Mối Liên Hệ Giữa Đường Kính Mantoux Và Năm Công Tác Của Cán Bộ Bệnh Viện Tâm Thần


t t

n

ma

Đường kính Mantoux

Bảng 3.10 và Biểu đồ 3.2 cho thấy không có sự khác biệt về kết quả Mantoux giữa các cán bộ có thời gian công tác dưới và trên 3 năm tại bệnh viện, tuy nhiên sự khác biệt này lại có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm cán bộ có thời gian công tác dưới và trên 5 năm. Trong khi đó ở nhóm nhân viên Bệnh viện Tâm thần, không thấy có sự khác biệt giữa số năm công tác và đường kính Mantoux (Biểu đồ 3.3)


20

20

1

30

Tuổi nghề

r = 0.11;

p = 0.38

tuoitt

23

57

0

0

Biểu đồ 3.3: Mối liên hệ giữa đường kính Mantoux và năm công tác của cán bộ Bệnh viện Tâm thần

3.2.1.1.4. Liên quan giữa tính chất công việc và kích thước Mantoux của nhân viên Bệnh viện Lao & Bệnh phổi Thái Bình.

Ở nghiên cứu này chúng tôi chia đối tượng nghiên cứu thành hai nhóm theo tính chất công việc, nhóm điều trị là những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân lao, nhóm hành chính là những người làm công việc gián tiếp, không tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.


Bảng 3.11: Mối quan hệ giữa tính chất công việc và kết quả phản ứng Mantoux của cán bộ Bệnh viện Lao và Bệnh phổi

Mantoux

Nhóm Điều trị

Nhóm Hành chính

p

Dương tính

94,9 %

96,4 %





> 0,05

Âm tính

5,1 %

4,6 %


ĐK ≥ 10 mm

21,6 %

14,8 %





> 0,05

ĐK ≥ 20 mm

78,4 %

85,2 %


ĐK trung bình

17,9 ± 1,1

13,7 ± 2,0

> 0,05

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Thực trạng lây nhiễm lao ở Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình, một số giải pháp can thiệp - 9


Kết qủa ở bảng 3.11 cho thấy tỷ lệ Mantoux dương tính ở nhóm cán bộ, nhân viên trực tiếp điều trị và tiếp xúc với bệnh nhân lao là 94,9% và tỷ lệ đường kính Mantoux ≥ 20 mm của nhóm này là 78,4%, trong khi các chỉ số tương tự của nhóm làm việc mang tính chất hành chính lần lượt là 96,4% và 85,2%. Không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm.

Thảo luận nhóm với nhóm nhân viên y tế Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, họ cho chúng tôi biết thực tế thì hầu như không có khoảng cách giữa bệnh nhân và thầy thuốc, bệnh nhân có thể đi lại hoặc đến chơi ở cả những khu vực chỉ dành cho nhân viên y tế trong bệnh viện như sân cầu lông, vườn hoa phía trước khu hành chính... và khi người bệnh không có ý thức về giữ gìn vệ sinh thì chính họ là nguồn lây nguy hiểm trực tiếp cho nhân viên y tế. Qua phỏng vấn sâu, một nhân viên y tế đã cho biết thêm về tình trạng này: "Bệnh nhân vẫn làm cổ động viên cho bác sỹ đánh cầu lông là chuyện bình thường, ngay cả khi bác sỹ đang ăn cơm trực, bệnh nhân đi qua còn khạc nhổ, hành lang thường xuyên có những bãi đờm to tướng."

Bác sĩ B. Khoa Nội nữ


Kết quả thảo luận nhóm với nhóm nhân viên y tế Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, họ đều khẳng định môi trường của bệnh viện là môi trường dễ làm nhiễm bệnh lao cho không những bản thân họ mà còn cho cả những người dân sống trong khu vực phụ cận bệnh viện.

"Chắc chắn là có lây nhiễm, không những cán bộ bị mà còn cả những người sống xung quanh nữa vì chất thải không được xử lý đúng quy định, bệnh nhân thì đi lung tung khạc nhổ bừa bãi"

Y tá N. khoa Cấp cứu

3.2.1.2. Thực trạng nhiễm lao của dân cư xã Vũ Chính sống xung quanh Bệnh viện Lao Thái Bình (so với dân cư xã Phú Xuân)

Bảng 3.12. Kết quả xét nghiệm Mantoux của đối tượng nghiên cứu



BIẾN SỐ


LOẠI

VŨ CHÍNH

PHÚ XUÂN


OR, p

Tần Tỷ lệ số %

Tần Tỷ lệ

số %


Mantoux

Dương tính


Âm tính

165 55,0


135 45,0

70 23,3


230 76,7

OR = 4,0


p < 0,05

Mantoux của đối tượng >15 tuổi *

Dương tính


Âm tính

137 67,8


65 32,2

51 26,2


144 73,8

OR = 6,0 p<0,001

Đường kính Mantoux trung bình (mm)

10,2 ± 5,7

7,7 ± 3,1

p < 0,05

* Không tính các đối tượng nghiên cứu dưới 15 tuổi vì đã được tiêm phòng vacxin BCG.

Kết quả phản ứng Mantoux thể hiện ở bảng 3.12 cho thấy tỷ lệ Mantoux dương tính ở cả đối tượng nghiên cứu chung và cả đối tượng nghiên


cứu độ tuổi > 15 tuổi ở Vũ Chính đều cao hơn có ý nghĩa thống kê so với Phú Xuân (với OR = 4, p<0,05 và OR = 6, p<0,0001), đồng thời đường kính Mantoux trung bình của đối tượng nghiên cứu ở Vũ Chính cũng cao hơn thật sự so với Phú Xuân (p<0,05).

Bảng 3.13. Tiền sử mắc lao và dấu hiệu lâm sàng của đối tượng nghiên cứu là dân hai xã


BIẾN SỐ


LOẠI

VŨ C

HÍNH

PHÚ XUÂN


OR, p

Tần

số

Tỷ lệ

%

Tần

số

Tỷ lệ

%

Số người bị

Đã mắc lao

7

2,3

3

1,0

OR =

mắc lao

Không

293

97,7

297

99,0

2,4







p > 0,05

Số thành viên

Có người mắc lao

16

5,3

5

1,7

OR =

gia đình có

người mắc lao


Không


284


94,7


295


98,3

3,3

p < 0,05

Triệu chứng

Ho

42

14,0

31

10,3


ban đầu

Sốt

9

3,0

7

2,3



Đau ngực, khó

24

8,0

16

5,3



thở





p > 0,05


Mệt mỏi, sút cân

5

1,7

14

4,7



Ra mồ hôi đêm

3

1,0

2

0,7



Khác

9

3,0

3

1,0


Ho khạc đờm

>3 tuần

Không

33

267

7,7

92,3

28

272

9,3

90,7

p > 0,05

Có triệu chứng

nghi lao phổi

Không

22

278

7,3

92,7

15

285

5,0

95,0

p > 0,05


Bảng 3.13 trình bày kết quả hỏi và khám lâm sàng 600 đối tượng nghiên cứu thuộc 2 xã Vũ Chính và Phú Xuân. Kết quả cho thấy cả số người đã mắc lao và số thành viên trong gia đình có bệnh nhân lao ở Vũ Chính đều cao hơn đáng kể so với Phú Xuân, tuy nhiên, sự khác biệt về các triệu chứng cơ năng liên quan đến lao giữa hai xã là không có ý nghĩa thống kê, mặc dù ở Vũ Chính có cao hơn so với Phú Xuân. Về triệu chứng lâm sàng nghi lao, Vũ Chính cũng có số người nghi lao cao hơn đáng kể so với Phú Xuân, nhưng sự khác biệt cũng chưa có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên về tiền sử gia đình có người đã từng điều trị bệnh lao ở xã Vũ Chính cao hơn xã Phú Xuân với p<0,05.

Qua thảo luận nhóm với người dân sống xung quanh bệnh viện kết quả cho thấy họ đều nhận thức được những nguy cơ có thể có của môi trường Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tới sức khoẻ của họ. Những nguyên nhân chủ yếu được họ đề cập tới là nước thải của bệnh viện chưa được xử lý đúng quy định đổ chung ra đường máng của dân, bệnh viện đốt chất thải khói ra xung quanh khu vực dân cư có mùi khó chịu, bệnh nhân ra ngoài khu vực khạc nhổ bừa bãi... và những nguyên nhân đó gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ và dễ làm lây nhiễm bệnh lao.

"Nước thải của bệnh viện chảy ra máng rất đen, dân đi làm đồng lấy nước đó tưới rau, có khi lại rửa tay chân, dụng cụ rất mất vệ sinh và dễ lây bệnh."


Ông C. xã Vũ chính


"Bệnh nhân đi lại tự do ra ngoài vất rác và khạc nhổ bừa bãi, có khi còn nói chuyện với dân bên ngoài bệnh viện, nhà có cả trẻ con nên chúng tôi cũng rất sợ"

Chị L. xã Vũ chính


Người dân sống gần bệnh viện cho biết trong thực tế có những người dân tiếp xúc hàng ngày với bệnh nhân mà không có một sự phòng hộ nào, bệnh nhân có thể ra ngoài mua bán, uống nước ở quán như những người bình thường

"Bệnh nhân vẫn ra ngoài uống nước, thậm chí uống bia bình thường, mọi người có khi không biết tưởng là người nhà bệnh nhân nên cũng nói chuyện bình thường thôi"

Ông S. xã Vũ Chính


Cũng có khi những người bán quán biết là bệnh nhân nhưng vì bán được hàng thì họ cũng cứ bán, điển hình là một gia đình làm nghề bán quán nước ngay cạnh cổng Bệnh viện Lao và Bệnh phổi khi chúng tôi bắt đầu tiến hành nghiên cứu này thì bà chủ quán đang nằm điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi (lần thứ 3) và sau đó đã chết vì mắc lao mãn tính, những người còn lại trong gia đình đã không cho chúng tôi kiểm tra sức khoẻ như những đối tượng nghiên cứu khác có lẽ vì sợ bị phát hiện mắc bệnh.

Chúng tôi còn thấy có một nhóm khoảng 5-6 bệnh nhân thường hay ra đứng chơi ở khu vực ngoài cổng bệnh viện nơi có nhiều người qua lại, nếu họ muốn ho khạc thì có thể nhổ đờm ra bất cứ chỗ nào và đây chính là nguồn gieo rắc vi khuẩn lao ra môi trường rất nguy hiểm.

3.2.2. Kết quả xét nghiệm vi khuẩn lao tại một số vị trí trong Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thái Bình trước can thiệp (năm 2002).

3.2.2.1. Kết quả phát hiện vi khuẩn lao bằng các phương pháp.

Ở nghiên cứu này, để phát hiện vi khuẩn lao trong các mẫu thu thập từ môi trường, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp khác nhau nhằm xem xét khả năng phát hiện vi khuẩn lao của các phương pháp.


Bảng 3.14: Kết quả phát hiện vi khuẩn lao bằng các phương pháp trong các mẫu môi trường


Loại mẫu

Ngày mưa ẩm

Ngày nắng khô

PCR (+)

MGIT (+)

LJ* (+)

NS* (+)

PCR (+)

MGI T (+)

LJ* (+)

NS* (+)

Không khí

5/21

0/21

0/21

3/21

3/21

0/21

0/21

0/21

Quệt dụng cụ..

3/10

0/10

1/10

1/10

8/17

0/17

0/17

0/17

Quệt mũi NV

10/44

0/44

0/44

0/44

1/23

0/23

0/23

1/23

Nước thải

0/2

0/2

0/2

0/2

0/2

0/2

0/2

0/2

Tổng số

18/77

0/77

1/77

4/77

12/63

0/63

0/63

1/63

* LJ: Loeweinstein – Jensen; NS: nhuộm soi trực tiếp

Kết quả trình bày ở bảng 3.14 cho thấy trong bốn phương pháp phát hiện vi khuẩn lao được áp dụng trong đề tài là PCR, MGIT, nuôi cấy bằng môi trường Loeweinstein – Jensen và nhuộm soi trực tiếp; phương pháp PCR cho kết quả cao nhất (18/77 mẫu lấy ngày mưa ẩm và 12/63 mẫu lấy vào ngày nắng khô). Kết quả này là phù hợp vì kỹ thuật PCR cho kết quả dương tính cả khi có ít vi khuẩn (<10 vi khuẩn) [151], mặt khác, các mẫu cho kết quả dương tính bằng các phương pháp nuôi cấy và nhuộm soi đều dương tính với PCR.

Ở các mẫu không khí, mẫu quệt tăm bông chúng tôi đều tìm thấy sự có mặt của vi khuẩn lao, không phát hiện được vi khuẩn lao trong mẫu nước thải.


3.2.2.2. Kết quả xét nghiệm vi khuẩn lao trong các mẫu theo khu vực lấy mẫu.

Ở các mẫu không khí, mẫu quệt tăm bông chúng tôi đều tìm thấy sự có mặt của vi khuẩn lao, chúng tôi không phát hiện được vi khuẩn lao trong mẫu nước thải.

Bảng 3.15. Kết quả xét nghiệm vi khuẩn lao trong các loại mẫu theo khu vực lấy mẫu

Khu vực


Loại mẫu

X -

Quang (mẫu)

Xét nghiệm (mẫu)

Phòng khám (mẫu)

Điều trị, phòng BN

(mẫu)

Hành chính* (mẫu)

Không khí

3/6

4/12

1/6

0/6

0/12

Quệt mũi

1/2

1/9

0/6

9/38

0/12

Quệt dụng cụ

3/9

4/6

0

4/12

0

(+)/Tổng số

7/17

9/27

1/12

13/56

0/24


(41,2%)

(33,3%)

(0,8%)

(23,2%)



*Bao gồm các khu vực: hành chính, sân chơi, vườn, cổng bệnh viện.

Kết quả ở bảng 3.15, cho thấy khu vực chụp X quang có tỷ lệ dương tính cao nhất 7/17 mẫu (3 mẫu lấy vào ngày mưa ẩm, 4 mẫu lấy vào ngày nắng khô), sau đó đến khu vực xét nghiệm với 9/27 mẫu dương tính (6 mẫu lấy vào ngày mưa ẩm, 3 mẫu lấy vào ngày nắng khô), thứ ba là khu vực điều trị và phòng bệnh nhân với 13/56 mẫu, đứng thứ tư là khu vực khám bệnh với tỷ lệ dương tính là 1/12; khu vực hành chính, sân chơi, vườn và cổng bệnh viện không có mẫu nào dương tính.

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 05/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí