Đặc điểm lâm sàng và phim OCT của bệnh nhân phù hoàng điểm do đái tháo đường tại Bệnh viện Mắt trung ương - 7

nghĩa thống kê. Điều này được các tác giả lí giải do đường huyết là chỉ số không hằng định, bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn và trạng thái nhịn ăn trước khi xét nghiệm. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ số đường huyết được ghi nhân tại thời điểm khám, có thể đã được người bệnh kiểm soát bằng thuốc, do đó không phản ánh chính xác tình trạng tăng đường huyết mạn tính.

4.3.4. Liên quan giữa phù hoàng điểm với đặc điểm sử dụng insulin.

Insulin có vai trò quan trọng trong kiểm soát đường máu ở bệnh nhân ĐTĐ. Zapata và cộng sự [21] thấy rằng người bệnh ĐTĐ týp II được điều trị insulin đã tăng độ dày hoàng điểm. Cơ chế bệnh học có thể do tăng sự biểu hiện của yếu tố tăng sinh nội mô mạch máu VEGF (Vascular Endothelial Growth Factor) hoặc hiệu quả hoạt hóa mạch của insulin và sự cải thiện đột ngột trong kiểm soát đường máu làm tổn thương thêm hàng rào máu-võng mạc vốn đã tổn thương từ trước. Do đó, sử dụng insulin quan trọng trong điều trị ĐTĐ tuy nhiên cần cân nhắc tác dụng phụ lên mắt và vai trò tiềm ẩn trong phù hoàng điểm ĐTĐ.

Trong những bệnh nhân nghiên cứu, nhóm sử dụng insulin điều trị ĐTĐ có 52,2% phù hoàng điểm 2 mắt và 47,8% phù hoàng điểm 1 mắt. Nhóm không sử dụng insulin có 66,7% phù hoàng điểm 2 mắt và 33,3% phù hoàng điểm 1 mắt. Mối liên quan giữa số mắt tổn thương hoàng điểm và đặc điểm sử dụng insulin không có ý nghĩa thống kê với p = 0,126 (>0,05).

Nhóm bệnh nhân sử dụng insulin điều trị ĐTĐ có độ dày VMTT trung bình là 363,54 μm; nhóm bệnh nhân không sử dụng insulin điều trị ĐTĐ có độ dày VMTT trung bình là 460,13 μm. Độ dày VMTT của bệnh nhân có liên quan với đặc điểm sử dụng insulin, p = 0,008 (<0,05).

Nhiều nghiên cứu trên Thế giới như Zapata (2010)[21], Matsuda (2015)[25], Jingxue Ma (2015)[20], Durgul Acan (2018)[8] đều chỉ ra sử dụng insulin là yếu tố nguy cơ của phù hoàng điểm do đái tháo đường. Sự mâu thuẫn này có thể được giải thích bởi số lượng bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi còn ít. Mặt khác, trong số những bệnh nhân không sử dụng insulin, có nhiều bệnh nhân mức đường huyết cao, thời

gian mắc ĐTĐ dài, đó cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng phù hoàng điểm và độ dày VMTT của bệnh nhân.

4.3.5. Liên quan giữa phù hoàng điểm với huyết áp

Hầu hết các nghiên cứu đã chứng minh sự kết hợp giữa huyết áp và bệnh võng mạc nói chung, phù hoàng điểm nói riêng. Mối liên quan nguyên nhân giữa tăng huyết áo và bệnh võng mạc đái tháo đường được gợi ý bởi các kết quả của UKPDS [13] (Công trình nghiên cứu dự đoán bệnh đái tháo đường của Anh), trong nhóm kiểm soát chặt huyết áp thì giảm 34% nguy cơ tiến triển của bệnh võng mạc và giảm 47% giảm thị lực mức độ vừa. Việc giảm mỗi 10mmHg huyết áp trung bình có khả năng giảm 10-15% nguy cơ các biến chứng vi mạch.

Nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có tỷ lệ phù hoàng điểm 1 mắt và 2 mắt bằng nhau. Nhóm bệnh nhân huyết áp cao có 60% phù hoàng điểm 2 mắt và 40% phù hoàng điểm 1 mắt. Mối liên quan giữa số mắt tổn thương hoàng điểm và huyết áp của bệnh nhân không có ý nghĩa thống kê với p = 0,499 (>0,05).

Độ dày VMTT trung bình của nhóm bệnh nhân tăng huyết áp (436,05 μm) cao hơn nhiều so với độ dày VMTT trung bình của nhóm bệnh nhân huyết áp bình thường (368,03 μm). Tăng huyết áp có ảnh hưởng đến độ dày VMTT của bệnh nhân với p = 0,054 (xấp xỉ 0,05)

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với tác giả Mingui K. và cộng sự [33] khi tiến hành nghiên cứu mối liên quan giữa tăng huyết áp với phù hoàng điểm trên 827 bệnh nhân đái tháo đường. Tác giả này nhận thấy nhóm bệnh nhân cao huyết áp có tỷ lệ phù hoàng điểm cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm huyết áp bình thường. Tác giả khuyến cáo cần quan tâm chẩn đoán và điều trị cao huyết áp trên những bệnh nhân phù hoàng điểm do đái tháo đường, dù chỉ ở mức độ tối thiểu.


KẾT LUẬN‌

Đề tài “Đặc điểm lâm sàng và phim OCT của bệnh nhân phù hoàng điểm do đái tháo đường” được tiến hành trên 50 mắt của 32 bệnh nhân. Chúng tôi đưa ra kết luận như sau:

1. Đặc điểm lâm sàng và phim chụp OCT của phù hoàng điểm do đái tháo đường

- Tỷ lệ nữ/nam là 1,3/1; tuổi trung bình là 57,3 ± 9,37 tuổi.

- Thị lực kém 28 mắt (56%), thị lực rất kém 7 mắt (14%), thị lực mù có 15 mắt (30%) và không có trường hợp nào thị lực bình thường.

- Triệu chứng cơ năng nhìn mờ gặp ở 100% số bệnh nhân; triệu chứng ám điểm gặp ở 36% số bệnh nhân; các triệu chứng khác như méo hình, rối loạn màu sắc chiếm 6%.

- Dấu hiệu thực thể: xuất tiết cứng chiếm 72%, xuất tiết mềm chiếm 38%, xuất huyết chiếm 64%, vi phình mạch chiếm 30% và tân mạch võng mạc chiếm 10%.

- Phù hoàng điểm khu trú 18 mắt chiếm 36%, phù dạng nang 18 mắt chiếm 36%, phù lan tỏa 14 mắt chiếm 28%.

- Độ dày VMTT trung bình là 392,52 ± 120,32μm.

2. Mối liên quan của phù hoàng điểm do đái tháo đường với một số yếu tố khác

- Có mối liên quan giữa thời gian mắc ĐTĐ và phù hoàng điểm với p < 0,05.

- Các yếu tố về đặc điểm sử dụng insulin, mức đường huyết và tình trạng huyết áp có xu hướng liên quan với phù hoàng điểm.

- Không có mối liên quan giữa trình độ văn hóa và phù hoàng điểm với p > 0,05.

KIẾN NGHỊ‌

Do thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng tôi đề xuất hướng nghiên cứu tiếp như sau:

- Tiếp tục nghiên cứu này với cỡ mẫu lớn hơn và thời gian theo dõi dài hơn.

- Tìm hiểu thêm một số yếu tố liên quan đến triệu chứng của bệnh

nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO‌

1. Anh, Vũ Tuấn (2015), Nghiên cứu sử dụng laser quang đông võng mạc trong điều trị phù hoàng điểm do đái tháo đường, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

2. Đỗ Thị Ngọc Quyên, Đỗ Như Hơn (2012), Đánh giá hiệu quả sử dụng Bevacizumab (Avastin) tiêm nội nhãn điều trị phù hoàng điểm trong tắc tĩnh mạch võng mạc, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

3. Hải., Nguyễn T. Thanh (2013), Nghiên cứu tình hình bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường ở cán bộ diện bảo vệ sức khỏe phòng bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế.

4. Hiền., Trần Thị Thu (2007), Nghiên cứu các biến chứng mắt trên bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Mắt Trung ương, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

5. Hương, Nguyễn Thanh (2010), Nghiên cứu một số tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Thái Nguyên.

6. Tùng, Huỳnh Thanh (2017), Tầm soát phù hoàng điểm bệnh nhân Đái tháo đường týp 2 Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Alkuraya H, Kangave D (2005), "The correlation between optical coherence tomographic features and severity of retinopathy, macular thickness and visual acuity in diabetic macular edema", International ophthalmology, tr. 26(3):93-99.

8. Durgul Acan et al (2018), "The prevalence and systemic risk factors of diabetic macular edema: a cross-sectional study from Turkey", BMC Ophthalmolog.

9. Early Treatment Diabetic Retinopathy Study Research Group (1991), Early photocoagulation for diabetic retinopathy. ETDRS report number 9, Ophthalmology.

10. Excellence, NICE National Institute for Health and Care (2019),

Hypertension in adults: diagnosis and management.

11. GH., Bresnick (1983), "Diabetic maculopathy. A critical review highlighting diffuse macular edema", Ophthalmology, tr. 90(11):1301-1317.

12. Hasniza Zaman Huri et al (2018), "Association of glycemic control with progression of diabetic retinopathy in type 2 diabetes mellitus patients in Malaysia", Brazilian Journal of Pharmaceutical Sciences.

13. I.M.Stratton, E.M.Kohner, S.J.Aldington, et al. (2001), "UKPDS 50: Risk factors for incidence and progression of retinopathy in

Type II diabetes over 6 years from diagnosis", Diabetologia. 44, tr. 156-163.

14. IDF International Diabetes Federation (2021), "IDF Diabetes Atlas 10th Edition".

15. Jacqueline M Lopes de Faria et al (1999), "Diabetic macular edema: risk factors and concomitants", Acta Ophthalmologica Scandinavica. 77(2), tr. 170-175.

16. Joanne W.Y.Yau et al (2012), "Golobal prevalence and Major Risk Factors of Diabetic Retinopathy", Diabetes Care, tr. 35(3):556-564.

17. Klein R, Klein BE, Moss SE, Cruickshanks KJ. (1995), "The Wisconsin Epidemiologic Study of Diabetic Retinopathy. XV. The long-term incidence of macular edema.", Ophthalmology, tr. 102:7–16.

18. Klein R, Klein BE, Moss SE, Davis MD, DeMets DL, (1984), "The Wisconsin epidemiologic study of diabetic retinopathy. IV. Diabetic macular edema.", Ophthalmology, tr. 91(12):1464-74.

19. M. Henricsson, A. Nilsson, L. Janzon,L. Groop (2004), "The Effect of Glycaemic Control and the Introduction of Insulin Therapy on Retinopathy in Non-insulin-dependent Diabetes Mellitus", Diabetic Medicine. 14(2), tr. 123-131.

20. Ma, Jingxue (2015), "Insulin Use and Risk of Diabetic Macular Edema in Diabetes Mellitus: A Systemic Review and Meta- Analysis of Observational Studies", Medical Science Monitor, tr. 21:929-936.

21. Miguel Angel Zapata (2010), "Insulin resistance and diabetic macular oedema intype 2 diabetes mellitus", BR J Ophthalmol, tr. 1230-1232.

22. Nurul Athirah Naserrudin et al (2022), "Diabetic retinopathy among type 2 diabetes mellitus patients in Sabah primary health clinics – Addressing the underlying factors", Plos One.

23. Otani T, Yamaguchi Y, Kishi S (2010), "Correlation between visual acuity and foveal microstructural changes in diabetic macular edema", Retina (Philadelphia, Pa.), tr. 30(5):774-780.

24. Seema KS et al (2020), "Effect of glycemic control on diabetic retinopathy and diabetic macular edema: a prospective observational study", International Journal of Advances in Medicine.

25. Simone Matsuda et al (2015), "Impact of insulin treatment in diabetic macular edema therapy in type 2 diabetes", Can J Diabetes.

26. Hải, N.P., Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng phù hoàng điểm do đái tháo đường tại Bệnh viện Mắt Trung ương, in Luận văn Chuyên khoa cấp II. 2020, Trường Đại học Y Hà Nội.

27. Hùng, B.T., Nghiên cứu một số tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, in Luận văn Thạc sĩ Y học. 2002, Trường Đại học Y Hà Nội.

28. Khải, N.T., Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng bệnh võng mạc đái tháo đường và hiệu quả biện pháp can thiệp tại tỉnh Hà Nam, in Luận án Tiến sĩ Y học. 2018, Trường Đại học Y Hà Nội.

29. Nguyễn Đình Ngân, N.V.C., Nghiên cứu đặc điểm phù hoàng điểm trên chụp cắt lớp võng mạc ở bệnh nhân Đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Quân Y 103. Tạp chí Y - Dược học quân sự, 2020: p. 15- 22.

30. Barbara Lorber, Wen-Kai Hsiao, Keith R. Martin (2016), "Three- demensional printing of the retinal", Ophthalmology. 27(3), tr. 262- 267.

31. Hơn, Đỗ Như (2007), Nhãn khoa cơ sở Vol. Tập 3.

32. Jack Kanski, Bowling B. (2015), Kanski's Clinical Ophthalmology 8th Edition: A systematic approach, New South Wales, Australia.

33. Mingui Kong, Youngkyo Kwun, Joohon Sung, Don-Il Ham, Yun- Mi Song (2015), "Association Between Systemic Hypertension and Macular Thickness Measured by Optical Coherence Tomography", Investigative Ophthalmology & Visual Science. 56, tr. 2144-2150.

34. Tien Yin Wong et al (2006), "Diabetic Retinopathy in a Multi- ethnic Cohort in the United States", American Journal of Ophthalmology. 141(3), tr. 446-455.



STT:……..

Phụ lục‌

Bệnh án nghiên cứu‌

Ngày lấy số liệu:...../…../2022


A. Hành chính:


STT

Câu hỏi



A01

Họ và tên

….……………………..

A02

Tuổi

….……………………..

A03

Giới tính

Nam

Nữ

1

2

A04

Nghề nghiệp

Nông dân Công nhân Trí thức

Lao động tự do

1

2

3

4

A05

Trình độ văn hóa

Chưa tốt nghiệp cấp 3 Tốt nghiệp cấp 3

Đại học/ Cao đẳng

Sau Đại học

1

2

3

4

A06

Hoàn cảnh kinh tế

< Mức lương cơ bản Lương cơ bản

> Mức lương cơ bản

1

2

3

A07

Số điện thoại

….……………………


A08

Nơi ở

Thành thị

Nông thôn

1

2

A09

Địa chỉ

….…………………………………..

….…………………………………..


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

Đặc điểm lâm sàng và phim OCT của bệnh nhân phù hoàng điểm do đái tháo đường tại Bệnh viện Mắt trung ương - 7


B. Tiền sử:


B01

Phân loại ĐTĐ

Týp I

Týp II

1

2

Thời gian phát hiện ĐTĐ

< 5 năm

5-10 năm

10-20 năm

20-30 năm

> 30 năm

1

2

3

4

5

B03

Thuốc đang sử dụng

Insulin Thuốc viên

Phối hợp thuốc viên và tiêm

1

2

3

B04

Kiểm soát đường huyết

Đường huyết gần nhất:………….mmol/l

Nồng độ HbA1c gần

nhất:………….%


B05

Chế độ điều trị ĐTĐ

Thường xuyên

Không thường xuyên

1

2

B06

Lipid máu

Tăng hỗn hợp

Tăng Cholesterol Tăng Triglycerid

1

2

3

B07

Bệnh lý phối hợp

Tăng huyết áp Bệnh tim mạch Bệnh thận

Bệnh lý khác

1

2

3

4

B08

Thời gian phát hiện mờ mắt,

lóa mắt

….…………


B09

Hút thuốc lá

Không

1

2

Xem tất cả 66 trang.

Ngày đăng: 07/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí