Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi hoạt nghiệm thanh quản và giải phẫu bệnh u nang dây thanh - 7

Qua đó cho thấy, phần lớn các trường hợp tổn thương u nang dây thanh cũng làm mất tính đối xứng tương tự như các tổn thương lành tính khác của dây thanh.

4.3.5. Tính chu kỳ

Trong nghiên cứu của chúng tôi, 100% (29/29) bệnh nhân có tính chu kỳ trên hoạt nghiệm thanh quản. Trong đó, đa số bệnh nhân có tính chu kỳ không đều 72,4% (21/29). Một số ít bệnh nhân có chu kỳ đều trên hoạt nghiệm thanh quản chiếm 27,6% (8/29).

Kết quả này có sự tương đồng so với nghiên cứu về polyp dây thanh của Nguyễn Thị Hồng Nhung (2016) khi có 42/70 bệnh nhân chiếm 60% có chu kỳ không đều trên hoạt nghiệm thanh quản [51].

Điều này cho thấy có sự tương đồng về tính chu kỳ trên hoạt nghiệm thanh quản giữa u nang dây thanh và polyp dây thanh. Tính chu kỳ là sự chuyển động dây thanh đều đặn, hoạt động rung bình thường, đều đặn và định kỳ. Do quá trình hình thành tổn thương đã tác động đến sự đàn hồi, chun giãn lớp dưới niêm mạc, thay đổi độ lệch pha làm ảnh hưởng đến chu kỳ rung động dây thanh.

4.3.6. Pha khép thanh môn

Trong nghiên cứu của chúng tôi gặp 89,7% thanh môn khép không kín. Kết quả này cũng phù hợp với Nguyễn Khắc Hòa [41] khi gặp 95,6% pha thanh môn không khép kín và Shohet [30] là 100% (30/30).

Theo sinh lý phát âm, thanh môn pha đóng kín cần có sự cân bằng giữa pha đóng – pha mở thanh môn và không có tổn thương thực thể tại dây thanh. Khe hở thanh môn xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa hai pha đóng- mở và tổn thương đủ lớn sẽ làm cho hai dây thanh không khép kín.

4.3.7. Tình trạng co thắt dây thanh

Theo nghiên cứu của chúng tôi có 1/29 bệnh nhân có tình trạng co thắt trên hoạt nghiệm thanh quản chiếm 3,4%.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.

Nguyên nhân là do bệnh nhân lạm dụng giọng nói trong thời gian dài dẫn đến hoạt động phối hợp của các cơ thanh quản bị rối loạn tạo ra sự đối

kháng. Cụ thể trường hợp có co thắt dây thanh trong nghiên cứu của chúng tôi cũng có triệu chứng khàn tiếng kéo dài khởi phát cách đó trên 1 năm.

Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi hoạt nghiệm thanh quản và giải phẫu bệnh u nang dây thanh - 7

4.3.8. Mối liên quan giữa biên độ sóng và thời gian khàn tiếng

Biên độ sóng giảm ở 23/29 bệnh nhân chiếm 78,6%. Trong đó 3/5 bệnh nhân thuộc nhóm thời gian mắc bệnh dưới 1 tháng có biên độ sóng giảm chiếm 60%, 13/17 bệnh nhân thuộc nhóm thời gian mắc bệnh từ 1 - 6 tháng có biên độ sóng giảm chiếm 76,5%. Đặc biệt 100% (6/6) bệnh nhân thuộc nhóm thời gian mắc bệnh trên 6 tháng đều có biên độ sóng giảm.

Điều này cho thấy thời gian mắc bệnh càng lâu càng ảnh hưởng đến biên độ sóng. Do đó bệnh nhân nên được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ cho kết quả tốt hơn. Biên độ sóng phụ thuộc phần lớn vào hai yếu tố: trọng lượng(mass) và đô chắc (stiffness). Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm biên độ sóng bảo gồm tổn thương thực thể dây thanh, tăng áp lực khép, âm cao và to. Vậy nên việc cải thiện giọng nói có thể khắc phục bằng cách nói giọng trầm, không nói to, hạn chế nói, tăng luồng không khí hít vào.

4.3.9.Mối liên quan giữa tần số hoạt nghiệm thanh quản và nhóm tuổi

Tần số hoạt nghiệm thanh quản trung bình của đối tượng nghiên cứu là 213,0 Hz. Trong đó nhóm tuổi 23-35 có tần số hoạt nghiệm thanh quản trung bình cao nhất là 225,4 Hz; ở nhóm tuổi 36-45 tần số trung bình này 208,8 Hz và thấp nhất là nhóm từ 46-55 tuổi với tần số hoạt nghiệm thanh quản trung bình là 207,3Hz.

Do cao độ của tiếng nói liên quan trực tiếp đến tần số rung của dây thanh. Tần số càng thấp và trầm nếu dây thanh càng dài. Theo Hirano M. (1986) tổng chiều dài dây thanh tăng dần cho đến 20 tuổi [52]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy có sự giảm tần số hoạt nghiệm thanh quản trong nhóm tuổi từ 20-55, phù hợp với việc tăng chiều dài dây thanh. Tuy nhiên lại có sự không tương đồng ở nhóm tuổi trên 55 khi tần số trung bình là 210,3 Hz cao hơn so với 2 nhóm tuổi từ 26-45 và từ 46-55, điều này có thể giải thích là do cơ mẫu của nhóm nghiên cứu nhỏ nên xảy ra sự chênh lệch.

4.3.10. Mối liên quan giữa tần số hoạt nghiệm thanh quản với giới tính‌

Trong 29 đối tượng tham gia nghiên cứu có 16 đối tượng nữ và 13 nam. Tần số hoạt nghiệm thanh quản trung bình của nữ giới là 245,6Hz cao hơn tần số trung bình của nam giới là 165,5Hz.

Tần số trung bình (F0) là tần số rung động dây thanh/ giây, đơn vị đo Hz. Tần số có tỷ nghịch với chiều dài dây thanh vì vậy tần số ở nữ giới thường cao hơn so với nam giới.

4.3.11. Kết quả giải phẫu bệnh

Trong nghiên cứu của chúng tôi gặp phần lớn là u nang nhầy 89,7%, u nang biểu bì chỉ chiếm 10,3%. Kết quả của chúng tôi tương tự với kết quả của Nguyễn Khắc Hòa [41]. Tuy nhiên lại không phù hợp với Zoran, trong 37 bệnh nhân nghiên cứu kết quả thấy 65% nang biểu bì, 35% nang nhầy [20]. Sự không phù hợp có thể do cỡ mẫu của chúng tôi và Zoran đều nhỏ, chưa đủ để đại diện.

Nang nhầy thường nằm bờ tự do dây thanh, vỏ nang được phủ bởi 2 lớp mỏng biểu mô trụ tuyến. Trong chứa dịch nhầy của niêm mạc. Nang nhầy phát triển từ sự tắc nghẽn ống tuyến. Nang biểu bì phát triển từ hậu quả của việc chấn thương lặp đi lặp lại, hoặc mảnh biểu bì còn sót lại trong khoảng Reinke’s. Vỏ nang được cấu tạo bởi tế bào bong vảy, sừng hóa. Lòng nang chứa tổ chức trắng lẫn tinh thể cholesterol, keratin. Nang biểu bì thường nằm ở mặt trên dây thanh [ 20,30].

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN


5.1. Đặc điểm lâm sàng u nang dây thanh:

- U nang dây thanh gặp chủ yếu ở lứa tuổi 35-45 tuổi, độ tuổi trung bình là 43,38 ± 10,9.

- Tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở nữ giới (58,6%).

- Các yếu tố thuận lợi làm khởi phát bệnh, thúc đẩy quá trình bệnh tiến triển là sử dụng rượu bia thuốc lá (34,4%), lạm dụng giọng nói (24,1%) và các bệnh lý nội khoa.

- Thời gian từ khi mắc bệnh đến khi đi khám chủ yếu trong vòng 6 tháng (75,8%).

- Khàn tiếng là triệu chứng chính xuất hiện và là lý do tới khám ở 100% ca bệnh. Một số triệu chứng hay gặp khác: cảm giác hụt hơi, nói mệt (48,3%) và đau rát họng (10,3%).

5.2. Hình ảnh nội soi hoạt nghiệm thanh quản và giải phẫu bệnh

- Vị trí khối u hay gặp là ở 1/3 giữa dây thanh (96,6%) và gặp đều ở 2 bên (50 -50 %).

