Phương Áp Kiểm Định Phương Sai Giữa Các Nhóm Biến Kiểm Soát


Sig này ≥ 0,05 thì giả thuyết H0 được chấp nhận và ngược lại nếu Sig <0,05 giả thuyết Ha bị bác bỏ và ngược lại.

Đối với các biến có từ trên 2 nhóm, căn cứ vào kết quả kiểm định Levene để xác

định điều kiện của phân tích bước tiếp theo:

Trường hợp phương sai đồng nhất giả định (Levene Sig F ≥ 0,05), hệ số Sig trong kiểm định ANOVA được lấy làm căn cứ để xem xét xem có ý nghĩa thống kê hay không. Có hai trường hợp xảy ra dựa trên hệ số Sig của kiểm định ANOVA như sau:

Nếu hệ số Sig (ANOVA) có giá trị < 0,05: Kết luận có sự khác biệt trung bình biến định tính giữa các nhóm định lượng. Khi đó phân tích sâu ANOVA một yếu tố (Post Hoc) được sử dụng để chỉ rõ yếu tố nào khác biệt với yếu tố nào.

Nếu hệ số Sig (ANOVA) có giá trị ≥ 0,05: kết luận không có sự khác biệt trung bình biến định tính giữa các nhóm định lượng.

Trường hợp phương sai giả định không đồng nhất (phương sai giữa các nhóm định tính không bằng nhau), tức kiểm định Levene cho kết quả Sig F < 0,05. Khi đó kiểm định Welch được sử dụng để cho bước phân tích tiếp theo (Field, 2013).

Nếu hệ số Sig (Robust Tests) có giá trị <0,05: Kết luận có sự khác biệt trung bình biến định tính giữa các nhóm định lượng.

Nếu hệ số Sig (Robust Tests) trong kiểm định Welch có giá trị ≥ 0,05: kết luận không có sự khác biệt trung bình biến định tính giữa các nhóm định lượng.

Bảng 3.5 Phương áp kiểm định phương sai giữa các nhóm biến kiểm soát



Biến kiểm soát

Số nhóm

Kiểm định áp dụng

Trung bình Động cơ du lịch

Trung bình Quyết định đi du lịch nước ngoài

Giới tính

2

T-test

T-test

Độ tuổi

5

ANOVA

ANOVA

Tình trạng hôn nhân

3

ANOVA

ANOVA

Trình độ học vấn

3

ANOVA

ANOVA

Kiến thức ngoại ngữ

3

ANOVA

ANOVA

Khu vực việc làm

4

Welch

ANOVA

Thu nhập

5

ANOVA

ANOVA

Khu vực sinh sống

2

T-test

T-test

Khu vực tour

5

ANOVA

ANOVA

Độ dài chuyến đi

7

ANOVA

ANOVA

Người đi cùng

4

ANOVA

ANOVA

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch nước ngoài của người Việt Nam - 11

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong chương 3 tác giả đã trình bày thiết kế nghiên cứu, các thang đo dựa trên những nghiên cứu trước đây của các tác giả khác nhau. Các bước thiết kế bảng hỏi và hiệu chỉnh thang đo dựa vào kết quả nghiên cứu định lượng.

Cũng trong chương này, tác giả cũng đưa ra các phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích dữ liệu bao gồm: Thống kê mô tả các biến quan sát; Kiểm định thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA; Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha; Phân tích nhân tố khẳng định CFA; Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM; Phân tích phương sai với các kỹ thuật phân tích T-test, ANOVA, Welch.

Các phương pháp và chỉ số áp dụng đề cập trong chương 3 sẽ là tiền đề để tác giả tiến hành phân tích dữ liệu và là căn cứ đánh giá kết quả của việc phân tích dữ liệu thu thập được trong nghiên cứu này.


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Bối cảnh thị trường du lịch nước ngoài của người Việt Nam

Những năm gần đây, Việt Nam có sự thay đổi mạnh mẽ về hội nhập quốc tế. Sự thay đổi này trước hết đến từ các hoạt động hợp tác quốc tế và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được cải thiện. Sự gia nhập của Việt Nam vào các thể chế đa phương như Liên hiệp quốc (UN), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức thương mại thế giới (WTO)... Không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà ở những lĩnh vực khách như chính trị, văn hóa-xã hội, an ninh-quốc phòng, khoa học công nghệ, giáo dục...vv cũng có những bước phát triển tích cực.

Các hoạt giao lưu văn hóa quốc tế trong khu vực và trên thế giới được đẩy mạnh theo chiều rộng và chiều sâu với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng. Với vai trò là thành viên của khối ASEAN, tổ chức UNESCO... Việt Nam đã và đang thể hiện được vai trò quan trọng trong xúc tiến các hoạt động giao lưu văn hóa cho khách du lịch đến và đi. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng các hoạt động kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh du lịch nước ngoài nói riêng.

Công tác bảo hộ công dân và hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngoài được Bộ Ngoại giao đẩy mạnh quan tâm. Các biện pháp ứng phó với khủng hoảng, thiên tai, hỏa hoạn, hỗ trợ tai nạn... được thực hiện tốt trong khu vực và các nước có đại diện ngoại giao Việt Nam. Hệ thống quy định pháp luật liên quan tới người Việt Nam ở nước ngoài được chú trọng hoàn thiện. Cơ chế chính sách dành cho hoạt động đầu tư kinh doanh đối với các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài cũng được cải thiện theo hướng thông thoáng hơn. Tính đến 2018, có khoảng 3000 doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với tổng số vốn khoảng 4 tỷ đô la Mỹ (Bộ Ngoại giao, 2019).

Các quy định về thị thực và thủ tục xuất nhập cảnh cũng ngày càng đơn giản và cởi mở hơn đối với người Việt Nam. Hiện có tới 51 quốc gia miễn thực thị cho công dân Việt Nam nhập cảnh và lưu trú trong thời gian từ 14 đến 30 ngày (Cục Lãnh sự, 2020). Một số quốc gia đơn giản hóa thủ tục xin cấp thị thực và dỡ bỏ những rào cản trước đây đối với công dân Việt Nam.

Các nguồn lực về thu nhập và điều kiện lao động trong những năm gần đây cũng được nâng cao. Số liệu thống kê mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam trung bình năm 2018 ở khu vực thành thị và nông thôn đều ở mức trên 200% so với năm 2010. Các điều kiện về mức sống, an sinh xã hội, thời gian nghỉ ngơi trong những năm gần đây được cải thiện rõ rệt. Điều đó tạo điều kiện cho người Việt Nam có cơ hội tham gia các tour du lịch nước ngoài hơn.


Bảng 4.1 Mức tăng của thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam trong giai đoạn 2010 đến 2018

Đơn vị tính: Ngàn đồng/người/tháng



2010

2012

2014

2016

Sơ bộ 2018

Thành thị

2.130

2.989

3.964

4.551

5.623

Nông thôn

1.070

1.579

2.038

2.423

2.990

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2019)


Chính sách mở cửa của Việt Nam từ sau 1986 và sự gia nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam tất yếu tạo nên làn sóng du lịch ra nước ngoài của khách du lịch Việt Nam. Với sự hiện diện của mạng lưới cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam được mở rộng, công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài cũng được quan tâm hơn. Bên cạnh đó, với sự cởi mở của các chính sách thị thực một số quốc gia đối với công dân Việt Nam cũng thu hút khách du lịch Việt Nam tới các thị trường nước ngoài. Một số quốc gia đã đặt văn phòng cơ quan xúc tiến du lịch tại Việt Nam như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản...

Thị trường du lịch nước ngoài có sự tăng trưởng mạnh nhờ có sự gia tăng hội nhập quốc tế của Việt Nam trong những năm gần đây. Xu hướng tăng trưởng của lượng khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài ngày càng tăng. Đồng thời, phạm vi điểm đến của các tour du lịch nước ngoài dành cho người Việt Nam cũng được mở rộng tới khắp các châu lục. Một số thị trường truyền thống là các nước thuộc khối ASEAN như Malaysia, Singapore, Thái Lan... có mức tăng trưởng lần lượt trên 10% mỗi năm. Sự hội nhập quốc tế trong những năm gần đây đã thúc đẩy sự mở rộng phạm vi điểm đến của các tour du lịch nước ngoài diễn ra nhanh chóng. Trong vòng 10 năm trở lại đây, hầu hết các điểm đến thuộc các châu lục đều xuất hiện các sản phẩm tour du lịch dành cho khách du lịch Việt Nam. Điển hình như các khu vực xa như Châu Mỹ (Hoa Kỳ, Canada, Cuba...), Đông Âu, Bắc Âu... Nhu cầu mở rộng tìm kiếm đối tác, mở rộng hiểu biết về thế giới, cùng với điều kiện phát triển về thu nhập và mức sống tăng lên là tiền đề cho sự tăng trưởng lượng khách Việt Nam đi nước ngoài.


Bảng 4.2 Thống kê lượng khách du lịch Việt Nam đến một số quốc gia



2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Nguồn

Thailand

397.446

514.801

637.347

740.688

573.184

767.643

863.807

985.695

1.053.723

1.047.629

(1)

Malaysia

159.271

173.783

211.008

235.700

285.716

229.626

216.877

248.927

375.578

400.346

(2)

Singapore

322.880

332.231

366.234

380.495

424.407

418.266

469.409

531.359

591.614

591.916

(3)

Đài Loan

72.352

95.837

89.354

118.467

137.177

146.380

196.636

383.329

490.774

405.396

(4)

Hàn Quốc

39.842

44.489

53.641

57.363

74.798

91.455

167.413

220.675

322.926

391.836

(5)

Nhật Bản

13.224

8.741

15.523

26.402

41.375

62.060

77.099

107.162

135.963

173.936

(6)

Hoa Kỳ

-

48.551

56.052

66.629

89.239

102.279

110.894

119.660

122.512

132.796

(7)

Australia

-

33.100

36.900

40.900

48.100

57.300

70.200

93.800

110.900

123.500

(8)

Tổng cộng

1.005.015

1.251.533

1.466.059

1.666.644

1.673.996

1.875.009

2.172.335

2.690.607

3.203.990

3.267.355



Nguồn:

(1): Ministry of Tourism and Sports of Thailand (2020) (2): Ministry of Tourism (2020)

(3): Singapore Tourism Board (2020)

(4): Taiwan Tourism Bureau (2020)

(5): Korea Tourism Organization (2020)

(6): Japan National Tourism Organization (2020)

(7): National Travel and Tourism Office-U.S. Department of Commerce (2020) (8): Tourism Australia (2020)


Bảng 4.3 Mức tăng trưởng bình quân lượng khách du lịch Việt Nam đi nước ngoài ở một số thị trường chính



2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Nguồn

Thailand

-

30%

24%

16%

-23%

34%

13%

14%

7%

-1%

(1)

Malaysia

-

9%

21%

12%

21%

-20%

-6%

15%

51%

7%

(2)

Singapore

-

3%

10%

4%

12%

-1%

12%

13%

11%

0%

(3)

Đài Loan

-

32%

-7%

33%

16%

7%

34%

95%

28%

-17%

(4)

Hàn Quốc

-

12%

21%

7%

30%

22%

83%

32%

46%

21%

(5)

Nhật Bản

-

-34%

78%

70%

57%

50%

24%

39%

27%

28%

(6)

Hoa Kỳ

-

-

15%

19%

34%

15%

8%

8%

2%

8%

(7)

Australia

-

-

11%

11%

18%

19%

23%

34%

18%

11%

(8)

Trung bình

-

11%

18%

14%

19,5%

17%

18%

23,5%

22,5%

7,5%


Nguồn:

(1): Ministry of Tourism and Sports of Thailand (2020) (2): Ministry of Tourism (2020)

(3): Singapore Tourism Board (2020)

(4): Taiwan Tourism Bureau (2020)

(5): Korea Tourism Organization (2020)

(6): Japan National Tourism Organization (2020)

(7): National Travel and Tourism Office-U.S. Department of Commerce (2020) (8): Tourism Australia (2020)


Theo đánh giá của tổ chức tín dụng MasterCard, tổng chuyến du lịch quốc tế của người Việt Nam đạt 4,8 triệu lượt vào năm 2016 (Choong và Wong, 2017) và dự báo đạt 7,5 triệu lượt vào năm 2021, với mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất (9,5% mỗi năm) trong khu vực Châu Á, đứng thứ 2 sau Myanmar (10,6%).

1,200,000

1,000,000

800,000

600,000

400,000

200,000

-

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Ở một số thị trường có mức tăng trưởng bình quân lượng khách du lịch Việt Nam đạt mức rất cao. Điển hình mức tăng trưởng số lượng khách Việt Nam tới Đài Loan vào năm 2017 tăng gần gấp đôi (95%) so với năm 2016. Nhật Bản thu hút lượng khách du lịch từ Việt Nam qua các năm 2012; 2013 và 2014 lần lượt có mức tăng trưởng đạt 78%; 70% và 57%. Trong suốt giai đoạn từ 2012 đến 2019, tỷ lệ này luôn ở mức cao từ 20% trở lên. Đối với các thị trường xa (Hoa Kỳ, Australia), tỷ lệ tăng trưởng khá đồng đều từ 10% mỗi năm. Biểu đồ dưới đây cho thấy xu hướng tăng trưởng của khách du lịch Việt Nam đến một số quốc gia tiêu biểu trong khu vực và trên thế giới.


Thailand

Malaysia

Singapore

Đài Loan

Hàn Quốc

Nhật Bản

Hoa Kỳ

Australia


Hình 4.1 Biểu đồ tăng trưởng lượng khách Việt Nam đi nước ngoài ở một số thị trường tiêu biểu

Nguồn: Ministry of Tourism and Sports of Thailand (2020); Ministry of Tourism (2020); Singapore Tourism Board (2020); Taiwan Tourism Bureau (2020); Korea Tourism Organization (2020); Japan National Tourism Organization (2020); National Travel and Tourism Office-U.S. Department of Commerce (2020); Tourism Australia (2020)


Cơ cấu sản phẩm du lịch nước ngoài của người Việt Nam cũng có sự thay đổi khá nhiều so với những năm 2000. Điểm đến không chỉ dừng lại ở các nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, mà còn mở rộng nhanh chóng sang các nước khu vực Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...); khu vực Châu Âu; Châu Mỹ (Canada, Hoa Kỳ, Cuba...) và châu Phi (Ai Cập, Nam Phi...). Ngoài các loại hình du lịch tham quan truyền thống, các tour du lịch nước ngoài dành cho du khách Việt Nam cũng mở rộng sang các loại hình khác như mua sắm, nghỉ dưỡng, mạo hiểm...vv.

Báo cáo kết quả điều tra về xu hướng du lịch toàn cầu của tổ chức Tổ chức tín dụng quốc tế Visa (2018) cho thấy khách du lịch trên toàn thế giới có xu hướng du lịch ngắn ngày hơn với mật độ thường xuyên hơn, mục đích chủ yếu là gắn kết gia đình và bạn bè. So với các quốc gia khác, khách du lịch Việt Nam có hành trình du lịch ngắn nhất trên thế giới với 74% chuyến đi kéo dài dưới 4 đêm. Báo cáo cũng chỉ ra rằng Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore và mới đây là Mỹ là những quốc gia được khách du lịch Việt Nam lựa chọn nhiều nhất. Những chuyến đi trong khu vực hiện đang vượt trội hơn cả với 91% du khách Việt từng đến một địa điểm thuộc châu Á trong thời gian 2 năm trở lại đây. Chi phí cho chuyến đi vào thời điểm khảo sát của khách du lịch vào 880 đô la Mỹ, và xu hướng này được dự báo cho các chuyến tiếp theo của khách du lịch Việt Nam là 1100 đô la Mỹ vào năm 202 (Tổ chức tín dụng quốc tế Visa, 2018).

Lượng cung đối với thị trường du lịch nước ngoài cũng có sự tăng trưởng, thể hiện qua số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh lữ hành quốc tế có sự tăng trưởng qua các năm. Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2018 có tới 2.022 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh du lịch quốc tế (bao gồm cả hoạt động đón khách quốc tế đến và đưa khách đi nước ngoài).

Bảng 4.4 Sự gia tăng các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam trong giai

đoạn từ 2008 đến 2018



2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế


888


980


1.132


1.305


1.456


1.519


1.600


1.752


2.022

Nguồn: Tổng cục Du lịch (2018)

Bối cảnh thị trường du lịch nước ngoài cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin làm thay đổi thói quen tiêu dùng của khách du lịch Việt Nam. Theo báo cáo của tổ chức tín dụng Visa, Công nghệ hỗ trợ du khách lên kế hoạch du lịch và điều hướng trong chuyến đi. Trong số khách du lịch Việt Nam được lựa chọn, có tới 90% người được phỏng vấn sử dụng các kênh trực tuyến nhằm tìm kiếm và lên kế hoạch cho chuyến đi, trong khi đó 77% sử dụng Internet trong chuyến đi để được chỉ dẫn. Gần một nửa số

Xem tất cả 252 trang.

Ngày đăng: 13/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí