Đặc điểm nứt nẻ trong đá móng Granitoid mỏ hải sư đen trên cơ sở phân tích tổng hợp tài liệu địa vật lý giếng khoan và thuộc tính địa chấn - 20


Tây Nam (Hình 4.36). Theo đó có thể nhận định rằng phân vùng này có tiềm năng từ trung bình đến kém, không phải là đối tượng để đặt các giếng khoan thăm dò thẩm lượng trong tương lai.

Hình 4.36. Mặt cắt dọc từ mô hình độ rỗng Co-Kriging qua phân vùng 3 và phân vùng 4 cho thấy phân vùng 4 có độ rỗng kém, hệ thống nứt nẻ thưa thớt, rải rác.

Phân vùng 5

Hiện tại vẫn chưa có giếng khoan trong phân vùng này, diện tích khoảng 6km2, theo kết quả từ mô hình, phân vùng có độ rỗng từ 0.5-1.5%, hệ thống phân bố nứt nẻ khá dày đặc. Mặt cắt ngang tại phân vùng này cho thấy các hệ thống nứt nẻ chủ yếu theo hướng Đông Bắc- Tây Nam và Đông Tây. Nứt nẻ theo hướng Đông Tây trong phân vùng đã được chứng minh là hướng nứt nẻ mở cho dòng chính và đã được kiểm chứng thực tế theo kết quả giếng khoan HSD-5XP .Có thể nhận định đây là phân vùng giàu tiềm năng, có thể đặt các GK thăm dò thẩm lượng trong tương lai. (Hình 4.37)


Hình 4.37. Mặt cắt dọc từ mô hình độ rỗng Co-Kriging qua phân vùng 4 và phân vùng 5


Phân vùng 6

Nằm ở khu vực Đông Bắc cấu tạo mỏ Hải Sư Đen, diện tích khoảng 8km2, bao gồm giếng khoan HSD-2X, có độ rỗng từ 0.5-1%, hệ thống khe nứt chủ yếu theo phương Tây Bắc – Đông Nam và Đông – Tây. Kết quả minh giải FMI cho thấy đới nứt nẻ phân bố chủ yếu tại độ sâu 3650-4050mTVD.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Có thể nhận thấy, khu này này có độ rỗng rất kém, điều này đã được chứng minh bằng giếng khoan HSD-2X, giếng khoan này cho kết quả khô, không có dòng tự nhiên. Từ mô hình xây dựng được, có thể quan sát thấy giếng khoan HSD-2X gần như không khoan qua hệ thống đứt gãy hay đới nứt nẻ hay đứt gãy nào


Đặc điểm nứt nẻ trong đá móng Granitoid mỏ hải sư đen trên cơ sở phân tích tổng hợp tài liệu địa vật lý giếng khoan và thuộc tính địa chấn - 20

Hình 4.38. Mặt cắt dọc từ mô hình độ rỗng Co-Kriging qua phân vùng 4, 5 và 6



(Intensity

(Intensity

Hình 4.39. Kết quả minh giải FMI của giếng HSD-2X.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


KẾT LUẬN


1. Tham gia vào cấu trúc địa chất cấu tạo Hải Sư Đen bao gồm móng granitoid có tuổi Mz muộn và lớp phủ trầm tích Kz có tuổi từ Oligoxen đến Đệ Tứ. Đá móng granitoid bể Cửu Long nói chung hay khu vực mỏ Hải Sư Đen nói riêng được phân chia vào các phức hệ macma có tuổi từ Triat muộn đến Jura muộn-Kreta: (1) Phức hệ Hòn Khoai (183-208 triệu năm) tuổi Triat muộn; (2) Phức hệ Định Quán, phức hệ Đèo Cả và phức hệ Ankroet (Cà Ná) (90-155 triệu năm) tuổi Jura muộn-Kreta muộn. Thành phần thạch học của đá móng mỏ Hải Sư Đen bao gồm đá granodiorite, granite, monzogranite.

2. Tài liệu địa chấn ba chiều kết hợp với tài liệu ĐVLGK tại khu vực nghiên cứu không những cho phép phát hiện và khoanh định những đới có nứt nẻ cao mà còn có khả năng dự đoán đặc điểm của các hệ thống nứt nẻ như góc cắm, phương vị và những khu vực giao của các hệ thống nứt nẻ khác nhau. Nhằm khai thác có hiệu quả những tài liệu sẵn có, NCS đã tiến hành phân tích 9 thuộc tính khác nhau có liên quan đến nứt nẻ. Các thuộc tính địa chấn (Reflection Intensity, Gradient magnitude và Sweetness) trên cube địa chấn kháng trở âm học tương đối (Relative Acoustic Impedance) chứa nhiều thông tin về sự tồn tại của các đới nứt nẻ và cho phép khoanh định các đới nứt nẻ đó, trong khi các thuộc tính khác như Ant Tracking cho phép dự đoán khá chi tiết đặc điểm các đới nứt nẻ như góc cắm, phương vị và những khu vực giao cắt của các hệ thống nứt nẻ khác nhau. Tổ hợp ba thuộc tính Reflection Intensity, Gradient magnitude và Sweetness đã được đánh giá là tối ưu để xây dựng mô hình độ rỗng nứt nẻ ban đầu bằng phương pháp ANN.

3. Mô hình độ rỗng nứt nẻ xây dựng được cho móng mỏ Hải Sư Đen đã được kiểm chứng và đánh giá là có độ chính xác và tin cậy cao trên cơ sở của sự trùng khớp khá tốt không chỉ độ rỗng nứt nẻ mà còn là khả năng cho dòng của các giếng đã khoan tại các vị trí khác nhau của mỏ. Hệ số liên kết giữa độ rỗng từ giếng khoan và độ rỗng từ mô hình đạt


khoảng 80%. Phương pháp xây dựng mô hình độ rỗng nứt nẻ cho đá chứa móng bằng phương pháp ANN và Co-Kriging trên cơ sở tổ hợp có trọng số các thuộc tính địa chấn, kết quả minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan và các tài liệu địa chất – kiến tạo đã có trong khu vực nghiên cứu đã được chứng minh là có hiệu quả trong móng mỏ Hải Sư Đen

4. Trên cơ sở phân tích các đặc điểm của mô hình độ rỗng xây dựng được, móng mỏ Hải Sư Đen có thể được chia thành 06 phân vùng với các đặc điểm nứt nẻ khác nhau. Trong đó phân vùng 3, 5 và 6 được đánh giá là có triển vọng cao, độ rỗng trong khoảng từ 1-3%, còn nhiều diện tích chưa có giếng khoan.


KIẾN NGHỊ


Phương pháp xây dựng mô hình độ rỗng nứt nẻ trong móng đã được trình bày (phương pháp kết hợp mạng nhân tạo ANN với Co-Kriging) đã xây dựng được mô hình độ rỗng khá tốt cho móng của mỏ Hải Sư Đen. Vì vậy, phương pháp này nên được nghiên cứu tiếp tục và áp dụng cho các mỏ khác ở bể Cửu Long và các khu vực khác có các điều kiện địa chất dầu khí tương tự.

Kết quả nghiên cứu và xây dựng mô hình độ rỗng cho thấy ở khu vực mỏ Hải Sư Đen còn tồn tại hai phân vùng tiềm năng (phân vùng 5 và phân vùng 6) có độ rỗng thứ sinh từ 1- 3%, đề nghị cần lưu ý trong chương trình phát triển mỏ và thẩm lượng tiếp theo.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA NCS

1. Nguyen Anh Duc, Nguyen Huy Ngoc, Nguyen Lam Anh (2014). Porosity model building for fractured basement reservoir by integration of seismic and well data in Hai Su Den field, Cuu Long basin. Petrovietnam Journal number 06, p.11-19

2. Nguyễn Anh Đức (2014). Đặc điểm đá móng nứt nẻ trước đệ tam mỏ Hải Sư Đen, bồn trũng Cửu Long. Tạp chí Dầu Khí số 05, tr.15-22

3. Nguyen Huy Ngoc, Sahalan B.Aziz, Nguyen Anh Duc (2014), The application of seismic attributes for reservoir characterization in Pre-Tertiary fractured basement, VietNam- Malaysia offshore. Interpretation – A journal of subsurface characterization – A jont publication of SEG and AAPG , Vol.2, No.1, p.SA57-SA66

4. Trần Khắc Tân, Cù Minh Hoàng, Nguyễn Anh Đức và nnk (2011), Môi trường trầm tích và sự thay đổi độ rỗng của các thể cát chứa dầu khí, hệ tầng Trà Cú, tập F, tuổi Eoxen- Oligoxen, bồn trũng Cửu Long. Tạp chí dầu khí số 8, tr.13-20

5. Cù Minh Hoàng, Nguyễn Anh Đức và nnk (2010), Dự đoán phân bố đá chứa và khả năng chắn của trầm tích Oligoxen rìa Bắc Lô 15.1 – Bể Cửu Long bằng tổ hợp tài liệu địa vật lý, địa chất. Tuyển tập báo cáo Hội nghị KHCN quốc tế “Dầu khí Việt Nam 2010 tăng tốc phát triển”, tr.331-340

6. Nguyễn Văn Phơn, Nguyễn Anh Đức (2009) Một tiệm cận mới mô hình thấm chứa của đá móng nứt nẻ. Tạp chí Dầu Khí – Số 2, tr.14-25

7. Trần Khắc Tân, Nguyễn Anh Đức, Cù Minh Hoàng và nnk (2009), Kết quả nghiên cứu môi trường trầm tích lục nguyên bồn trũng Cửu Long. Báo cáo khoa học tham dự hội nghị khoa học Đại Học Bách Khoa thanh phố Hồ Chí Minh.

8. Nguyen Anh Duc, Nguyen Van Phon (2009), A new approach to the saturated-permeable model of fractured basement rock, Petrovietnam journal, Volume 6/2009, p.21-26.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt


1. Đỗ Bạt (2000), Địa tầng và quá trình phát triển trầm tích Đệ Tam, thềm lục địa Việt Nam, Tuyển tập hội nghị khoa học công nghệ - Ngành dầu khí Việt Nam trước thềm thế kỷ 21, Tổng Công Ty Dầu Khí Việt Nam, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, tr. 92-99.

2. Đỗ Bạt, Nguyễn Địch Dỹ, Phan Huy Quynh, Phạm Hồng Quế, Nguyễn Quý Hùng, Đỗ Việt Hiếu (2007), Địa tầng các bể trầm tích Kainozoi Việt Nam, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 141-181.

3. Huỳnh Trung, Trần Đại Thắng và nnk (2004), Các thành tạo magma xâm nhập phần phía nam Việt Nam (từ Quảng Trị trở vào). Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực các khoa học về trái đất phục vụ phát triển bền vững kinh tế-xã hội khu vực Nam Bộ. Hội đồng ngành các khoa học về trái đất. Trường ĐHKHTN, ĐHQG Tp.HCM, tr.15-18

4. Lê Hải An, Nguyễn Thị Minh Hồng, Hà Quang Mẫn, Đặng Thị Ngọc Thủy (2007), Xây dựng mô hình mạng nơ-ron theo tài liệu địa vật lý giếng khoan để tính toán độ rỗng và độ thấm. Tạp chí Dầu khí, Số7, trang 47-53.

5. Lê Văn Cự, Hoàng Ngọc Đang, Trần Văn Trị (2007), Cơ chế hình thành và các kiểu bể trầm tích Kainozoi Việt Nam, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 111-140.

6. Ngô Thường San, Cù Minh Hoàng (2008), Đặc tính tầng chứa nứt nẻ và mối quan hệ với khả năng di chuyển dầu (Trường hợp – Tầng chứa móng mỏ Bạch Hổ - Nam Việt Nam),Tạp chí Dầu Khí Số 2/2008, tr.14-20

7. Ngô Thường San, Cù Minh Hoàng (2009), Kiến tạo Mezo-Kainozoi và sự hình thành tầng chứa mónng nứt nẻ bể Cửu Long. Tạp chí Dầu Khí số 3/2009, trang 15-26.

8. Ngô Thường San, Lê Văn Trương, Cù Minh Hoàng, Trần Văn Trị (2007), Kiến tạo Việt Nam trong khung cấu trúc Đông Nam Á – Tuyển tập Địa chất và Tài nguyên dầu khí Việt Nam NXB KHKT, Hà nội, tr. 111-140


9. Nguyễn Anh Đức (2014). Đặc điểm đá móng nứt nẻ trước đệ tam mỏ Hải Sư Đen, bồn trũng Cửu Long. Tạp chí Dầu Khí số 05/2014, trang 15-22.

10. Nguyễn Hiệp (2007), Địa Chất và Tài Nguyên Dầu Khí Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật, tr.141-181

11. Nguyễn Huy Ngọc (2012), Bài giảng ”Seismic In Study Basement”, TP.HCM.

12. Nguyễn Tiến Long, Sung Jin Chang (2000), Địa chất khu vực và lịch sử phát triển địa chất bể Cửu Long, Tuyển tập báo cáo hội nghị khoa học công nghệ 2000- Ngành dầu khí Việt Nam trước thềm thế kỷ 21, Tổng Công Ty Dầu Khí Việt Nam, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, tr. 436-453.

13. Nguyễn Văn Phơn (2004), Giáo trình Địa Vật Lý Giếng Khoan, NXB Giao thông vận tải Hà Nội, 300 trang.

14. Nguyễn Văn Phơn (2004), Quá trình hình thành và khả năng thẩm chứa của đá móng nứt nẻ ở bồn trũng Cửu Long. Tạp chí Dầu Khí Số 8/2004, tr.6-12

15. Nguyễn Văn Phơn (2005), Đá chứa trong móng nứt nẻ ở bồn trũng Cửu Long – Những điều cần quan tâm khi xây dựng mô hình. Tạp chí Dầu Khí Số 8/2005, tr.1-6

16. Nguyễn Văn Phơn, Nguyễn Anh Đức (2009) Một tiệm cận mới mô hình thấm chứa của đá móng nứt nẻ. Tạp chí Dầu Khí Số 2/2009, trang 14-25.

17. PetroVietNam (2007), Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Tr.265-300

18. Phạm Anh Tuấn (2001), Đặc điểm các tính chất vật lý di dưỡng và thủy động lực của các đá chứa phức tạp và điều kiện mô hình hóa áp suất và nhiệt độ vỉa, Luận Án Tiến Sĩ, Trường ĐH Mỏ Địa chất Hà Nội.

19. Phan Trung Điền, Ngô Thường San, Phạm Văn Tiềm (2000), Một số biến cố địa chất Mesozoi muộn – Kainozoi và hệ thống dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam, Tuyển tập Hội nghị Khoa học Công nghệ 2000 – Ngành dầu khí Việt Nam trước thềm thế kỷ 21, Tổng Công Ty Dầu Khí Việt Nam, Nxb. Thanh niên, Hà Nội, tr.131-150.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022