Tuyến Du Lịch Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên

Sinh, đưa Nguyễn Sinh Sắc về nuôi, cho ăn học. Khi đó, Nguyễn Sinh Sắc tròn 15 tuổi. Nguyễn Sinh Sắc được sự dìu dắt, dạy bảo của cụ Hoàng Đường, càng học càng sáng dạ, thông minh, nổi tiếng khắp vùng; cùng nhiều đức tính tốt nên được cụ ông, bà Hoàng Đường yêu quý như con đẻ. Và tới năm 1881, khi Nguyễn Sinh Sắc tròn 18 tuổi, hai cụ đã thể hiện tình thương yêu và thiện ý chọn Nguyễn Sinh Sắc làm con rể đầu lòng. Lễ hứa hôn của chàng học trò Nguyễn Sinh Sắc và Hoàng Thị Loan đã được tổ chức trong ngôi nhà 5 gian của cụ Hoàng Đường. Và hai năm sau, năm 1883, hai người chính thức thành hôn.

Ngôi nhà này đã chứng kiến sự miệt mài đèn sách của người học trò Nguyễn Sinh Sắc, sự tần tảo thuỷ chung của người vợ; sự ra đời và tuổi ấu thơ của những đứa con. Tại kỳ thi Hương năm Giáp Ngọ 1894, ông Nguyễn Sinh Sắc đã đỗ cử nhân trường Nghệ. Năm 1895, ông vào kinh đô Huế dự kỳ thi Hội khoa Ất Mùi, song không đậu; tiếp tục học ở Trường Quốc Tử Giám ở Huế để ôn luyện. Thời gian này ông đã đưa cả vợ và hai con trai vào Huế cùng chung sống. Đây là những năm tháng vất vả và khó nhọc của cả gia đình. Sau khi sinh người con thứ tư (1900), bà Hoàng Thị Loan đã qua đời trên đất Huế ở tuổi 33 (tháng 2/1901). Khi đó người con trai thứ ba là Nguyễn Sinh Cung mới 11 tuổi và người con út mới vài tháng tuổi. Cha con ông Nguyễn Sinh Sắc đau buồn rời đất đế đô trở lại làng Hoàng Trù sinh sống.

Ba tháng sau, tới kỳ thi Hội khoa Tân Sửu (1901), ông Nguyễn Sinh Sắc gửi con lại cho bà ngoại, rồi lại vào Huế dự thi. Và ông đã báo đáp được ân nghĩa nuôi dạy của nhạc phụ, nhạc mẫu; tấm tình thuỷ chung tần tảo của người vợ quá cố; kỳ thi này ông đậu Phó bảng, được vua Thành Thái ban cho tấm biển “Ân tứ ninh gia” (Ơn vua ban cho gia đình tốt). Theo truyền thống, ông Nguyễn Sinh Sắc cùng các con đã tạm biệt làng Hoàng Trù, trở về quê nội – Làng Kim Liên (Làng Sen) để vinh quy bái tổ.

Khu di tích Hoàng Trù, ngôi nhà nhỏ ba gian là nơi cất tiếng khóc chào đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh; nơi đã gắn bó những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ và cũng đầy gian khó, nhọc nhằn của Người cùng ông bà, cha mẹ, các anh chị em. Cũng chính nơi đây Người đã nhận được tình yêu thương của những người thân, của quê hương; được chứng kiến sự dạy dỗ tận tình của ông ngoại với cha mình. Những giá trị tinh thần ấy là khởi nguồn cho một khát vọng lớn lao; để cậu bé Nguyễn Sinh Cung trở thành Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá của đất nước Việt Nam.

b) Bãi biển Thiên Cầm

Biển Thiên Cầm cách Hà Tĩnh 20 km về phía Đông Nam, theo quốc lộ 1A, là bãi biển mang dáng vẻ hoang sơ. Sát bờ biển là núi Thiên Cầm hùng vỹ, trên núi có bàn cơ tiên, có dấu chân trái của người khổng lồ in trên phiến đá qua hàng triệu năm giờ vẫn rõ. Trên biển Thiên Cầm có đảo nhỏ Hòn Én, Hòn Bớ còn rất hoang sơ và đẹp.

Phía tây nam núi Thiên Cầm có chùa Yên Lạc xây dựng từ thế kỷ 13 gần bãi tắm, chùa có bộ tranh "Thập Điện Diêm Vương" nổi tiếng (sống trên đời và sự trừng phạt dưới âm phủ). Trên núi Thiên Cầm có đền Cầm Sơn được xây dựng từ trước thế kỷ thứ 13, hay còn gọi là đền cha con Hồ Quý Ly, nay còn thờ cả phật và có tên là chùa Cầm Sơn. Núi cao 108 m so với mực nước biển, đứng đỉnh núi có thể nhìn rõ toàn bộ bãi biển và đảo gần đó.

Bãi biển Thiên Cầm như hình cánh cung hay giống cây đàn cầm, có tới 3 bãi tắm, bãi chính dài 3 km đẹp, bãi khác dài khoảng 10 km, bãi cát trắng thoai thoải phẳng ít lồi lõm, nước biển xanh trong vắt màu ngọc bích, có thể nhìn xuống tận đáy, bờ biển thoai thoải, có thể tắm ở xa bờ hơn 100 m, nước biển có độ mặn rất cao.

c) Ngã ba Đồng Lộc

Ngã ba Đồng Lộc là di tích lịch sử gắn liền với cái chết của 10 nữ thanh niên xung phong trong chiến tranh Việt Nam. Ngã ba Đồng Lộc thuộc xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

tỉnh Hà Tĩnh, nằm trên con đường mòn Hồ Chí Minh xuyên qua dãy Trường Sơn ở tỉnh Hà Tĩnh, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh, thuộc địa phận xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc.

Đây là một trong những điểm giao thông quan trong trong chiến tranh, cho nên quân đội Hoa Kỳ đã tập trung nhiều máy bay thảbom nhằm cắt đứt đường tiếp tế của người dân miền Bắc cho chiến trường miền Nam.

Tuyến điểm du lịch Việt Nam Dành cho học sinh, sinh viên chuyên ngành du lịch - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai - 8

Nơi đây có một tiểu đội thanh niên xung phong có nhiệm vụ canh giữ giao điểm, phá bom và sửa đường thông xe khi bị bom phá. Tiểu đội 4 gồm 10 cô gái trẻ, tuổi từ 17 đến 24. Trưa ngày 26 tháng 7 năm 1968, như mọi ngày 10 cô ra làm nhiệm vụ. 16h30', trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc, 1 quả bom rơi xuống ngay sát miệng hầm, nơi 10 cô đang tránh bom. Tất cả đã chết khi tuổi đời còn rất trẻ, phần lớn trong số họ chưa lập gia đình.

Ngày 23/7/2009, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ khởi công phụng tượng 10 nữ thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc", đến ngày 19/8/2010 đã tổ chức trọng thể lễ khánh thành cụm tượng đài. Công trình phụng tượng 10 nữ thanh niên xung phong ngã ba Đồng Lộc là công trình có giá trị lịch sử, tâm linh sâu sắc, được xây dựng bằng sự tự nguyện đóng góp của các các viên chức ngành giáo dục, học sinh, sinh viên trong cả nước.

2.2.6.5. Một số tuyến và chương trình du lịch xuất phát từ Hà Nội

a) Một số tuyến du lịch ( tuyến tham khảo)

- Tuyến Hà Nội – Hà Nam

- Tuyến Hà Nội – Ninh Bình

- Tuyến Hà Nội – Thanh Hóa

- Tuyến Hà Nội – Hà Nam – Ninh Bình

- Tuyến Hà Nội – Nghệ An – Hà Tĩnh

- Tuyến Hà Nội – Ninh Bình – Nghệ An – Hà Tĩnh

- Tuyến Hà Nội – Ninh Bình – Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh

b) Một số chương trình du lịch xuất phát từ Hà Nội, đi bằng ô tô theo quốc lộ 1A, các đường liên tỉnh (chương trình tham khảo)

Chương trình du lịch: Hà Nội – Ninh Bình – Hà Nội (2 ngày, 1 đêm) Ngày 1: Hà Nội – Tam Cốc – Bích Động – VQG Cúc Phương

Sáng: Khởi hành đi tham quan Tam Cốc – Bích Động. Ăn trưa tại thị trấn Phát Diệm (Kim Sơn).

Chiều: Tham quan nhà thờ đá Phát Diệm, VQG Cúc Phương

Tối: Giao lưu văn nghệ tại VQG Cúc Phương. Lưu trú tại Ninh Bình Ngày 2: VQG Cúc Phương – Cố đô Hoa Lư – Hà Nội

Sáng: Tham quan tuyến cây Chò 1000 năm tuổi, hang động người xưa, khu bảo tồn thú linh trưởng tại VQG. Ăn trưa tại VQG.

Chiều: Tham quan cố đô Hoa Lư, đền vua Đinh, vua Lê. Về Hà Nội

Chương trình du lịch: Hà Nội – Nghệ An (Quê Bác, Cửa Lò) – đền Cuông (3 ngày, 2 đêm)

Ngày 1: Hà Nội – Quê Bác – thị xã Cửa Lò

Sáng: Từ Hà Nội khởi hành đi Vinh, ăn trưa tại TP. Vinh

Chiều: Tham quê nội, quê ngoại của Bác ở Kim Liên – Nam Đàn. Lưu trú tại Cửa Lò.

Ngày 2: Thị xã Cửa Lò

Sáng: Tắm biển, đi thuyền thăm Hòn Ngư, Hòn Mắt Chiều: Tắm biển. Nghỉ đêm tại Cửa Lò

Ngày 3: Thị xã Cửa Lò – Hà Nội Sáng: Tắm biển, ăn trưa tại Cửa Lò

Chiều: Tham quan đền Cuông. Về Hà Nội

Chương trình du lịch: Hà Nội – Nghệ An – Hà Tĩnh (2 ngày, 3 đêm) Ngày 1: Hà Nội – Nghệ An

Sáng: Lên xe khởi hành đi Nghệ An. Ăn trưa tại TP. Vinh

Chiều: Tham quan quê nội, quê ngoại của Bác. Lưu trú tại TP. Vinh Ngày 2: TP. Vinh – quê hương Nguyễn Du – Ngã ba Đồng Lộc – Cửa Lò

Sáng: Ăn sáng tại TP. Vinh, lên xe tham quan quê hương đại thi hào Nguyễn Du, ngã ba Đồng Lộc. Ăn trưa tại Hồng Lĩnh

Chiều: Lên xe về Cửa Lò, nhận phòng, tự do tắm biển Ngày 3: Cửa Lò – Hà Nội

Sáng: Tắm biển, ăn trưa tại Cửa Lò Chiều: Về Hà Nội

2.2.7. Tuyến du lịch Hà Nội – Tuyên Quang – Hà Giang

2.2.7.1. Các điểm tham quan du lịch ở Tuyên Quang

Tuyên Quang có diện tích 5.801km2, phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông Bắc giáp Cao Bằng, phía Đông giáp Bắc Kạn và Thái Nguyên, phía Nam giáp Vĩnh Phúc, phía Tây-Nam giáp Phú Thọ, phía Tây giáp Yên Bái. Tỉnh lỵ là thành phố Tuyên Quang cách Hà Nội 165km theo quốc lộ 2.

Tuyên Quang là căn cứ địa cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, do đó tỉnh là nơi còn giữ được nhiều di tích lịch sử hấp dẫn du khách như đình Tân Trào, đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào…. Hiện nay, tỉnh đã xây dựng được cơ sở vật vật kỹ thuật du lịch ở một số vùng có tài nguyên hấp dẫn.

Khu di tích Tân Trào

Khu Di tích lịch sử Tân Trào nằm trong một thung lũng nhỏ thuộc xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Là vùng đồi núi thấp có độ cao khoảng từ 95 đến 814m, nằm trong lưu vực sông Đáy, cách thành phố Tuyên Quang khoảng 41 km, cách Hà Nội khoảng 150 km, với diện tích khoảng 6.633 ha. Tân Trào hiện nay có 17 di tích. Với các địa danh nổi tiếng như:

Đình Tân Trào là một đình nhỏ được xây dựng vào năm 1923 theo kiểu nhà sàn, cột gỗ, ba gian hai chái, mái lợp lá cọ, sàn lát ván, để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và là nơi hội họp, sinh hoạt văn hoá của dân làng. Đình thờ 8 vị thành hoàng làng đại diện cho các thần sông, thần núi của làng Tân Lập, xã Tân Trào. Dưới mái đình này, ngày 16 tháng 8 năm 1945 đã họp Quốc dân Đại hội.

Đình Hồng Thái cách Đình Tân Trào gần 1 km trên đường đi Sơn Dương, đình được xây dựng tại địa phận của làng Cả, xã Tân Trào. Năm 1919, đình có tên là đình Làng Cả hay đình Kim Trận. Đình Hồng Thái còn là trạm giao liên và là nơi huấn luyện quân sự trong suốt thời kỳ kháng chiến. Đình còn là điểm dừng chân của các đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội, là trạm thường trực của "An toàn khu của Trung ương đóng ở Tân Trào".

Lán Nà Lừa đây là một căn lán nhỏ, nằm ở sườn núi Nà Lừa, cách làng Tân Lập gần 1 km về hướng đông, lán được dựng bằng tre theo kiểu nửa sàn, nửa đất của người miền núi, dưới các đám cây rậm rạp. Lán do đơn vị giải phóng quân dựng để Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc từ tháng 6 năm 1945 đến cuối tháng 8 năm 1945. Lán Nà Lừa có hai gian nhỏ, gian bên trong là nơi Người nghỉ ngơi, còn gian ngoài là chỗ Bác làm việc và tiếp khách. Tại đây, ngày 4 tháng 6 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập Hội nghị cán bộ để củng cố căn cứ địa cách mạng, thành lập Khu giải phóng và Quân giải phóng, chuẩn bị Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân Đại hội.

Cây đa Tân Trào cách đình Tân Trào khoảng 500 mét về phía Đông. Dưới bóng Cây đa này, chiều 16 tháng 8 năm 1945, Việt Nam Giải phóng quân đã làm lễ xuất quân và Võ Nguyên Giáp đọc bản Quân lệnh số 1.

Hang Bòng là nơi làm việc của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Bắc trong thời kỳ chống Pháp (1946-1954). Hang cách không xa Hồng Thái, Tân Trào. Từ 1950 đến 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ở hang này, trực tiếp đi chỉ đạo Chiến dịch Biên Giới (1950) và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai (tháng 2 năm 1951).

Ngoài ra, Khu Di tích Tân Trào còn có những di tích có giá trị lịch sử và du lịch khác như: Bản Khuổi Kịch, đình Thanh La, Vực Thia, làng Tân Lập, lán Cảnh Vệ - Điện Đài, lán Đồng Minh, sân bay Lũng Cò, đèo Chắn, Đồng Man - Lũng Tẩu, Khấu Lẩu - Vực Hồ, Ban Tuyên huấn Trung ương, hang Thia, hang Bòng, thôn Lập Binh, xã Trung Yên, hầm An toàn của Bác, hầm Trung ương Đảng, hầm Chính phủ và Bảo tàng Tân Trào.

Mặc dù đã trải qua 68 mùa Thu, kể từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công nhưng mỗi khi đến thăm Tân Trào, về lại chiến khu xưa, mỗi người dân Việt Nam dường như vẫn cảm nhận được không khí hào hùng của những ngày Thu Tháng Tám lịch sử năm xưa.

2.2.7.2. Các điểm tham quan du lịch ở Hà Giang

Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam, có diện tích 7.831km2, phía đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang. Về phía bắc, Hà Giang giáp châu tự trị dân tộc Choang và Miêu Văn Sơn thuộc tỉnh Vân Nam.

Hà Giang là mảnh đất địa đầu cực Bắc của tổ quốc, có điểm cực Bắc ở xã Lũng Cú, huyện Mèo Vạc. Tỉnh có địa hình đa dạng, phức tạp, có nhiều núi đá cao, độ dốc lớn, bị chia cắt, có nhiều thung lũng, sông suối. Tỉnh còn có nhiều khu rừng nguyên sinh với nhiều cây gỗ và dược liệu quý, có sự đa dạng sinh học cao.

a) Cao nguyên đá Đồng Văn

Cao nguyên đá Đồng Văn nằm trải rộng trên bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc và được công nhận là Công viên địa chất Toàn cầu vào năm 2010. Cao nguyên có nhiều khu vực núi đá vôi nằm sát chí tuyến Bắc, có độ dốc khá lớn. Các thung lũng, sông, suối bị chia cắt nhiều. Diện tích của cao nguyên Đồng Văn: 574,35 km² với độ cao trung bình từ 1.000 – 1.600 m.

Cao nguyên đá Đồng Văn là một trong những vùng đá vôi đặc biệt, chứa đựng những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển vỏ quả đất, những hiện tượng tự nhiên, cảnh quan đặc sắc về thẩm mỹ, tính đa dạng sinh học cao và truyền thống văn hóa lâu đời của cộng đồng cư dân. Nhiều mẫu hóa thạch của các loài đã được tìm thấy có tuổi cách đây 400 - 600 triệu năm. Cao nguyên Đồng Văn là một vùng núi đá có tuổi khác nhau từ kỷ Devon cho đến Pecmi, được bao quanh bởi các núi đất. Ở đây có mưa từ tháng 4 đến tháng 9, nhưng thiếu nước vào mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 4).

Hiện khu vực cao nguyên đá Đồng Văn là nơi cư ngụ của khoảng 250.000 người dân thuộc 17 dân tộc thiểu số khác nhau của Việt Nam, đặc biệt là các dân tộc Mông, Lô Lô, Pu Péo, Dao.. Những dân tộc này có truyền thống văn hóa lâu đời, hiện nay vẫn còn nguyên giá trị. Đây là những đặc điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Cao nguyên đá cũng là nơi có nhiều di tích danh thắng quốc gia đã được công nhận như: Di tích kiến trúc nhà Vương, Cột cờ Lũng Cú, phố cổ Đồng Văn, đèo Mã Pì Lèng, núi Đôi Quản Bạ… Đồng Văn còn nổi tiếng về các loại hoa quả: đào, mận, lê, táo, hồng... về dược liệu: tam thất, thục địa, hồi, quế.

b) Chợ tình Khâu Vai

Chợ tình Khâu Vai (theo tiếng Tày, Nùng có nghĩa là đèo gai) còn gọi là chợ Phong Lưu, được hình thành từ năm 1919. Chợ nằm ở xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, Hà Giang và chỉ họp mỗi năm một lần vào ngày 27 tháng 3 âm lịch.

Sự tích chợ tình bắt nguồn từ truyền thuyết về chàng Ba, cô Út. Chàng Ba người dân tộc Nùng, nhà ở Khâu Vai, khôi ngô tuấn tú, hát hay, thổi sáo giỏi nhưng nhà nghèo. Cô Út xinh đẹp là con một tộc trưởng người Giáy. Hai người yêu nhau nhưng gia đình cô Út không đồng ý vì chàng nghèo và khác dân tộc không cùng con ma, không cùng phong tục tập quán; con trai người Nùng không thể lấy con gái người Giáy làm vợ.

Chàng và nàng trốn nhà đưa nhau lên hang núi Khâu Vai sống. Gia đình, họ tộc cô gái vác súng kíp, cung nỏ sang nhà trai chửi mắng chàng Út phá lệ đưa cô gái ra rừng. Gia đình chàng trai cũng mang gậy gộc, súng, dao ra chửi bới nhà gái. Từ hang núi nhìn xuống cảnh máu chảy, đâm chém nhau giữa hai họ. Thương cha, thương mẹ, thương dân bản hai làng bỗng trở nên thù hận nhau chỉ vì tình yêu của mình nên chàng trai và cô gái chia tay nhau về làng, thề kiếp sau sẽ thành vợ thành chồng. Ngày họ chia tay là ngày 27/3, người dân trong vùng lấy ngày đó làm ngày họp chợ.

Khi đôi trai gái chia tay nhau, họ đã cắt máu thề: Dù không lấy được nhau nhưng mỗi năm, cứ đến ngày 27/3 họ lại lên Khâu Vai hát cho nhau nghe, kể với nhau những thầm kín ấp ủ trong lòng trong suốt một năm xa nhau.

Khi đầu, chợ gần như không có người bán, người mua hàng hóa đúng nghĩa mà chỉ có một số người bán đồ ăn uống phục vụ cho những người về đây họp chợ. Vì đây là địa điểm để người ta tìm đến nhau, sau một năm (cũng có thể là nhiều năm) xa cách, chủ yếu là những người có mối tình chắc trở, yêu thương nhau thực sự, nhưng vì một lý do nào đó không lấy được nhau, nay mỗi người đều có duyên phận riêng của mình. Đúng ngày này, họ hẹn nhau về đây để tâm sự, thông báo cho nhau cuộc sống riêng của mỗi người, ôn lại những tình cảm xưa. Có rất nhiều đôi vợ chồng cùng nhau đến chợ; đến nơi, vợ đi tìm bạn của vợ, chồng đi tìm bạn của chồng, họ không ghen tuông, không bực bội, mà tôn trọng nhau, tôn trọng bạn của vợ, của chồng mình; họ coi đó là sự linh thiêng, là bổn phận và trách nhiệm trước cuộc sống tinh thần của người bạn đời.

Nhưng khoảng 20 năm trở lại đây, do nhu cầu của cuộc sống nên ngoài việc hẹn hò, gặp gỡ, tâm tình, chợ Khau Vai còn là nơi trao đổi hàng hóa, sản vật vùng cao.

2.2.7.3. Một số tuyến và chương trình du lịch xuất phát từ Hà Nội

a) Một số tuyến du lịch (tuyến tham khảo)

- Tuyến du lịch Hà Nội – Tuyên Quang

- Tuyến du lịch Hà Nội – Hà Giang

- Tuyến du lịch Hà Nội – đền Hùng – Tuyên Quang

- Tuyến du lịch Hà Nội – Thái Nguyên – Tuyên Quang

Trong các tuyến trên, tuyến du lịch Hà Nội – Thái Nguyên – Tuyên Quang, do địa hình đồi núi hiểm trở, đường nhỏ, có nhiều đoạn cua gấp, không thuận lợi cho việc vận chuyển du khách bằng những loại xe lớn. Hiện nay, cơ sở vật chất kỹ thuật của tỉnh Hà Giang đang được hoàn thiện dần, để phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch.

b) Một số chương trình du lịch xuất phát từ Hà Nội (chương trình tham khảo) (phương tiện vận chuyển bằng ô tô)

Chương trình du lịch: Hà Nội – TP. Hà Giang – Đồng Văn – Hà Nội (2 ngày, 1 đêm, theo quốc lộ 2 và 4C)

Ngày 1: Hà Nội – TP. Hà Giang

Sáng: Từ Hà Nội đi TP. Tuyên Quang, ăn trưa tại Tuyên Quang.

Chiều: Từ Tuyên Quang đi Hà Giang, ghé thăm động Phương Thiện, hang Chui, sau khi tham quan về TP. Hà Giang nhận phòng, ăn tối tại khách sạn.

Ngày 2: TP. Hà Giang – Đồng Văn

Sáng: Từ TP. Hà Giang theo quốc lộ 4C thăm cao nguyên đá Đồng Văn, dinh thự họ Vương (Lũng Cú). Ăn trưa tại thị trấn Đồng Văn

Chiều: Từ cao nguyên Đồng Văn đi tham quan Mèo Vạc. Lưu trú, ăn uống tại khách sạn ở thị trấn Đồng Văn.

Ngày 3: Đồng Văn – Lũng Cú

Sáng: Tham quan điểm cực Bắc – Lũng cú. Ăn trưa tại thị trấn Đồng Văn, dừng chân ngắm cảnh Cổng Trời.

Chiều: Về TP. Hà Giang. Tối lưu trú và ăn tối tại TP. Hà Giang Ngày 4: TP. Hà Giang – Hà Nội

Sáng: Đi chợ Hà Giang, sau đó từ TP. Hà Giang thăm thắng cảnh động, suối Tiên, tắm suối khoáng và ăn trưa tại khu du lịch Thanh Hà.

Chiều: Về Hà Nội

2.2.8. Tuyến du lịch Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên

2.2.8.1. Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Hòa Bình

Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng tây bắc Việt Nam, có diện tích là

4.662.5 km², với vị trí ở phía nam Bắc Bộ, tỉnh lỵ là thành phố Hòa Bình nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 73 km.

Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 6 dân tộc sinh sống, đông nhất là người Mường chiếm 63,3%; người Việt (Kinh) chiếm 27,73%; còn lại là người Hoa, Mông, Tày, Thái sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh. Hòa Bình là tỉnh được coi là thủ phủ của người Mường, vì phần lớn người dân tộc Mường sống tập trung chủ yếu ở đây.

Hòa Bình là vùng đất giàu tiềm năng du lịch, có nhiều cảnh quan thiên nhiên và nhân văn hấp dẫn du khách trong và ngoài nước như thủy điện Hòa Bình, Mai Châu, Thung Nai….

a) Điểm du lịch Mai Châu

Mai Châu là một huyện miền núi thuộc tỉnh Hoà Bình, từ TP. Hòa Bình phải đi thêm 60km nữa theo đường đi dốc Cun. Mai Châu tiếp giáp với tỉnh Sơn La – vì vậy đây có thể coi là cửa ngõ đi sang vùng Tây Bắc.

Mai Châu nằm ở độ cao 1.000m, trên đỉnh đèo Cun du khách có thể ngắm nhìn thung lung Vãng, một bức tranh với nhiều màu sắc, đó là những cánh đồng lúa xanh mướt, những mái nhà sàn nằm san sát nhau của người Thái, những dòng suối uốn lượn quanh co bên cạnh những cánh đồng. Tất cả tạo nên một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp, hấp dẫn.

Mai Châu hiện có 12 di tích, danh thắng, trong đó có 5 di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận đó là: Hang Khoài (Xăm Khòe), Hang Chiều (thị trấn Mai Châu), Hang Nhật, Hang Láng, Hang Mỏ Luông (Chiềng Châu). Ngoài ra, Mai Châu còn là địa phương lưu giữ kho tàng văn nghệ dân gian phong phú với những nét đặc trưng của dân tộc Thái, Mông qua các hoạt động của người xưa trong các lễ hội như: lễ hội “Cầu mưa”, lễ hội “Chá chiêng” của dân tộc Thái và lễ hội “Gầu tào” của dân tộc Mông…Mai Châu có các khu du lịch cộng đồng như: Bản Lác, Bản Poom Coọng, Bản Văn…, du lịch sinh thái Bản Bước (Xăm Khòe), Bản Vặn (Piềng Vế)…

Mai Châu cũng là mảnh đất hội tụ, giao lưu của nhiều dân tộc anh em sinh sống. Mỗi dân tộc có bản sắc, phong tục tập quán riêng góp phần tạo nên sự đa dạng phong phú cho nền văn hóa Việt Nam (đặc biệt là bản Lác, bản Văn, bản Pon Coọn). Đến thăm các bản làng này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp văn hóa trên thổ cẩm, thưởng thức giá trị đời sống tinh thần của người Thái qua các làn điệu hát khắp, cồng chiêng, trống đồng, các món cơm Lam, thịt nướng…

Các bàn miền núi ở Mai Châu được xây dựng theo một quy hoạch mang tính đô thị. Nhà sàn được dựng dọc hai bên đường, nhà nọ đối diện với nhà kia. Nhà cao ráo, khang tranh, sạch sẽ. Ngoài mục đích dùng để ở, nhà sàn còn được sử dụng để kinh doanh du lịch, phát triển hình thức du lịch cộng đồng (homestay).

Đến tham quan thung lũng du lịch Mai Châu sẽ mang lại cho du khách những phút giây thư giãn thoải mái, tự nhiên mà không thể tìm thấy ở nơi nào khác. Một lần đến đây, du khách sẽ nhớ mãi mảnh đất yên bình này.

b) Thung lũng Thung Nai

Thung Nai là một xã thuộc huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, nằm trong lòng hồ sông Đà, cách trung tâm thành phố 25 km và Hà Nội khoảng 110 km.

Tên Thung Nai - khiến nhiều người liên tưởng đến một thung lũng với những chú nai nhởn nhơ gặm bỏ. Theo người dân địa phương kể lại, nơi đây xưa kia từng là nơi sinh sống của nhiều loài nai rừng. Hình ảnh thơ mộng của những chú nai vàng ngơ ngác trong ánh nắng chiều trên những triền dốc, soi bóng xuống dòng sông Đà được người dân dùng để đặt tên cho vùng đất này.

Trung tâm của Thung Nai là một hồ nước rộng được bao bọc bởi những dãy núi trùng trùng điệp điệp. Trong lòng hồ, hàng trăm “hòn đảo” lớn nhỏ nhấp nhô tựa những kiệt tác thiên nhiên kỳ vĩ. Lênh đênh trên mặt nước, chiếc thuyền máy luồn lách qua những núi đá nhô lên, tạo cảm giác như đang thưởng ngoạn “Hạ Long trên cạn”. Vì thế nơi đây cũng được ví như là “một Hạ Long trên cạn”.

Động Thác Bờ là điểm đến không thể bỏ qua khi đến Thung Nai. Động nằm sâu trong lòng núi và khá hoang sơ, nhưng phong cảnh bên trong thì tuyệt mỹ. Cả rừng nhũ đá đua nhau mọc lên, vươn xuống, với những hình thù kỳ lạ. Sau mùa nước dâng, du khách vào động có thể thưởng ngoạn hàng đàn cá bơi lội tung tăng trong làn nước nông, trong vắt.

Ngay gần động là đền Bà chúa Thác Bờ. Mặc dù đền khá nhỏ và nằm cheo leo trên dốc núi nhưng nơi đây thu hút rất đông du khách khắp nơi về chiêm bái. Với nhiều người dừng chân lại đền là dịp thưởng thức vẻ đẹp Thung Nai từ góc nhìn trên cao với mây trắng bồng bềnh, thấp thoáng ẩn hiện những bản người dân tộc.

Một điều thú vị ở đây là khi nước sông Đà cạn, du khách lên đền phải leo lên những bậc đá dốc ngược, đôi lúc bị chùn chân. Nhưng vào mùa nước lên, dâng ngập bậc, du khách ghé đền chỉ việc bước từ thuyền xuống. Nếu đi vào chủ nhật, bạn đừng quên ghé chợ nổi Thác Bờ. Không quá ồn ã tấp nập nhưng là nét văn hóa rất đặc trưng của người Mường ở Thung Nai.

Hiện nay, Thung Nai đang là điểm đến thú vị của nhiều bạn trẻ thích khám phá, của những gia đình muốn thay đổi không khí, và của các tập thể muốn có một chuyến du lịch sinh thái dã ngoại, kết nối cộng đồng.

2.2.8.2. Các điểm tham quan du lịch ở tỉnh Sơn La

Sơn La là tỉnh miền núi nằm ở phía tây bắc Việt Nam, tỉnh có diện tích 14.125 km² chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam. Sơn La có giới hạn địa lý: phía bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu; phía đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; phía tây giáp với tỉnh Điện Biên; phía nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và tỉnhHuaphanh (Lào); phía tây nam giáp tỉnh Luangprabang (Lào).

Sơn La có độ cao trung bình 600 - 700m so với mặt biển, địa hình chia cắt sâu và mạnh, 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sông Đà, sông Mã, có 2 cao nguyên Mộc Châu và Sơn La - Nà Sản, địa hình tương đối bằng phẳng. Tỉnh là địa bàn sinh sống của 12 dân tộc, các dân tộc sinh sống tại tỉnh vẫn còn giữ được nhiều giá trị văn hóa đặc sắc.

a) Cao nguyên Mộc Châu

Cao nguyên Mộc Châu, thuộc huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, cách Hà Nội 200 km theo quốc lộ 6. Cao nguyên có độ cao trung bình 1.050 m so với mực nước biển, mang đặc trưng của khí hậu cận ôn đới, đất đai màu mỡ phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển cây chè, cây ăn quả (mận, đào) và chăn nuôi bò sữa.

Tạo hóa thiên nhiên đã ban cho mảnh đất này đặc ân, đó là những dải đất bazan màu mỡ cùng với khí hậu cũng rất hài hòa. Thế nên bốn mùa ở Mộc Châu thường gắn liền với những loài hoa khác nhau, có lẽ bởi vậy mà du khách đi du lịch Mộc Châu không căn cứ theo mùa trong năm mà dựa theo mùa hoa nở. Vẻ đẹp của hoa cỏ thiên nhiên nơi đây luôn tươi mới, lạ lẫm, đặc biệt thu hút du khách.

Mộc Châu những ngày đầu mùa đông xanh ngắt từ màu trời đến tấm áo của núi đồi và những cánh đồng mênh mông hoa cỏ. Những vườn đào, vườn mận không còn rạng rỡ kiêu sa như mùa xuân mà trở nên êm ả và thanh bình với tông màu xanh dịu dàng và mướt mát. Đặc biệt, tại Mộc Châu với đặc trưng nổi bật là những đồi chè xanh chạy dài hết quả đồi này đến quả đồi kia. Những đồi chè trải dài miên man, bát ngát đã biến Mộc Châu trở thành một viên ngọc xanh thơ mộng. Và cây chè cũng ngày càng gắn bó với cuộc sống của các dân tộc nơi đây. Chè Mộc Châu có hương thơm dịu và vị rất thanh, có lẽ nó đã ngâm vào trong mình cái giá lạnh của cao nguyên cao nhất Việt Nam này.

Buổi tối trên cao nguyên cũng thật thanh thản và yên bình, Mộc Châu lặng im trong cái rét của mùa đông. Mọi người cùng nhau ngồi quây quần bên bếp lửa trong nhà sàn, thưởng thức các món ăn đặc sản ở đây như thịt bê chao, cá suối nướng, xôi ngũ sắc,...cùng chúc nhau những ly rượu đông ấm lòng người.

b) Nhà tù và bảo tàng Sơn La

Di tích nhà tù và Bảo tàng Sơn La nằm ở thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Nhà tù Sơn La do người Pháp xây dựng năm 1908 trên đồi Khau Cả. Nơi giam giữ nhiều chiến sỹ cách mạng Việt Nam.

Ban đầu là một nhà tù Sơn La nhỏ hàng tỉnh, được mở rộng quy mô vào những năm 1930 – 1940. Giai đoạn từ 1930 – 1945 tại đây giam cầm 1.207 chiến sỹ cách mạng. Trong đó, có nhiều vị là cán bộ chủ chốt của cách mạng Việt Nam như Lê Duẩn, Trường Chinh, Văn Tiến Dũng, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Lương Bằng, Song Hào, Xuân Thủy…

Đến với di tích Nhà tù Sơn La, thăm các xà lim ngầm, xà lim chéo, trại ba gian cùng với hàng trăm hiện vật, du khách sẽ chứng kiến hoàn cảnh sống cơ cực của tù nhân, càng khâm phục ý chí kiên cường của họ trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù dân tộc.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2023