- Soi hoạt nghiệm thanh quản có hình ảnh: giảm biên độ sóng và mất độ cân xứng sóng (78,6%), tính chu kỳ không đều (72,4%), bình diện khép chênh lệch (68,9%) .

- Tần số hoạt nghiệm thanh quản giảm dần theo tuổi và cao hơn ở nữ giới.

- Tổn thương giải phẫu bệnh chủ yếu là u nang nhầy (89,7%).

KHUYẾN NGHỊ


Nghiên cứu của chúng tôi tuy còn nhiều hạn chế với cỡ mẫu nhỏ, thời gian nghiên cứu ngắn và là nghiên cứu hồi cứu, tuy nhiên chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị như sau:

1. Đối với gia đình và cộng đồng

- Sử dụng giọng đúng cách, phù hợp với chất giọng của từng cá thể.

- Điều trị sớm và triệt để các bệnh viêm nhiễm ở vùng mũi, họng, thanh quản, hội chứng trào ngược dạ dày-thực quản ngay ở giai đoạn sớm.

- Hạn chế sử dụng thuốc là và các chất kích thích có sử dụng cồn.

- Tuyên truyền, tư vấn người dân đi khám ngay khi xuất hiện triệu chứng khàn tiếng ở mức độ nhẹ để có hướng điều trị cũng như đạt được kết quả điều trị được tốt nhất.

2. Đối với bác sĩ y tế

Tổn thương lành tính thanh quản luôn biểu hiện chính là khàn tiếng. Do đó, đối với những bệnh nhân có dấu hiệu khàn tiếng nên chỉ định đánh giá thanh quản qua nội soi hoạt nghiệm thanh quản để đánh giá tổn thương thanh quản chính xác và qua đó còn đánh giá tình trạng mũi họng. Điều này giúp cho bác sĩ chẩn đoán sớm và đúng từ đó có hướng điều trị thích hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Hiệp hội tai họng và phẫu thuật đầu cổ Hoa Kỳ (2018) “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị khàn tiếng”.

2. Malik P and SPS Yadav (2019) “The Clinicopathological Study of Benign Lesions of Vocal Cords”.

3. Ngô Ngọc Liễn, Phạm Tuấn Cảnh (1997). Bệnh lý thanh quản, Bệnh học Tai Mũi Họng, Tài liệu dịch, Trang 92-106.

4. Nguyễn Phương Mai (1999) “Nhận xét lâm sàng và kết quả điều trị tổn thương lành tính tại dây thanh tại trung tâm Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh” Luận văn bác sĩ chyên khoa II, Đại học Y Dược T.P Hồ Chí Minh, Trang 55 – 67.

5. Phạm Thị Ngọc (2002) “Nghiên cứu bệnh giọng nghề nghiệp ở giáo viên tiểu học tại huyện Đông Anh thành phố Hà Nội”, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II, Đại học y Hà Nội.

6. Trần Công Hòa và cộng sự Nguyễn Khắc Hòa (2006), "Các tổn thương lành tính dây thanh, nhận xét qua 315 trường hợp được phẫu thuật tại khoa Thanh học Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương”, Y học thực hành tr. 2-6.

7. Nguyễn Quang Hùng (2006), "Đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và sự biến đổi chất thanh ở bệnh nhân u nang dây thanh", Luận văn thạc sỹ y học- Đại học Y Hà Nội, tr. 21 - 13, 59 – 70.

8. Hoàng Văn Cúc và Nguyễn Văn Huy (2011), "Giải phẫu người".

9. Robert J. Leonard (2004), "Human Gross Anatomy", tr. 253-258.

10. Bonfils P và Chavalier J .M (1998), "Larynx, Anatomie ORL, Médicine – Sciences Flammion", tr. 18-46.

11. "Ballengers Otolaryngology Head and Neck Surgery" (2009), People's Medical Publishing House.

12. Hirano M (1975), "Phonosurgery: Basic and clinical investigations" Otologia, tr. 21.

13. Poburka, B.J. (1999) “A new stroboscopy rating form. J Voice, 13(3): 403- 13.

14. Ngô Ngọc Liễn (2000), “Giải phẫu thanh quản, đại cương sinh lý thanh quản”, Giản yếu Tai Mũi Họng, Vol. 3.

15. Rosen CA and S. CB (2008), “Anatomy and physiology of the larynx, Operative Technique in Laryngology”, tr. 1-8.

16. Hirano M., K.Y. (1985), “Cover-body theory of vocal fold vibration, Speech science: recent advances, D.R.G.S. Diego, Editor, College-Hill Press”.

17. Nguyễn Duy Dương, Ngô Ngọc Liễn (2011), “Đặc điểm lâm sàng của rối loạn giọng kéo dài sau vi phẫu thanh quản”. Tạp chí Tai Mũi Họng, tr. 64 - 70.

18. John Schweinfurth, MD (2018) “Vocal Fold Cysts” in Medscape.

19. Phạm Hùng Mạnh, Võ Thanh Quang, Đào Đình Thi Nhận xét triệu chứng lâm sàng và kết quả phẫu thuật một số u lành tính dây thanh bằng nội soi ống mềm”.

20. Milutinovic, Z. and J. Vasiljevic (1992), “Contribution to the understanding of the etiology of vocal fold cysts: a functional and histologic study”. The Laryngoscope, 102(5): 568-71.

21. Jacob Shvero and Tuvia Hadar “Clinicopathologic Study and Classification of Vocal Cord Cysts”.

22. Robertson, Sally. (2019) “Types of Vocal Cord Lesions: Nodules, Polyps and Cysts”.

23. "Lecture 4 Voice Disorders Part 1: Phonotrauma and Functional Voice Disorders” Aronson and Bless, 2009; Colton et al., 2011;2013; Sapienza & Hoffman-Ruddy."

24. Yokonishi H Yamauchi A, Imagawa H, et al (2016), "Quantification of vocal fold vibration in various laryngeal disorders using high-speed digital imaging", J Voice 30, tr. 205-214.

25. John Schweinfurth, MD ( 2018) “Vocal Fold Cysts Workup” in Medscape.

26. Nguyễn Thị Liên, Phạm Kim (1966), "Về 89 trường hợp hột thanh đới gặp ở khoa Tai Mũi Họng Bệnh viên Bạch Mai", Tai mũi họng, Tài liệu nghiên cứu,tr. 30-39.

27. Kamrul Hassan Tarafder and M.A. Chowdhury (2012), “Video Laryngostroboscopy. Bangladesh J Otorhinolaryngol”, 18(2),171-178.

28. Mehta, D.D. and R.E. Hillman (2012), “Current role of stroboscopy in laryngeal imaging. Curr Opin Otolaryngol Head Neck Surg”, 20(6): 429-36.

29. Nguyễn Ngọc Hà, Trần Công Hòa (2005), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của hạt xơ dây thanh trẻ em", Trường Đại Học Y Hà Nội, pp.

30.Shohet, J.A., et al. (1996), “Value of videostroboscopic parameters in differentiating true vocal fold cysts from polyps. The Laryngoscope”, 106(1 Pt 1): 19-26.

31. Tai, S.K. and S.Y. Chang (1997), “Wide opening method for vocal fold retention Cyst”, Zhonghua Yi Xue Za Zhi (Taipei), 59(4): 254-8.

32. Hsu, C.M., G.L. Armas, and C.Y. Su (2009), “Marsupialization of vocal fold retention cysts: voice assessment and surgical outcomes. The Annals of otology, rhinology, and laryngology”, 118(4), 270-5.

33. Zhang, Y., et al. (2004), “Nonlinear dynamic analysis of voices before and after surgical excision of vocal polyps. The Journal of the Acoustical Society of America”, 115(5 Pt 1), 2270-7.

34. Thomas, G., et al. (2007), “Outcome analysis of benign vocal cord lesions by videostroboscopy, acoustic analysis and voice handicap index. Indian journal of otolaryngology and head and neck surgery : official publication of the Association of Otolaryngologists of India”, 59(4), 336-40.

35. Phạm Kim (1964), “Vài nhận xét bước đầu trên 23 trường hợp hột thanh đới gặp ở khoa tai mũi họng Bệnh viện Bạch Mai”, Nội san tai mũi họng, 10.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2024