Khác Biệt Về Các Quy Định Liên Quan Đến Ban Kiểm Soát


minh được là không phải thi hành ...Thêm nữa một pháp nhân không thể trở thành Giám đốc.

Khác với Bộ luật Thương mại Nhật Bản, Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 điều 57 quy định để trở thành Giám đốc (Tổng giám đốc) phải có các tiêu chuẩn và điều kiện như sau: có đủ năng lực hành vi dân sự và không phải là 7 đối tượng không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp theo Điều 13 đã nói đến ở trên; là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của công ty hoặc người không phải là thành viên, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong các ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty; đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn trên, Giám đốc (Tổng giám đốc) không được là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ. Và theo Điều 122 quy định thì thành viên Ban kiểm soát không được giữ chức vụ quản lý công ty, tức là không thể làm Giám đốc (Tổng giám đốc) của cồng ty.

Bộ luật Thương mại Nhật Bản còn quy định cả về nhiệm kỳ của các Giám đốc là không quá 2 năm (Điều 256 khoản 1). Tuy vậy, nhiệm kỳ của những Giám đốc đầu tiên của công ty lại không quá một năm (Điều 256 khoản 2). Nhiệm kỳ có thể kéo dài bởi Điều lệ của công ty. Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005, nhiệm kỳ là không quá 5 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế (Điều 116).

Quyền hạn và trách nhiệm : Theo Bộ luật Thương mại Nhật Bản, các Giám đốc có trách nhiệm tiến hành các công việc mà anh ta được uỷ thác với trách nhiệm cẩn thận của một người quản lý tốt (Điều 266) và phải thi hành trách nhiệm của mình một cách trung thực thay mặt công ty-trách nhiệm uỷ thác (Điều 254-3). Người Giám đốc còn có trách nhiệm tránh giao dịch cạnh


tranh (Điều 264). Quy tắc này nhằm tránh thiệt hại cho công ty do giao dịch cạnh tranh không lành mạnh của một Giám đốc. Người Giám đốc có trách nhiệm tránh giao dịch mâu thuẫn với lợi nhuận của công ty. Nó được quy định như vậy là vì người ta lo ngại rằng viên Giám đốc đó sẽ ưu tiên cho lợi nhuận của chính mình trước khi nghĩ tới lợi nhuận của công ty. Nếu như tiến hành các loại giao dịch này thì phải có sự đồng ý của Ban giám đốc và phải báo cáo tất cả các vấn đề quan trọng cho Ban giám đốc không chậm trễ kể từ khi kết thúc giao dịch nói trên. Nếu tiến hành mà không có sự chấp thuận của Ban giám đốc thì Giám đốc sẽ phải chịu trách nhiệm trước mọi tổn thất gây ra cho công ty.

Theo Bộ luật Thương mại Nhật Bản, các Giám đốc đã gây thiệt hại cho công ty sẽ chịu trách nhiệm chung và riêng trước công ty (Điều 266 khoản 1). Một Giám đốc-người đã đệ trình tại Đại hội cổ đông một đề xuất về việc chia lợi nhuận bất hợp pháp hoặc lợi nhuận tạm thời bất hợp pháp sẽ phải chịu trách nhiệm trước công ty về bất cứ khoản bất hợp pháp nào đã chia. Các Giám đốc đã gây ra cho công ty việc phải chia lợi nhuận tài sản cho bất cứ cổ đông nào liên quan đến việc thực thi quyền của cổ đông vi phạm Điều 294 khoản 2 của Bộ luật Thương mại sẽ phải chịu đền bù cho công ty số tiền tương đương với khoản lợi nhuận đó. Thêm vào đó, nếu điều này gây hại cho công ty, người Giám đốc còn phải bồi thường cả những thiệt hại đó nữa (Điều 266 khoản 1.5). Các Giám đốc đã cho Giám đốc khác vay tiền của công ty phải chịu trách nhiệm trước công ty nếu như khoản vay đó không được hoàn trả lại. Tất nhiên là giao dịch cho vay này phải được Ban giám đốc đồng ý. Nếu như việc cho vay này mà không được Ban giám đốc đồng ý, dẫn đến tổn thất cho công ty thì Giám đốc phải bồi thường các tổn thất đó. Nếu như các hành động của Giám đốc trong Điều 266 được làm theo quyết định của Ban giám đốc thì những Giám đốc đã phê chuẩn được coi như là cùng tiến hành các hành động đó (Điều 266 khoản 2), thêm nữa, nếu như các Giám đốc đã


tham gia vào việc quyết định và những ai không bày tỏ sự bất đồng quan điểm trong các văn bản sẽ được coi như là đồng ý với quyết định đó (Điều 266 khoản 3).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Trong các trường hợp mà người thứ ba phải chịu tổn thất do các hành động chủ tâm hoặc cẩu thả của Giám đốc trong việc thực hiện trách nhiệm của mình thì Giám đốc cũng phải chịu trách nhiệm chung và riêng về những thiệt hại đó. Nếu các Giám đốc đưa ra một tuyên bố sai về những vấn đề quan trọng được ghi trong bản xin mua cổ phiếu, quyền ưu tiên mua trước cổ phiếu mới, đơn xin giấy nợ, bản cáo bạch, các chứng từ kế toán hoặc các chứng từ phụ thêm, hoặc đưa ra bản đăng ký giả hoặc thông báo ra công chúng sai, Giám đốc sẽ phải chịu trách nhiệm chung về các tổn thất trừ phi anh ta chứng minh được rằng anh ta đã không cẩu thả lơ đễnh khi đưa ra một tuyên bố, đăng ký hoặc thông báo công khai (Điều 266 khoản 3.2).

Giám đốc và Kiểm soát viên sẽ điều trần những vấn đề đã được cổ đông đặt ra tại Đại hội cổ đông (Điều 237-3). Tuy nhiên, Giám đốc và kiểm soát viên có thể từ chối giải thích trong các trường hợp sau: nếu vấn đề không có liên quan gì đến mục đích của hội nghị; nếu việc giải thích phương hại đến lợi ích chung của những cổ đông; nếu việc giải thích này cần phải điều tra, hoặc có bất kỳ lý do hợp lý nào khác. Giám đốc và Kiểm soát viên không thể từ chối điều trần viện lý do cần phải điều tra nếu như cổ đông đã thông báo trong thời hạn hợp lý trước đó bằng văn bản về vấn đề cần điều trần tại đại hội (Điều 237-3).

Công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 trong quan hệ so sánh với công ty cổ phần theo luật thương mại Nhật Bản - 8

Điều 116 của Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 quy định Giám đốc (Tổng giám đốc) có 9 quyền và nhiệm vụ sau: quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần có quyết định của Hội đồng quản trị; tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty;


bổ nhiệm, miễm nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc (Tổng giám đốc); tuyển dụng lao động; kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. Giám đốc (Tổng giám đốc) phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của Hội đồng quản trị, nếu trái với quy định mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc (Tổng giám đốc) phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.

2.4.Giám đốc đại diện

Bộ luật Thương mại Nhật Bản cũng đặc biệt chú trọng đến người đại diện của công ty theo pháp luật và có những điều khoản để điều chỉnh về vấn đề này, điều mà Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 chưa thật sự chú ý. Theo Bộ luật Thương mại Nhật Bản, Giám đốc đại diện là người có quyền đại diện cho công ty, có thể có một hoặc nhiều hơn Giám đốc đại diện và họ tên cũng như địa chỉ của các Giám đốc đại diện phải được đăng ký. Giám đốc đại diện được chỉ định bởi Ban giám đốc và chỉ người này sẽ giải quyết các vấn đề quan trọng hàng ngày, nhưng các vấn đề kinh doanh của công ty theo điều lệ công ty hoặc theo luật mà cần đến quyết định của Ban giám đốc hoặc Đại hội cổ đông thì Giám đốc đại diện không được quyền quyết định. Mặc dù quyền hạn của Giám đốc đại diện có thể bị giới hạn bởi Ban giám đốc hoặc Điều lệ của công ty, nhưng việc giới hạn trách nhiệm này cũng không chống lại bên thứ ba nếu như người này hoàn toàn tin vào quyền hiển nhiên của Giám đốc đại diện một cách thiện ý (Điều 261 khoản 2, Điều 78 khoản 2).


Luật Thương mại Nhật Bản cũng quy định về việc lạm dụng quyền đại diện của Giám đốc đại diện và trách nhiệm của công ty trong trường hợp này.

3. Khác biệt về các quy định liên quan đến Ban kiểm soát

Ban kiểm soát của Nhật Bản chỉ áp dụng trong trường hợp các công ty lớn. Theo điều 18, và 18-2 của Luật kiểm toán đặc biệt của Nhật Bản, một công ty lớn (có tổng số vốn lớn hơn 500 triệu Yên hoặc tổng số toàn bộ trách nhiệm trên 20 tỷ Yên) cần có 3 Kiểm soát viên và những người này hợp thành Ban kiểm soát. Các công ty vừa (có tổng số vốn nằm trong khoảng từ 100 triệu đến 500 triệu Yên) và công ty nhỏ (có tổng số vốn từ 100 triệu Yên trở xuống) thì không cần phải có Ban kiểm soát.

Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005, thì khi công ty cổ phần có từ 11 thành viên trở lên thì phải có Ban kiểm soát. Ban kiểm soát phải có từ 3-5 thành viên nếu Điều lệ công ty không có quy định khác, Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thừơng trú ở Việt Nam và ít nhất phải có một thành viên là kế toán viên hoặc kiểm toán viên. Ban kiểm soát có trưởng ban do các thành viên của ban bầu ra một người trong số họ.

3.1. Kiểm soát viên của công ty cổ phần

Trong các công ty của Nhật Bản, các Kiểm soát viên được chỉ định tại Đại hội cổ đông. Để chỉ định Kiểm soát viên, số lượng cổ phiếu mà các cổ đông có mặt tại cuộc họp sở hữu dù được điều chỉnh bởi Điều lệ công ty cũng phải không ít hơn 1/3 tổng số cổ phiếu đã phát hành (Điều 256 khoản 2). Không giống như việc chỉ định các Giám đốc, bỏ phiếu tích luỹ không được phép tiến hành khi chỉ định các Kiểm soát viên. Các Kiểm soát viên có thể không phải là các cổ đông. Các tiêu chuẩn khác của Kiểm soát viên cũng giống như đối với các Giám đốc. Thêm vào đó, một Kiểm soát viên không thể đồng thời làm Giám đốc, nhà quản lý, hoặc bất cứ nhân viên nào của công ty hoặc công ty con của nó trong vòng 5 năm trước khi làm nhiệm vụ (Điều 276).


Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 , Kiểm soát viên cũng do Đại hội đồng cổ đông bầu ra (Điều96). Tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Ban kiểm soát như sau: từ 21 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo Điều 13 của luật này mà đã được nói đến ở trên; không phải là vợ hoặc chồng, cha, mẹ, cha nuôi, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) và người quản lý khác, thành viên Ban kiểm soát không được giữ các chức vụ quản lý công ty và không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty.

3.2. Nhiệm vụ của các Kiểm soát viên

Nhiệm vụ của các Kiểm soát viên theo pháp luật của Nhật Bản quy định còn bao gồm cả việc bảo vệ các cổ đông và đầu năm 1974 Bộ luật Thương mại được sửa đổi để tăng cường trách nhiệm của họ. Nhiệm vụ của các kiểm soát viên cũng tương đối giống như trong Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 nhưng được mở rộng hơn như một kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến liên quan đến việc chỉ định hoặc thải hồi một kiểm toán tại Đại hội cổ đông (Điều 275 khoản 3). Kiểm soát viên có thể yêu cầu toà án, thay mặt công ty, đưa ra một phán quyết để bắt người giám đốc chấm dứt hành vi vi phạm luật, các đạo luật, hoặc bản Điều lệ của công ty và điều này gây ra một tổn thất thật sự cho công ty (Điều 275 khoản 2). Kiểm soát viên còn có thể đề xuất các hành động để hủy bỏ các quyết định tại Đại hội cổ đông (Điều 247 khoản 1) và huỷ bỏ việc hợp nhất (Điều 415). Cũng vậy, Kiểm soát viên có thể kiến nghị việc bắt đầu tổ chức lại công ty (Điều 381 khoản 1) và về việc ra lệnh điều tra (Điều 452 khoản 1). Trong các trường hợp mà công ty tiến hành một hành động chống lại một Giám đốc hoặc khi một Giám đốc tiến hành một hành động chống lại công ty thì Kiểm toán viên sẽ đại diện cho công ty (Điều275 khoản 4). Kiểm soát viên có trách nhiệm với công ty và trách nhiệm đối với người thứ ba. Một kiểm soát viên phải thực thi trách nhiệm của mình


với một sự quản lý tốt cẩn thận. Nếu Kiểm soát viên sao lãng trách nhiệm, Kiểm soát viên này phải chịu trách nhiệm chung và riêng đối với những tổn thất đã gây ra cho công ty (Điều 277) và bên thứ ba. Trách nhiệm của Kiểm soát viên không thể được giải phóng nếu không có sự đồng ý của tất cả các cổ đông .‌

Kiểm soát viên theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 gồm 9 quyền và nhiệm vụ cơ bản được quy định chi tiết tại Điều 123.

III. Một số khác biệt khác

1. Khác biệt về luật điều chỉnh

Luật điều chỉnh công ty cổ phần của Nhật Bản trong suốt thời gian hơn 100 năm nay là Bộ luật Thương mại Nhật Bản năm 1899, chỉ bắt đầu từ thời điểm 1/5/2006 thì chuyển đổi thành Luật công ty mới (do tách một phần điều chỉnh hoạt động của các loại hình công ty ra) còn công ty cổ phần tại Việt Nam trước kia được điều chỉnh bởi Luật Công ty năm 1990, Luật Doanh nghiệp năm 1999 và từ thời điểm 1/7/2006 được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005.

2. Khác biệt về quy chế phát hành cổ phiếu của công ty cổ phần

Theo Bộ luật Thương mại Nhật Bản năm 2002, để bảo toàn vốn cho công ty cổ phần, công ty phải phát hành ít nhất là 1/4 số cổ phiếu trong số cổ phiếu được phép phát hành ghi trong bản Điều lệ công ty. Số vốn không được thấp hơn 10 triệu Yên (Điều 168 khoản 4). Việc yêu cầu một số vốn tối thiểu này được đưa ra nhằm bảo vệ các chủ nợ của công ty, bởi vì trách nhiệm của cổ đông trong một công ty cổ phần chỉ giới hạn trong phạm vi số vốn mà họ góp vào công ty (Điều 200). Công ty có thể phát hành cổ phiếu có ghi giá trị hoặc không ghi giá trị, hoặc phát hành cả hai loại. Nhưng nói chung vốn của công ty phải cân bằng với tổng số giá trị phát hành của tất cả các cổ phiếu đã phát hành dù có ghi giá trị hay không (Điều 284 khoản 2). Số tiền không vượt


quá 1/2 của trị giá phát hành sẽ không được tính vào số vốn đã khai. Quy định là đối với những cổ phiếu có giá trị thì giá trị sẽ được tính vào số vốn, và đối với những cổ phiếu không ghi giá trị được phát hành vào thời điểm thành lập công ty có ít nhất là 50 000 Yên cho mỗi giá phát hành cũng sẽ được tính vào số vốn. Khi số vốn ít hơn số tiền được tính toán bằng cách nhân số tiền của một cổ phiếu có ghi giá trị với tổng số cổ phiếu đã phát hành thì những cổ phiếu không ghi giá trị không thể chuyển đổi thành những cổ phiếu có ghi giá trị. Và giá trị danh nghĩa một cổ phiếu nhân với toàn bộ số cổ phiếu có ghi giá trị có được sau khi chia nhỏ cổ phiếu không được vượt quá tổng số vốn (Điều 218 khoản 2).

Cổ phiếu có ghi giá trị phải được ghi rõ trong bản Điều lệ thành lập công ty. Giá phát hành của một cổ phiếu có ghi giá trị không được thấp hơn 50 000 Yên và giá trị được quy định là chung cho tất cả các cổ phiếu có ghi giá trị. Giá phát hành của một cổ phiếu không ghi giá trị không được thấp hơn 50 000 Yên một cổ phiếu. Tuy nhiên, không giống như cổ phiếu có ghi giá trị, cổ phiếu không ghi giá trị có thể được phát hành tại một giá công bằng sau khi thành lập. Tuy vậy, việc phát hành cổ phiếu không ghi giá trị là rất hiếm ở Nhật Bản. Công ty có thể, bằng quyết định của Ban giám đốc, chuyển đổi cổ phiếu có ghi giá trị đã phát hành sang cổ phiếu không ghi giá trị hoặc ngược lại. Việc chuyển đổi này được phép dù cho công ty chỉ phát hành một loại cổ phiếu có ghi giá trị hoặc không ghi giá trị.

Về việc chuyển nhượng cổ phiếu cũng được Bộ luật Thương mại Nhật Bản đề cập đến. Nói chung một cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phiếu một cách tự do (Điều 204). Một cổ phiếu của công ty có thể được chuyển nhượng thông thường bằng cách chuyển nhượng giấy chứng nhận cổ phiếu (Điều 205 khoản 1). Một người có giấy chứng nhận cổ phiếu được coi là người giữ cổ phiếu một cách hợp pháp (Điều 205 khoản 2). Công ty không có trách nhiệm chuyển tên cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo một yêu cầu của người

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022