So Sánh Độ Rỗng Từ Các Phương Pháp Ann Và Co-Kriging Với Độ Rỗng Từ Giếng Khoan Vd-2X


So sánh kết quả độ rỗng từ mô hình với 02 giếng khoan Blind test VD-2X và HSD-5XP




Hình 4.25. So sánh độ rỗng từ các phương pháp ANN và Co-Kriging với độ rỗng từ giếng khoan VD-2X




Hình 4.26. So sánh độ rỗng từ các phương pháp ANN và Co-Kriging với độ rỗng từ giếng khoan HSD-5XP

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.


4.4. Đánh giá đặc điểm và phân vùng khu vực nứt nẻ mỏ Hải Sư Đen

Đặc điểm nứt nẻ trong đá móng Granitoid mỏ hải sư đen trên cơ sở phân tích tổng hợp tài liệu địa vật lý giếng khoan và thuộc tính địa chấn - 19

Dựa trên kết quả xây dựng mô hình độ rỗng nứt nẻ bằng phương pháp mạng nơ- ron nhân tạo ANN kết hợp với thuật toán Co-Kriging, móng granitoid nứt nẻ mỏ Hải Sư Đen được chia thành 6 phân vùng riêng biệt với các đặc điểm độ rỗng và khả năng tồn tại nứt nẻ khác nhau, được đánh số từ 1 đến 6. Dựa vào các mặt ngang và các mặt cắt dọc (hình 4.28-4.31), có thể nhận thấy các phân vùng được chia có các đặc điểm về nứt nẻ tương đối rõ rệt. Cụ thể phân chia 06 phân vùng được trình bày như sau (hình 4.27):

Hình 4.27. Sơ đồ phân chia các phân vùng các đặc điểm nứt nẻ khác nhau trong móng mỏ Hải Sư Đen.


Hình 4.28: Mặt cắt dọc qua 06 phân vùng


Hình 4.29: Mặt cắt dọc qua phân vùng 2,3 và 4


Hình 4.30: Mặt cắt dọc qua phân vùng 1,2 và 3


Hình 4.31: Mặt cắt dọc qua phân vùng 2,3 và 5


Phân vùng 1

Nằm ở khu vực phía Tây Nam cấu tạo Hải Sư Đen. Phân vùng có diện tích trong khoảng 8 km2. Độ rỗng theo mô hình được xác định trong khoảng từ 1-2.5%. Dựa theo kết quả phân tích FMI, hệ thống khe nứt chủ yếu phân bố theo phương Tây Bắc – Đông Nam. Có thể nhận định, phân vùng này có độ rỗng tốt, điều này đã được chứng minh bằng kết quả giếng khoan HSD-4X (thử DST cho kết quả dòng chính 1500 BOPD) (Hình 4.32)

Hình 4.32. Mặt cắt dọc theo giếng khoan HSD-4X từ mô hình độ rỗng Co-Kriging tại phân vùng 1và kết quả minh giải FMI cho thấy hệ thống khe nứt chủ yếu phân bố theo phương Tây Bắc – Đông Nam.

Phân vùng 2

Nằm ở phía trung tâm cấu tạo mỏ Hải Sư Đen, bao gồm các giếng khoan HSD- 1X, HSD-5XP và VD-1X. Phân vùng này có diện tích tương đối lớn, khoảng 13 km2. Phân vùng 2 có độ rỗng dao động từ 1-3%, hệ thống khe nứt phân bố chủ yếu theo phương Đông – Tây. Theo các nghiên cứu hiện có trong phân vùng, hệ thống nứt nẻ theo phương Đông- Tây là phương cho dòng chính trong mỏ Hải Sư Đen. Theo kết quả minh


giải FMI cho thấy đới nứt nẻ phân bố chủ yếu tại độ sâu 3200-3300mTVD và 3500- 3600mTVD. Có thể nhận định, phân vùng 2 này có độ rỗng tốt, giàu tiềm năng và đã được chứng minh bằng kết quả thử DST của 2 giếng khoan HSD-1X (DST#1 cho kết quả dòng chính 2552 BOPD, DST#1A cho kết quả dòng chính 4254 BOPD) và HSD-5XP (DST cho kết quả dòng chính 1440 BOPD). (Hình 4.33 - 4.34)

(Intensity

(Intensity

Hình 4.33. Mặt cắt dọc theo giếng khoan HSD-1X và HSD-5XP từ mô hình độ rỗng Co- Kriging tại phân vùng 2 và kết quả minh giải FMI cho thấy hệ thống khe nứt chủ yếu phân bố theo phương Đông Tây


.

Hình 4.34. Kết quả minh giải FMI của giếng HSD-5XP.


Phân vùng 3

Phân vùng 3 nằm ở khu vực trung tâm cấu tạo mỏ Hải Sư Đen, phân vùng có phương kéo dài theo phương Tây Bắc-Đông Nam và có diện tích khoảng 17km2. Phía Bắc của phân vùng này đã có giếng khoan VD-2X, kết quả biểu hiện dầu khí tốt nhưng không cho dòng, có thể sơ bộ nhận định giếng khoan khoan thẳng đứng nên không khoan qua nhiều đối tượng và khoan vào hệ thống nứt nẻ kín, không có tính liên thông.

Theo kết quả từ mô hình, phân vùng 3 có độ rỗng tốt, trong khoảng từ 1-2%, hệ thống nứt nẻ phân bố khá dày đặc. Mặt cắt ngang tại phân vùng này cho thấy các hệ thống nứt nẻ chủ yếu theo hướng Đông Bắc- Tây Nam. Ngoài ra trong phân vùng 3 còn tồn tại một số nứt nẻ theo hướng Đông Tây kéo dài từ phân vùng 2 sang. Có thể nhận định rằng, phân vùng 3 này là phân vùng tiềm năng. (Hình 4.35)


Hình 4.35. Mặt cắt dọc theo giếng khoan HSD-1X và VD-2X từ mô hình độ rỗng Co- Kriging tại phân vùng 3

Phân vùng 4

Phân vùng này hiện tại vẫn chưa có giếng khoan, diện tích khoảng 8km2, theo kết quả từ mô hình, độ rỗng tại phân vùng này tương đối thấp, chỉ từ 0-0.5%. hệ thống nứt nẻ thưa thớt đến hầu như không tồn tại, chủ yếu tập trung tại phần rìa giáp với phân vùng 2. Trên mặt cắt ngang có thể thấy sự hiện diện một số đới nứt nẻ theo phương Đông Bắc –

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí