Theo công thức trên ta có:
r 16.4 124 0.8
5(52 1) 5.24
Dựa vào kết quả nghiên cứu trên ta thấy hệ số tương quan thứ bậc Spearman r
= 0,80. Như vậy giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục giáo dục an ninh an toàn ở trường PTDTBT là tương quan thuận, tương quan chặt chẽ.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở khảo sát đánh giá thực trạng, bằng kinh nghiệm thực tế, tại chương 3 tác giả đã đề xuất 7 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các giáo dục giáo dục an ninh an toàn ở các trường PTDTBT trung học cơ sở đó là:
Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trách nhiệm về các giáo dục giáo dục an ninh an toàn cho CBQL, GV, NV trong trường PTDT bán trú THCS.
Có thể bạn quan tâm!
- Biện Pháp 4: Tổ Chức Các Hoạt Động Giáo Dục, Diễn Tập An Ninh An Toàn Thường Xuyên Và Có Hiệu Quả Cho Học Sinh Trong Trường Bán Trú
- Biện Pháp 6: Tổ Chức Huy Động Cơ Sở Vật Chất Và Các Điều Kiện An Ninh, An Toàn Trường Học
- Khảo Nghiệm Về Sự Cần Thiết Và Tính Khả Thi Của Các Biện Pháp
- Quản lý giáo dục an ninh an toàn cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai - 16
- Quản lý giáo dục an ninh an toàn cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai - 17
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
Biện pháp 2: Nâng cao năng lực Quản lý, an ninh và an toàn cho học sinh trong trường PTDTBT THCS.
Biện pháp 3: Lập kế hoạch an ninh an toàn cho học sinh trong trường bán trú.
Biện pháp 4: Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục, diễn tập an ninh an toàn thường xuyên và có hiệu quả.
Biện pháp 5: Kiểm tra, giám sát công tác an ninh và an toàn cho học sinh trong trường học.
Biện pháp 6: Quản lý về cơ sở vật chất và các điều kiện an ninh, an toàn trường học
Biện pháp 7: Quản lý việc phối hợp, huy động các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia phối hợp an ninh, an toàn
Qua đánh giá phân tích nội dung, cách thức tổ chức và điều kiện cần thiết để triển khai biện pháp, đồng thời thăm dò ý kiến, khảo nghiệm về tính cần thiết, tính khả thi, lập bảng so sánh, tính hệ số thứ bậc, áp dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman cho thấy: 7 biện pháp quản lý giáo dục giáo dục an ninh an toàn ở các trường PTDTBT THCS huyện Bảo Thắng mà tác giả đề xuất được đánh giá là rất cần thiết và phù hợp với thực tiễn giáo dục ở các trường PTDTBT trong giai đoạn hiện nay.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu thu được, có thể rút ra các kết luận sau:
1.1. Dạy học là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học, những kỹ năng và kỹ xảo giáo dục nhận thức và thực tiễn, để trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng phát triển các phẩm chất, nhân cách người học theo mục đích giáo dục.
Quản lý giáo dục dạy học là một hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý trong quá trình dạy học nhằm đạt được mục tiêu dạy học.
1.2. Quản lý giáo dục giáo dục an ninh an toàn: Là giáo dục quản lý có mục đích, có kế hoạch của hiệu trưởng đến giáo viên, nhân viên và những lực lượng giáo dục khác nhằm huy động, điều khiển, chỉ đạo họ tổ chức các giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh nhằm mục tiêu phát triển nhân cách toàn diện của học sinh. Trong trường PTDTBT, quản lý giáo dục giáo dục an ninh an toàn tập trung vào các nội dung cơ bản sau:
- Quản lý hoạt động tuyên truyền.
- Quản lý giáo dục rèn kỹ năng sống.
- Quản lý giáo dục chăm sóc sức khỏe và phát triển thể chất.
- Quản Lý giáo dục diễn tập phòng tránh các nguy cơ mất an toàn tại trường bán trú.
1.3. Công tác quản lý giáo dục giáo dục an ninh an toàn ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai trong thời gian vừa qua có những ưu điểm và hạn chế sau:
- Ưu điểm: Cán bộ quản lý giáo dục đã nhận thức được tầm quan trọng của các nội dung và biện pháp quản lý giáo dục giáo dục an ninh an toàn nhằm nâng cao chất lượng dạy học; giáo dục giáo dục an ninh an toàn đã được các cấp chính quyền quan tâm đẩy mạnh, trở thành một nội dung quan trọng được đánh giá hàng năm, trở thành phong trào thi đua giữa các đơn vị trường. Góp phần quan trọng trong việc huy động học sinh ra lớp, nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện.
- Hạn chế: Công tác quản lý giáo dục giáo dục an ninh an toàn ở các trường PTDT bán trú chưa có sự thống nhất chỉ đạo trong ngành giáo dục. Các hoạt đông xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá ở các đơn vị trường còn chưa hiệu quả.
1.4. Để Nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục giáo dục an ninh an toàn ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai cần thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp sau:
Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trách nhiệm về các giáo dục giáo dục an ninh an toàn cho CBQL, GV, NV trong trường PTDT bán trú THCS.
Biện pháp 2: Nâng cao năng lực Quản lý, an ninh và an toàn cho học sinh trong trường PTDTBT THCS.
Biện pháp 3: Lập kế hoạch an ninh an toàn cho học sinh trong trường bán trú.
Biện pháp 4: Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục, diễn tập an ninh an toàn thường xuyên và có hiệu quả.
Biện pháp 5: Kiểm tra, giám sát công tác an ninh và an toàn cho học sinh trong trường học.
Biện pháp 6: Quản lý về cơ sở vật chất và các điều kiện an ninh, an toàn trường học.
Biện pháp 7: Quản lý việc phối hợp, huy động các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia phối hợp an ninh, an toàn.
1.5. Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia cho thấy: Các biện pháp quản lý giáo dục giáo dục an ninh an toàn ở các trường PTDT bán trú THCS huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai được đề xuất đều cần thiết và có tính khả thi cao.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với các trường PTDT bán trú THCS tại địa bàn nghiên cứu
Cần nắm vững đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Luật giáo dục, các văn bản pháp luật liên quan đến việc tổ chức thực hiện các giáo dục giáo dục trong nhà trường. Biết vận dụng một cách chủ động, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường để quản lý nhà trường một cách toàn diện, đặc biệt cần nắm vững và vận dụng linh hoạt các biện pháp quản lý, chỉ đạo giáo dục giáo dục an ninh an toàn nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho đối tượng học sinh người dân tộc thiểu số, tạo ra những giáo dục bổ ích, mang ý nghĩa giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
Huy động tối đa các nguồn lực hiện có, tạo động lực thúc đẩy người dạy và người học. đầy đủ cơ sở vật chất cũng như các phương tiện phục vụ cho giáo dục dạy và học.
Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực quản lý để hoàn thành tốt sự nghiệp giáo dục, đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện dục và đào tạo và công cuộc CNH - HĐH đất nước.
Trong qua trình quản lý, triển khai các giáo dục giáo dục an ninh an toàn cần thực hiện đồng bộ các khâu (xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá), vận dụng kết hợp chặt chẽ, hiệu quả các biện pháp tác giả đã nêu.
2.2. Đối với UBND huyện Bảo Thắng, Phòng GD&ĐT
- Đối với UBND huyện:
Cụ thể hóa chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của Chính phủ, UBND tỉnh Lào Cai thành các đề án, kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
Xác định việc phát triển và triển khai tốt, có hiệu quả các trường PTDTBT là nhiệm vụ trọng tâm để phát triển sự nghiệp giáo dục, chất lượng giáo dục ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tăng cường công tác lãnh chỉ đạo cấp ủy chính quyền cơ sở, các cơ quan, đoàn thể phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển giáo dục, tăng cường công tác vận động tuyên truyền tạo nên phong trào xã hội học tập.
Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị cho giáo dục giáo dục an ninh an toàn và học sinh bán trú ở các trường PTDTBT trên địa bàn huyện.
- Đối với Phòng GD&ĐT huyện
Làm tốt công tác tham mưu UBND huyện về quy hoạch phát triển quy mô trường lớp PTDTBT, công tác lãnh chỉ đạo phát triển giáo dục ở địa phương; chủ động phối hợp với các cơ quan đơn vị, ban ngành đoàn thể và cấp ủy chính quyền cơ sở xây dựng phong trào xã hội học tập, xã hội hóa giáo dục.
Hằng năm, có kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phổ biến kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
Thống nhất chủ trương, định hướng về việc quản lý, tổ chức, đánh giá các giáo dục giáo dục an ninh an toàn. Tăng cường công tác kiểm tra chuyên môn, kiểm tra giáo dục giáo dục an ninh an toàn ở các trường PTDTBT; Thường xuyên tổ chức các hội thảo rút kinh nghiệm, học tập kinh nghiệm giữa các trường nhằm kịp thời chỉ đạo khắc phục vấn đề còn tồn tại.
2.3. Đối với Sở GD&ĐT
Tổ chức khảo sát, đánh giá, hội thảo chuyên đề về phát triển trường PTDTBT trong toàn tỉnh; Tham mưu UBND tỉnh đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các đơn vị trường PTDTBT. Tham mưu HĐND, UBND tỉnh có các cơ chế, chính sách đặc thù cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh ở các trường PTDTBT trong toàn tỉnh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nghị quyết số 29/NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ngày 04 tháng 11 năm 2013, Hà Nội.
2. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1999), Khoa học tổ chức quản lý - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội.
3. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
4. Bộ GD&ĐT (2002), Dự án giáo dục trung học cơ sở vùng khó khăn nhất, Hỗ trợ dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp THCS vùng khó khăn nhất, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Chương trình THCS, NXB Giáo dục.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Thông tư số 24/2010/TT-BGDĐT ngày 02/8/2010 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy chế và tổ chức giáo dục của trường PTDTBT, Hà Nội.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ Trường THCS, trường trung học phổ và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011, Hà Nội.
8. Các Mác - Ang nghen toàn tập, Bản tiếng Việt, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
9. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1997), Những cơ sở khoa học về quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục.
10. Chỉ thị số 40-CT/TW về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (2004), Hà Nội.
11. Chính phủ (2003), Quyết định số 89 QĐ/TTg ngày 9/01/2013 phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020, Hà Nội.
12. Vũ Dũng (2006), Giáo trình tâm lý học quản lý, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
13. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
15. Phạm Minh Hạc - Chủ biên (2001), Phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Phạm Minh Hạc (1981), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.
17. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Phùng Đức Hải (1991), “Về đặc điểm tâm lý học sinh phổ thông trung học miền núi”, Tạp chí NCGD.
19. Harold Koontz (1992), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nôi.
20. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm.
21. Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền (2015), Quản lý và lãnh đạo Nhà trường, NXB ĐHSP, Hà Nội.
22. Hà Sĩ Hồ, Lê Tuấn (1987), Những bài giảng về quản lý trường học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
23. Đặng Vũ Hoạt (chủ biên) (1998), giáo dục giáo dục an ninh an toàn ở trường THCS, NXB Giáo dục, Hà Nội.
24. Phạm Văn Kha (2001), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Viện Nghiên cứu Phát triển giáo dục, Hà Nội.
25. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn,
NXB giáo dục, Hà Nội.
26. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa (Chủ biên 2012), Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số, Hà Nội.
27. Luật Giáo dục (2009), NXB Lao động, Hà Nội.
28. M.I.Konđacôp (1984), Cơ sở lý luận của Khoa học quản lý giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.
29. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.
30. Phòng GD&ĐT Bảo Thắng (2017), Báo cáo tổng kết năm học 2017-2018, Bảo Thắng.
31. Phòng GD&ĐT Bảo Thắng (2018), Báo cáo tổng kết năm học 2018-2019,
Bảo Thắng.
32. Phòng GD&ĐT huyện Bảo Thắng (2016), Báo cáo tổng kết năm học 2016-2017,
Bảo Thắng.
33. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục,
Trường Cán bộ quản lý giáo dục Trung ương I, Hà Nội.
34. Phạm Hồng Quang (2002) Tổ chức dạy học cho học sinh dân tộc, miền núi, NXB ĐHSP, Hà Nội.
35. Nguyễn Xuân Thức (2012), Tổ chức nghiên cứu quản lý giáo dục, Giáo trình dành cho học viên Cao học Quản lý giáo dục.
36. Phạm Viết Vượng (2000), Giáo dục học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.