Công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 trong quan hệ so sánh với công ty cổ phần theo luật thương mại Nhật Bản - 11


miễn phí...làm cho người dân nắm được những kiến thức cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Ngoài ra cần có những biện pháp tuyên truyền đặc biệt cho công chúng đầu tư, các doanh nghiệp tham gia thị trường...để có thể huy động tối đa nguồn tiền nhàn rỗi vào sản xuất kinh doanh.

Đẩy mạnh hơn nữa cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và thành lập các công ty cổ phần mới

Sự phát triển của thị trường chứng khoán phụ thuộc chủ yếu vào việc trên thị trường có chứng khoán để giao dịch hay không. Các công ty cổ phần thường là loại doanh nghiệp cung cấp chứng khoán với tỷ lệ lớn hơn so với các loại doanh nghiệp khác. Do vậy, việc đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước và thành lập công ty cổ phần mới là hết sức cần thiết để tạo ra hàng hoá cho thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển.

2. Đánh giá đúng hiệu quả thực tế của các công ty cổ phần

Đây có thể coi là biện pháp mang tính tổng thể cao. Cả về phía Nhà nước, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân đều cần có một cái nhìn đúng đắn về hiệu quả hoạt động của các công ty cổ phần. Về phía Nhà nước, nếu đánh giá đúng thì sẽ đưa ra được những chính sách và biện pháp hợp lý trong việc hỗ trợ công ty hoạt động tốt, mà một trong những tiêu chí quan trong nhất là hoạt động theo đúng pháp luật. Về phía công ty cổ phần, có đánh giá đúng thì họ mới có những quyết định hoạt động đúng. Còn về phía người dân, khi họ đã hiểu được sự hiệu quả của các công ty cổ phần thì mới có mong muốn đầu tư vào tthị trường với nhiều lợi nhuận tiềm năng này.


KẾT LUẬN


1. Công ty cổ phần là mô hình kinh tế có sự phát triển lâu đời ở các nước có nền kinh tế thị trường lớn mạnh, công ty cổ phần có ưu thế trong sản xuất và kinh doanh, trong huy động và sử dụng vốn có hiệu quả cũng như trong việc phân bố rủi ro cho các nhà đầu tư.


2. Để tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động của các công ty cổ phần, các nước đều quan tâm tới việc xây dựng một văn bản luật có tính hiệu quả và hợp lý.

Ở Nhật Bản, trong hơn 100 năm qua các công ty cổ phần chịu sự điều tiết chính của Bộ luật Thương mại Nhật Bản ra đời năm 1899 và có sự điều chỉnh thích hợp qua các năm. Mặc dù kể từ ngày 1/5/2006 Luật Công ty mới của Nhật Bản chính thức được đưa vào áp dụng nhưng đây cũng chỉ thực chất là việc tách ra và có một số điều chỉnh trong các quy định về hoạt động của các công ty thương mại để hình thành nên luật mới. Do vậy giá trị của Bộ luật thương mại Nhật Bản từ trước tới giờ là không thể phủ định được. Các nhà làm luật Nhật Bản đã tạo ra được một hành lang pháp lý thích hợp cho hoạt động của các công ty cổ phần từ thủ tục thành lập công ty đến Điều lệ, từ quy định về cơ cấu tổ chức đến hoạt động của Ban giám đốc và Giám đốc, đến Ban giám sát và kiểm tra, từ quy chế phát hành cổ phiếu đến quyền của cổ đông.

Ở Việt Nam, hoạt động của công ty cổ phần chịu sự tác động chính của Luật Công ty năm 1990, Luật Doanh nghiệp năm 1999 và Luật Doanh nghiệp năm 2005 (mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2006). Đây có thể được coi là một sự điều chỉnh cần thiết cho Việt Nam trong thời kỳ mới-thời kỳ đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.


3. Từ khi luật điều chỉnh về công ty cổ phần ở Việt Nam được ban hành, thực thi và đi vào cuộc sống đến nay đã là 15 năm. Bộ mặt các doanh nghiệp nước ta, trong đó có các công ty cổ phần đã có nhiều thay đổi. Các công ty đã hoạt động và phát triển, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế nước ta. Tuy vậy, vẫn cần thiết phải thường xuyên xem xét các văn bản luật ngay cả các văn bản mới ban hành để thấy được tính hiệu quả của chúng cũng như để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thời đại. Để làm tốt việc ấy có nhiều việc phải làm, trong đó có việc học tập kinh nghiệm, thành tựu của các nhà làm luật nước ngoài-những nước đã có một lịch sử lâu đời trong công tác xây dựng luật điều chỉnh hoạt động của các công ty cổ phần. So sánh Bộ luật thương mại Nhật Bản và Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 thiết nghĩ cũng là một công việc cần thiết góp phần vào quá trình đổi mới công tác làm luật cho hoạt động của doanh nghiệp. Có như vậy, hành lang pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có công ty cổ phần sẽ thông thoáng, tạo điều kiện cho các công ty cổ phần hoạt động và góp phần vào việc xây dựng nền kinh tế nước ta phồn vinh, giàu mạnh.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. Tài liệu tiếng Việt


1. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1997), Luật Công ty 1990, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Luật Doanh nghiệp 1999, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật doanh nghiệp 2005, Nxb Thống kê, Hà Nội.

4. Nguyễn Thanh Bình (2005), Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với công ty cổ phần ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học, Hà Nội.

5. Lê Hồng Hạnh (2004), Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Đặng Nguyên Hùng (2006), 255 câu hỏi và trả lời về luật doanh nghiệp năm 2005 và vấn đề cổ phần hóa công ty nhà nước, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

7. Nguyễn Đăng Liêm (1994), Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước - một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, Luận án phó tiến sỹ khoa học kinh tế, thành phố Hồ Chí Minh.

8. GS.TS Nguyễn Thị Mơ - Hoàng Ngọc Thiết (2005), Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Nguyễn Hoàng Phương Thảo (2003), Tìm hiểu về công ty cổ phần theo Luật Thương mại Nhật Bản trong quan hệ so sánh với công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 1999, Luận văn tốt nghiệp, Hà Nội.

10. Trọng Thắng ( biên soạn) (2006), Tìm hiểu luật doanh nghiệp Việt Nam 2005, Nxb Lao động, Hà Nội.


11. Đặng Thị Cẩm Thúy (1999), Một số vấn đề lý luận về công ty cổ phần và vận dụng vào Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Hà Nội.

12. GS.TS Lê Văn Tư (2005), Thị trường chứng khoán, Nxb Thống kê, Hà Nội.


II.Tài liệu nước ngoài


1. Luật Thương mại Nhật Bản năm 2002, tài liệu Internet: http://www.Japanlaw.info/.

2. Giới thiệu về luật thương mại Nhật Bản, tài liệu Internet : http://en.wikibooks.org/wiki/Japanese_Law_and_Government/Commerci al_ Law/.

3. Japan s Changing Economic laws & regulation, tài liệu Internet: http://www.Jetro.com/ .

4. J.E de Becker (Tranlated) (1927), The Commercial Code of Japan, J.l Thompson Blutter Worth & Co, London.


PHỤ LỤC

Doanh thu thuần của doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp

(Tổng cục thống kê Việt Nam- Tài liệu vi tính)



2000

2001

2002

2003

2004








Tỷ đồng

TỔNG SỐ

809786

897856

1194902

1436151

1750046

Doanh nghiệp Nhà nước

444673

460029

611209

666022

724962

Trung ương

316896

334637

466788

504577

541888

Địa phương

127777

125392

144421

161445

183074

Doanh nghiệp ngoài Nhà nước

203156

260565

362615

482181

644086

Tập thể

9729

10083

11196

12603

11704

Tư nhân

71072

77512

91882

103745

136156

Công ty hợp danh

24

16

2738

10409

40

Công ty TNHH

105892

136743

203269

269696

358773

Công ty cổ phần có vốn Nhà nước

10275

21934

29322

42535

63321

Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước

6164

14277

24208

43193

74092

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

161957

177262

221078

287948

380998

DN 100% vốn nước ngoài

59400

71933

95541

129207

188535

DN liên doanh với nước ngoài

102557

105329

125537

158741

192463








Cơ cấu (%)

TỔNG SỐ

100.00

100.00

100.00

100.00

100.00

Doanh nghiệp Nhà nước

54.91

51.24

51.14

46.37

41.43

Trung ương

39.13

37.27

39.05

35.13

30.97

Địa phương

15.78

13.97

12.09

11.24

10.46

Doanh nghiệp ngoài Nhà nước

25.09

29.02

30.35

33.58

36.80

Tập thể

1.20

1.12

0.94

0.88

0.67

Tư nhân

8.78

8.63

7.69

7.22

7.78

Công ty hợp danh

0.00

0.00

0.23

0.73

0.00

Công ty TNHH

13.08

15.23

17.01

18.78

20.50

Công ty cổ phần có vốn Nhà nước

1.27

2.45

2.45

2.96

3.62

Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước

0.76

1.59

2.03

3.01

4.23

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

20.00

19.74

18.51

20.05

21.77

DN 100% vốn nước ngoài

7.34

8.01

8.00

9.00

10.77

DN liên doanh với nước ngoài

12.66

11.73

10.51

11.05

11.00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 trong quan hệ so sánh với công ty cổ phần theo luật thương mại Nhật Bản - 11

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022