Soi hoạt nghiệm giúp cung cấp một cách chi tiết về sự đối xứng, sóng niêm mạc, sự đóng thanh môn, tính đều đặn, chu kỳ, biên độ, bờ tự do dây thanh [27,28].
Điều kiện của soi hoạt nghiệm
Điều kiện cần thiết là phải có sóng rung động dây thanh và đo được tần số cơ bản vì máy hoạt nghiệm tạo ra nguồn sáng nhấp nháy dựa trên sự kích hoạt của tần số rung động dây thanh.
Các thông số soi hoạt nghiệm thanh quản
- Tần số cơ bản (F0)
Chu kỳ rung động dây thanh /giây được đo bởi máy hoạt nghiệm. Tần số cơ bản được sử dụng để đồng bộ hóa trong máy nhằm xác lập tần số chớp ánh sáng. Thông thường tần số ánh sáng được thiết lập chậm hơn tần số cơ bản 1Hz để tạo ra chuyển động chậm của chu kỳ.
- Tính chu kỳ
Sự chuyển động dây thanh đều đặn, hoạt động rung bình thường, đều đặn và định kỳ.
- Biên độ
Là sự lệch về bên khỏi đường giữa của dây thanh trong khi dao động. Biên độ thông thường là khoảng 1/3 tổng chiều rộng của dây thanh. Biên độ thường phân loại: bình thường, nhỏ hơn bình thường, lớn hơn bình thường
- Tính đối xứng
Là đánh giá sóng phản chiếu của 2 dây thanh. Chuyển động bình thường của 2 dây thanh là đối xứng, cùng rung, cùng mở và cùng đóng. Hình ảnh dây thanh này như là hình ảnh phản chiếu qua gương của dây thanh đối diện. Không đối xứng thường do đặc tính giới hạn rung động của tổn thương. Ví dụ như liệt dây thanh, sẹo, nang hoặc bạch sản.
- Sự đóng thanh môn
Thông thường thanh môn đóng hoàn toàn, đây là sự khép kín bờ tự do dây thanh trong pha đóng khi phát âm. Tuy nhiên phần thanh môn sụn phía sau có thể vẫn hở trong 1 số trường hợp.
- Các loại đóng thanh môn
Hở sau (porterior triangular glotic chink).
Hở trước gặp trong tổn thương phần sau thanh môn.
Hở không điển hình (irregular); trong grannulom, polype, u nang.
Hở oval: Hở trên toàn bộ chiều dài dây thanh. Thường gặp bệnh nhân rãnh thanh quản, prebyphonia.
Hở dọc: toàn bộ chiều dài thanh môn.
Hở hình đồng hồ cát thường gặp trong tổn thương đối xứng như hạt xơ dây thanh
- Sóng niêm mạc
Thuật ngữ sóng niêm mạc là thuật ngữ liên hệ đến kiểu chuyển động ánh sáng trên bề mặt dây thanh khi rung và được nhìn thấy trên soi hoạt nghiệm. Sóng rung niêm mạc là chuyển động của lớp vỏ dây thanh trên lớp lõi. Sóng niêm mạc phản ánh độ mềm mại của dây thanh. Sóng niêm mạc ở vùng hay điểm nào có sự thay đổi bất thường thì thường đó là nơi dây thanh bị tổn thương.
1.4. Giải phẫu bệnh
Giải phẫu bệnh là một chuyên ngành y học liên quan đến chẩn đoán bệnh dựa trên sự phân tích từ những mẫu mô và tế bào của cơ thể dưới kính hiển vi. Mô và các dịch được lấy ra từ các cơ quan, bộ phận của cơ thể, qua các quy trình xử lý làm thành các tiêu bản và được các bác sĩ chuyên khoa giải phẫu bệnh phân tích dưới kính hiển vi. Kết quả sau phân tích được đưa ra trong báo cáo giải phẫu bệnh, giải thích được bản chất của vùng tổn thương hay khối u. Những kết quả xét nghiệm giải phẫu bệnh giúp các bác sĩ lâm sàng đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng người bệnh và được coi là tiểu chuẩn vàng trong chẩn đoán các bệnh lý ác tính.
1.4.1. Đại thể
U nang dây thanh là những khối tròn, căng, màu vàng hoặc trắng, có màng mỏng. Kích thước thay đổi từ 2mm đến 10mm hoặc lớn hơn[20].
1.4.2. Vi thể
Nang nhầy dây thanh: được bao bọc bởi hai lớp biểu mô ống tuyến gồm các tế bào trụ, khối mỏng dẹt. Vách nang thường có các ổ thâm nhiễm tế bào lympho. Lòng nang có chứa dịch nhầy trong hoặc lẫn hồng cầu hoặc tế bào viêm và mảnh vụn tế bào bị thoái hoá.
Nang biểu bì do bẩm sinh: vỏ nang có các lớp mô vảy nhiều tầng, đôi khi bị sừng hóa. Bên trong chứa keratin và cholesterol[20].
1.5. Tình hình nghiên cứu
1.5.1. Trên thế giới
- Năm 1992, Milutilovic, Z nghiên cứu 37 bệnh nhân u nang day thanh đã cho thấy yếu tố chức năng như lạm dụng giọng đóng vai trò trong sự hình thành u nang và nêu bật tầm quan trọng của việc phối hợp giữa phẫu thuật và điều trị giọng [20].
- Năm 1996, Shohet, J ứng dụng Videostroboscope nghiên cứu 32 bệnh nhân cho thấy sự khác nhau về hình ảnh sóng niêm mạc trong soi hoạt nghiệm giữa u nang dây thanh và polype dây thanh [30].
- Năm 1997, Shyh - Kuan Tai, và năm 2009, Cheng - Ming Hsu đã dùng kỹ thuật mở thông nang để điều trị u nang nhầy dây thanh, các tác giả đã đưa ra kết luận: đây là kỹ thuật dễ thực hiện, ít tái phát và giảm thiểu tối đa tổn thương dây chằng thanh âm [31, 32].
- Năm 2004, Zhang Y đã sử dụng 2 thông số nhiễu loạn tần số và biên độ âm (Jitter và Shimmer) để đánh giá giọng nói trước và sau phẫu thuật và thấy rằng cả hai thông số đều cải thiện sau phẫu thuật, đặc biệt là Jitter [33].
- Năm 2007 Thomas G nghiên cứu 30 bệnh nhân tổn thương lành tính dây thanh. Tác giả cũng nêu bật vai trò của soi hoạt nghiệm, phân tích âm và VHI (chỉ số khuyết tật giọng nói) trong việc đánh giá mức độ cải thiện sau phẫu thuật [34].
1.5.2. Việt Nam
Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về các u lành tính thanh quản :
- Phạm Kim 1964 báo cáo về 23 trường hợp hạt thanh đới tại khoa Tai Mũi Họng tại Bệnh viện Bạch Mai. Năm 1966 ông tiếp tục nghiên cứu 89 trường hợp hạt thanh đới. Tác giả cho thấy hạt xơ dây thanh là nguyên nhân chủ yếu gây khàn tiếng. Tác giả cũng đề cập một số lý luận về cơ chế bệnh sinh [26, 35].
- Nguyễn Giang Long năm 2000 nghiên cứu lâm sàng, mô bệnh học, ảnh hưởng thanh điệu ở bệnh nhân hạt xơ dây thanh. Và đưa ra nhận xét hạt xơ dây thanh ảnh hưởng đến thanh diệu ở thanh ‘ngã’ và thanh ‘hỏi’[36].
- Nguyễn Quang Hùng năm 2006 đã nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và sự biến đổi chất thanh của bệnh nhân bị u nang dây thanh, tác giả đã đưa ra một số đặc điểm lâm sàng của u nang dây thanh, và sự ảnh hưởng của u nang đến các chỉ số chất thanh [7].
- Thái Thanh Hải năm 2008 đã phân tích giọng nói qua máy hoạt nghiệm thanh quản ứng dụng trong chẩn đoán bệnh lý dây thanh, tác giả phân tích âm của 80 bệnh nhân có rối loạn giọng và thấy rằng bệnh lý thanh quản ảnh hưởng nhiều đến tần số và biên độ âm [37].
- Trần Việt Hồng 2010 đã nghiên cứu vi phẫu thuật thanh quản người lớn qua nội soi ống cứng. Trong đó tác giả đã đánh giá sau phẫu thuật 18 bệnh nhân u nang thanh quản bằng phương pháp chủ quan và khách quan với tỷ lệ thành công 94,5% [38].
- Năm 2011: Nguyễn Như Đua tiến hành: “Nghiên cứu hình thái lâm sàng nội soi và mô bệnh học một số u lành tính dây thanh ở trẻ em”. Đã đưa ra đặc điểm về hình thái lâm sàng, hình ảnh nội soi u lành tính thanh quản ở trẻ em. Và thấy tổn thương qua nội soi ống mềm có sự phù hợp giữa chẩn đoán lâm sàng và kết quả mô bệnh học [39].
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn lựa bệnh nhân
- Bệnh nhân khàn tiếng kéo dài.
- Được chẩn đoán qua lâm sàng, nội soi ống cứng hoặc ống mềm và hoạt nghiệm thanh quản ghi nhận hình ảnh nghi ngờ u nang dây thanh.
- Có kết quả giải phẫu bệnh là u nang dây thanh.
- Bệnh nhân và gia đình tự nguyện tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
- Không đủ các tiêu chuẩn trên.
- Bệnh nhân và gia đình không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: khoa Nội soi Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1/2020 – 1/2022
2.3. Thiết kế nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp mô tả từng trường hợp .
2.4. Cỡ mẫu
Sử dụng phương pháp chọn ngẫu nhiên. Lựa chọn ngẫu nhiên các bệnh nhân được chẩn đoán xác định là u nang dây thanh tại khoa Nội soi Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương từ tháng 1/2020 – 1/2022. Thực tế chúng tôi đã thu thập được 29 thông tin của bệnh nhân.
2.5. Các biến số nghiên cứu
Bảng 2.1: Một số biến số nghiên cứu
Biến số | Định nghĩa | Phân loại biến | PP thu thập | |
Một số đặc điểm chung | ||||
Họ và tên | Họ và tên đầy đủ của bệnh nhân | Định lượng | Phỏng vấn | |
Tuổi | Tuổi tính theo năm dương lịch | Định lượng | Phỏng vấn | |
Giới tính | Giới tính theo căn cước công dân | Định tính | Phỏng vấn | |
Nghề nghiệp | Công việc của bệnh nhân | Định tính | Phỏng vấn | |
Địa chỉ | Nơi sinh sống | Định lượng | Phỏng vấn | |
Thời gian mắc bệnh | Thời gian từ khi có triệu chứng đầu tiên tới khi đến khám và điều trị | Định lượng | Phỏng vấn | |
Tiền sử | ||||
Bản thân | Các bệnh lý mãn tính của bệnh nhân đã được phát hiện trước đây (Viêm mũi mạn tính, viêm xoang mạn tính, hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản,… | Định tính | Phỏng vấn | |
Gia đình | Các bệnh lý liên quan của người nhà | Định tính | Phỏng vấn | |
Bệnh sử | ||||
0 | Lý do vào viện | Triệu chứng cơ năng khó chịu khiến bệnh nhân vào viện kèm theo mức độ | Định tính | Phỏng vấn |
1 | Thời gian | Thời gian từ khi khởi phát triệu chứng ( tháng) | Định tính | Phỏng vấn |
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi hoạt nghiệm thanh quản và giải phẫu bệnh u nang dây thanh - 1
- Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi hoạt nghiệm thanh quản và giải phẫu bệnh u nang dây thanh - 2
- Chức Năng Bảo Vệ Đường Hô Hấp Dưới
- Mối Liên Quan Giữa Biên Độ Sóng Và Thời Gian Khàn Tiếng
- Mối Liên Quan Giữa Tần Số Hoạt Nghiệm Thanh Quản Với Nhóm Tuổi Bảng 3.3.5. Mối Liên Quan Giữa Tần Số Hoạt Nghiệm Thanh Quản Với Nhóm Tuổi
- Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi hoạt nghiệm thanh quản và giải phẫu bệnh u nang dây thanh - 7
Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.
Triệu chứng cơ năng | Các triệu chứng bệnh nhân cảm nhận được (Khàn tiếng, nói hụt hơi, nuốt vướng, đau rát họng,…) | Định tính | Phỏng vấn | |
Khám cận lâm sàng | ||||
3 | Nội soi hoạt nghiệm lâm sàng | Kĩ thuật chẩn đoán rối loạn giọng nói | Định tính | |
4 | Giải phẫu bệnh | Kĩ thuật chẩn đoán mô bệnh học | Định tính |
2.6. Qui trình nghiên cứu
Các bước nghiên cứu
- Bước 1. Viết đề cương nghiên cứu
- Bước 2. Xây dựng bệnh án nghiên cứu
- Bước 3. Lựa chọn và tiếp cận bệnh nhân
- Bước 4. Hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng.
- Bước 5. Thu thập và xử lý số liệu
- Bước 6. Hoàn thiện luận văn.
2.7. Phương tiện nghiên cứu
- Dụng cụ khám tổng quát.
- Hệ thống nội soi hoạt nghiệm thanh quản (hình 2.1).
- Hệ thống nội soi ống mềm thanh quản của hãng Olympus (hình 2.2).
Hình 2.2. Bộ nội soi ống mềm |
2.8. Thu thập và xử lý số liệu
- Xử lý số liệu trên máy vi tính theo phương pháp thống kê toán học trong y học với phần mềm SPSS 20.0.
- Các chỉ tiêu định tính được tính thành tỷ lệ %. Các chỉ tiêu định lượng được tính theo trung bình thực nghiệm ( X ), độ lệch chuẩn (SD).
- So sánh các tỷ lệ, các trung bình bằng kiểm định, có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu
- Các bệnh nhân được lựa chọn vào nghiên cứu đều được giải thích về những yêu cầu, lợi ích và tự nguyện tham gia nghiên cứu.
- Các kỹ thuật không ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.
- Không phân biệt đối xử với bệnh nhân.
- Trong quá trình nghiên cứu BN có thể yêu cầu ngừng nghiên cứu.
- Đảm bảo những thông tin mà bệnh nhân và người nhà cung cấp được giữ bí mật, đảm bảo riêng tư. Khi công bố kết quả nghiên cứu chỉ công bố chỉ số, tỷ lệ, không công bố danh tính người tham gia nghiên cứu.