Hội chợ ( Tập truyện- 1995)
Nhân trường hợp chị Thỏ bông( Tản văn dưới bút danh Thảo Hảo) Gửi VB( Tập thơ- 2006)
Trong phường Thành Công, có làng Thành Công( Phim tài liệu)
Phát huy được ưu thế của thể loại truyện ngắn là ngắn gọn, linh hoạt, nhanh nhạy, tác phẩm của Phan Thị Vàng Anh đã gây được tiếng vang trước hàng ngàn độc giả. Nó luôn áp sát hiện thực cuộc sống, phản ánh và nêu ý kiến của nhà văn trước những vấn đề xã hội mới mẻ, nóng bỏng đang đặt ra hàng ngày, hàng giờ. Văn phong súc tích mà sắc sảo, thâm thuý. Việc nghiên cứu tác phẩm của nhà văn giúp chúng ta có thêm cơ sở khoa học để khẳng định sự thành công của cây bút trẻ này.
2- Sáng tác văn chương nói chung, truyện ngắn nói riêng từ thập kỉ 90 trở lại đây đã được khởi sắc bởi những người viết trẻ. Họ chính là lực lượng hùng hậu và rất quan trọng để tạo nên luồng gió mới cho các sáng tác văn học thế kỉ
XXI. Do vậy, những tác phẩm vừa ra đời của các nhà văn cũng đều là mối quan tâm của độc giả và giới phê bình. Phan Thị Vàng Anh là một trong số những nhà văn mà các tác phẩm vừa được xuất bản đã thu hút ngay sự chú ý của dư luận.
Tác giả Bùi Việt Thắng trong “ Truyện ngắn hôm nay” đã có cái nhìn khái quát khá đầy đủ về truyện ngắn đương đại. Ông cho rằng trong lĩnh vực sáng tác truyện ngắn có bốn thế hệ đang cùng chung sức tôn tạo nên một nền truyện ngắn Việt Nam thời hiện đại. Với sức trẻ họ hăm hở say sưa viết như một thôi thúc nội tâm tâm cháy bỏng không cưỡng lại được.
Nhận xét về con người Phan Thị Vàng Anh, tác giả Lê Hoàng trong chuyên mục Làng văn nghệ có viết : “Vàng Anh là một thiếu nữ không đẹp cũng không xấu, không béo cũng không gầy, không cao cũng không thấp, không trắng cũng không đen. Nhưng chắc chắn rằng không ngu mà thông minh. Thậm chí quá thông minh...hãy cẩn thận khi tranh luận với nàng....Vàng Anh có sự tư duy
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc điểm truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh - 1
- Phơi Bày Những Mâu Thuẫn Trong Cuộc Sống Và Xung Đột Tâm Lý Của Tuổi Trẻ Thời Đại
- Tuổi Trẻ Đương Đại: Sự Chọn Lựa Và Dấn Thân
- Đặc điểm truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh - 5
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
chính xác mà tất cả đàn ông đều thèm khát. Tư duy của nàng nhanh như tia chớp, sắc như dao và nhọn hoắt như một cây kim”. Lê Hoàng đánh giá rất cao về con người, tính cách, tài năng Phan Thị Vàng Anh. Sáng tác của Phan Thị Vàng Anh ngay từ khi ra đời đã nhận được không ít ý kiến đánh giá từ phía các nhà phê bình cũng như bạn đọc.
Tác giả Huỳnh Phan Anh trong cuốn Không gian và khoảnh khắc văn chương viết: “Hai tập truyện ra đời trong khoảng cách hai năm, mỏng mảnh như nhau, bao gồm những truyện thường ngắn, có khi rất ngắn, bấy nhiêu cho một thế giới đang hình thành, sinh sôi nảy nở, một thế giới không ngớt trở về trên những trang giấy đang kêu gọi, bổ sung cho nhau, vẫn là nó nhưng không đơn giản là nó, bởi nó luôn được vén mở, soi rọi thêm, nó luôn tìm kiếm những bến bờ và những chiều sâu mới”.
Truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh có những khác lạ về kết cấu, xây dựng nhân vật, nghệ thuật trần thuật, ngôn từ, giọng điệu...Chính sự khác lạ ấy ít nhiều tạo nên một “hiện tượng văn học” của giới cầm bút trẻ.
Qua truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh, chúng ta thấy được khả năng quan sát và khái quát hoá hiện thực cuộc sống bằng sự cảm nhận giàu tính triết lí. Văn phong trẻ trung, hiện đại, ngôn ngữ đa thanh phong phú.
Nhà văn Nguyễn Khải từng khen Phan Thị vàng Anh một câu ngắn: “Nguyễn Huy Thiệp mặc váy”. Tác giả Huỳnh Như Phương, Vương Trí Nhàn…cũng có những bài viết ghi nhận và đánh giá cao tài năng của Phan Thị Vàng Anh.
3- Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh cũng là đối tượng nghiên cứu của một số luận văn Thạc sĩ như Phong cách truyện ngắn hai cây bút nữ Phan Thị Vàng Anh và Nguyễn Ngọc Tư ( tác giả Ngô Thị Diễm Hồng- ĐHSP Hà Nội 2009), Cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của Phan Thị Vàng Anh ( tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng- ĐHSP Hà Nội 2006). Nhìn chung, các bài báo, công
trình nghiên cứu kể trên đều đề cập đến con người và sáng tác của chị, nhưng chưa thực sự đi sâu nghiên cứu các phương diện biểu hiện cái nhìn và những suy ngẫm của nhà văn trẻ đối với cuộc sống hiện đại, hay những nét độc đáo trong nghệ thuật truyện ngắn của chị. Thực hiện luận văn Đặc điểm truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh chúng tôi mong muốn một lần nữa đưa ra một cách phân tích khoa học nhằm góp phần nhận diện và khẳng định những đặc điểm mang tính cách tân về nhiều phương diện trong nghệ thuật truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh, một nhà văn trẻ đã đem lại cho văn xuôi đương đại một diện mạo mới phong phú hơn, đa dạng hơn. Các công trình của những người đi trước đã giúp chúng tôi có thêm tư liệu và gợi ý cho chúng tôi thực hiện đề tài này.
III- ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1- Đối tượng nghiên cứu
Từ thập niên 90 đến nay, Phan Thị Vàng Anh vẫn là một cây bút viết khỏe và sắc sảo. Cùng với Y Ban, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Thị Thu Huệ, Đỗ Bích Thúy…, Phan Thị Vàng Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu làm nên diện mạo văn xuôi hiện đại.
Là một bác sĩ viết văn, Phan Thị Vàng Anh không chỉ viết truyện ngắn mà còn viết phóng sự, sáng tác thơ, truyện vừa, truyện dài…Song truyện ngắn là thể loại mà chị sáng tác nhiều và thành công hơn cả. Tìm hiểu thể loại truyện ngắn sẽ giúp chúng ta bao quát được phần lớn các tác phẩm hiện có của nhà văn nữ này, cũng là một thể loại thể hiện rò hơn cả sức sáng tạo nghệ thuật của nhà văn.
Nghiên cứu truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh, chúng tôi dựa vào các tập truyện ngắn đã xuất bản, cụ thể:
- Khi người ta trẻ- Tập truyện ngắn- 1993.
- Ở nhà- Truyện vừa - 1994
- Hội chợ- Tập truyện ngắn - 1995.
2- Nhiệm vụ nghiên cứu
Chọn đề tài Đặc điểm truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh, dựa vào các phạm trù cơ bản của thi pháp và đặc trưng thể loại truyện ngắn, chúng tôi tập trung vào các nhiệm vụ cơ bản sau:
a) Làm sáng tỏ cảm quan nghệ thuật khá đặc trưng và riêng biệt về cuộc sống và con người của nhà văn trẻ Phan Thị Vàng Anh trong bối cảnh thời kì đổi mới.
b) Hệ thống hóa và phân tích các kiểu dạng nhân vật tiêu biểu trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh.
c) Phân tích nghệ thuật ngôn từ và giọng điệu trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh. Thông qua đó, luận văn muốn làm sáng tỏ thế giới nghệ thuật của nhà văn, những nét riêng của thế giới nghệ thuật ấy trong toàn cảnh văn học đương đại.
IV- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Từ mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chọn các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp hệ thống: Đặt các tác phẩm truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh trong một cái nhìn hệ thống, luận văn sẽ nhận diện đặc điểm cơ bản trong tác phẩm của Phan Thị Vàng Anh, những đóng góp của nhà văn trong văn học thời kì đổi mới.
- Phương pháp phân loại, thống kê: Được sử dụng trong quá trình liệt kê, phân loại nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu…
- Phương pháp phân tích: Chúng tôi vận dụng các phạm trù thi pháp để phân tích cảm quan nghệ thuật, sự thể hiện các kiểu dạng nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh.
- Phương pháp so sánh: Chúng tôi đặt truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh trong văn học giai đoạn đổi mới. Từ đó, so sánh truyện ngắn của chị với truyện ngắn trong văn học trước 1975 và một số tác giả thời kì đổi mới để chỉ ra nét tương đồng và khác biệt của truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh.
Các phương pháp trên không tách rời mà được vận dụng, kết hợp đan xen trong quá trình thực hiện đề tài.
V- CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai thành 3 chương: 1- Chương 1: Cảm hứng chủ đạo trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh. 2- Chương 2: Các kiểu dạng nhân vật tiêu biểu trong truyện ngắn Phan
Thị Vàng Anh.
3- Chương 3: Ngôn ngữ, giọng điệu trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh.
VI- ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Qua luận văn, người viết muốn làm rò hơn giá trị tư tưởng nghệ thuật trong sáng tác của Phan Thị Vàng Anh, những phương diện góp phần làm nên nét riêng độc đáo của nhà văn nữ này. Thông qua việc phân tích so sánh đối chiếu với một số truyện ngắn đương đại, luận văn góp phần ghi nhận những đóng góp của cây bút trẻ này đối với sự phát triển của truyện ngắn nước nhà trong toàn cảnh văn chương đương đại.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG TRUYỆN NGẮN PHAN THỊ VÀNG ANH
1- Cảm hứng theo tiếng Hy Lạp là pathos, dùng để chỉ một tình cảm sâu sắc nồng nàn, một trạng thái hưng phấn cao độ về tư duy. Cảm hứng được thể hiện cao nhất khi nhà văn bắt đầu viết, nhưng có thể bàng bạc trong hầu hết các khâu của quá trình sáng tác. Hay nói một cách khác, nhu cầu bộc lộ giải thoát tình cảm cộng với năng lực tưởng tượng dẫn đến sự thôi thúc sáng tạo của nhà văn được gọi là cảm hứng.
Các tác giả của văn học đã tổng kết những quan niệm của các nhà nghiên cứu mĩ học để đưa ra một khái niệm tổng quát về cảm hứng chủ đạo: “Cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình cảm mãnh liệt say đắm, xuyên suốt của tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc người tiếp nhận....Cảm hứng chủ đạo đem lại cho tác phẩm một không khí xúc cảm tinh thần nhất định thống nhất tất cả các cấp độ và yếu tố nội dung tác phẩm. Đây là mức căng thẳng cảm xúc mà nhờ đó nghệ sĩ khẳng định các nguyên tắc thế giới quan của mình trong đó...”( 54.39)
Như vậy, cảm hứng nghệ thuật là một phương diện đặc thù của nội dung tác phẩm. Nó là tư tưởng tình cảm và thái độ của người nghệ sĩ khi đứng trước những vấn đề của cuộc sống. Với Phan Thị Vàng Anh, truyện ngắn của chị vừa thể hiện cảm hứng khái quát triết lí về cuộc sống, vừa bộc lộ cái nhìn trực diện tinh tế, sâu sắc của một nhà văn trẻ.
1.1. Cảm hứng bao quát: Khi người ta trẻ
Có những khoảng cách của thế hệ dẫn đến suy nghĩ khác nhau, cách hành xử khác nhau và sở thích, tâm tư nguyện vọng cũng khác nhau. Song, ai cũng
nhận ra rằng khi tuổi đời còn trẻ con người có đầy nhiệt huyết, đam mê, hoài bão, thậm chí có những ước mơ ngông cuồng nhưng lại chứa đầy ý tưởng sáng tạo. Người trẻ dám làm những điều mạo hiểm, đột phá để biến cái không thể thành có thể. Khi còn trẻ, chúng ta phơi phới sức xuân, tràn đầy năng lượng và có thể lan truyền nhiệt huyết tới những người xung quanh. Và điều quan trọng là người trẻ sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách và dám gánh chịu mọi trách nhiệm về sau.
Bỏ lại sau lưng những hồ nghi, lo ngại của công chúng về một thế hệ nhà văn trẻ xuất hiện sau 1975 với những tác phẩm mới hoàn toàn về nội dung và hình thức, về những biểu hiện thực dụng, vô cảm, ngại khó khăn gian khổ…các tác giả trẻ vẫn thỏa sức vẫy vùng trong biển trời văn chương, vẫn cứ mạnh dạn bộc lộ khát vọng và đam mê cháy bỏng vì sự tiến bộ của bản thân, vì sự phát triển của đất nước. Sự nỗ lực của họ đã được đền đáp, hầu hết bạn đọc trong và ngoài nước đều biết đến và công nhận những đóng góp của họ. Văn đàn Việt Nam đã dần xuất hiện nhiều hơn những cái tên mới lạ. Các nhà nghiên cứu phê bình văn chương đã dần hướng ngòi bút của mình về phía thế hệ nhà văn trẻ để ghi nhận những thành công mà họ đã đạt được. Tiến sĩ Nguyễn Thị Bình trong công trình nghiên cứu về những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 đã cho rằng: “Tuổi trẻ nhạy cảm với cái mới và sớm được hít thở làn gió dân chủ lại nhập cuộc hầu như cùng “cơ chế thị trường”, họ công khai chống lại các thứ quy tắc bảo thủ, lỗi thời, các quy phạm, thói trịnh trọng cứng đờ, tính giáo huấn, những húy kị, tóm lại là những gì trói buộc cá tính” (30.32).
Ở những tác phẩm văn chương đương đại, các tác giả trẻ đều gửi gắm những tâm sự, trải lòng với tình yêu, cuộc sống, hạnh phúc cùng khổ đau. Họ phơi bày mình đến tận cùng bản ngã và cá tính. Điều đáng nói nhất là tất cả họ đều gặp nhau ở một điểm: sự say mê sáng tác. Chính cuộc sống hiện đại đã cho họ có được cái nhìn đa chiều để rồi trở thành điểm tựa cho cảm hứng sáng tác
văn chương. Cảm hứng Khi người ta trẻ được tìm thấy trong các sáng tác của những nhà văn đương đại như Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư, Y Ban, Dương Hướng….Mặc dù mỗi nhà văn có những cách thể hiện riêng độc đáo về chi tiết, về góc nhìn, về khả năng quan sát và sáng tác, song, ở họ điểm chung đó là mang hơi thở và nhịp đập của tuổi trẻ, những suy nghĩ quyết đoán, dám nghĩ dám làm, dám công khai lên tiếng trước các vấn đề xã hội. Thậm chí một số tác phẩm còn cho thấy sự nhìn nhận lại mọi giá trị của cuộc sống, bỏ qua những gì được coi là chuẩn mực của xã hội mà trước kia ông cha ta dày công đúc kết. Từ những trang viết của Phan Thị Vàng Anh, người đọc bắt gặp một lớp trẻ có diện mạo khác, mà nét căn bản là một đời sống tinh thần sâu sắc, tinh tế, được ánh sáng văn hóa và tinh thần đổi mới hướng dẫn. Họ là hình ảnh đảo ngược của lớp trẻ thực dụng, song họ cũng không phải là lớp trẻ non nớt bồng bột, thậm chí họ còn có vẻ già trước tuổi. Không phải ngẫu nhiên Phan Thị Vàng Anh lại chọn cho thiên truyện cái tên Khi người ta trẻ; hơn nữa nó còn được chọn làm nhan đề của cả một tập truyện ngắn. Cảm hứng không chỉ liên quan đến sự lựa chọn nhân vật mà dường như tác giả còn muốn cho người đọc thấy được cách hình dung của mình về đời sống và một cách hiểu độc đáo về nghệ thuật. Mỗi nhà văn phải là một điểm nhìn, một cách quan sát, một chỗ đứng mà chỉ riêng nhà văn đó có. Phan Thị vàng Anh đã tìm cho mình được vị thế riêng bởi xuất phát từ cái nhìn đa chiều về cuộc sống và phản ánh nó rất rò trong sáng tác của mình. Mỗi tác phẩm của chị thể hiện một góc nhìn, một suy nghĩ, một phán quyết riêng.
Cảm hứng bao quát xuyên suốt toàn bộ truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh là sự hoài nghi về cuộc sống. Phải chăng đó là tâm trạng chung của con người hiện đại? Phan Thị Vàng Anh tuổi đời còn trẻ nhưng chị nhìn cuộc đời và con người không hề dễ dãi và giản đơn theo chiều thuận của quy luật. Trước mắt chị cuộc sống muôn mặt đa chiều và con người cũng lắm hình nhiều vẻ. Phan Thị