Phân Loại Bệnh Nhân Theo Đặc Điểm Sử Dụng Insulin

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌

2.1. Đối tượng nghiên cứu‌

Bệnh nhân phù hoàng điểm do đái tháo đường đến khám tại Bệnh viện Mắt Trung ương.

Thời gian: từ tháng 1/2022 đến tháng 5/2022.

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

Những bệnh nhân đã chẩn đoán xác định phù hoàng điểm do đái tháo đường dựa trên tiêu chuẩn lâm sàng từ nghiên cứu ETDRS và tiêu chuẩn OCT, bệnh nhân chưa điều trị phù hoàng điểm trước đây.

*. Chẩn đoán phù hoàng điểm do đái tháo đường trên lâm sàng theo nghiên cứu ETDRS khi có một trong 3 đặc điểm sau: [9]

(1) Phù dày hoàng điểm trong vòng 500µm từ trung tâm.

(2) Phù hoàng điểm kèm theo xuất tiết cứng trong diện 500µm từ trung tâm.

(3) Có vùng phù dày võng mạc có đường kính từ một đường kính đĩa thị trở lên trong diện hoàng điểm.

*. Tiêu chuẩn chẩn đoán phù hoàng điểm trên OCT: Chiều dày võng mạc hố trung tâm > 250µm.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

- Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý vùng hoàng điểm như viêm nhiễm, bệnh lý hoàng điểm bẩm sinh, thoái hóa hoàng điểm tuổi già.

- Bệnh nhân phù hoàng điểm do đái tháo đường nhưng có kèm theo đục môi trường trong suốt như sẹo mờ giác mạc, xuất huyết dịch kính, đục thể thủy tinh độ III không chụp được OCT.

- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu‌

2.2.1. Thời gian: từ tháng 1/2022 đến tháng 5/2022.

2.2.2. Địa điểm: Bệnh viện Mắt Trung ương.

2.3. Phương pháp nghiên cứu‌

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.3.2. Cỡ mẫu và kĩ thuật chọn mẫu

Công thức tính cỡ mẫu:


z

2

n = 1

P(1P)

d 2

2

Trong đó:

n : cỡ mẫu

P : thống kê của WHO tỷ lệ bệnh nhân bị phù hoàng điểm do ĐTĐ dao động trong khoảng từ 3% đến 28% tùy thuộc vào thời gian mắc trong số bệnh nhân bị ĐTĐ.

: mức ý nghĩa thống kê, chọn bằng 0,05

d : sai số của tỷ lệ so với nghiên cứu trước, chọn 10%

Ta tính được cỡ mẫu tối thiểu là n = 31,36. Chọn cỡ mẫu là 32 bệnh nhân.

Phương pháp chọn mẫu: Chọn tất cả bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu và đồng ý tham gia nghiên cứu đến khi đủ cỡ mẫu tối thiểu là 32 bệnh nhân.

2.4. Các bước nghiên cứu‌

2.4.1. Phương tiện nghiên cứu

- Mẫu bệnh án nghiên cứu

- Bảng đo thị lực Snellen

- Nhãn áp kế Maklakov

- Sinh hiển vi khám bệnh, kính Volk

- Máy chụp OCT: Cirrus HD-OCT 5000

Hình 2 1 Máy Cirrus HD OCT 5000 Nguồn ảnh www euromed com 2 4 2 Quy trình nghiên cứu 2 4 1

Hình 2. 1: Máy Cirrus HD-OCT 5000 (Nguồn ảnh: www.euromed.com)

2.4.2. Quy trình nghiên cứu

2.4.2.1. Hỏi các thông tin nghiên cứu

- Tuổi, giới

- Nghề nghiệp, trình độ học vấn, nơi cư trú

- Týp đái tháo đường, thời gian mắc đái tháo đường

- Tiền sử bệnh lý (THA, bệnh lý tim mạch, rối loạn mỡ máu)

- Tiền sử sử dụng insulin trong điều trị ĐTĐ

2.4.2.2. Khám mắt

- Đánh giá thị lực theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới WHO.

- Đo nhãn áp bằng nhãn áp kế Maklakov.

- Khám bán phần trước: đánh giá tình trạng giác mạc, mống mắt, thể thủy tinh.

- Khám đánh giá tổn thương bán phần sau: dịch kính, võng mạc.

- Chụp OCT vùng hoàng điểm

2.5. Các chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn‌

2.5.1. Các chỉ số về đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu

- Tuổi: chia thành các nhóm tuổi: 50 tuổi; 50-60 tuổi; 60 tuổi

- Giới: nam, nữ

- Trình độ học vấn: chia thành các nhóm: chưa tốt nghiệp cấp 3; tốt nghiệp cấp 3; Đại học/ Cao đẳng.

- Thời gian mắc ĐTĐ: chia thành 4 nhóm: < 5 năm; 5-10 năm; 10- 20 năm; 20-30 năm.

- Đặc điểm sử dụng insulin: chia thành 2 nhóm: có sử dụng và không sử dụng.

- Huyết áp: chia thành 2 nhóm: huyết áp bình thường và huyết áp

cao.

Bảng 2. 1: Bảng phân độ huyết áp theo NICE 2019[10]

Phân độ huyết áp

HA tâm thu

(mmHg)


HA tâm trương

(mmHg)

Huyết áp bình thường

< 139

và/hoặc

< 89

Tăng huyết áp

140

và/hoặc

90

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.


2.5.2. Các chỉ số lâm sàng

- Thị lực: Thị lực được ghi nhận tại thời điểm khám, được đánh giá bằng bảng thị lực Snellen. Sử dụng phân loại thị lực theo mức độ của ICD-9

Bảng 2. 2: Bảng phân loại mức độ giảm thị lực

Mức độ giảm thị lực

Mức thị lực

Bình thường

20/30

Giảm thị lực nhẹ

Từ 20/60 đến dưới 20/30

Giảm thị lực vừa

Từ 20/200 đến dưới 20/60

Giảm thị lực nặng

Từ ĐNT 3m (20/400) đến dưới 20/200

Mù lòa mức độ 1

Từ ĐNT 1m đến dưới ĐNT 3m

Mù lòa mức độ 2

Dưới ĐNT 1m (20/1200)

Mù hoàn toàn

Sáng tối âm tính


- Triệu chứng cơ năng phù hoàng điểm: nhìn mờ, ám điểm, méo hình, rối loạn màu sắc.

2.5.3. Các chỉ số cận lâm sàng

- Mức đường huyết: chia thành 2 nhóm 7 mmol/l và > 7 mmol/l.

- Hình thái phù hoàng điểm: phù khu trú, phù dạng nang, phù hỗn

hợp.

- Tổn thương võng mạc trên ảnh màu đáy mắt: vi phình mạch, xuất

tiết cứng, xuất tiết mềm, xuất huyết, tân mạch võng mạc.

2.5.4. Một số yếu tố liên quan đến tổn thương hoàng điểm ĐTĐ

- Liên quan với trình độ văn hóa.

- Liên quan với thời gian mắc ĐTĐ.

- Liên quan với mức đường huyết.

- Liên quan với sử dụng insulin.

- Liên quan với tình trạng huyết áp.

2.6. Xử lý và phân tích số liệu‌

- Các số liệu được nhập vào phần mềm Microsoft Excel 2010, sau đó được xử lý và phân tích số liệu theo phần mềm IBM SPSS statistic 20.

- Sử dụng thuật toán thống kê: Kiểm định T-test, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

2.7. Đạo đức nghiên cứu‌

- Đây là một nghiên cứu mô tả hồi cứu cắt ngang, không có bất cứ can thiệp nào vào đối tượng nghiên cứu.

- Mọi thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu được giữ kín. Các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác.

- Nguyên tắc đạo đức của Helsinki và ICH được áp dụng.

- Kết quả nghiên cứu đảm bảo tính khoa học, tin cậy, chính xác.

2.8. Những hạn chế của nghiên cứu‌

- Nghiên cứu được thực hiện trên đối trượng bệnh nhân lớn tuổi có bệnh lý nền, bệnh nhân thường được theo dõi và quản lý tại các Bệnh viện tuyến tỉnh nên số lượng bệnh nhân đến khám còn hạn chế.

- Do đại dịch COVID-19 nên ảnh hưởng đến số lượng bệnh nhân đến khám ít hơn so với cùng kì các năm trước đó. Hơn nữa do thời gian nghiên cứu ngắn nên chúng tôi chỉ chọn được đủ số lượng mắt tối thiểu theo cỡ mẫu nghiên cứu.

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU‌

Trong thời gian từ tháng 1/2022 - 5/2022, nghiên cứu trên 50 mắt của 32 bệnh nhân đến khám và điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường tại Bệnh viện Mắt Trung ương, thu được kết quả nghiên cứu như sau:

3.1. Kết quả về đặc điểm nhóm nghiên cứu‌

- Phân bố bệnh nhân theo giới tính:


Biểu đồ 3 1 Phân bố bệnh nhân theo giới tính Nghiên cứu trên 50 mắt ở 32 2

Biểu đồ 3. 1: Phân bố bệnh nhân theo giới tính


Nghiên cứu trên 50 mắt, ở 32 bệnh nhân, gồm 14 bệnh nhân nam (43,8%) và 18 bệnh nhân nữ (56,2%).

- Phân bố bệnh nhân theo tuổi:

Tuổi của bệnh nhân được tính tại thời điểm khám bệnh. Tuổi trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 57,3±9,37 tuổi (Tuổi thấp nhất là 31, tuổi cao nhất là 74).

Bảng 3. 1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi

50 tuổi

50-60 tuổi

60 tuổi

Tổng

n

6

13

13

32

Tỷ lệ (%)

18,8

40,6

40,6

100


Nhận xét: Nhóm bệnh nhân 50-60 tuổi và trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao (đều 40,6%), nhóm bệnh nhân dưới 50 tuổi chiếm tỷ lệ nhỏ (18,8%).

- Trình độ học vấn:

Bảng 3. 2: Phân bố bệnh nhân theo trình độ học vấn

Trình độ học vấn

Chưa tốt

nghiệp cấp 3

Tốt nghiệp cấp 3

Đại học/ Cao đẳng

Tổng

n

18

5

9

32

Tỷ lệ

56,3

15,6

28,1

100


Nhận xét: Trong số 32 bệnh nhân nghiên cứu, nhóm bệnh nhân chưa tốt nghiệp cấp 3 chiếm tỷ lệ cao nhất; sau đó lần luợt là nhóm bệnh nhân đã tốt nghiệp Đại học/ Cao đẳng 28,1% và nhóm tốt nghiệp cấp 3 chiếm 15,6%.

- Thời gian mắc ĐTĐ:

Bảng 3. 3: Phân loại bệnh nhân theo thời gian mắc ĐTĐ

Thời gian phát hiện

ĐTĐ

< 5 năm

5-10 năm

10-20

năm

20-30

năm

Tổng

n

7

9

13

3

32

Tỷ lệ (%)

21,9

28,1

40,6

9,4

100


Nhận xét: Nhóm bệnh nhân mắc ĐTĐ 10-20 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (40,6%), nhóm mắc ĐTĐ 5-10 năm chiếm 28,1%, nhóm mắc ĐTĐ dưới 5 năm chiếm 21,9% và nhóm mắc 20-30 năm chiếm 9,4%.

- Mức đường máu

Bảng 3. 4: Phân loại bệnh nhân theo mức đường huyết

Mức đường huyết


< 7 mmol/l


> 7 mmol/l


Tổng

n

11

21

32

Tỷ lệ (%)

34,4

65,6

100


Nhận xét: Đánh giá mức đường huyết của bệnh nhân tại thời điểm khám thấy 21 bệnh nhân có đường huyết > 7mmol/l chiếm 65,6%; số bệnh nhân có đường huyết < 7mmol/l chiếm 34,4%.

- Đặc điểm sử dụng insulin:

Bảng 3. 5: Phân loại bệnh nhân theo đặc điểm sử dụng insulin

Insulin

Có sử dụng

Không sử dụng

Tổng

n

23

9

32

Tỷ lệ (%)

71,9

28,1

100


Nhận xét: Trong 32 bệnh nhân nghiên cứu có 23 bệnh nhân (71,9%) đang sử dụng insulin điều trị ĐTĐ, 9 bệnh nhân (28,1%) không sử dụng insulin mà chỉ sử dụng thuốc viên để điều trị ĐTĐ.

- Huyết áp

Bảng 3. 6: Phân loại bệnh nhân theo mức huyết áp

Mức huyết áp

Cao

Bình thường

Tổng

n

12

20

32

Tỷ lệ (%)

37,5

62,5

100


Nhận xét: Trong 32 bệnh nhân nghiên cứu có 20 bệnh nhân huyết áp bình thường (62,5%) và 12 bệnh nhân huyết áp cao (37,5%).

Xem tất cả 66 trang.

Ngày đăng: 07/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí