Phương Pháp Nghiên Cứu Đặc Điểm Cấu Trúc Lâm Phần


loài này để cung cấp các thông tin khoa học cơ bản về quần thể Thông 5 lá nhằm đóng góp cho việc hoạch định các chiến lược lâm sinh trong quản lý, bảo tồn và phát triển quần thể Thông 5 lá bền vững.


CHƯƠNG 2

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP

VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.1. Nội dung nghiên cứu

i) Nghiên cứu và mô phỏng đặc điểm cấu trúc lâm phần có phân bố Thông 5 lá

- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tổ thành loài của lâm phần có phân bố Thông 5 lá.

- Mô phỏng cấu trúc số cây theo cấp kính (N/D), theo cấp chiều cao (N/H) và cấu trúc mặt bằng của lâm phần và riêng loài Thông 5 lá.

ii) Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến phân bố mật độ quần thể Thông 5 lá.

iii) Nghiên cứu mối quan hệ sinh thái giữa loài Thông 5 lá với các loài ưu thế trong quần xã thực vật rừng.

iv) Nghiên cứu bề rộng vòng năm và sinh trưởng, tăng trưởng đường kính cây cá thể Thông 5 lá dưới ảnh hưởng của nhân tố khí hậu và vùng phân bố:

- Xác định các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến chỉ số bề rộng vòng năm chuẩn hóa của loài Thông 5 lá.

- Thiết lập mô hình sinh trưởng, tăng trưởng đường kính của loài Thông 5 lá với ảnh hưởng của vùng phân bố khác nhau.

v) Lập cơ sở dữ liệu GIS về phân bố mật độ, sinh thái Thông 5 lá.

vi) Đề xuất các ứng dụng cho bảo tồn và phát triển quần thể Thông 5 lá trên cơ sở các kết quả nghiên cứu.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Tiếp cận nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu các đặc điểm lâm học và sinh thái rừng phục vụ cho bảo tồn và phát triển cá thể và quần thể Thông 5 lá, trong đó:

- Cấu trúc rừng được rút mẫu nghiên cứu trên các ô tiêu chuẩn điển hình trên các lâm phần không/ít bị tác động, có diện tích đủ lớn để phản ảnh quy luật cấu trúc về loài, phân bố số cây theo đường kính, chiều cao. Cấu trúc cũng được nghiên cứu


chung cho lâm phần và riêng quần thể Thông 5 lá để so sánh và đánh giá tỷ trọng của loài nghiên cứu trong lâm phần. Mô phỏng toán cấu trúc được áp dụng để tiếp cận và phát hiện, đánh giá các quy luật phân bố và đề xuất các mô hình mẫu chuẩn.

- Tiếp cận phát hiện các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến mật độ, phân bố loài Thông 5 lá dựa vào rút mẫu điển hình hệ thống với số mẫu đủ lớn để bảo đảm sự biến động của các nhân tố sinh thái theo mật độ và khách quan; đồng thời mô hình phi tuyến tính đa biến, tổ hợp biến có trọng số đã được áp dụng để có thể phát hiện được các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến mật độ và lập được mô hình có mối quan hệ sinh thái phức tạp này. Ngoài ra xác xuất thống kê sinh học cũng được áp dụng để phản ảnh khách quan mối quan hệ sinh thái giữa các loài ưu thế và với loài nghiên cứu.

- Sử dụng tiếp cận bề rộng năm bằng khoan tăng trưởng để hạn chế chặt hạ cây nghiên cứu theo phương pháp giải tích thân cây truyền thống. Bề rộng vòng năm bị chi phối và ảnh hưởng của nhân tố tuổi cây và các tổng hợp các nhân tố sinh thái – môi trường. Nghiên cứu này đã loại bỏ ảnh hưởng của tuổi đến bề rộng vòng năm thông qua biến đổi thành chỉ tiêu bề rộng vòng năm chuẩn hóa. Nghiên cứu tác động trực tiếp cúa các nhân tố khí hậu chính như nhiệt độ, lượng mưa theo tháng, trung bình trong nhiều năm đến bề rộng vòng năm chuẩn hóa mà không xét đến các nhân tố sinh thái môi trường khác để chỉ ra được mức độ ảnh hưởng của nhân tố khí hậu đến sinh trưởng đường kính Thông 5 lá. Trên cơ sở bề rộng vòng năm xác định được sinh trưởng, tăng trưởng đường kính theo tuổi; mô hình hóa sinh trưởng đường kính Thông 5 lá theo phương pháp hiện đại là Maximum Likelihood dạng mô hình phi tuyến tính có trọng số và có xét ảnh hưởng ngẫu nhiên (random effects) của các yêu tố sinh thái, vùng phân bố đến tham số của mô hình. Sử dụng thẩm định chéo K-Fold để chỉ ra sai số của hệ thống mô hình một cách khách quan.

- Kết hợp mô hình quan hệ mật độ Thông 5 lá với các nhân tố sinh thái ảnh hưởng trong GIS để lập được bản đồ cấp mật độ phân bố khác nhau trong từng vùng sinh thái phân bố loài nghiên cứu.


Thân Lá và hoa Lá và nón non Hình 2 1 Hình ảnh thân lá hoa và nón Thông 5 lá Pinus 1

Thân Lá và hoa Lá và nón non Hình 2 1 Hình ảnh thân lá hoa và nón Thông 5 lá Pinus 2

Thân Lá và hoa Lá và nón non Hình 2 1 Hình ảnh thân lá hoa và nón Thông 5 lá Pinus 3

Thân

Lá và hoa

Lá và nón non

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Hình 2.1. Hình ảnh thân, lá, hoa và nón Thông 5 lá (Pinus dalatensis Ferré) (Ảnh: Lê Cảnh Nam, 2019).


2.2.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm cấu trúc lâm phần

2.2.2.1. Thu thập số liệu nghiên cứu cấu trúc

Sử dụng phương pháp rút mẫu điển hình ô tiêu chuẩn (ÔTC) có diện tích 2.500 m2 trong từng vùng phân bố loài Thông 5 lá trong kiểu rừng hỗn giao lá rộng lá kim để nghiên cứu cấu trúc rừng (Bảo Huy, 2017a [31]). Tiêu chuẩn lựa chọn vị trí đặt ÔTC là những lâm phần ít/chưa bị tác động, đã thiết lập 6 ÔTC 2.500 m2 (50 m × 50

m) ở VQG Bidoup - Núi Bà, 6 ÔTC ở VQG Chư Yang Sin và 5 ÔTC ở VQG Kon Ka Kinh; tổng cộng có 17 ÔTC 2.500 m2 được lập để nghiên cứu đặc điểm cấu trúc các lâm phần có phân bố Thông lá, vị trí ÔTC thể hiện trên bản đồ ở Hình 2.2.

Thu thập số liệu tầng cây gỗ: Trên các ô tiêu chuẩn (ÔTC) điển hình 2.500 m2 tiến hành phân chia thành 25 ô đơn vị có diện tích 100 m2 (10 m × 10 m) và đo đếm toàn diện với các chỉ tiêu: tên loài, đo chiều cao cây (H, m), đường kính ngang ngực (D, cm) với những cây có D ≥ 6 cm, đo cự ly từ một cây trong ô đến cây gần nhất, nếu là cây Thông 5 lá thì có 2 cự ly: đến cây Thông 5 lá gần nhất khác và cây gỗ gần nhất, nếu là cây loài khác thì chỉ đo một cự ly đến cây gần nhất khác.

Thu thập số liệu lớp cây tái sinh: Trên các ÔTC 2.500 m2 đo đếm tầng cây gỗ, tiến hành đặt 5 ô dạng bản có diện tích là 4 m2 (2 m x 2 m), 4 ô ở bốn góc và một ở


tâm ô để nghiên cứu tái sinh. Cây tái sinh nghiên cứu là những cây triển vọng có H 0,5 m và D < 6 cm, các chỉ tiêu đo đếm lớp cây tái sinh trên ô dạng bản là xác định tên loài, đo chiều cao cây (H, m).

Hình 2 2 Vị trí 17 ÔTC 2 500m 2 nghiên cứu cấu trúc lâm phần có phân bố Thông 5 4

Hình 2.2. Vị trí 17 ÔTC 2.500m2 nghiên cứu cấu trúc lâm phần có phân bố Thông 5 lá ở ba vùng phân bố Tây nguyên.


2.2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc tổ thành loài cây gỗ

Sử dụng chỉ số quan trọng IV% (Curtis và McIntosh, 1950 [101]; Narayan và Anshumali, 2015 [135]; Bảo Huy, 2107a [31]) để xác định loài ưu thế và cấu trúc tổ thành loài cây gỗ và tỷ trọng loài Thông 5 lá trong các lâm phần có phân bố loài nghiên cứu.

IV% N% + G% + F%

3

(2.1)

N% = 𝐌ậ𝐭 độ 𝐜ủ𝐚 𝐥𝐨à𝐢 × 𝟏𝟎𝟎

𝐌ậ𝐭 độ 𝐜𝐡𝐮𝐧𝐠 𝐜ủ𝐚 𝐥â𝐦 𝐩𝐡ầ𝐧

(2.2)


G% = Tổng tiết diện ngang của loài × 100

Tổng tiết diện ngang của các loài trong lâm phần

(2.3)

F% = 𝑆ố ô 𝑐ó 𝑙𝑜à𝑖 𝑥𝑢ấ𝑡 ℎ𝑖ệ𝑛 × 100

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố ô 𝑥𝑢ấ𝑡 ℎ𝑖ệ𝑛 𝑐ủ𝑎 𝑐á𝑐 𝑙𝑜à𝑖

(2.4)


Trong đó: N% là % mật độ loài, G% là % tổng tiết diện ngang (G, m2) của loài và F% là % tần suất xuất hiện loài trên ô đơn vị 10 m × 10 m của hệ thống ô 2.500 m2 cho mỗi vùng phân bố đồng nhất sinh thái. Đối với cây tái sinh thì chỉ số IV% được tính theo 2 biến số là N% và F%, lúc này F% là % tần suất xuất hiện loài trên ô đo tái sinh dạng bảng 4 m2 của hệ thống ô 2.500 m2.

Chỉ số IV% được tính theo từng vùng phân bố trên cơ sở đồng nhất các yếu tố sinh thái ở các ô mẫu trong mỗi vùng (Narayan và Anshumali, 2015 [135]).

2.2.2.3. Phương pháp mô phỏng cấu trúc phân bố số cây theo cấp kính (N/D) và theo cấp chiều cao (N/H)

Phạm vi cấp kính và cấp chiều cao để thiết lập các dãy phân bố được thăm dò để có được chuỗi phân bố N/D và N/H phản ánh quy luật chung ổn định cho các ô mẫu; đã thử nghiệm các cự ly cấp D khác nhau từ 2, 4, 6, 8 và 10 cm và từ đó xác định được mỗi cấp D có phạm vi 10 cm, nhỏ nhất biến động từ 6 – 16 cm, trung bình là 11 cm, tiếp theo là 16 – 26 cm với trung bình là 21 cm, tương tự có trung bình cấp kính tiếp theo là 31, 41, 51 cm, ... Với cấp H xác định mỗi cấp có phạm vi 2 m, nhỏ nhất biến động từ 5 – 7 m, trung bình là 6 m, tiếp theo là 7 – 9 m với trung bình là 8 m, tương tự có trung bình cấp H tiếp theo là 10, 12, 14 m....

Kiểm tra sự đồng nhất của các dãy phân bố N/D hoặc N/H của các ô mẫu bằng tiêu chuẩn thống kê χ2, nhằm xem xét các dãy phân bố ở các ô mẫu có cùng chung một tổng thể để gộp chung tính toán, mô phỏng (Bảo Huy, 2017a [31]).

Giả thuyết Ho: F1 = F2 = ... = Fk (Cho mọi ô mẫu i và cấp Dj hoặc Hj). Hay nói khác là các dãy phân bố N/D hoặc N/H là đồng nhất ở các ô mẫu khác nhau, hay cùng một tổng thể.

Kiểm tra sự đồng nhất bằng tiêu chuẩn χ2 như sau:


2 ( fij fj.ni / n)

k m2


i1 j1 fj.ni / n

(2.5)


Trong đó:

- i là số ô mẫu, i = 1,2, ... k (k ô); j là cấp D hoặc cấp H, j = 1, 2, ... m (m cấp D hoặc H);

- fij: là tần số theo ô i và cấp j; ni là tổng tần số của ô i và fj là tổng tần số cấp j. So sánh với χ2 (0,05; df = (m-1)(k-1). Nếu χ2 < χ2 (0,05; df = (m-1)(k-1) thì chấp nhận giả thuyết Ho, tức là các dãy phân bố đồng nhất với nhau. Nếu χ2 ˃ χ2 (0,05; df = (m-1)(k-1)

thì bác bỏ giả thiết Ho.

Thử nghiệm mô phỏng các kiểu cấu trúc N/D N/H theo bốn dạng hàm, phân bố: Mayer, khoảng cách, hình học và Weibull, và kiểm tra sự phù hợp của phân bố lý thuyết so với thực tế ở mức Pvalue < 0,05 theo tiêu chuẩn χ2(0,05, df) (Nguyễn Hải Tuất và cs, 2006 [76]; Bảo Huy, 2017a [31]).

Hàm Mayer:


𝑦 = 𝛼 × 𝑒− 𝛽 × 𝑥

(2.6)

Phân bố khoảng cách:


x = 0

P(x) = (1-)×(1-x-1 x 1

(2.7)


Với x là mã số các cỡ kính từ nhỏ đến lớn 0, 1, 2, 3.... và là hai tham số của phân bố cần ước lượng.

Khi: < (1-)×(1-): Phân bố có đỉnh tại x=1.

= 1 - : Phân bố giảm có thể thay thế bằng phân bố hình học.

> (1-)×(1-): Phân bố giảm.

Ước lượng 2 tham số bằng phương pháp cực đại hợp lý:


= N0/N

(2.8)


r

Ni

= 1 i 1

r

Ni.xi

i 1


(2.9)


Trong đó N0 là số cây ở cấp nhỏ nhất, Ni là số cây ở cấp i N là tổng mật độ của ô

Phân bố hình học:

P(x) = x × (1-) x= 0, 1, 2, 3...r

(2.10)

Ước lượng bằng phương pháp cực đại hợp lý:


= x

x 1

(2.11)

x = 1r

Ni.xi

N i 1

(2.12)

Trong đó x là mã số cấp, Ni là số cây ở cấp i, N là tổng mật độ của ô.

Phân bố Weibull:

Hàm mật độ:


f(x) = ××(x - xmin)-1×exp(-×(x - xmin)

(2.13)

Hàm phân bố :


F(x) = 1 - exp(-×(x - xmin)

(2.14)

Trong đó là hai tham số; xmin: trị số thực nghiệm nhỏ nhất; x: các giá trị thực nghiệm, nếu xếp theo cấp thì x là giá trị giữa mỗi cấp.

Khi : <= 1 : Phân bố giảm; 1< < 3: Phân bố lệch trái;

= 3 : Phân bố đối xứng; > 3 : Phân bố lệch phải.

Kiểm tra sự phù hợp của phân bố lý thuyết bằng tiêu chuẩn 2, chọn cặp tham số có 2 bé nhất và nhỏ thua 2bảng với P < 0,05.

Tham số được ước lượng bằng phương pháp cực đại hợp lý:


r

= N/ Ni×(xi - xmin)

i=1


(2.15)

Trong đó N: Tổng số cây đo đếm; Ni: Số cây ở cấp/tổ i; xi là giá trị giữa cấp.

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 26/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí