Ảnh Hưởng Của Kiểu Gen Của Gen Pou1F1 Và Thức Ăn Bô Sung Đến Năng Suất Thịt Của Dê Định Hóa


(2007) khi nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 đến khối lượng của một số giống của Trung Quốc như dê Nội Mông Cashmere trắng, dê Quý Châu đen; Quý Châu trắng, Matou và dê Banjao... cho thấy, khối lượng dê ở các giai đoạn sơ sinh, 9 tháng tuổi và 12 tháng tuổi của dê có kiểu gen D1D1 là 3,36; 46,93; 51,70 kg/con. Đối với dê có kiểu gen D1D2 khối lượng dê ở các tháng nêu trên thấp hơn, lần lượt là 3,01; 41,00 và 45,12 kg/con. Các tác giả này cũng chỉ rõ, mặc dù không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về khối lượng của dê ở thời điểm sơ sinh và 9 tháng tuổi (P>0,05), nhưng ở 12 tháng tuổi khối lượng của dê có kiểu gen D1D1 lại cao hơn dê có kiểu gen D1D2 (P<0,05). Raziye và Guldehen (2019) sử dụng phương pháp PCR-RFLP với enzyme PstI và AluI để phân tích gen POU1F1 của dê Saanen cho thấy có hai allele T và C. Các tác giả này cho thấy khối lượng sơ sinh và cai sữa của dê mang kiểu gen CC cao hơn những dê mang kiểu gen TT hoặc TC (Khối lượng sơ sinh của dê mang kiểu gen CC là 4,73 kg/con, của dê mang kiểu gen TT là 3,74 kg/con; Khối lượng cai sữa tương ứng với hai kiểu gen trên lần lượt là 23,55 và 19,87 kg/con). Tổng hợp các kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy khuynh hướng chung là những dê có kiểu gen D1D1 hoặc CC thường có khối lượng khi sơ sinh, khi cai sữa cao hơn so với những dê có kiểu gen D1D2 hoặc TT và TC.

Thứ hai, xét về ảnh hưởng của mức bổ sung thức ăn đến khối lượng của dê Định Hóa chúng tôi thấy, ở giai đoạn 3 tháng tuổi, dê có khối lượng lần lượt là 6,57; 6,61 và 6,62 kg/con tương ứng với các mức thức ăn bổ sung từ 0

- 15 - 30%. Sự chênh lệch về khối lượng giữa các mức bổ sung thức ăn ở giai đoạn 3 tháng tuổi là không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê với P>0,05. Giai đoạn 6 tháng tuổi, khối lượng của dê không được bổ sung, bổ sung 15 và 30% lần lượt là 10,75; 11,24 và 11,81 kg/con. Ở giai đoạn này, khối lượng của dê được bổ sung thức ăn ở mức 30% cao hơn so với những dê chỉ bổ sung 15% và không bổ sung thức ăn (P<0,05).


Đến giai đoạn 9 tháng tuổi, khối lượng của dê theo mức bổ sung thức ăn như trên lần lượt là 15,58; 16,64 và 17,96 kg/con. Sự khác biệt về khối lượng của dê ở các mức bổ sung thức ăn khác nhau là có ý nghĩa thống kê với P<0,05. Cùng với đà sinh trưởng như vậy, đến giai đoạn 12 tháng tuổi, khối lượng của dê đạt lần lượt là 21,02; 22,65; 24,38 kg/con tương ứng với các mức bổ sung từ 0 - 15 - 30%. Sự khác biệt về khối lượng của dê ở giai đoạn này khi bổ sung các mức thức ăn khác nhau là khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Điều này cho thấy, việc bổ sung thức ăn tinh có ảnh hưởng rõ rệt đến khối lượng của dê Định Hóa.Với việc bổ sung thêm thức ăn tinh, đã cung cấp thêm năng lượng và một số chất dinh dưỡng góp phần đảm bảo nhu cầu sinh trưởng của dê so với khẩu phần chỉ đơn thuần là thức ăn thô xanh.

Đã có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới về ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng của dê bằng các giải pháp thay thế, bổ sung thức ăn tinh hoặc thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Các nghiên cứu này đều chỉ ra rằng, khi thay thế hoặc bổ sung thêm thức ăn sẽ góp phần nâng cao khả năng sinh trưởng của dê thí nghiệm. Tại Việt Nam, các tác giả Nguyen Thi Mui và cs. (2001), Duong Nguyen Khang và cs. (2005); Khuc Thi Hue và cs. (2010); Nguyễn Hữu Văn (2012); Ngô Thị Thùy và cs. (2016); Nguyễn Thị Thu Hồng và Dương Nguyên Khang (2017); Le Van Phong và Nguyen Van Thu (2018)... khi nghiên cứu thay thế thân lá cây mít và Flemigia cho một phần cỏ khô; bổ sung lá sắn phơi héo thay thế cỏ khô; hoặc bổ sung thân lá cây Mai Dương; bổ sung thân lá cây bắp cải... vào khẩu phần của dê đều cho kết quả về sinh trưởng của dê cao hơn so với các khẩu phần đối chứng khi không được bổ sung hoặc thay thế.

Trên thế giới đã có nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của các mức bổ sung thức ăn khác nhau đến khối lượng của dê. Seid và cs. (2012) đã tiến hành so sánh ảnh hưởng của việc bổ sung thức ăn tinh hỗn hợp ở mức 150 và 450 g/ngày cho dê lai (Boer x Arsi - Bale) và dê địa phương Arsi - Bale. Kết quả cho thấy, nếu xét về mức độ bổ sung thức ăn tinh, thì khi cho dê ăn với mức 450 g mức tăng khối lượng bình quân đạt được là 43,7


g/con/ngày, còn bổ sung ở mức thấp 150 g thì mức tăng khối lượng chỉ đạt được 12,8 g/con/ngày. Asizua và cs. (2014) đã tiến hành so sánh ảnh hưởng của việc bổ sung thức ăn hỗn hợp có bổ sung rỉ mật đường đến khả năng sinh trưởng của dê địa phương Mubenden. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc bổ sung thức ăn có ảnh hưởng rõ rệt đến mức tăng khối lượng của dê. Cụ thể, khi cho ăn thức ăn hỗn hợp có bổ sung rỉ mật đường có mức tăng trọng của dê địa phương đạt 110 g/con/ngày. Trong khi dê ở lô đối chứng (không được bổ sung thức ăn có rỉ mật đường) mức tăng khối lượng chỉ đạt 70 g/con/ngày.

Dereje và cs. (2016) khi bổ sung thức ăn hỗn hợp với tỷ lệ 1,5% so với khối lượng cơ thể sẽ góp phần cải tạo sinh trưởng của dê địa phương nuôi tại Ethiopia. Mức tăng khối lượng/ngày cao nhất khi dê được bổ sung thức ăn hỗn hợp ở mức 1,5% khối lượng cơ thể (50,9 g/con/ngày) trong khi bổ sung ở mức 1% so với khối lượng cơ thể chỉ đạt 38,7 g/con/ngày.

Thứ ba, xét về ảnh hưởng tương tác của cả kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn bổ sung đến khối lượng của dê thí nghiệm thì chúng tôi thấy rằng, mức độ ảnh hưởng này là không rõ rệt với (P>0,05). Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi chưa thấy một công bố nào tương tự như nghiên cứu của chúng tôi về ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn bổ sung đến sinh trưởng của dê, nhưng đã có một nghiên cứu trên thế giới về ảnh hưởng của giống và thức ăn đến sinh trưởng của dê. Các nghiên cứu này đều cho thấy giống dê có ảnh hưởng không rõ rệt đến sinh trưởng của dê, thức ăn có ảnh hưởng rất rõ đến sinh trưởng nhưng ảnh hưởng tương tác của cả giống và thức ăn không rõ ràng. Bewketu và cs. (2018) đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung các mức thức ăn hỗn hợp từ 184; 368; 552 g cho dê địa phương Abergelle và dê lai (Abergelle x Barka). Kết quả cho thấy, nếu xét về di truyền thì mức tăng khối lượng của dê địa phương đạt 64,34 g/con/ngày, dê lai 74,37 g/con/ngày, sự sai khác giữa 2 giống dê không có ý nghĩa thống kê với (P>0,05). Về ảnh hưởng của mức bổ sung thức ăn đến sinh trưởng của dê, các tác giả cho rằng mức thức ăn có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng. Tuy nhiên, các tác giả cũng thấy rằng, không có ảnh hưởng tương tác giữa di


truyền và thức ăn đến sinh trưởng của dê. Kết quả này tương đồng với một số nghiên cứu của các tác giả như Asizua và cs. (2014); Dereje và cs. (2016); Alemu và cs., 2020...

3.3.2. Ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn bô sung đến năng suất thịt của dê Định Hóa

3.3.2.1 Kết quả mổ khảo sát năng suất thịt của dê thí nghiệm

Để đánh giá được ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn bổ sung đến năng suất thịt của dê thí nghiệm, chúng tôi đã tiến hành mổ khảo sát dê lúc 12 tháng tuổi, kết quả thu được trình bày qua bảng 3.18.



D2 (D1D2)



D1 (D1D1)




P


Chỉ tiêu







SEM



0

15

30

0

15

30


G

T

G x T

KL giết mổ (kg)

20,78b

22,25ab

24,00a

21,10b

23,00ab

24,78a

0,501

0,203

0,000

0,907

KL móc hàm (kg)

11,37c

12,47bc

13,82ab

11,63c

13,03abc

14,58a

0,406

0,173

0,000

0,860

Tỷ lệ móc hàm (%)

54,71b

55,99ab

57,54ab

55,09b

56,58ab

58,81a

0,601

0,184

0,000

0,781

KL thịt xẻ (kg)

9,28c

10,11bc

11,26ab

9,47c

10,58abc

11,97a

0,324

0,141

0,000

0,784

Tỷ lệ thịt xẻ (%)

44,65b

45,38b

46,92ab

44,84b

45,93ab

48,27a

0,531

0,159

0,000

0,611

KL thịt tinh (kg)

6,95c

7,59bc

8,51ab

7,10c

7,96abc

9,09a

0,233

0,102

0,000

0,721

Tỷ lệ thịt tinh (%)

33,46b

34,09b

35,45ab

33,61b

34,58ab

36,69a

0,462

0,148

0,000

0,556

KL xương (kg)

2,29a

2,48a

2,69a

2,31a

2,55a

2,80a

0,117

0,535

0,012

0,950

Tỷ lệ xương (%)

11,00a

11,10a

11,22a

10,95a

11,09a

11,25a

0,323

0,965

0,776

0,992

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 306 trang tài liệu này.

Đặc điểm sinh trưởng và mối tương quan đa hình gen POU1F1 với tính trạng sinh trưởng của dê địa phương Định Hóa - 14

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của kiểu gen POU1F1 và thức ăn bổ sung đến năng suất thịt của dê Định Hóa



Ghi chú:


Mỗi nghiệm thức có n = 4.

a,b,c Theo hàng ngang, các số trung bình mang mũ có chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,001.


Để khảo sát năng suất thịt, chúng tôi chọn những dê có khối lượng trung bình khi kết thúc thí nghiệm của mỗi nghiệm thức. Kết quả bảng 3.18 cho thấy, khối lượng khi giết mổ của dê Định Hóa ở các nghiệm thức dao động từ 20,78 đến 24,78 kg. Khối lượng đạt cao nhất ở nghiệm thức D130 (những cá thể dê có kiểu gen D1D1 và được ăn thức ăn bổ sung ở mức 30%), thấp nhất ở nghiệm thức D20 và D10 (dê mang kiểu gen D1D1, D1D2 và không được bổ sung thức ăn.

Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ thịt xẻ của dê ở nghiệm thức D130 cao nhất đạt 48,27%, tương đương với nghiệm thức D230 và D115 (lần lượt là 46,92 và 45,93%); tiếp đến là dê ở những nghiệm thức D215; D10 và D20 (lần lượt là 45,38; 44,84 và 44,65%). Sự khác biệt về tỷ lệ thịt xẻ của dê ở nghiệm thức D130 (dê mang kiểu gen D1D1 và bổ sung 30% thức ăn) so với nghiệm thức D10, D20 và D215 (dê mang D1D1 và D1D2 nhưng không bổ sung thức ăn và dê mang kiểu gen D1D2 có bổ sung 15% thức ăn) là có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Tỷ lệ thịt tinh cũng diễn biến tương tự. Dê ở nghiệm thức D130 có tỷ lệ thịt tinh cao nhất đạt 36,69%, tương đương với nghiệm thức D230 và D115 (lần lượt là 35,45 và 34,58%); tiếp đến là dê ở những nghiệm thức D215; D10 và D20 (lần lượt là 34,09; 33,61 và 33,46%). Sự khác biệt về tỷ lệ thịt tinh của dê ở nghiệm thức D130 so với nghiệm thức D10, D20 và D215 là có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Qua đó, chúng ta thấy rằng đối với dê mang kiểu gen D1D1 hay D1D2 nhưng được bổ sung thức ăn tinh ở mức 30% không những sinh trưởng nhanh, khối lượng khi kết thúc thí nghiệm cao mà còn có tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh cao hơn so với những dê không được bổ sung hoặc chỉ được bổ sung ở mức 15%. Ở đây chúng ta còn thấy, những dê mang kiểu gen D1D1 nhưng được bổ sung 15% thức ăn tinh (D115) cũng có các chỉ tiêu về năng suất thịt không chỉ tốt hơn so với những dê mang kiểu gen D1D1 nhưng không được bổ sung thức ăn (D10) mà còn tốt hơn những dê mang kiểu gen D1D2 được bổ sung 15% (D215) và không được bổ sung thức ăn (D20).


Một số nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố về tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ thịt tinh của dê. Bùi Khắc Hùng và cs. (2014) tiến hành đánh giá năng suất và chất lượng thịt của dê Cỏ, dê lai (1/4 Boer 1/4 BT 1/4 Cỏ) và dê lai (3/8 Boer 1/8 BT 1/2 Cỏ) ở giai đoạn 9 tháng tuổi, kết quả cho tỷ lệ thịt xẻ và thịt tinh ở dê Cỏ đạt 42,33% và 31,72%, ở dê lai (3/8 Boer 1/8 BT 1/2 Cỏ) và dê lai (1/4 Boer 1/4 BT 1/4 Cỏ) tương ứng đạt 45,80% và 36,07%; 45,17% và 35,36%.

Nghiên cứu của Alemu và cs. (2020) cũng cho thấy tỷ lệ thịt xẻ của dê giống Abergelle và dê lai (Abergelle x Barka) lần lượt là 41,3 và 40,4% (P≥0,05). Đồng thời, các tác giả này cũng cho thấy đối với các phương thức chăn nuôi khác nhau, tỷ lệ thịt xẻ khác nhau. Trong chăn nuôi thâm canh, tỷ lệ thịt xẻ là 47,10%, còn chăn thả tự do tỷ lệ thịt xẻ chỉ là 44,0%, sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê (P<0,01).

3.3.2.2 Ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn bổ sung đến năng suất thịt của dê Định Hóa

Bảng 3.19. Ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 và thức ăn bổ sung đến năng suất thịt của dê Định Hóa

Kiểu gen (G) Mức thức ăn (T) (%) P


D2

D1

0

15

30

G

T

G x T

KL móc hàm (kg)

12,55a

13,08a

11,50c

12,75b

14,20a

NS

***

NS

TL móc hàm (%)

56,08a

56,83a

54,90b

56,29b

58,17a

NS

***

NS

KL thịt xẻ (kg)

10,22a

10,67a

9,38c

10,34b

11,61a

NS

***

NS

TL thịt xẻ (%)

45,65a

46,35a

44,75b

45,65b

47,60a

NS

***

NS

KL thịt tinh (kg)

7,68a

8,05a

7,03c

7,78b

8,80a

NS

***

NS

TL thịt tinh (%)

34,33a

34,96a

33,54b

34,34b

36,07a

NS

***

NS

KL xương (kg)

2,49a

2,55a

2,30b

2,52ab

2,74a

NS

**

NS

TL xương (%)

11,09a

11,11a

10,97a

11,10a

11,23a

NS

NS

NS

Chỉ tiêu


Ghi chú: Mỗi nghiệm thức có n=12 ứng với mỗi kiểu gen; n= 8 ứng với mỗi mức bổ sung thức ăn.

a,b,c Theo hàng ngang, trong mỗi yếu tố, các số trung bình mang mũ có chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê.

NS: mức xác xuất không có ý nghĩa thống kê.

** P<0,01; *** P<0,001


Số liệu bảng 3.19 cho thấy kiểu gen của gen POU1F1 không ảnh hưởng đến tỷ lệ thịt xẻ (P>0,05), trong khi thức ăn tinh bổ sung có ảnh hưởng khá rõ rệt đến tỷ lệ thịt xẻ (P<0,001). Điều này chứng minh vai trò của thức ăn bổ sung trong việc nâng cao năng suất thịt xẻ của dê (tỷ lệ thịt xẻ tăng từ 44,75 đến 47,60% khi tăng mức thức ăn bổ sung từ 0 - 30%). Tuy nhiên, kết quả phân tích cũng cho thấy không có ảnh hưởng tương tác của cả kiểu gen và thức ăn bổ sung đến tỷ lệ thịt xẻ của dê Định Hóa (P>0,05). Hiện tại, chưa có kết quả nghiên cứu nào về ảnh hưởng của kiểu gen của gen POU1F1 đến tỷ lệ thịt xẻ của dê. Nhưng đã có một số nghiên cứu về ảnh hưởng của giống và di truyền đến tỷ lệ thịt xẻ của dê (Bùi Khắc Hùng và cs., 2014; Alemu và cs., 2020;). Những nghiên cứu này đều cho thấy, các giống dê khác nhau, hoặc là dê lai hai giống có tỷ lệ thịt xẻ khác nhau, nhưng sự sai khác phần lớn đều không có ý nghĩa thống kê. Bùi Khắc Hùng và cs. (2014) tiến hành đánh giá năng suất và chất lượng thịt của dê Cỏ, dê lai (1/4 Boer 1/4 BT 1/4 Cỏ) và dê lai (3/8 Boer 1/8 BT 1/2 Cỏ) ở giai đoạn 9 tháng tuổi, kết quả cho tỷ lệ thịt xẻ ở dê Cỏ đạt 42,33%, ở dê lai (3/8 Boer 1/8 BT 1/2 Cỏ) và dê lai (1/4 Boer 1/4 BT 1/4 Cỏ) tương ứng đạt 45,80% và 45,17%. Nghiên cứu của Alemu và cs. (2020) cũng cho thấy tỷ lệ thịt xẻ của dê giống Abergelle và dê lai (Abergelle x Barka) lần lượt là 41,3 và 40,4% (P≥0,05). Trong khi những nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh trong đó có thức ăn dinh dưỡng đều cho thấy có ảnh hưởng khá rõ đến tỷ lệ thịt xẻ của dê. Band và cs. (2019) đã cho biết, dê được nuôi bằng khẩu phần có mức năng lượng cao (12,70 MJ ME) có tỷ lệ thịt xẻ cao hơn mức năng lượng thấp (11,30 MJ ME) (47,10% so với 45,80% theo thứ tự mức năng lượng nêu trên, P<0,05). Seid và cs. (2012) nghiên cứu bổ sung thức ăn hỗn hợp ở mức thấp, trung bình và cao (150, 300 và 450 g/con/ngày) cho dê địa phương Arsi - Bale, kết quả cho thấy tỷ lệ thịt


xẻ của dê thí nghiệm tăng lên khi mức bổ sung thức ăn hỗn hợp tăng lên (tỷ lệ thịt xẻ tương ứng với mức thức ăn bổ sung trên lần lượt là 39,3; 41,6 và 42,9%, P<0,05). Tadesse và cs. (2016) đã nghiên cứu ảnh hưởng của di truyền và thức ăn bổ sung đến tỷ lệ thịt xẻ của dê Etiopia. Các tác giả sử dụng hai mức thức ăn tinh bổ sung theo tỷ lệ 1 và 1,5% khối lượng cơ thể cho ba giống dê Bati, dê Hararghe highland (HH) và dê Somali tai ngắn. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thịt xẻ tính theo khối lượng lúc mổ khảo sát của những dê được ăn thức ăn hỗn hợp ở mức 1,5% khối lượng cơ thể cao hơn so với mức 1,0% (tỷ lệ thịt xẻ lần lượt là 43,8 và 41,10%, P<0,05). Các tác giả cũng cho thấy, tỷ lệ thịt xẻ của dê giống HH cao hơn giống Bati và tương đương giống Somali tai ngắn, nhưng ảnh hưởng tương tác chung của cả giống và mức thức ăn khác nhau đến tỷ lệ thịt xẻ là không rõ rệt (P≥0,05).

Kết quả phân tích ở bảng 3.19 cũng cho thấy, kiểu gen không có mối liên kết với tỷ lệ thịt tinh của dê Định Hóa (P>0,05), trong khi yếu tố thức ăn bổ sung có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ thịt tinh của dê (P<0,001). Tuy nhiên, ảnh hưởng của cả kiểu gen và thức ăn bổ sung đến tỷ lệ thịt tinh là không rõ rệt (P>0,05). Điều này cho thấy, để nâng cao tỷ lệ thịt tinh của dê Định Hóa, cần tập trung nghiên cứu sử dụng các loại thức ăn. Kết quả này của chúng tôi khá tương đồng với một số nghiên cứu trong nước và trên thế giới. Rahman và cs. (2016) khi nghiên cứu bổ sung phế phụ phẩm của chế biến đậu tương và thức ăn viên hỗn hợp cho dê sau cai sữa trên nền thức ăn xanh là cỏ Napier. Kết quả thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ thịt tinh của dê được ăn khẩu phẩn bổ sung sản phẩm phụ của quá trình chế biến đậu tương là 70,20% (tính theo tỷ lệ thịt xẻ), cao hơn so với dê được ăn khẩu phần bổ sung thức ăn viên hỗn hợp (tỷ lệ thịt tinh là 59,2%) (P<0,05).

Xem tất cả 306 trang.

Ngày đăng: 19/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí