Các Triệu Chứng Thực Thể Khám Bụng

Nhận xét: Hầu hết trường hợp 23/39 BN đến viện trọng tình trạng da niêm mạc hồng, chiếm 59,0%, chỉ 2/39 trường hợp bệnh nhân có da niêm mạc nhợt nhiều 5,1%.

3.1.3. Các triệu chứng cơ năng


Bảng 3.6. Đau bụng hạ sườn phải


Đau bụng hạ sườn phải

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

Không

4

10,3

35

89,7

Tổng

39

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh chấn thương gan trên phim chụp cắt lớp vi tính - 6

Nhận xét: 89,7%, 35/39 BN có triệu chứng đau bụng hạ sườn phải, là triệu chứng cơ năng phổ biến gặp trong CTG.

3.1.4. Các triệu chứng thực thể


Bảng 3.7. Các triệu chứng thực thể khám bụng


Khám bụng

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

Tổn thương thành bụng

23

59,0

Bụng chướng

28

71,8

Phản ứng thành bụng

30

76,9

Cảm ứng phúc mạc

4

10,3

Nhận xét: 23 BN có triệu chứng tổn thương thành bụng chiếm 59,0%. 71,8% BN có triệu chứng bụng chướng. 76,9 % BN có triệu chứng phản ứng thành bụng. Dấu hiệu cảm ứng phúc mạc ít gặp với 10,3 %.

3.2. Cận lâm sàng

Bảng 3.8. Công thức máu khi vào viện.


Mức độ mất máu

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

Không mất máu

20

51,3

Mất máu nhẹ

16

41,0

Mất máu trung bình

2

5,1

Mất máu nặng

1

2,6

Tổng

39

100

Nhận xét: 51,3% BN không thiếu máu trên kết quả xét nghiệm công thức máu. 16/39 BN mất máu nhẹ, chiếm 41,0%. Trường hợp mất máu trung bình chiếm 2,6%.

3.3. Đặc điểm hình ảnh trên siêu âm


Bảng 3.9. Tổn thương của chấn gan ghi nhận trên siêu âm


Tổn thương gan trên siêu âm

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

Không thấy tổn thương

10

25,6

Dịch tự do trong ổ bụng

32

82,1

Tụ máu dưới bao

3

7,7

Đụng giập nhu mô

24

61,5

Đường vỡ gan

4

10,3

Nhận xét: Có 32/39 (82,1%) BN có dịch tự do ổ bụng trên siêu âm. 61,5% tổn thương nhu mô gan là đụng giập nhu mô. 25,6% số trường hợp không thấy tổn thương gan qua siêu âm. Chỉ 7,7% tổn thương là tụ máu dưới bao gan.

3.4. Đặc điểm hình ảnh trên CLVT


Bảng 3.10. Hình ảnh tổn thương gan qua CLVT ổ bụng


Tổn thương gan

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

Dịch tự do ổ bụng

35

89,7

Đụng giập, tụ máu nhu mô gan

33

84,6

Tụ máu dưới bao gan

10

25,6

Đường vỡ nhu mô gan

27

69,2

Ổ thoát thuốc động mạch

2

5,1

Nhận xét: Dịch tự do ổ bụng với 35/39 BN, chiếm 89,7%. Tổn thương đụng giập, tụ máu trong nhu mô gan là dạng tổn thương gặp nhiều nhất với 33/39 BN, chiếm 84,6%. Chỉ 2/39 trường hợp với 5,1% có hình ảnh ổ thoát thuốc động mạch trên phim CLVT và không có trường hợp nào tổn thương đường mật, túi mật.

100.00%


90.00%

89.7

82.10%

84.60%

80.00%


70.00%

69.20%

61.50%

60.00%


50.00%


40.00%


30.00%

25.60%

20.00%

10.30%

10.00%

7.70%

5.10%

0

0.00%

Dịch tự do ổ bụng Đụng giập, tụ máu Đường vỡ nhu mô Tụ máu dưới bao Ổ thoát thuốc động

nhu mô gan gan gan mạch

CLVT SIÊU ÂM

Biểu đồ 3. 4 So sánh tỷ lệ gặp hình ảnh CTG trên phim CLVT và trên siêu âm Nhận xét: tỷ lệ gặp dịch tự do ổ bụng và hình ảnh CTG trên phim CLVT là tốt hơn r rệt so với trên siêu âm. Đặc biệt trên CLVT có 2 trường hợp có ổ thoát thuốc động mạch.

Bảng 3.11. Vị trí tổn thương trên phim CLVT


Vị trí hạ phân thùy gan

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

I

3

3,5

II

7

82

III

5

5,9

IV

10

11,8

V

13

15,3

VI

15

17,6

VII

17

20,0

VIII

15

17,6

Nhận xét: Gan phải thường gặp tổn thương nhiều hơn gan trái với tỷ lệ 2,4/1. Phân thùy sau hay gặp hơn với 53,3% (32/60). Hạ phân thùy VII hay gặp tổn thương nhất với 20,0%.


Bảng 3.12. Phân độ chấn thương gan theo AAST 2018.


Phân độ chấn thương gan

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

Độ I

6

15,4

Độ II

10

25,6

Độ III

14

35,9

Độ IV

9

23,1

Tổng

39

100

Nhận xét: Chấn thương gan độ III gặp nhiều nhất chiếm 14/39 (35,9%) trường hợp; tiếp theo là độ II với 10/39 (25,6%) trường hợp; Độ IV là 9/39 (23,1%) trường hợp; Độ I là 6/39 (15,4%) trường hợp.


Bảng 3.13 Các tổn thương phối hợp thấy trên phim CLVT.


Tổn thương phối hợp

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

Gãy xương sườn

2

5,1

Tổn thương thận

11

28,2

Thận

8

20,5

Dịch màng phổi

9

23,1

Lách

4

10,3

Tụy

2

5,1

Không có tổn thương phối hợp

12

30,8

Nhận xét: Có 12 trường hợp (30,8%) không ghi nhận tổn thương phối hợp qua CLVT ổ bụng. Nhiều nhất là tổn thương tuyến thượng thận với 11/39 BN, chiếm 28,2%, thứ 2 là hình ảnh dịch màng phổi, với 9/39 trường hợp 23,1%.

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm lâm sàng


4.1.1. Đặc điểm chung


Tuổi:

Nghiên cứu của chúng tôi trên 39 bệnh nhân CTG: Tuổi trung bình của nhóm BN là 35,8 ± 12,3 tuổi, nhỏ nhất là 16 tuổi, lớn nhất 75 tuổi. Độ tuổi CTG chiếm tỉ lệ cao là từ 15 – 65 tuổi, chiếm 94,9 % (Biểu đồ 3.1). Đây là nhóm tuổi trong độ tuổi lao động, là nguồn lao động chính của xã hội và cũng là nhóm tuổi có nguy cơ cao gặp tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt. Kết quả này phù hợp với nhiều kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước. Tương tự như kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hùng, độ tuổi trung bình là 30,38 ± 13,39, độ tuổi 16 – 45 chiếm 74,9% [16]. Theo Trịnh Hồng Sơn và Nguyễn Hải Nam, độ tuổi trung bình (30,01±0,96). Lứa tuổi gặp nhiều nhất là từ 10 đến 39 tuổi với tỷ lệ cao nhất (75,9%). Tuổi gặp thấp nhất là 4 tuổi và cao nhất là 64 tuổi [32].

Giới tính

Nghiên cứu của chúng tôi trên 39 bệnh nhân CTG, BN nam có 30/39 bệnh nhân, chiếm 76,9%; BN nữ có 9/39 bệnh nhân, chiếm 23,1%. Tỷ lệ Nam/Nữ là 3,3/1. Nghiên cứu của Trịnh Hồng Sơn và Nguyễn Hải Nam tại Bệnh viện Việt Đức, cũng cho kết quả số bệnh nhân là nam giới gặp nhiều hơn nữ giới (tỷ lệ 72,9% ở nam và 27,1% ở nữ) với tỷ lệ nam/nữ là 2,69/1 [32]. Ngô Quang Duy nghiên cứu 116 trường hợp CTG được điều trị tại BV nhân dân Gia Định, tỷ lệ nam/ nữ là 2,2/1. Tuổi trung bình 31,17; lớn nhất 82, nhỏ nhất 16 tuổi [33]. Đặc điểm này liên quan đến đặc tính nghề nghiệp của nam giới phải tham gia giao thông nhiều hơn, làm những công việc nặng nhọc và nguy hiểm hơn, bên cạnh

đó nam giới là đối tượng thường xuyên uống rượu bia khi tham gia giao thông, làm gia tăng tỷ lệ CTG do TNGT.

Nguyên nhân

Kết quả nghiên cứu chủa chúng tôi thấy nguyên nhân chấn thương gan chủ yếu là do tai nạn giao thông (71,8%), tiếp sau là tai nạn lao động (15,4%) và thấp nhất là tai nạn sinh hoạt (12,8%). Cũng theo Ngô Quang Duy, có 81 trường hợp (69,83%) chấn thương gan do giao thông, 18 BN (18,51%) do tai nạn lao động và 17 BN (14,66%) do tai nạn sinh hoạt [33].

Các nghiên cứu trên thế giới tại những nước có điều kiện lao động và sinh hoạt cao hơn nước ta cho thấy tỷ lệ chấn thương gan do TNGT còn cao hơn, nghiên cứu của Croce với 136 BN, tỷ lệ CTG do TNGT là 95% [34]. Nguyên nhân là do mô hình lao động và sinh hoạt ở các nước phát triển an toàn hơn, tuân thủ quy định về an toàn lao động, ít gây rủi ro cho người lao động.

Thời gian vào viện

Về thời gian từ khi BN chấn thương đến khi vào viện, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phần lớn các trường hợp nhập viện trong 6h đầu sau tai nạn 27/39 BN, chiếm tỷ lệ 69,2%. Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hùng cho thấy 76,1% BN chấn thương gan được chuyển đến Bệnh viện Việt Đức trong vòng 12 giờ sau tai nạn, 82,8% đã được sơ cứu tại y tế địa phương [16]. So sánh với các tác giả khác trong nước như Trịnh Hồng Sơn và Nguyễn Hải Nam cũng cho thời gian BN nhập viện sau tai nạn tương tự, thời gian bệnh nhân được đưa vào bệnh viện, tính từ lúc bị tai nạn, trước 6h là 50%, trước 24h là 86,7%, chỉ có 13,3% bệnh nhân được đưa đến sau 24h [32]. Do sau tai nạn BN thường có các triệu chứng lâm sàng như đau hạ sườn phải hay xây xát thành bụng khiến BN đến khám trong thời gian sớm mà không đợi diễn biến nặng hơn.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/03/2024