Chưa Có Quy Định Chặt Chẽ Ràng Buộc Trách Nhiệm Của Các Sáng Lập Viên


cầm cổ phiếu đệ trình giấy chứng nhận cổ phiếu một cách bất hợp pháp nếu công ty làm điều đó bằng sự thiện ý và không hề có một sự cẩu thả lơ đễnh nào.

Việc chuyển nhượng cổ phiếu, trước khi thành lập công ty hoặc trước khi việc phát hành cổ phiếu mới có hiệu lực, không có hiệu lực đối với công ty (Điều 190) mặc dù nó có hiệu lực giữa người chuyển nhượng và người được chuyển nhượng. Công ty sẽ phát hành giấy chứng nhận cổ phiếu không chậm trễ ngay sau khi nó đi vào hoạt động hoặc sau ngày thanh toán những cổ phiếu mới (Điều 226 khoản 1,2). Việc chuyển nhượng cổ phiếu trước khi giấy chứng nhận cổ phiếu được phát hành nói chung là không có hiệu lực với công ty (Điều 204 khoản 2). Tuy nhiên, việc chuyển nhượng như thế này sẽ có hiệu lực nếu như công ty chậm trễ phát hành giấy chứng nhận cổ phiếu mà không có lý do chính đáng. Một công ty có thể quy định trong bản Điều lệ thành lập rằng một cổ phiếu, khi muốn chuyển nhượng, phải có sự chấp thuận của Ban giám đốc (Điều 204 khoản 1). Tuy nhiên, ở Nhật Bản các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán không thể hạn chế việc chuyển nhượng cổ phiếu bởi vì một tiêu chuẩn để được niêm yết tại sở giao dịch đã cấm việc hạn chế chuyển nhượng này. Việc chuyển nhượng cổ phiếu mà không có sự chấp thuận của Ban giám đốc khi trong Điều lệ công ty đã quy định một điều như thế sẽ không có hiệu lực đối với công ty, nhưng vẫn có hiệu lực giữa hai bên thực hiện việc chuyển nhượng. Trong trường hợp cần có sự đồng ý của Ban giám đốc để chuyển nhượng cổ phiếu, thì người đang giữ cổ phiếu có thể yêu cầu bằng một văn bản công ty chỉ định một người để mua số cổ phiếu đó trong trường hợp công ty không tán thành việc chuyển nhượng này (Điều 204).

Luật Thương mại Nhật Bản cũng cho phép công ty có thể phát hành nhiều loại cổ phiếu khác nhau về nội dung như việc chia lời, lợi ích, hoặc tài sản dư thừa hoặc rút cổ phiếu bằng tiền lời. Để phát hành các loại cổ phiếu


như thế công ty cần quy định nội dung và số lượng của mỗi loại cổ phiếu trong Điều lệ thành lập công ty. Ngoài cổ phiếu thường ra còn có các loại cổ phiếu khác như sau: cổ phiếu ưu đãi tích luỹ, cổ phiếu ưu đãi không tích luỹ, cổ phiếu ưu đãi dự phần, cổ phiếu chuyển đổi...Cổ phiếu ưu đãi là loại cổ phiếu được ưu tiên hơn các loại cổ phiếu khác trong việc trả cổ tức, hoặc trong việc phân chia tài sản trong trường hợp giải thể. Cổ phiếu ưu đãi có vẻ hấp dẫn với các nhà đầu tư bởi việc ưu tiên chia lãi cổ tức và nó hấp dẫn cả đối với công ty bởi vì nó cho phép công ty tăng vốn mà vẫn giữ được quyền lực quản lý của mình. Trong cổ phiếu ưu đãi lại có các loại: cổ phiếu ưu đãi tích luỹ, cổ phiếu ưu đãi không tích luỹ và cổ phiếu ưu đãi dự phần.

Cổ phiếu ưu đãi tích luỹ là cổ phiếu mà trong đó quy định cổ tức năm trước không trả được có thể trả vào năm sau.

Cổ phiếu ưu đãi không tích luỹ là loại cổ phiếu mà công ty có lãi đến đâu thì trả đến đó, phần nợ cổ tức không được tích luỹ vào năm sau.

Cổ phiếu ưu đãi dự phần là loại cổ phiếu mà công ty cam kết ngoài số cổ tức được trả hàng năm nếu công ty có lãi chưa chia sẽ cho phép cổ đông của loại cổ phiếu ưu đãi tham dự chia số tiền lãi chưa chia này.

Cổ phiếu chuyển đổi là loại cổ phiếu mà có thể được chuyển sang loại khác theo như quy định trong Điều lệ công ty nếu công ty phát hành các loại cổ phiếu khác nhau. Cổ phiếu chuyển đổi không được thịnh hành lắm tại Nhật Bản mặc dù trái phiếu chuyển đổi lại rất thịnh hành.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Một cổ đông làm mất giấy chứng nhận cổ phiếu có thể yêu cầu công ty cấp lại giấy chứng nhận cổ phiếu chỉ sau khi anh ta đã có được tuyên bố của toà án về việc vô hiệu giấy chứng nhận cổ phiếu bị mất hoặc bị mất cắp đó (Điều 230 khoản 1,2). Bộ luật Thương mại Nhật Bản cũng cho phép việc không phát hành giấy chứng nhận cổ phiếu để đề phòng trường hợp mất giấy chứng nhận cổ phiếu.


Công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 trong quan hệ so sánh với công ty cổ phần theo luật thương mại Nhật Bản - 9

Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 đưa ra định nghĩa về cổ phiếu mhư sau: Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên và phải có 9 nội dung cơ bản. Nếu có sai sót trong nội dung và hình thức cổ phiếu do công ty phát hành thì quyền lợi và lợi ích của người sở hữu nó không bị ảnh hưởng. Trường hợp cổ phiếu bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác thì cổ đông vẫn có quyền được công ty cấp lại cổ phiếu theo đề nghị của cổ đông đó (Điều 85).


3. Khác biệt về quyền của cổ đông

Theo Bộ luật Thương mại của Nhật Bản quyền kiểm soát tối hậu là của các cổ đông, họ thực thi quyền lực qua các phiên họp Đại hội đồng. Về một số phương diện, luật Nhật Bản đem lại cho các cổ đông của một công ty nhiều quyền lực về mặt thực chất, nhất là các cổ đông thiểu số. Cổ đông thiểu số là các cổ đông cá nhân, họ nắm giữ trong tay một số lượng rất ít cổ phiếu, sự ảnh hưởng của họ đối với công ty cổ phần là rất nhỏ. Tuy vậy, luật pháp Nhật Bản cũng đã rất chú ý bảo vệ quyền lợi cho họ.

Cổ đông kiểm soát ít ra là 3% vốn của công ty có thể yêu cầu toà án buộc một Giám đốc phạm sai lầm phải từ chức (Điều 257). Cần phải có đa số hơn 2/3 số cổ đông được đại diện ở một phiên họp Đại hội đồng để thông qua những quyết định quan trọng ảnh hưởng đến công ty, như là sửa đổi Điều lệ thành lập hội (Điều 343), thay đổi hoặc chuyển nhượng công việc kinh doanh của công ty hoặc một phần quan trọng của kinh doanh, hoặc thu nhận công việc kinh doanh của một công ty khác (Điều 408). Những điều khoản này có nghĩa là những cổ đông kiểm soát 1/3 cổ phần của một công ty (trong thực tế


còn ít hơn thế), có những quyền lực quan trọng để phủ quyết hành động của Ban giám đốc.

Hơn nữa, quyền lợi của các cổ đông trong công cuộc kinh doanh không những được các Giám đốc bảo vệ mà còn được một tầng lớp quan chức bảo vệ; đó là các Kiểm soát viên do luật pháp quy định. Mỗi công ty phải có ít nhất một Kiểm soát viên do luật pháp quy định, do Đại hội đồng bầu ra.

Mặc dù có những điều khoản pháp lý đó, cá nhân cổ đông bình thường Nhật Bản nếu mua vài ngàn, thậm chí vài chục ngàn cổ phần của một công ty, nhưng không có quan hệ gì khác với nó, có rất ít ảnh hưởng đối với công việc của công ty. Một mặt, các Giám đốc mà những cổ đông được xem như là đã bầu ra ít khi quan tâm đến quyền lợi khá hạn chế của các cổ đông bình thường trong công ty. Mặt khác, những cổ đông nhỏ vốn chẳng ai biết đến và luôn luôn thay đổi thường bị lu mờ trước các cổ đông lớn-đó là các ngân hàng và bạn hàng kinh doanh của công ty, mà lợi ích của họ trong công ty chủ yếu không phải là lợi ích của cổ đông mà là lợi ích của những người cùng cộng tác kinh doanh. Cho nên, mặc dầu có các khoản của luật pháp, trong thực tiễn, các Giám đốc và ban quản trị bên trên của các công ty Nhật Bản có quyền tự do hành động rất lớn miễn là họ giữ được sự tán thành của các công ty và ngân hàng lớn đồng minh nắm giữ cổ phần của công ty. Các cổ đông nhỏ có rất ít hoặc không có ảnh hưởng gì đối với việc quản trị công ty cổ phần. Vậy thì về một phương diện nào đó, hoàn toàn đúng là các cổ đông nhỏ ít có quyền ăn nói trong công việc của một công ty hơn các nhân viên.

Ở Việt Nam, Luật Doanh nghiệp năm 2005 vẫn tiếp tục duy trì cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số. Cổ đông thiểu số được chú ý bảo vệ thông qua các công cụ như : quyền kiến nghị triệu tập hoặc triệu tập họp đại hội đồng cổ đông (Điều 97 và khoản 2 Điều 79); Đại hội đồng cổ đông được triệu tập lần thứ 3 đương nhiên có hiệu lực pháp lý, bất kể số cổ đông đến dự họp (Điều 102); quyền ưu tiên mua cổ phần mới phát hành (Điều79); quyền yêu cầu


công ty mua lại cổ phần (Điều 90); quyền thỏa thuận và thống nhất về điều kiện họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, cũng như về cơ chế và cách thức ra quyết định của các cơ quan nói trên. Thêm nữa, luật cũng quy định các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng các cổ đông đa số có thể lạm dụng vị thế và quyền hạn của mình để thu vén cho cá nhân, gia đình, làm phương hại đến lợi ích của cổ đông thiểu số. Luật Doanh nghiệp năm 2005 bắt buộc phải công khai hoá các mối quan hệ của những người quản lý công ty với những người khác có quan hệ với công ty (có vợ hoặc chồng, cha, mẹ, cha nuôi, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột là thành viên hoặc là cổ đông đa số ở các công ty khác). Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng buộc phải công khai hoá các giao dịch tư lợi (giao dịch khả nghi) vì đây là những giao dịch mà những người quyết định thực hiện chúng có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thu lợi bất chính, gây thiệt hại cho công ty nói chung và các cổ đông thiểu số nói riêng. Để bảo vệ cổ đông thiểu số, Luật Doanh nghiệp năm 2005 bắt buộc các giao dịch này phải được đem ra xem xét trước khi thực hiện (Điều 120). Tuy đã tạo được cơ chế bình đẳng hơn giữa các cổ đông nhằm bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông thiểu số nhưng những quy định trên của Luật Doanh nghiệp còn mang tính khái quát.

IV. Nhận xét về một số tồn tại của Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 trong các quy định về công ty cổ phần

Sau khi đã tiến hành so sánh, phân tích những điểm khác biệt giữa Bộ luật Thương mại Nhật Bản sửa đổi năm 2002 với Luật Doanh nghiệp năm 2005 của Việt Nam, chúng tôi thấy rằng Luật Doanh nghiệp năm 2005 tuy rằng đã được sửa đổi và có tiến bộ hơn so với Luật Doanh nghiệp năm 1999, nhưng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế có thể nêu ra như sau:‌

1. Chưa có quy định chặt chẽ ràng buộc trách nhiệm của các sáng lập viên


Sáng lập viên là người quan trọng trong quá trình thành lập công ty cổ phần, việc không có các quy định để ràng buộc trách nhiệm của họ sẽ gây tổn hại đến cho những người khác nếu như có sai phạm xảy ra do lỗi của các sáng lập viên. Ngoài ra, nó cũng có thể gây khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc giám sát, kiểm tra hoạt động của các sáng lập viên.

2. Thiếu các quy định về nội dung cụ thể của Điều lệ thành lập công ty cổ phần

Điều lệ công ty cổ phần được coi như hiến pháp, là bộ quy tắc ứng xử của công ty, là văn bản ghi nhận sự phân chia quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên, là cơ sở để thực hiện các quyền và giải quyết tranh chấp khi xảy ra. Việc mở rộng quyền hạn trong việc soạn thảo các quy định trong Điều lệ công ty (công ty có thể tự soạn thảo và tự thoả thuận với những gì không trái với pháp luật trong khi pháp luật lại không quy định cụ thể rõ ràng về những gì công ty có thể tự thoả thuận), điều này có thể sẽ gây khó khăn cho việc quản lý các hoạt động của công ty cổ phần.


3. Thiếu các quy định hướng dẫn về các thủ tục thành lập công ty cổ phần

Hiện nay, dù đã đơn giản hoá rất nhiều trong thủ tục khai sinh công ty cổ phần, nhưng trong quá trình đăng ký thành lập công ty cổ phần, những nhà đầu tư vẫn còn gặp không ít những khó khăn vướng mắc như khi người có ý muốn tiến hành công việc kinh doanh trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hay các ngành nghề mới, hoặc gặp khó khăn trong việc kinh doanh các ngành nghề có vốn pháp định...Lý do là thiếu các quy định cụ thể, thiếu các văn bản hướng dẫn công việc tiến hành, thiếu các quy định về thẩm quyền, thủ tục và điều kiện cấp giấy phép kinh doanh...Những việc như thế này sẽ gây ảnh hưởng không tốt, làm chậm trễ quá trình đăng ký kinh doanh của các nhà đầu tư, thậm chí có thể làm hạn chế việc phát huy sức sáng tạo của người dân, không đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho họ trong việc


muốn thành lập công ty cổ phần hoạt động trong các lĩnh vực nói trên. Bên cạnh đó, nó cũng gây khó khăn cho cả các cơ quan trong khi tiến hành việc cấp phép cho các doanh nghiệp hoạt động.

4. Chưa có quy định hướng dẫn cụ thể để bảo vệ cho các cổ đông thiểu số

Trong thực tiễn, công ty cổ phần có rất nhiều cổ đông, có công ty cổ phần có tới hàng nghìn cổ đông. Về mặt luật pháp, tất cả các cổ đông đều có quyền và nghĩa vụ như nhau nhưng sự can thiệp vào công việc kinh doanh của công ty phụ thuộc vào số cổ phần mà cổ đông nắm giữ, tức ai có nhiều tiền, kẻ đó là kẻ mạnh. Nếu một cổ đông có số cổ phiếu bằng số cổ phiếu của 1000 cổ đông khác thì một phiếu biểu quyết của họ có giá trị bằng tất cả số biểu quyết của 1000 cổ đông kia. Ngoài ra, trong thực tế, còn có hiện tượng một số cổ đông có cổ phiếu lớn liên kết với nhau tạo thành tổ chức lũng đoạn thao túng mọi hành động của công ty cổ phần vì lợi ích tối thượng của nhóm người này, hoặc những người trong ban lãnh đạo công ty vì một lý do nào đó loại bỏ quyền lợi của các cổ đông thiểu số. Và do đó, các cổ đông thiểu số là những cổ đông nhỏ, nắm giữ một số rất ít cổ phiếu bị mất hết thực quyền, tính dân chủ của công ty cổ phần cũng không còn. Ở Việt Nam, hiện nay, hiện tượng lũng đoạn này chưa biểu hiện rõ vì số lượng công ty cổ phần còn ít nhưng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN như nước ta, việc bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông thiểu số là điều cần thiết, vì vậy cần phải bổ sung những điều khoản để bảo vệ quyền lợi cho họ. Về điều này, ta cần học tập Bộ luật Thương mại Nhật Bản, họ đã xây dựng một cơ chế bảo vệ cho các cổ đông thiểu số rất chặt chẽ và hiệu quả. Các cổ đông thiểu số được trao cho những quyền lợi rất lớn. Luật Doanh nghiệp năm 2005 của Việt Nam tuy đã chú ý đến việc bảo vệ quyền lợi cho cổ đông thiểu số, nhưng các quy định vẫn còn mang tính khái quát, chưa phát huy được hiệu quả về mặt thực tế.

5. Thiếu các quy định về trách nhiệm và quyền hạn của người đại diện theo luật cho công ty


Người đại diện của công ty là người có vai trò rất lớn trong việc thay mặt công ty thực hiện và chịu trách nhiệm về các hành vi pháp lý. Mỗi một quyết định, hành động của người này đều có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Do vậy việc quy định rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của người đại diện công ty là điều cần thiết để những tránh sự phương hại đáng tiếc đến lợi ích công ty. Tuy vậy, trong luật Doanh Nghiệp Việt Nam năm 2005 mới chỉ quy định Giám đốc hoặc Chủ tịch hội đồng quản trị sẽ là người đại diện theo luật cho công ty chứ chưa có những quy định cụ thể về trách nhiệm và quyền hạn của từng người như thế nào trong việc đại diện cho công ty. Đây là một hạn chế mà Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 cần có sự bổ sung và sửa đổi.

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí