Thời Gian Từ Khi Chấn Thương Đến Lúc Vào Viện:

2.3.2. Cỡ mẫu


Áp dụng phương pháp chọn cỡ mẫu không xác suất (mẫu tiện lợi), lựa chọn tất cả các đối tượng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu trong thời gian từ tháng 04/2021 đến tháng 01/2022 tại Bệnh viện E và tại Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức từ tháng 12/2021 đến tháng 03/2022.

Cỡ mẫu tính được: 39.


2.3.3. Phương pháp thu thập thông tin


Thu thập số liệu nghiên cứu từ hồ sơ bệnh án tại phòng lưu trữ hồ sơ. Sử dụng mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất.

Kết quả chụp CLVT và các thông tin khác được trả lời từ Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh Viện E, Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức.

2.4. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU

Hệ thống chụp cắt lớp điện toán 64 lát cắt/vòng quay và 16 lát cắt/vòng quay SOMATOM Perspective của Siemens.

2.5. Biến số nghiên cứu

2.5.1. Đặc điểm chung

- Tuổi, nhóm tuổi, độ tuổi trung bình.

- Giới tính, tỷ lệ nam/nữ.

- Nghề nghiệp: HSSV, lao động trí óc, lao động chay tay, hưu trí.

- Nguyên nhân chấn thương: Tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt

- Thời gian từ khi chấn thương đến khi nhập viện điều trị: < 6h/ Từ 6 – 24h/

> 24h

2.5.2. Triệu chứng lâm sàng

2.5.2.1. Triệu chứng toàn thân:

- Tình trạng huyết động khi vào viện: thay đổi mạch, huyết áp.

- Dấu hiệu mất máu cấp.

- Hôn mê, tri giác giảm (thang điểm Glasgow).

- Cần khám xác định các tổn thương phối hợp: chấn thương ngực kín, chấn thương sọ não, …

2.5.2.2. Triệu chứng cơ năng:

Đau bụng vùng dưới sườn phải, đau khắp bụng hoặc không có triệu chứng.

2.5.2.3. Triệu chứng thực thể:


- Xây xát thành bụng vùng đáy ngực phải và dưới sườn phải

- Bụng chướng

- Phản ứng thành bụng khu trú hay lan tỏa.

- Co cứng thành bụng hay cảm ứng phúc mạc.


2.5.3. Cận lâm sàng:


Công thức máu: hồng cầu, Hb, HCT phân nhóm thành 3 mức độ mất máu.


2.5.4. Đặc điểm hình ảnh học CTG:


- Siêu âm bụng:


Xác định vị trí, tính chất tổn thương gan và tạng khác phối hợp, chủ yếu mang tính chất sàng lọc với biểu hiện tụ máu dưới bao, đường vỡ, đụng dập nhu mô, tụ dịch máu quanh gan và tìm dịch tự do trong ổ bụng.

- Chụp CLVT ổ bụng:

Kết quả được đọc với các dấu hiệu CTG gồm:

+ Vị trí tổn thương: theo phân chia gan của Tôn Thất Tùng

+ Các dấu hiệu CTG: đường vỡ; đụng dập nhu mô; tụ máu nhu mô; tụ máu dưới bao; thoát thuốc cản quang; tổn thương tĩnh mạch gan; giảm tỷ trọng quanh tĩnh mạch cửa.

+ Phân độ tổn thương gan trên phim chụp CLVT áp dụng theo phân độ của hiệp hội phẫu thuật chấn thương Hoa Kỳ năm 2018.

+ Phát hiện các tổn thương phối hợp khác trong ổ bụng, phổi, màng phổi, xương sườn và cột sống…

2.6. Kỹ thuật thu thập thông tin


Hàng ngày BN đến khám tại khoa CĐHA được các bác sĩ chụp CLVT và ghi chép các thông tin về hành chính và tình trạng bệnh tật của bệnh nhân theo mẫu bệnh án khám bệnh được thiết kế sẵn, sau đó tất cả các thông tin của bệnh nhân trong hồ sơ của từng bệnh nhân sẽ được nhập vào máy vi tính để lưu trữ và phân tích giai đoạn sau này. Các hồ sơ trên được quản lý và được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, đặc biệt các thông tin ghi chép phải đầy đủ chính xác.

Công cụ thu thập thông tin:

Bộ phiếu ghi kết quả chẩn đoán CLVT gồm các thông tin về cá nhân, tuổi, giới, nghề nghiệp, địa chỉ. Kết quả CLVT được mô tả bằng các dấu hiệu phát hiện từ các đặc điểm thông qua hình ảnh CLVT, có kết luận của bác sĩ. Hàng ngày các kết quả này được tập hợp để đưa vào hệ thống thống kê.

2.7. Phân tích và xử lý số liệu


Thu thập số liệu theo mẫu bệnh án nghiên cứu Thu thập thông tin hình ảnh chụp CLVT

Xử lý số liệu thu được bằng các thuật toán thống kê trên phần mềm thống kê SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) v20.

2.8. Sai số và cách khắc phục


Sai số chọn mẫu, sai số thu thập thông tin, bệnh nhân vào viện trong tình trạng nặng khả năng cung cấp thông tin bị hạn chế.

Khắc phục: Mẫu hồ sơ bệnh án nghiên cứu thống nhất dễ hiểu dễ sử dụng.

Thống nhất cách ghi chép và thu thập số liệu.


2.9. Đạo đức nghiên cứu


Nghiên cứu được sự đồng ý của ban Lãnh đạo Bệnh viện E, Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức và hội đồng đạo đức Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nghiên cứu không làm ảnh hưởng tới hoạt động của bệnh viện, chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Các hoạt động tiến hành trong nghiên cứu này tuân thủ các quy định, nguyên tắc chuẩn mực đạo đức nghiên cứu y sinh học của Việt Nam và quốc tế.

Các thông tin về bệnh nhân đã được mã hóa, nhập vào máy tính và được giữ bí mật.

Đề cương học viên đã thông qua Hội đồng xét duyệt đề cương của Trường ĐH Y Dược – ĐH Quốc Gia Hà Nội.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm lâm sàng


3.1.1. Đặc điểm chung


35.00%

30.80%

30.00%

25.60%

25.60%

25.00%

20.00%

15.00%

12.80%

10.00%

5.10%

5.00%

0.00%

15 - 25 tuổi 26 - 35 tuổi

15 - 25 tuổi 26 - 35 tuổi

36 45 tuổi

36 45 tuổi

46 65 tuổi

>65 tuổi

46 65 tuổi

>65 tuổi

Biểu đồ 3.1: Phân bố các nhóm tuổi

Nhận xét: Tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là 35,8 ± 12,3. Độ tuổi CTG chiếm tỉ lệ cao là từ 15 – 65 tuổi, chiếm 94,9 %. Bệnh nhân tuổi thấp nhất: 16 tuổi. Bệnh nhân tuổi cao nhất: 75 tuổi.

23,1%

Nam

76,9%

Nữ

Biểu đồ 3.2 Phân bố CTG theo giới tính


Nhận xét: BN nam có 30/39 bệnh nhân, chiếm 76,9%; BN nữ có 9/39 bệnh nhân, chiếm 23,1%. Tỉ lệ nam/nữ là: 3,3/1


TNGT TNSH TNLĐ

15,4%

12,8%

71,8%

Biểu đồ 3.3. Nguyên nhân CTG.


Nhận xét: Nguyên nhân chấn thương do tai nạn giao thông có 28/39 bệnh nhân, chiếm 71,8%. Nguyên nhân tai nạn lao động chiếm 15,4%. Thấp nhất là nguyên nhân do tai nạn sinh hoạt, chiếm 12,8 %.


Bảng 3.1. Liên quan giữa nghề nghiệp và tỷ lệ CTG.


Nghề nghiệp

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

Học sinh

8

20,5

Lao động trí óc

13

33,3

Lao động chân tay

15

38,5

Hưu trí

3

7,7

Tổng

39

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

Đặc điểm lâm sàng và hình ảnh chấn thương gan trên phim chụp cắt lớp vi tính - 5

Nhận xét: Nhóm lao động chân tay chiếm tỷ lệ cao nhất 15/39 BN, chiếm 38,5%. Hưu trí là đối tượng ít gặp CTG nhất là 3/39 trường hợp với tỷ lệ 7,7%.


Bảng 3.2. Thời gian từ khi chấn thương đến lúc vào viện:


Thời gian chấn thương đến khi

vào viện

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

< 6h

27

69,2

6 – 24h

10

25,6

>24h

2

5,1

Tổng

39

100

Nhận xét: Phần lớn các trường hợp nhập viện trong 6h đầu sau tai nạn 27/39 BN, chiếm tỷ lệ 69,2%.

3.1.2. Đặc điểm triệu chứng toàn thân

Bảng 3.3. Tình trạng huyết động khi tới viện.


Tình trạng huyết động

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

Ổn định

25

64,1

Mạch > 90l/p hoặc/và H.A <

90/60 mmHg

14

35,9

Tổng

39

100

Nhận xét: 25/39 tương đương 64,1 % BN đến viện có huyết động ổn định. Có 14/39 BN (35,9 %) huyết động không ổn định.


Bảng 3.4. Tri giác khi tới viện.


Tri giác

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

Tỉnh táo

37

94,9

Kích thích

2

5,1

Tổng

39

100

Nhận xét: BN đến viện trong tình trạng tỉnh táo 37/39 BN, chiếm 94,9 %. Không có bệnh nhân vào viện trong tình trạng hôn mê.


Bảng 3.5. Da niêm mạc khi vào viện


Da niêm mạc

Số bệnh nhân

Tỷ lệ (%)

Hồng

23

59,0

Nhợt nhẹ

14

35,9

Nhợt nhiều

2

5,1

Tổng

39

100

Xem tất cả 82 trang.

Ngày đăng: 07/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí