn đề lãnh đạo công tác xây dựng TCCSĐ ở Quân chủng PK - KQ sau khi sáp hợp. Đồng thời, chỉ ra những ưu điểm nổi bật và những hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo công tác xây dựng TCCSĐ ở Quân chủng PK - KQ. Trên cơ sở đó đề xuất phương hướng, biện pháp lãnh đạo công tác xây dựng TCCSĐ ở Quân chủng PK - KQ trong thời gian tiếp theo. Đây là nguồn tư liệu quý có giá trị thiết thực phục vụ trực tiếp cho quá trình nghiên cứu sinh thực hiện đề tài luận án.
Mặc dù có nhiều công trình phân tích về thực trạng xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở Quân chủng PK - KQ dưới nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có công trình bước đầu khái quát chủ trương của Đảng bộ, Quân chủng PK - KQ đối với xây dựng TCCSĐ nhưng hiện chưa có công trình nào nghiên cứu một cách độc lập, có hệ thống, chuyên sâu về chủ trương và quá trình chỉ đạo của Đảng bộ Quân chủng PK - KQ về lãnh đạo công tác xây dựng TCCSĐ từ năm 2005 đến năm 2015, nhất là dưới góc độ khoa học Lịch sử Đảng. Vì vậy, đề tài “Đảng bộ Quân chủng Phòng không - Không quân lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2005 đến năm 2015” đang là “khoảng trống” khoa học, nghiên cứu sinh chọn làm Luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết
Trên cơ sở phân tích, tổng hợp có hệ thống kết quả các công trình khoa học đã được công bố có liên quan đến đề tài luận án để kế thừa, tuy nhiên tiếp cận dưới góc độ Khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, luận án phải tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ những “khoảng trống” sau đây:
Thứ nhất, những yếu tố tác động đến quá trình Đảng bộ Quân chủng Phòng không - Không quân lãnh đạo công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2005 đến năm 2015.
Luận án tập trung phân tích vị trí, vai trò của TCCSĐ trong Đảng bộ Quân chủng PK - KQ; chủ trương của Đảng, của Quân ủy Trung ương về công tác xây dựng TCCSĐ; đặc điểm, nhiệm vụ, những thuận lợi, khó khăn của Quân chủng PK - KQ trước yêu cầu xây dựng Quân chủng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; thực trạng công tác xây dựng TCCSĐ ở Quân chủng PK - KQ trước năm 2005. Đây là những yếu tố thường xuyên tác động đến quá trình Đảng bộ Quân chủng PK - KQ lãnh đạo công tác xây dựng TCCSĐ (2005 - 2015).
Thứhai,hệthống,kháiquáthóachủtrươngvềxâydựngtổchứccơsởđảngcủaĐảngbộQuânchủngPhòngkhông-Khôngquântừnăm2005đếnnăm2015.
Hệ thống hóa, phân tích luận giải chủ trương của Đảng bộ Quân chủng PK
- KQ về công tác xây dựng TCCSĐ từ năm 2005 đến năm 2015, bao gồm những nội dung cơ bản về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp công tác xây dựng TCCSĐ được xác định trong các nghị quyết đại hội Đảng bộ Quân chủng, hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ, Đảng ủy Quân chủng PK - KQ.
Thứ ba, làm rõ quá trình Đảng bộ Quân chủng PK - KQ chỉ đạo công tác xây dựng TCCSĐ,
Tập trung vào các nôi dung sau: (1) Chỉ đạo công tác giáo dục chính trị,
tư tưởng trong các TCCSĐ; (2) Chỉ đạo củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ; (3) Chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác phát triển đảng viên đảng viên; (4) Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng; (5) Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các TCCSĐ. Chủ trương và sự chỉ đạo xây dựng TCCSĐ trong những năm
2005 - 2015 của Đảng bộ Quân chủng PK - KQ được thể hiện qua hai giai đoạn (2005 - 2010) và (2010 - 2015).
Thứtư,đánhgiá,nhậnđịnhvềcácưuđiểm,hạnchếvànguyênnhântronghoạtđộnglãnhđạocôngtácxâydựngtổchứccơsởđảngcủaĐảngbộQuânchủngPhòngkhông-Khôngquântừnăm2005đếnnăm2015.
Thông qua kết quả của hai chương mô tả lịch sử, trên cơ sở lý luận và những tư liệu lịch sử xác thực, luận án nhận xét khái quát ưu điểm, hạn chế trong xác định chủ trương, chỉ đạo thực hiện, và kết quả trong thực tiễn xây dựng TCCSĐ ở Quân chủng PK - KQ dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Quân chủng PK - KQ trong những năm 2005 - 2015.
Trong đánh giá, nhận xét về công tác hoạch định chủ trương, luận án làm rõ sự quán triệt và vận dụng của Đảng bộ Quân chủng về xây dựng TCCSĐ của Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương, thể hiện sự phù hợp với tính đặc thù, khác biệt của Quân chủng PK - KQ.
Nhận xét quá trình chỉ đạo xây dựng TCCSĐ, luận án tập trung làm rõ sự nhạy bén, kịp thời chính xác trong cụ thể hóa chủ trương xây dựng TCCSĐ bằng các chương trình hành động, các chỉ thị, hướng dẫn thực hiện và xử lý các tình huống nảy sinh; nhận xét về kết quả thực tiễn của công tác xây dựng TCCSĐ trong Đảng bộ Quân chủng PK - KQ với ưu điểm, hạn chế. Đồng thời, chỉ rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân của hạn chế.
Thứnăm,đúckếtnhữngkinhnghiệmtừquátrìnhĐảngbộQuânchủngPhòngkhông-Khôngquânlãnhđạocôngtácxâydựngtổchứccơsởđảngtừnăm2005đếnnăm2015.
Đây là nội dung quan trọng, cơ bản tạo nên giá trị của luận án với tư cách là đề tài khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam để tham khảo, vận dụng lãnh đạo công tác xây dựng TCCSĐ trong Đảng bộ Quân chủng PK - KQ hiện nay. Những kinh nghiệm đúc kết trong luận án luôn quán triệt tính toàn diện từ hoạt động xác định chủ trương, chỉ đạo thực hiện và kết quả thực tiễn cả những thành công và những vấn đề chưa thành công trong công tác