Đặc Điểm Cấu Trúc Lâm Phần Có Phân Bố Thông 5 Lá



Tọa độ địa lý từ 1200004đến 1205200vĩ độ Bắc và từ 10801700đến 10804200kinh độ Đông. Có độ cao so với mặt nước biển dao động từ 640 – 2.287m, có độ dốc từ 15 – 300, nghiêng từ Đông sang Đông Nam.

Trong khu vực có hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 18,4 0C; tháng lạnh nhất có nhiệt độ trung bình là 16 0C (tháng 1), tháng nóng nhất có nhiệt độ trung bình là 19,9 0C (tháng 5). Lượng mưa trung bình năm là 1.920mm (trung bình từ năm 2009 – 2016), tại các đai độ cao trên 1.900 m như các vùng núi Bidoup, Gia rích, Chư Yên Du thì lượng mưa có thể đạt từ 2.800 – 3.000 mm/năm.

Chủ yếu là đất Feralit vàng đỏ phát triển trên nền đá kết tinh chua, đất thịt nhẹ đến trung bình, tầng đất dày trung bình từ 30 – 80 cm, tỷ lệ đá lẫn dưới 20%, có kết cấu hơi chặt.

Đây là vùng thượng nguồn của hai hệ thống sông Serepok và sông Đồng Nai, với các hệ thống sông suối chằng chịt; và là nơi duy trì và cung cấp nguồn nước cho thành phố Đà Lạt và các vùng lân cận như Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh.

Gồm nhiều hệ sinh thái rừng khác nhau như: Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, rừng kín hỗn hợp cây lá rộng lá kim, rừng lùn đỉnh núi, rừng thưa cây lá kim á nhiệt đới núi thấp.

b) Chư Yang Sin

VQG Chư Yang Sin có địa bàn hành chính nằm trên 2 huyện Krông Bông và Lắk của tỉnh Đắk Lắk, tổng diện tích tự nhiên là 58.947 ha. Tọa độ địa lý từ 1201416đến 1203058vĩ độ Bắc và từ 10801747đến 10803448kinh độ Đông. Có độ cao so với mặt biển dao động từ 440 – 2.405 m, có độ dốc từ 25 – 350.

Có hai mùa, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 12, mùa khô từ cuối tháng 12 đến đầu tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 22 0C, nhiệt độ tháng nóng nhất là 23,7 0C (tháng 3) và nhiệt độ tháng lạnh nhất là < 12 0C (tháng 1). Lượng mưa trung bình năm cao, dao động từ 1.800 – 2.000 mm.

Chủ yếu là đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá mẹ Macma acid, tầng đất dày

< 100cm, hàm lượng hữu cơ trong đất cao, giàu mùn (5 - 8%).


Đây là đầu nguồn của hệ thống sông Krông nô và Krông Ana cùng chảy vào hệ thống sông Serepok.

Gồm nhiều hệ sinh thái/kiểu rừng chính như: kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp, rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình và kiểu rừng thưa cây lá kim á nhiệt đới núi thấp.

c) Kon Ka Kinh

VQG Kon Ka Kinh nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Gia Lai, cách trung tâm thành phố Pleiku 50 km, có địa bàn hành chính thuộc hai huyện Mang Yang và Đăk Đoa, tổng diện tích tự nhiên là 42.143,25 ha. Tọa độ địa lý 1402000độ vĩ Bắc 10802200kinh độ Đông. Với 3 kiểu địa hình chính là: địa hình núi cao (từ 1.700 – 1.748 m); địa hình núi trung bình (700 – 1.700 m) và địa hình núi thấp (600 – 700 m).

Có hai mùa, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 21,5 0C; nhiệt độ cao nhất là 25 0C (tháng 4), nhiệt độ thấp nhất là 15 0C (tháng 1). Lượng mưa trung bình năm dao động từ 2.000 – 2.500 mm.

Chủ yếu là các loại đất chính sau đất Feralit đỏ vàng trên đá mẹ Macma acid, đất Feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ Macma kiềm trung tính và đất Feralit mùn vàng đỏ phát triển trên đá sét biến chất.

Đây là vùng đầu nguồn của 3 hệ thống sông chính: sông Ba, sông Sesan và sông Ayun.

Gồm các hệ sinh thái rừng chủ yếu sau: rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi trung bình; Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp; Rừng hỗn giao cây lá rộng lá kim mưa mùa nhiệt đới núi trung bình.


CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm cấu trúc lâm phần có phân bố Thông 5 lá

Cấu trúc nghiên cứu bao gồm cấu trúc tổ thành loài cây thân gỗ, cấu trúc số cây theo cấp kính (N/D), theo chiều cao (N/H) và cấu trúc mặt bằng chung cho lâm phần và riêng cho loài Thông 5 lá.

Số liệu quan sát từ 17 ÔTC 2.500 m2 trên ba vùng phân bố Bidoup - Núi Bà, Chư Yang Sin và Kon Ka Kinh, tính toán trung bình chung có được các kết quả sau:

- Mật độ trung bình cây gỗ của lâm phần (Ntb/ha) tại cả ba vùng phân bố biến động từ 1.087 – 1.750 cây/ha, trong đó vùng Chư Yang Sin có mật độ trung bình cao nhất là 1.750 cây/ha, tiếp đến là vùng Bidoup - Núi Bà với 1.251 cây/ha và thấp nhất là vùng Kon Ka Kinh với 1.087 cây/ha.

- Đường kính trung bình của lâm phần (D, cm) của cả ba vùng phân bố biến động từ 15,7 – 19,5 cm, lớn nhất là vùng Bidoup - Núi Bà (19,5 cm), tiếp đó là Kon Ka Kinh (17,1 cm) và nhỏ nhất là Chư Yang Sin (15,7 cm).

- Chiều cao trung bình của lâm phần (H) của cả 3 vùng biến động từ 12,4 – 15,0m, cao nhất là vùng Bidoup - Núi Bà (15,0 m), tiếp đó là Kon Ka Kinh (13,6 m) và thấp nhất là Chư Yang Sin (12,4 m).

3.1.1. Cấu trúc tổ thành loài lâm phần có phân bố Thông 5 lá

Kết quả nghiên cứu cho thấy Thông 5 lá có phân bố chủ yếu trong kiểu rừng lá rộng thường xanh xen một số loài cây lá kim, nhưng chưa hình thành kiểu rừng hỗn giao lá rộng lá kim. Tổng số loài cây gỗ là khá cao, biến động từ 107 – 130 loài, 61 – 78 chi và 35 – 42 họ thực vật.

Trong kiểu rừng nghiên cứu, nếu xét loài ưu thế với IV% > 5% thì vùng BD có 4 loài với tổng IV% là 29,2%, CYS chỉ có 1 loài với IV% = 8,4% và KKK có 3 loài với tổng IV% = 32,6%. Như vậy các lâm phần này chủ yếu ở kiểu phức hợp, độ ưu thế của các loài chưa rõ so với phân loại của Thái Văn Trừng (1978) [71] (Hình 1.1). Nghiên cứu nhằm xem xét quan hệ sinh thái của nhóm loài ưu thế của từ 5 - 10


loài, lúc này loài ưu thế được chọn với IV% ≥ 3% trong ba vùng sinh thái phân bố như ở Bảng 3.1.

Số loài ưu thế từ 5 – 8 loài; trong đó loài Thông 5 lá luôn xuất hiện là loài ưu thế với IV% từ 3,6% – 12,2% (Bảng 3.1). Danh mục và tên khoa học các loài cây xuất hiện trong các lâm phần nghiên cứu được thể hiện chi tiết tại Phụ lục 1.

Bảng 3.1. Thành phần loài ưu thế theo IV% trong các lâm phần có Thông 5 lá phân bố



Vùng phân bố

Thứ tự

loài ưu thế


Loài

N

(cây/ha)


N%

G

(m2/ha)


G%


F


F%


IV%

Bidoup Núi Bà

1

Ngũ mạc linh

137

10,9

6,42

10,8

54

6,5

9,4


2

Thông 2 lá dẹt

42

3,4

10,66

17,9

30

3,6

8,3


3

Thông 5 lá

21

1,7

9,18

15,4

17

2,1

6,4


4

Trâm vỏ đỏ

70

5,6

3,41

5,7

43

5,2

5,5


5

Kha thụ ấn

68

5,4

1,81

3,0

32

3,8

4,1


6

Cáp mộc bidoup

57

4,5

1,91

3,2

33

4,0

3,9


7

Hồng tùng

24

1,9

3,97

6,7

20

2,4

3,7


8

Chò xót

35

2,8

1,74

2,9

28

3,4

3,0


9

99 loài khác

797

63,8

20,34

34,2

576

69,1

55,7



Tổng

1.251

100,0

57,38

100,0

811

100,0

100,0

Chư Yang Sin

1

Hồng quang

219

11,8

4,48

10,1

38

3,5

8,4


2

Sồi lĩnh

83

4,5

1,75

3,9

31

2,9

3,8


3

Kha thụ nhím

77

4,1

1,78

4,0

33

3,0

3,7


4

Trâm vỏ đỏ

66

3,5

1,92

4,3

33

3,0

3,6


5

Thông 5 lá

11

0,6

4,11

9,2

9

0,8

3,6


6

125 loài khác

1.406

75,5

30,45

68,4

939

86,7

76,9



Tổng

1.750

100

42,92

100,0

951

100.0

100,0

Kon Ka Kinh

1

Thông 5 lá

59

5,4

10,39

26,3

32

4,8

12.2


2

Kha thụ

138

12,7

4,69

11,8

43

6,4

10.3


3

Chò xót

83

7,7

6,18

15,6

48

7,1

10.1


4

Côm

45

4,1

1,11

2,8

30

4,4

3.8


5

Sến

55

5,1

0,53

1,3

28

4,2

3.5


6

Cáp mộc

42

3,9

0,88

2,2

24

3,6

3.2


7

Kháo

45

4,1

0,34

0,9

28

4,2

3.0


8

Gò đồng

40

3,68

0,71

1,78

23

3,5

3,0


9

119 Loài khác

579

53,27

14,73

37,25

416

61,9

50,8



Tổng

1.087

100,0

39,55

100,0

672

100,0

100,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.


Kết quả từ Bảng 3.1, xác định được công thức tổ thành loài cho từng vùng phân bố:

- Bidoup - Núi Bà:

9,4% Ngũ mạc linh + 8,3% Thông 2 lá dẹt + 6,4% Thông 5 lá + 5,5% Trâm vỏ đỏ + 4.1% Kha thụ ấn + 3,9% Cáp mộc bidoup + 3,7% Hồng tùng + 3,0% Chò xót

+ 55,7% loài khác.

- Chư Yang Sin:

8,4% Hồng quang + 3,8% Sồi lĩnh + 3,7% Kha thụ nhím + 3,6% Trâm vỏ đỏ +

3,6% Thông 5 lá + 76,9% loài khác.

- Kon Ka Kinh:

12,2% Thông 5 lá + 10,3% Kha thụ + 10,1% Chò xót + 3,8% Côm + 3,5% sến

+ 3,2% Cáp mộc + 3,0% Kháo + 3,0% Gò đồng + 50,8% loài khác.

Kết quả này cho thấy khác với một số loài Thông phổ biến khác như Thông 2 lá (Thông nhựa) và Thông 3 lá có thể hình thành những quần thể thuần loại, thì Thông 5 lá không chiếm ưu thế tuyệt đối mà hỗn giao với các loài cây lá rộng, lá kim khác.

Chỉ số IV% sử dụng bao gồm chỉ tiêu F% (tần suất phân bố của ô mẫu) và được tính chung trong từng vùng phân bố đã chỉ ra được khái quát thành phần loài ưu thế của các lâm phần có phân bố Thông 5 lá trên từng vùng sinh thái ở Tây Nguyên

Ngoài ra nhóm loài ưu thế ở các vùng sinh thái khác nhau là Bidoup - Núi Bà, Chư Yang Sin và Kon Ka Kinh có sự khác biệt rõ rệt (Bảng 3.1); kết quả này phù hợp với kết luận của Narayan và Anshumali (2015) [135] khi nghiên cứu về chỉ số quan trọng IV% của các loài ưu thế đã chỉ ra có sự thay đổi nhanh chóng loài ưu thế khi thay đổi các điều kiện, vùng sinh thái trong các vùng rừng nhiệt đới.

3.1.2. Cấu trúc tổ thành loài cây gỗ tái sinh ở lâm phần có phân bố Thông 5 lá

Kết quả tính toán chỉ số IV% của các loài cây gỗ tái sinh (chỉ tính theo hai nhân tố N% và F%) và như tầng cây gỗ, xác định loài ưu thế tái sinh có IV% ≥ 3% cho từng vùng phân bố trình bày ở Bảng 3.2. Tổng số loài cây gỗ tái sinh biến động khá lớn, từ 36 – 97 loài, trong đó số loài cây gỗ tái sinh nhiều nhất là tại Chư Yang Sin với 97 loài, thấp nhất là tại Kon Ka Kinh với 36 loài. Số loài cây tái sinh ưu thế


biến động từ 4 – 7 loài. Trong tất cả các loài cây tái sinh đo đếm được tại ba vùng phân bố cho thấy rất hiếm bắt gặp Thông 5 lá tái sinh và không chiếm ưu thế trong các lâm phần có cây Thông 5 lá trưởng thành trong ô đo đếm. Trong khi đó, thỉnh thoảng vẫn bắt gặp Thông 5 lá tái sinh trong tự nhiên, đặc biệt Thông 5 lá có tái sinh khá nhiều ở nơi đất trống (Hình 3.1), những nơi mở tán hoặc ven đường mới mở.


Hình 3 1 Tái sinh tự nhiên Thông 5 lá trên đất trống trong VQG Chư Yang Sin Ảnh 1

Hình 3.1. Tái sinh tự nhiên Thông 5 lá trên đất trống trong VQG Chư Yang Sin.

Ảnh: Lê Cảnh Nam (2018)

Xem xét sự trùng khớp hay không giữa các loài ưu thế ở tầng cao và tái sinh trên cơ sở so sánh Bảng 3.1 và Bảng 3.2; kết quả cho thấy thành phần loài cây gỗ ưu thế ở các tầng cao và thành phần loài cây tái sinh ưu thế tại 3 vùng phân bố loài Thông 5 lá là có sự khác biệt; điều này cho thấy đây là kết quả của kiểu tái sinh tuần hoàn theo vệt nơi mở tán - một đặc trưng của phương thức tái sinh của các hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới (Richard, 1952 [64]; Baur, 1975 [1]; Thái Văn Trừng, 1978 [71];

Phùng Ngọc Lan, 1986 [43]).

Kết quả từ Bảng 3.2 xác định được cấu trúc tổ thành loài cây tái sinh trên 3 vùng phân bố như sau:

- Bidoup – Núi Bà:

7,0% Đa hương + 4,8% Diên bạch + 4,1% Cồng + 3,1% Sồi langbiang + 3,0% Cứt ngựa + 77,9% loài khác.


- Chư Yang Sin:

4,5% Kha thụ nhím + 3,9% Cà ổi + 3,8% Trâm vỏ đỏ + 3,0% Kháo + 84,7% loài khác.

- Kon Ka Kinh:

23,4% Kha thụ + 12,8% Trâm + 7,3% Kháo + 6,0% Sầm + 5,3% Sồi + 5,3% Sụ lông + 3,5% Côm + 35,5% loài khác.

Bảng 3.2. Thành phần loài tái sinh ưu thế theo IV% trong các lâm phần có Thông 5 lá phân bố


Vùng phân bố

Thứ tự loài ưu

thế

Loài

N/ha (cây/ha)

N%

F

F%

IV%

Bidoup - Núi Bà

1

Đa hương

1.500

8,2

750

5,8

7,0


2

Diên bạch

1.083

5,9

500

3,9

4,9


3

Cồng

667

3,7

583

4,5

4,1


4

Sồi Langbiang

667

3,7

333

2,6

3,1


5

Cứt ngựa

750

4,1

250

1,9

3,0


6

69 loài khác

13.583

74,4

10.500

81,3

77,9



Tổng

18.250

100,0

12.917

100,0

100,0

Chư Yang Sin

1

Kha thụ nhím

1.300

5,4

600

3,7

4,5


2

Cà ổi lá nhỏ

1.600

6,6

200

1,2

3,9


3

Trâm đỏ

1.100

4,5

500

3,1

3,8


4

Kháo

1.000

4,1

300

1,9

3,0


5

93 loài khác

19.200

79,3

14.600

90,1

84,7



Tổng

24.200

100,0

16.200

100,0

100,0

Kon Ka Kinh

1

Kha thụ

3.500

29,8

1.333

17,0

23,4


2

Trâm

1.500

12,8

1.000

12,8

12,8


3

Kháo

1.083

9,2

417

5,3

7,3


4

Sầm

750

6,4

583

7,4

6,0


5

Sồi

500

4,3

500

6,4

5,3


6

Sụ lông

500

4,3

500

6,4

5,3


7

Côm

333

2,8

333

4,3

3,5


8

29 loài khác

3.583

30,5

316

40,4

35,5



Tổng

11.750

100,0

7.833

100,0

100,0


Kết quả phân tích này và từ thực tế trong tự nhiên cho thấy không phải Thông 5 lá không có tái sinh tự nhiên mà chỉ tái sinh tại những nơi có điều kiện thuận lợi về các điều kiện sinh thái, đó là đủ ánh sáng, nhiệt độ, … hoặc ở những lỗ trống trong rừng, bìa rừng hay các khu vực mở tán. Tán rừng thành thục có cây mẹ Thông 5 lá đã cản trở tái sinh tự nhiên của chính loài này, chủ yếu là hạn chế về nhiệt, và thiếu ánh sáng. Phí Hồng Hải (2011) [16] và Trang (2011) [152] cũng có nhận định tương tự về đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài này. Một quan sát khác cho rằng sự khó khăn trong tái sinh tự nhiên Thông 5 lá còn do nó yêu cầu định kỳ cần có lửa rừng để dọn dẹp cỏ dại và thúc đẩy hạt giống nẩy mầm (Hiep et al., 2004 [110]).

3.1.3. Cấu trúc số cây theo cấp kính (N/D) của lâm phần có phân bố Thông 5 lá

Dãy phân bố N/D của các lâm phần có phân bố Thông 5 lá cho ba vùng phân bố thể hiện trong Hình 3.2. Kiểu dạng phân bố của các lâm phần này hoàn toàn đồng nhất với kiểu phân bố chung của kiểu rừng hỗn loại lá rộng nhiệt đới mà nhiều tác giả đã khẳng định (Nguyễn Văn Trương, 1973, 1983 [73, 74]; Đồng Sĩ Hiền, 1974

[18]; Phùng Ngọc Lan, 1986 [43]; Trần Văn Con, 1991 [7], Bảo Huy, 2017a [31]) đó là dạng phân bố giảm hình chữ J ngược hoặc có một đỉnh ở cấp kính thứ 2.

BD

CYS

KKK

800


700


600


N (cay/ha)

500


400


300


200


100


0

11 21 31 41 51 61 71 81 91 101

D (cm)


Hình 3.2. Phân bố N/D của lâm phần có Thông 5 lá ở các vùng phân bố.

BD: Bidoup - Núi Bà, CYS: Chư Yang Sin, KKK: Kon Ka Kinh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/01/2024