Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh chấn thương gan trên phim chụp cắt lớp vi tính - 9

KẾT LUẬN


Qua nghiên cứu 39 BN CTG được chẩn đoán CTG bằng chụp CLVT tại Bệnh viện E trong thời gian từ tháng 04/2021 đến tháng 01/2022, tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ tháng 12/2021 đến tháng 03/2022, chúng tôi thu được các kết quả như sau:

1. Đặc điểm lâm sàng


- Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu 35,8 ± 12,3. Độ tuổi CTG chiếm tỉ lệ cao là từ 16 – 65 tuổi, chiếm 94,9 %.

- Tỷ lệ Nam/ Nữ là: 3,3/1.

- Nguyên nhân chủ yếu là tai nạn giao thông (71,8%).

- Nhóm lao động chân tay chiếm phần lớn là 38,5%.

- Phần lớn các trường hợp nhập viện trong 6h đầu sau tai nạn chiếm 69,2%.

- Huyết động: 64,1 % BN đến viện trong tình trạng huyết động ổn định.

- BN đến viện trong tình trạng tỉnh táo chiếm 94,9 %.

- 89,7% BN có triệu chứng đau bụng hạ sườn phải

- BN có triệu chứng tổn thương thành bụng (xây sát da, tụ máu bầm tím), chiếm 59,0%.

- 71,8% BN có triệu chứng bụng chướng

- 76,9 % BN có triệu chứng phản ứng thành bụng.

- Dấu hiệu cảm ứng phúc mạc ít gặp chiếm 10,3 %.

Triệu chứng lâm sàng của CTG là không đặc hiệu, không thể chẩn đoán CTG trên lâm sàng.

2. Đặc điểm hình ảnh CTG trến phim chụp CLVT


Chụp CLVT là phương pháp chẩn đoán hình ảnh đặc biệt có giá trị cao, cho phép chẩn đoán chính xác vị trí và mức độ tổn thương cụ thể.

- Tỷ lệ dịch tự do ổ bụng trên CLVT là 89,7%

- Dấu hiệu tổn thương gan thường gặp nhất trên CLVT là tụ máu, đụng giập nhu mô gan 84,6%.

- Tổn thương thứ hai là đường vỡ nhu mô với 69,2%.

- Và tổn thương tụ máu dưới bao là 25,6%.

- Dấu hiệu thoát thuốc thì động mạch chiếm tỷ lệ 5,1 %

- Phân độ CTG theo AAST 2018 trên CLVT: CTG độ III gặp nhiều nhất chiếm (35,9%) trường hợp; tiếp theo là độ II (25,6%) trường hợp; Độ IV (23,1%) trường hợp; Độ I (15,4%) trường hợp.

- Gan phải thường gặp tổn thương nhiều hơn gan trái với tỷ lệ 2,4/1.

- Có 30,8% trường hợp không ghi nhận tổn thương phối hợp qua CLVT ổ bụng. Gặp nhiều nhất là tổn thương tuyến thượng thận với 28,2%

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Đức Dũng. Chẩn đoán và điều trị chấn thương bụng tại bệnh viện đa khoa Trung Ương Thái Nguyên. Tạp chí y học thực hành. 2016: 30-36.

2. Mehta N, Babu S, Venugopal K. An experience with blunt abdominal trauma: evaluation, management and outcome. Clin Pract. 2014; 4(2): 599.

3. Coccolini F. Liver trauma: WSES 2020 guidelines. World J Emerg Surg. 2020; 15(1): 24.

4. Lê Nhật Huy, Nguyễn Ngọc Hùng, Trần Bình Giang. Điều trị không mổ chấn thương gan tại bệnh viện Việt Đức. Tạp chí Y học thực hành. 2011; 778: 23-26.

5. Trịnh Văn Minh. Giải phẫu người: Giải phẫu ngực - bụng. Nhà xuất bản giáo dục. 2010; 2: 330 - 394.

6. Trịnh Hồng Sơn. Các biến thể của giải phẫu gan, ứng dụng trong phẫu thuật. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 2014: 8.

7. Piper GL, Peitzman AB. Current management of hepatic trauma. Surg Clin North Am. 2010; 90(4): 775-85.

8. Trịnh Hồng Sơn. Chấn thương và vết thương gan: phân loại mức độ tổn thương và chẩn đoán điều trị. Y học thực hành, 1996: 40-46.

9. Jean H. D. Fasel. Concepts for Liver Segment Classification: Neither Old Ones nor New Ones, but a Comprehensive One. J Clin Imaging Sci. 2013:48-54.

10. Trịnh Hồng Sơn. ATLAS Giải Phẫu Gan. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 2016: 15 – 29

11. Trần Công Hoan và các cộng sự. Giá trị của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán chấn thương gan. Tạp chí Ngoại khoa. 2007: 44-48.

12. Islam Nazmul Mazharul K., Hakim H A. Outcome and management strategy of traumatic liver injury in a tertiary hospital in Bangladesh. Journal of Surgery Sciences. 2018; 22: 36-42.

13. Trần Bình Giang. Chấn thương bụng. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 2013: 53-114.

14. Brillantino A. Non-Operative Management of Blunt Liver Trauma: Safety, Efficacy and Complications of a Standardized Treatment Protocol. Bull Emerg Trauma. 2019; 7(1): 49-54.

15. Sato M và Yoshii H. Reevaluation of ultrasonography for solid-organ injury in blunt abdominal trauma. J Ultrasound Med. 2004; 23(12): 1583-96.

16. Nguyễn Ngọc Hùng. Nghiên cứu điều trị bảo tồn không mổ chấn thương gan. Tạp chí y học thực hành. 2012: 65-70.

17. Trịnh Hồng Sơn và Trần Đức Quý, Lê Thành Trung. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị sớm chấn thương gan tại bệnh viện đa khoa Trung Ương Thái Nguyên. Y học thực hành. 2011: 45-50.

18. Radhiana H. Computed tomography (CT) in blunt liver injury: a pictorial essay. Med J Malaysia. 2010; 65(4): 319-25.

19. Andreoli C, Miele V, de Cicco ML, Adami L, David V. Hemoperitoneum associated with liver bare area injuries: CT evaluation. Eur Radiol. 2002; (12): 765-769.

20. Polanco P. Hepatic resection in the management of complex injury to the liver. J Trauma. 2008; 65(6): 1264-9.

21. Mirvis SE Poletti PA, Shanmuganathan K, Killeen KL, Coldwell D. CT criteria for manage- ment of blunt liver trauma: correlation with angio- graphic and surgical findings. Radiology. 2016: 418–427.

22. Morell-Hofert, D., Primavesi, F., Fodor, M. et al. Validation of the revised 2018 AAST-OIS classification and the CT severity index for prediction of operative management and survival in patients with blunt spleen and liver injuries. Eur Radiol. 2020; 30: 6570–6581.

23. Nguyễn Ngọc Hùng. Nghiên cứu điều trị bảo tồn không mổ chấn thương gan. tạp chí y học thực hành. 2012: 65-70.

24. Jeffrey Faragher John L. Kendall. Emergency Department Ultrasound Is not a Sensitive Detector of Solid Organ Injury. West J Emerg Med. 2009; 10: 1- 5.

25. Chen RJ Fang JF, Wong YC. Pooling of contrast material on computed tomography man- dates aggressive management of blunt hepatic in- jury. Am J Surg. 1998; 176: 315-319.

26. Murata A Hagiwara A, Matsuda T, Matsuda H, Shimazaki S. The efficacy and limitations of trans- catheter embolization for severe hepatic injury. J Trauma. 2002; 52: 1091–1096.

27. Wang LJ Wong YC, See LC. Contrast ma- terial extravasation on contrast-enhanced helical computed tomographic scan of blunt abdominal trauma: its significance on the choice, time, and outcome of treatment. J Trauma. 2003; 54: 164– 170.

28. Bouillon B. The importance of Advanced Trauma Life Support (ATLS) in the emergency room. Unfallchirurg. 2004; 107(10): 844-50.

29. Croce M. A. Nonoperative management of blunt hepatic trauma is the treatment of choice for hemodynamically stable patients. Results of a prospective trial. Ann Surg. 1995: 744-755.

30. Fisher JC, Moulton SL. Nonoperative management and delayed hemorrhage after pediatric liver injury: new issues to consider. J Pediatr Surg. 2004; 39(4): 619-22.

31. Alghamdi H. M . Management of Liver Trauma. Saudi J Med Med Sci. 2017; 5(2): 104-109.

32. Trịnh Hồng Sơn, Nguyễn Hải Nam. Đối chiếu lâm sàng với phân độ chấn thương gan bằng chụp cắt lớp vi tính và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật vỡ gan chấn thương. Luận án tiến sỹ y học, Học viện quân y. 2014: 50-80.

33. Ngô Quang Duy và Nguyễn Văn Hải. Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn không mổ vỡ gan chấn thương. Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2013: 166-169.

34. Croce M. A. Traumatic hepatic artery pseudoaneurysm with hemobilia. Am J Surg. 1994; 168(3): 235-8.

35. Đặng Thanh Sơn. Kết quả điều trị bảo tồn không phẫu thuật chấn thương gan do chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. Luận văn bác sĩ nội trú, Đại học Thái Nguyên. 2019.

36. Phạm Minh Thông. Nghiên cứu giá trị siêu âm trong chẩn đoán vỡ gan, lách do chấn thương. Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 1998: 45-69.

PHỤ LỤC

BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CHẤN THƯƠNG GAN TRÊN PHIM CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH

Mã bệnh nhân: Mã bệnh án (hồ sơ):

A. HÀNH CHÍNH

1. Họ và tên bệnh nhân:

2. Tuổi: 1. ≤ 15 2. 16 – 25 3.26 - 35

4. 36 - 45 5. 46 – 65 6. > 65

3. Giới: 1. Nam 2. Nữ

4. Nghề nghiệp: 1. Học sinh, sinh viên 2. Lao động trí óc

3. Lao động chân tay 4. Hưu trí

5. Địa chỉ:

6. Người thân: Điện thoại:

7. Ngày vào viện: 8. Ngày ra viện:

B. TIỀN SỬ

1. Bản thân

2. Gia đình

C. ĐẶC ĐIỂM CHUNG

1. Thời gian xảy ra chấn thương:

1. < 6h 2. 6h – 24h 3. > 24h

2. Hoàn cảnh chấn thương

1. Tai nạn giao thông

2. Tai nạn sinh hoạt

3. Tai nạn lao động

D. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG KHI VÀO VIỆN

1. TRIỆU CHỨNG TOÀN THÂN

1.1. Huyết động

1. Ổn định 2. Không ổn định

1.2. Tri giác:

1. Tỉnh 2. Kích thích 3. Hôn mê

1.3. Da niêm mạc:

1. Hồng 2. Nhợt nhẹ 3. Nhợt trắng

2.TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG


Đau bụng hạ sườn phải: 1. Không



2. Có


3. TRIỆU CHỨNG THỰC THỂ

3.1. Trầy xát thành bụng hạ sườn phải:


1.


Không



2.


3.2. Bụng chướng:

1.

Không


2.

3.3. Phản ứng thành bụng:

1.

Không


2.

3.4. Co cứng thành bụng:

1.

Không


2.

3.4. Cảm ứng phúc mạc:

1.

Không


2.

E. CẬN LÂM SÀNG:

1. Xét nghiệm công thức máu lúc vào viện:






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh chấn thương gan trên phim chụp cắt lớp vi tính - 9

1. Không mất máu (HCT 0,4- 0,53)

2. Mất máu nhẹ (HCT 0,35- 0,4)

3. Mất máu trung bình (HCT 0,3- 0,35)

4. Mất máu nặng (HCT < 0,3)

2. Siêu âm: 1. Không thấy tổn thương

2. Dịch tự do ổ bụng 3. Tụ máu dưới bao

4. Đụng giập nhu mô 5. Rách nhu mô gan

3. Chụp CLVT lúc vào viện:

1. Dịch tự do ổ bụng 2. Đụng giập nhu mô, tụ máu trong nhu mô

Xem tất cả 82 trang.

Ngày đăng: 07/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí