Cảm Hứng Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Của Nguyễn Hữu Tiến

36

Ở “Dòng đời”, cốt truyện xoay quanh cuộc đời nhân vật Lâm với những biến cố không lường. Nhà văn tập trung làm nổi bật tâm tư nhân vật qua từng diễn biến sự kiện, với những mối quan hệ sâu xa có tác động từng giai đoạn cuộc đời nhân vật. Lâm là hình ảnh người con dân tộc miền núi chất phác, mộc mạc. Nhưng ở trong những trang viết của Nguyễn Hữu Tiến, nhân vật được khắc hoạ với chiều sâu nội tâm đầy cá tính. Các yếu tố sự kiện, tình tiết nhân vật được triển khai theo mạch vận động cảm xúc, suy nghĩ và số phận của họ được phản ánh qua dòng trôi thời gian với những sự kiện quan trọng tác động đến con người. Nguyễn Hữu Tiến đã chọn một đề tài không mới nhưng nhà văn lại biết cách tân trong cách kể chuyện và xây dựng cốt truyện. Qua hình ảnh số phận Lâm, tác phẩm phản ánh trung thực, cụ thể đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi những năm bị thực dân Pháp đô hộ. Thân phận con người thật rẻ rúng và bị định đoạt dưới tay những kẻ cường hào, ác bá. Dù ở họ là sự can trường, dũng cảm, luôn có tinh thần đấu tranh vươn lên chống lại cái ác, tìm đến hạnh phúc, tự do nhưng những con người thấp cổ bé họng ấy khi đơn thương độc mã chiến đấu, kết cục vẫn nhận về một số phận đầy bi kịch. Chuỗi bi kịch cuộc đời Lâm chính là bi kịch chung của những con người khao khát hạnh phúc, tự do nhưng không thể chống lại được thế lực cường hào hống hách, lợi dụng chức quyền áp đặt cuộc sống dân đen. Nếu như đặt tác phẩm của Nguyễn Hữu Tiến bên cạnh các tác phẩm của Vi Hồng hay Cao Duy Sơn, có thể thấy rõ sự vận động hết sức mãnh liệt của nhà văn. Vẫn là đề tài con người, cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số nhưng Nguyễn Hữu Tiến không xây dựng cốt truyện nhiều lớp, không đưa vào trang viết của mình quá nhiều những nhân vật với mối quan hệ phức tạp để tạo nên kịch tính cho truyện. Tiểu thuyết của ông dù chỉ có một hình ảnh trung tâm nổi bật nhưng cũng đủ để người đọc thấy được đề tài về con người, cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi những năm Pháp đô hộ, bởi tác giả đã tập trung xây dựng hình ảnh nhân vật chính thành hình ảnh nhân vật điển hình, đại diện được cho cả một tầng lớp nhân dân

37

trong xã hội thời đó. Chính bởi vậy, đề tài trong tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến dù không mới nhưng khi đọc tác phẩm của nhà văn, người đọc vẫn tìm được một cách khai thác, khám phá mới.

Với ý thức luôn làm mới chính bản thân mình, sự nghiêm túc trong lao động sáng tạo nghệ thuật, ở tiểu thuyết “Hữu hạn”, Nguyễn Hữu Tiến có sự đột phá khi mạnh dạn chọn chủ đề về đời sống công nhân, về sự chuyển mình của xã hội miền núi đương đại. Chủ đề về người công nhân là một chủ đề không dễ viết, nếu như không phải là người trong cuộc, đặc biệt là viết về người công nhân trong lĩnh vực kỹ thuật lại càng khó hơn. Chuyển từ đề tài cuộc sống dân tộc miền núi sang hẳn một đối tượng mới là lớp những người công nhân nhưng Nguyễn Hữu Tiến đã khéo lồng truyện trong bối cảnh cuộc sống mới ở vùng miền núi. Bởi vậy, người đọc khi đọc tiểu thuyết “Hữu hạn” thấy ngay được một chủ đề riêng khá mới nhưng không hề xa lạ. Và truyện trở nên sinh động, hấp dẫn hơn bao giờ hết chính bởi những yếu tố độc đáo ấy. Tác phẩm đã ghi dấu ấn khó quên trong lòng độc giả về đời sống xã hội miền núi một giai đoạn lịch sử nhất định. Lấy bối cảnh xã hội là chính không gian của khu đất mỏ Thin Tốc, ở đây, những con người với những hoàn cảnh khác nhau cùng gặp gỡ, cùng nảy sinh những mối quan hệ. Và dần, sau những câu chuyện của các nhân vật Hoàn, Hồng, Hạc, Khâu...bức tranh đời sống công nhân mỏ hiện ra rõ rệt ở cái thung lũng hun hút ấy, được bao quanh bởi ngọn Phja Oắc lừng lững quanh năm sương phủ, là một trong những địa danh lạnh nhất Cao Bằng, đem đến cho người đọc những xúc cảm sâu sắc.

Có thể cho rằng, đề tài và chủ đề trong tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến đã có sự nối tiếp truyền thống văn hoá và văn học dân tộc. Cái hay, cái độc đáo trong đề tài tiểu thuyết Nguyễn Hữu Tiến chính là tài năng khai thác về văn hoá, đời sống của đồng bào dân tộc miền núi nhưng ở một góc nhìn, một khía cạnh hoàn toàn mới, là sự phản ánh trung thực, thẳng thắn không trùng lặp với các nhà văn khác dù cùng đề tài, cùng chủ đề. Và từng bước, tiểu thuyết của ông có sự tiến tới khuynh hướng hiện đại khi chủ đề trong các

38

trang viết ngày càng được mở rộng, từ bối cảnh cho tới hệ thống nhân vật và cốt truyện.

2.2. Cảm hứng nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến

2.2.1. Cảm hứng lịch sử dân tộc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

* Khái niệm cảm hứng lịch sử dân tộc

Có thể hiểu sơ lược cảm hứng lịch sử dân tộc là cảm hứng sáng tác xuất phát từ cảm quan về hiện thực lịch sử, trong đó nhà văn lấy lịch sử làm đề tài, chất liệu để tạo ra thế giới hình tượng, xác lập cho mình một điểm nhìn vào quá khứ, tạo ra giọng điệu tác phẩm phù hợp với điểm thời gian mà nó tái hiện.

Đặc điểm tiểu thuyết của Nguyễn Hữu Tiến - 6

Cảm hứng lịch sử dân tộc là một trong hai cảm hứng chủ đạo, là mạch nguồn xuyên suốt trong các tiểu thuyết của Hữu Tiến.

Trong tiểu thuyết “Dòng đời”, bối cảnh xã hội được tác giả nhắc đến chính là không gian đời sống của đồng bào dân tộc miền núi những năm Pháp đô hộ. Nhà văn đã tập trung miêu tả đời sống của đồng bào dân tộc miền núi nước ta trong những năm tháng trước Cách mạng tháng Tám, đầy gian khổ và cực nhọc dưới ách áp bức của cường hào và thực dân. Trong tiểu thuyết, cốt truyện xoay quanh cuộc đấu tranh giữa nhân vật Lâm chống lại sự áp bức tàn bạo, lộng quyền của cha con tổng Tàng. Sự kiện đó chính là hình ảnh người dân miền núi chống lại ách áp bức của cường hào và thực dân, vươn lên đi theo cách mạng để giải phóng cho mình. Những người con miền núi chất phác, nhỏ bé phải chịu cảnh một cổ hai tròng cố đấu tranh chống lại nhưng đơn thương độc mã nên cuối cùng vẫn lâm vào bị kịch. Xây dựng hình ảnh cha con tổng đoàn Tàng, tác giả giúp người đọc có thể thấy được một cách cụ thể, chính xác các vấn đề lịch sử có thật, đã từng xảy ra trong các thôn, xóm, bản làng của miền quê Việt Nam nói chung, của đồng bào dân tộc miền núi Tây Bắc nói riêng mà cụ thể là ở tỉnh lỵ Cao Bằng. Đọc những trang văn của ông, có cảm giác như chúng ta đang sống lại trong không khí có thực của một thời kỳ đầy mất mát đau thương, đầy những áp bức của các dân tộc vùng rẻo

39

cao Tổ quốc. Trong “Dòng đời”, đó là cha con tổng đoàn Tàng, để trả thù cho con trai, tổng đoàn Tàng đã sai Dẩu bí mật giắt một bọc nhỏ vào dưới mái hiên nhà Lâm để vu oan cho Lâm tội theo Việt Minh và lấy cớ đó bắt Lâm về nhà phục vụ cho Loòng con trai ông. “Dân bản nhìn Lâm xót thương...Dân bản không tin Lâm đi làm Việt Minh. Ai cũng nghĩ Lâm bị oan nhưng không dám nói ra, nhỡ đến tai Tổng đoàn gian ác thì sẽ khó sống”[24,tr.83]. Tác giả đã thẳng thắn chỉ ra “dưới thời thuộc Pháp là một Tổng đoàn, lão thừa biết việc đắp đập Khuổi Nộc khơi mương dẫn nước về bản Nà Nọi là lợi cho canh nông nhưng lão không làm và không đời nào lão làm. Lão muốn cho dân Nà Nọi và cả xã Quảng Trù quanh năm phải ăn đói mặc rách để lão dễ cai trị”. Nguyễn Hữu Tiến, với những cảm xúc đầy xót thương cho đời sống người dân miền núi trong thời đô hộ, ông đã đưa những cảm hứng lịch sử ấy vào trang văn của mình bằng việc xây dựng hình ảnh tổng Tàng, một hình ảnh quan cai đầy gian ác, mưu mô như đại diện cho cả một thế lực cường quyền áp bức dân nghèo. Những trang viết của Nguyễn Hữu Tiến đưa người đọc về một thời khổ đau của đồng bào trong những ngày dài lịch sử bị Pháp đô hộ, qua từng hình ảnh nhân vật. Từ đó, người đọc dễ hiểu hơn về lịch sử một thời của nhân dân Việt Nam dưới ách cai trị của Pháp và những tên tay sai bán nước hại dân đi theo Pháp áp bức chính đồng bào mình.

Nguyễn Hữu Tiến là nhà văn của dân tộc miền núi, các sáng tác của ông luôn thấm đẫm tinh thần dân tộc ở trong từng câu chữ, từng ý tứ. Từ “Dòng đời” đến “Hữu hạn”, Nguyễn Hữu Tiến có sự thay đổi đề tài cho tác phẩm của mình, tuy không lớn và mới lạ nhưng chủ đề của cả hai tiểu thuyết thì lại vượt qua đề tài nó phản ánh. Tác giả đã lấy cảm hứng từ chính đời sống xã hội và những mâu thuẫn, xung đột trong đời sống xã hội thực dân nửa phong kiến ở vùng cao nước ta làm bối cảnh cho câu truyện. Những mâu thuẫn, xung đột giữa hai tuyến nhân vật Lâm và cha con tổng đoàn Tàng trong “Dòng đời” thực chất là cuộc đấu tranh giữa Thiện – Ác, Chính – Tà, giữa lý tưởng, lòng nghĩa hiệp với cường quyền bạo ngược. Đặc biệt, nhân vật tổng

40

đoàn Tàng – nguồn gốc của tất cả những bi kịch được nhà văn khắc họa rất sinh động từ ngoại hình “mắt sâu, lông mày xếch, hai bên thái dương thắt, cằm bạnh” ra, đến cử chỉ, hành động đều thể hiện sự gian ác. Tổng toàn Tàng là nhân vật được nhà văn đặt tên nhưng lại là hình ảnh có thực của những tên thống lý, cường hào người Việt là tay sai cho lính Pháp thời kỳ nước ta bị Pháp đô hộ đã được nhà văn sáng tạo, xây dựng trở thành nhân vật đại diện cho bộ máy cai trị thời bấy giờ. Có lẽ bởi thế, khi đọc “Dòng đời”, người đọc có cảm giác như đây đích thực là một nhân vật lịch sử. Và cũng như thế, đối với nhân vật Lâm, nhà văn cũng xây dựng nhân vật trở thành điển hình cho tầng lớp tri thức mới trong xã hội ta thời đó, hiểu biết, có tri thức, có lý tưởng và luôn đầy lòng dũng cảm vươn lên đấu tranh chống lại cường hào ác bá, nhưng vì đơn phương độc mã, chưa đủ vũ khí, chưa có con đường đấu tranh rõ rệt, mới chỉ là bộc phát mà cuối cùng không thắng nổi quyền lực của bộ máy quan sai, phải cam chịu cuộc đời đầy những bi kịch.

Cảm hứng lịch sử dân tộc tiếp tục được Nguyễn Hữu Tiến thể hiện trong “Hữu hạn”. Tiểu thuyết đã chọn đề tài về cuộc sống người công nhân trong những ngày đầu phong trào xây dựng đời sống mới ở miền núi. Giai đoạn đó, xu hướng di dân lên miền núi để đến với các nông trường ngày càng mạnh mẽ thời kỳ hậu chiến tranh. Những Hoàn, những Khâu, Hạc, Nguyệt... vì những lý do rất riêng đều bỏ xứ lên vùng kinh tế mới để làm công nhân mỏ Thin Tốc. Đan xen những câu chuyện tưởng như riêng tư về cuộc đời, số phận của mỗi nhân vật, đó chính là hình ảnh đời sống của lớp công nhân đầu tiên của nước ta những năm đầu sau chiến tranh đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những mối quan hệ, những xung đột đều diễn ra trong một tập thể công nhân mỏ ở Thin Tốc là những quan hệ, xung đột có thực của đời sống tập thể xã hội chủ nghĩa ở nước ta những năm đầu sau hòa bình lập lại. Tất cả những hiện thực của đời sống xã hội một thời trong lịch sử dân tộc đã được Nguyễn Hữu Tiến tái dựng lại hết sức tự nhiên. Đó là nghệ thuật kể chuyện rất tài tình của

41

nhà văn, sáng tác mà như đang kể lại chuyện, tạo cảm giác tự nhiên cho người đọc. Nhờ đó, người đọc dễ dàng hình dung ra đời sống, không gian lịch sử xã hội một thời của dân tộc ta, đặc biệt là không gian sống của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi trong những năm tháng bị áp bức, khó khăn. Họ là những con người chất phác, giản dị nhưng bị đặt dưới ách đô hộ, họ khao khát đứng dậy đấu tranh thoát khỏi sự thống trị đó. Họ nhạy bén với thời cuộc và sẵn sàng đi theo lá cờ cách mạng để đấu tranh đòi tự do, độc lập. Nhưng con đường cách mạng của họ chưa rõ ràng, chưa nhất quán nên số phận nhiều người vẫn rơi vào bi kịch cuộc đời, để rồi chết trong cô đơn, buồn tủi. Và ngay cả khi xã hội đã yên bình trở lại, nhưng những quy định ngặt nghèo, những tàn dư xã hội cũ vẫn còn, vẫn bao phủ lên đời sống của người công nhân. Họ rời bỏ làng quê cũ để tìm tới một không gian xã hội tốt đẹp hơn, những quan niệm còn cổ hủ đã đẩy cuộc đời họ đến với những biến cố không thể lường trước, đôi khi dẫn đến cả sự tha hoá phẩm chất chính mình.

2.2.2. Cảm hứng thế sự, đời tư

* Khái niệm cảm hứng thế sự, đời tư

Cảm hứng thế sự, đời tư là cảm hứng về cuộc sống đời thường, về con người của thực tại. Những tác phẩm mang cảm hứng thế sự thường hướng đến sinh hoạt hàng ngày của con người, chú ý khẳng định giá trị thẩm mĩ của cái đời thường, khám phá mọi phức tạp, éo le và cả những xung đột đời thường trên hành trình đi tìm sự sống và hạnh phúc của con người.

Xưa nay, trong sáng tạo văn chương, cuộc sống, sự thật luôn là cội nguồn của mọi cảm hứng. Nó tạo ra chất "men" của tình cảm nhà văn trong sáng tác. Nếu không có sự thật về nỗi đau của số phận con người trong cuộc sống, thì không có tình thương xuất phát từ những nỗi đau đó để ta hướng tới lẽ phải, tới chân lý cuộc sống. Có lẽ nhà văn Nguyễn Hữu Tiến đã rất ý thức được điều đó nên trong tiểu thuyết của ông, cảm hứng thế sự, đời tư được thể hiện rất rõ nét. Từ những tập truyện ngắn như “Quá khứ”, “Tiếng chó đêm” cho tới sau này là tiểu thuyết “Dòng đời” (2007) và “Hữu hạn” (2012), cảm

42

hứng ấy như sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong mạch nguồn tác phẩm và phản ánh phong cách nghệ thuật của nhà văn.

Hai tiểu thuyết tiêu biểu của Nguyễn Hữu Tiến là “Dòng đời” và “Hữu hạn” đều thể hiện cuộc hành trình gian khó của cá nhân con người đến với lý tưởng tốt đẹp nhằm giải thoát chính bản thân. Ở khía cạnh nào đó, đây chính là cuộc hành trình của những người con dân tộc thật thà, đôn hậu, tình nghĩa mà bất hạnh. Về phương diện này, có thể coi tác phẩm như là cuốn biên niên bằng hình tượng nghệ thuật về đời sống và con người miền núi Cao Bằng. Đến với tác phẩm của Nguyễn Hữu Tiến, nhiều khi ta có cảm giác như đang ngồi đối diện với nhà văn, nghe nhà văn thủ thỉ kể lại câu chuyện về cuộc đời và con người vùng đất Cao Bằng vậy.

Lấy ví dụ từ nhân vật Lâm trong “Dòng đời”, tiểu thuyết xoay xung quanh cuộc đời của chàng thanh niên Lâm. Một chàng trai Tày thông minh. Lâm yêu On, người con gái Tày xinh đẹp, tươi tắn, khỏe mạnh. Trong một lần đi hội Nà Nâm – hội lớn của Quảng Trù, On bất ngờ bị trúng quả còn từ Loòng – người bạn học cùng với Lâm. On bị Loòng trêu trọc. Để bảo vệ người yêu, Lâm đã dọa Loòng. “Loòng lùi một bước, Lâm tiến thêm một bước.Ánh mắt rực lửa của Lâm chiếu thẳng vào mặt Loòng. Loòng hoảng loạn bước giật lùi càng nhanh, vô tình gót giầy Tây của nó dẫm trượt lên hòn đá tai mèo to bằng cái dậu mọc trồi lên giữa đám ruộng. Loòng ngã ngửa trên hòn đá...Cú trượt ngã... làm cho nó tái mét mặt, từng giọt mồ hôi túa ra to như hột ngô...” [24,tr.53]. Từ cú ngã đó của Loòng, cuộc đời Lâm rơi vào bi kịch. Xuyên suốt tác phẩm, cảm hứng lịch sử dân tộc với cảm hứng thế sự đời tư đan xen, lồng ghép vào nhau, bổ sung cho nhau. Sự hoà quyện hai cảm hứng đó, giúp cho người đọc thấy rõ được hiện thực xã hội và đời sống của đồng bào dân tộc miền núi thời kỳ lịch sử đó. Nhà văn đã lựa chọn bối cảnh cuộc sống đồng bào dân tộc miền núi những năm tháng trước cách mạng tháng Tám để làm cốt truyện.Và trong tác phẩm, ông cũng tập trung xoay quanh cuộc đời và những bi kịch của nhân vật Lâm với những tâm tư, những giằng

43

xé mãnh liệt về những bi kịch của cuộc đời mình. Ấn tượng của người đọc về Lâm chính là một chàng trai Tày “sáng dạ, nhanh nhẹn, thật thà” và dũng cảm. Lâm là học trò nhưng cũng là người anh em thân thiết với thầy đồ Toàn vì “qua Lâm thầy biết khá nhiều về phong tục tập quán của người miền núi”. Nhưng kết thúc cuộc đời Lâm lại rất buồn, rất cô đơn. Nỗi cô đơn đến ám ảnh người đọc. Hữu Tiến đã đi sâu vào từng ngóc ngách nội tâm nhân vật, miêu tả rõ nét những suy nghĩ, lúc lại để nhân vật tự bộc lộ tâm tư của mình. Những giằng xé nội tâm, những hồi tưởng quá khứ đau đáu về một quãng đời đầy đau khổ, bi thương của mình là bi kịch cuộc đời Lâm phải hứng chịu.

Trong “Dòng đời”, thông qua những biến cố cuộc đời nhân vật, người ta thấy thấm thía hơn bao giờ hết, nhìn nhận rõ ràng hơn bao giờ hết cái đa đoan, đa sự của cuộc sống thường nhật của con người miền núi nói riêng, xã hội Việt Nam nói chung. Họ phải sống trong thời buổi rối ren bị Pháp đô hộ, bọn tay sai sa sút đạo đức, theo giặc phản quốc lộng quyền, o ép người dân. Chúng dựa vào uy quyền, phép tắc của phong kiến để mưu cầu quyền lợi cho chính mình. Khác với cái quyết liệt của chiến tranh, trong bề bộn vẫn có thể nhận ra một thế giới phân định rạch ròi hai thái cực: tốt/xấu; ta/địch... Xã hội trong lòng thuộc Pháp là một xã hội mà vẻ ngoài bình yên nhưng trong lòng nó, mâu thuẫn chính/tà; thiện/ác trở thành cuộc chiến âm ỉ trong nội tâm mỗi người, mỗi số phận, mỗi gia đình.

Đến tiểu thuyết “Hữu hạn”, cảm hứng thế sự, đời tư hướng tới một tầng lớp mới. Đó là số phận của những người công nhân mỏ Thin Tốc. Đời sống của những người thợ mỏ thời ấy thật vất vả, thiếu thốn. Con người cũng bị đưa đẩy bởi thói nhỏ nhen, ích kỷ, thói háo danh, vụ lợi dẫn đến những chuỗi bi kịch. Đó là anh công nhân Hoàn ham đọc sách, ham đến say sưa. Từ một thanh niên cao ráo, thông minh, học giỏi, nhưng Hoàn phải bỏ học chỉ vì thói háo danh, kênh kiệu và gợi tình của lớp trưởng Hạc và sự hẹp hòi, đố kị của thầy hiệu trưởng Đoan. Lẽ ra Hoàn được đi thi học sinh giỏi văn của tỉnh, con đường tương lai thênh thênh phía trước, nhưng anh phải từ bỏ giấc mơ, để rồi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/02/2024