Đặc Điểm Về Luật Điều Chỉnh Của Nhật Bản

Xác định cụ thể thời hạn kết thúc quá trình chuyển đổi công ty Nhà nước sang công ty cổ phần (chậm nhất là 4 năm).

Các nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự chủ lựa chọn loại hình doanh nghiệp để tự do kinh doanh (trong đó có cả loại hình công ty cổ phần) chứ không bắt buộc phải sử dụng duy nhất hình thức công ty TNHH như trước.

Không có sự khác biệt về khung quản trị giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, doanh nghiệp sở hữu tư nhân và doanh nghiệp sở hữu vốn nước ngoài.

Tăng cường, củng cố thêm các quyền của thành viên, cổ đông, bảo vệ mạnh hơn quyền và lợi ích của thành viên, cổ đông phổ thông.

Về cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần, luật quy định áp dụng bầu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát theo cơ chế cộng dồn phiếu bầu, đó là cơ chế đảm bảo các cổ đông phổ thông luôn có đại diện của mình trong Hội đồng quản trị.

Tăng thêm quy định và yêu cầu về công khai và minh bạch hoá, nhất là đối với những người quản lý.

Xác định rõ hơn nhiệm vụ của người quản lý, nhất là đối với thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc, đặc biệt là nhiệm vụ trung thành, trung thực và cẩn trọng.

Nâng cao, tăng cường quy định cụ thể hơn về vai trò, vị trí và trách nhiệm của Ban kiểm soát, thành viên Ban kiểm soát.

Nhìn chung là Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 vẫn kế thừa và phát huy được những điểm đổi mới và tiến bộ trong luật doanh nghiệp trước đó. Tuy nhiên, những điểm sửa đổi trong luật lần này cũng cho thấy rõ quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc đẩy mạnh chủ trương cổ phần hoá: tiếp tục duy trì và mở rộng quyền tự do kinh doanh cho mọi thành phần kinh tế kể cả các nhà đầu tư nước ngoài; tiếp tục đổi mới chức năng quản lý kinh tế


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

của Nhà nước. Tất cả những vấn đề nêu trên như chúnh ta đã khẳng định là để xây dựng một luật doanh nghiệp mới phù hợp với việc hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam.

2. Pháp luật về công ty cổ phần của Nhật Bản

Công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 trong quan hệ so sánh với công ty cổ phần theo luật thương mại Nhật Bản - 5

2.1. Đặc điểm về luật điều chỉnh của Nhật Bản

Sự phát triển của pháp luật về công ty cổ phần ở Nhật Bản gắn liền với sự xuất hiện của các công ty cổ phần. Trong 30 năm đầu của chế độ Minh Trị, pháp chế thương mại gồm có những quy định adhoc và những luật lệ đặc biệt. Tuy nhiên, do yêu cầu của thực tiễn kinh doanh, ngày 9/3/1899 (năm Minh Trị thứ 32), Bộ luật Thương mại của Nhật Bản (hay còn được gọi là Luật số

48) được ban hành. Bộ luật này bao gồm 5 quyển với các nội dung lần lượt là

: Các điều khoản chung; các công ty thương mại; các giao dịch thương mại; chứng từ, hoá đơn, biên lai; thương mại đường biển. Trong đó, quyển II là luật về công ty thương mại, gồm có 4 chương, sau chương đầu là những quy định chung, 3 chương tiếp theo lần lượt nói về 3 loại hình công ty thương mại, trong đó chương IV nói về công ty cổ phần. Bộ luật Thương mại này đã được áp dụng suốt hơn 100 năm qua với trên 30 lần sửa đổi, những lần sửa đổi quan trọng là vào các năm 1911, 1938, 1950, 1963, 1974, 1981, 1990, 1993,

1994, 1997, 1999, 2000, 2002, 2005.

Tuy nhiên trong lần sửa đổi gần đây nhất của Bộ luật Thương mại Nhật Bản, năm 2005, các công ty thương mại đã được tách ra điều chỉnh bởi một luật riêng là Luật Công ty mới (The new Company Law) ban hành năm 2005. Đây là một thay đổi lớn song trong khuôn khổ bài này ta chỉ đi sâu vào việc xem xét phần điều chỉnh về công ty cổ phần của Luật Thương mại Nhật Bản nên ta sẽ dừng lại ở Bộ luật thương mại Nhật Bản-bản sửa đổi năm 2002.

2.2. Những quy định chủ yếu về công ty cổ phần

Những quy định chủ yếu về công ty cổ phần theo Bộ luật thương mại Nhật Bản cũng bao gồm các quy định về việc thành lập công ty, cơ cấu tổ


chức cũng như quyền hạn và trách nhiệm của từng thành viên trong công ty và bộ máy quản lý, các quy định về cổ phiếu, trái phiếu, bản Điều lệ của công ty, quy định về thanh lý, sát nhập, chuyển nhượng hoặc phá sản của công ty... và các điều khoản phạt. Nội dung cụ thể của một số điều khoản quan trọng sẽ được đề cập đến ở chương sau khi ta tiến hành so sánh Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 với Bộ luật thương mại Nhật Bản năm 2002.


CHƯƠNG 2

MỘT SỐ ĐIỂM KHÁC BIỆT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NĂM 2005 VÀ BỘ LUẬT THƯƠNG MẠI NHẬT BẢN SỬA ĐỔI NĂM 2002

Như đã phân tích ở trên, Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia có sự chênh lệch lớn về thời gian hoạt động của các công ty cổ phần. Tuy vậy, ở cả hai nước việc ban hành luật để tạo hành lang pháp lý cho loại hình doanh nghiệp này hoạt động rất được chú trọng và thường xuyên được sửa đổi cho phù hợp với sự thay đổi của điều kiện kinh doanh. Ở Việt Nam, từ khi ra đời, công ty cổ phần chịu sự điều chỉnh của Luật Công ty năm 1990, Luật Doanh nghiệp năm 1999 và từ ngày 1/7/2006, loại hình doanh nghiệp này sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp năm 2005. Còn ở Nhật Bản, công ty cổ phần hoạt động trong hành lang pháp lý của Bộ luật Thương mại được ban hành năm 1899 và từ thời điểm 1/5/2006 sẽ chuyển sang là đối tượng điều chỉnh chính của Luật Công ty mới. Tuy nhiên, vì là luật mới ban hành và được áp dụng chưa lâu nên trong một thời gian ngắn chưa thể kiểm chứng được hết những ưu điểm của Luật Công ty mới này mang lại. Do vậy,trong khuôn khổ một khoá luận tốt nghiệp, người viết sẽ chỉ xem xét Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 trong quan hệ tương quan với Bộ luật thương mại Nhật Bản-được áp dụng trong hơn 100 năm qua-với bản sửa đổi năm 2002. Mặc dù vậy, việc so sánh các văn bản luật để tìm ra những khác biệt là một công việc lớn, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và thời gian. Trong khuôn khổ của một khoá luận tốt nghiệp, tác giả chỉ xin dừng lại ở việc so sánh một số mặt chủ yếu sau : thủ tục thành lập công ty, cơ cấu tổ chức của công ty, và một số điểm cơ bản khác để có thể tìm ra những điểm phù hợp của pháp luật về công ty cổ phần của Nhật Bản mà chúng ta có thể tham khảo trong quá trình hoàn thiện luật điều chỉnh hoạt động công ty cổ phần ở Việt Nam.


I. Những khác biệt về thủ tục thành lập công ty cổ phần‌

1. Khác biệt về những quy định liên quan đến sáng lập viên

1.1. Điều kiện để trở thành sáng lập viên của công ty cổ phần

Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005 và Bộ luật Thương mại Nhật Bản đều quy định rằng công ty cổ phần được thành lập theo điều lệ. Điều lệ này do các sáng lập viên soạn thảo. Điều khác biệt giữa hai luật là ở những quy định về sáng lập viên của công ty cổ phần.

Người sáng lập hay còn gọi là sáng lập viên (Incorporator) là người khởi xướng, chịu trách nhiệm đứng ra thành lập công ty cổ phần. Tư cách chủ thể của sáng lập viên được xác lập trong suốt quá trình thành lập công ty và tồn tại theo quy định của Điều lệ công ty. Sáng lập viên có vai trò đặc biệt quan trọng. Trước hết, họ là người nắm vững lĩnh vực kinh doanh, thực hiện các giao dịch pháp lý trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tạo ra điều kiện cần thiết cho sự thành lập công ty. Trong nhiều khía cạnh, sáng lập viên vẫn là chỗ dựa cho công ty trong quá trình hoạt động. Do vậy, pháp luật ràng buộc sáng lập viên khi họ thực hiện giao dịch pháp lý trong thời hạn nhất định nhằm chống lại việc lợi dụng thành lập công ty để lừa đảo đồng thời sự ràng buộc đó cũng góp phần gắn bó mối quan hệ giữa các cổ đông với hiệu quả hoạt động của công ty.

Bộ luật Thương mại Nhật Bản năm 2002 quy định về sáng lập viên như sau: Người sáng lập về mặt luật pháp không phải chỉ là người tham gia vào việc thành lập công ty trên thực tế, mà là bất cứ ai có tên trên bản Điều lệ với tư cách là người sáng lập (hoặc ký vào bản Điều lệ như một người sáng lập) (Điều 166). Hơn nữa, một người dù không phải là sáng lập viên nhưng đồng ý để tên họ của mình hoặc sự bày tỏ ủng hộ việc thành lập công ty được ghi vào trong đơn xin mua cổ phiếu, sách quảng cáo, các quảng cáo chào mời việc đặt mua cổ phiếu hoặc bất kỳ tài liệu nào khác được phát hành liên quan đến việc đặt mua cổ phiếu sẽ chịu trách nhiệm tương tự như trách nhiệm của một sáng


lập viên (Điều 198). Người sáng lập phải đặt mua cổ phiếu bằng vân bản hoặc hình thức điện tử (Điều 169). Vào năm 1990, quy định trước đó về việc phải có ít nhất 7 người sáng lập để thành lập công ty cổ phần đã được bãi bỏ. Tức là, theo bản sửa đổi mới thì dù chỉ với một người sáng lập thì cũng có thể thành lập công ty cổ phần. Đây là điểm khác với Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005.

Bộ luật Thương mại Nhật Bản năm 2002 không quy định về tư cách của sáng lập viên. Vì vậy nói chung tất cả thực thể, bất cứ ai cũng có thể trở thành người sáng lập, kể cả người không có năng lực. Một công ty (một pháp nhân) cũng có thể trở thành người sáng lập, người nước ngoài cũng không bị cấm trở thành người sáng lập. Ngoài những việc làm cần thiết cho việc thành lập công ty, người sáng lập về nguyên tắc không được tiến hành các việc kinh doanh (trừ việc nhận tài sản theo luật định được ghi trong bản điều lệ thành lập công ty). Đây là điểm khác biệt tiếp theo so với Luật Doanh nghiệp 2005 của Việt Nam.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005, sáng lập viên là người tham gia thông qua điều lệ đầu tiên của công ty. Sáng lập viên là tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài có đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi thực hiện việc thành lập doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp này cũng quy định 7 trường hợp mà các tổ chức, cá nhân không được phép thành lập công ty (Điều 13). Như vậy Luật Doanh nghiệp của Việt Nam mới quy định đối tượng bị cấm thành lập công ty mà không quy định điều kiện để trở thành sáng lập viên. Để xác lập tư cách pháp lý của sáng lập viên, Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng quy định hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có danh sách cổ đông sáng lập. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì số lượng tối thiểu khi thành lập công ty cổ phần vẫn giữ nguyên là 3 thành viên, (đã sửa đổi tiến bộ hơn so với Luật Công ty 1990, yêu cầu phải có ít nhất là 7


thành viên), điều này đã tạo điều kiện thuận lợi thu hút những người có ý muốn kinh doanh tham gia vào việc thành lập công ty.

Qua những phân tích trên đây, ta thấy rằng các quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã có nhiều tiến bộ, mang tính cụ thể hơn, đặc biệt so với Luật Doanh nghiệp năm 1999, luật lần này đã có sự quy định rõ ràng về việc tổ chức, cá nhân là người nước ngoài có quyền thành lập công ty cổ phần ở Việt Nam, điều này tạo nên cơ chế thông thoáng hơn cho các nhầ dầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, so với quy định trong Bộ luật Thương mại Nhật Bản thì các quy định của Việt Nam vẫn chưa thông thoáng, chưa tạo thuận lợi cho việc thành lập công ty. Hơn nữa, do không có đầy đủ những quy định về sáng lập viên, điều này sẽ dễ gây khó khăn trong quá trình thành lập và hoạt động của công ty cổ phần. Chính những điều này đặt ra vấn đề cần phải bổ sung và hoàn thiện hơn nữa Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005.

1.2. Các quy định về trách nhiệm của sáng lập viên

Điều 30 Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 quy định khi định giá tài sản, các thành viên sáng lập là người định giá tài sản theo nguyên tắc nhất trí. Ngoài ra, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Điểu 84) . Trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có thể chuyển nhượng cổ phần của mình cho nhau và cho cả người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Quy định này nhằm giám sát trách nhiệm của cổ đông sáng lập. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2005 cũng dành cho cổ đông sáng lập những quyền lợi nhất định, đó là quyền được nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết trong vòng 3


năm đầu. Điều này đã tạo cơ hội cho cổ đông sáng lập có đủ thời gian vật chất để thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình. Tuy nhiên, sau 3 năm số cổ phiếu ưu đãi biểu quyết này phải chuyển sang cổ phiếu phổ thông nhằm tôn trọng quyền sáng tạo và quyền dân chủ của các cổ đông khác (Điều 78 khoản 3).

Về hợp đồng trước đăng ký kinh doanh. Theo Điều 14 khoản 1 Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì “Thành viên, cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền được ký các hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước khi đăng ký kinh doanh”. Hợp đồng công ty là căn cứ xác nhận sự minh bạch pháp lý đối với các giao dịch của sáng lập viên trong quá trình vận động liên kết, góp vốn, ký hợp đồng thuê trụ sở, hợp đồng mua tài sản, hợp đồng tư vấn...để hình thành các quan hệ giữa các thành viên với thành viên, giữa thành viên với công ty khi công ty ra đời. Hậu quả của các giao dịch đó thường xảy ra hai trường hợp:

Trường hợp doanh nghiệp được thành lập thì doanh nghiệp là người tiếp nhận quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã được ký kết.

Trường hợp doanh nghiệp không được thành lập thì người ký kết-các sáng lập viên phải liên đới chịu trách nhiệm tài sản về việc thực hiện hợp đồng đó.

Các quy định như thế này có thể nói đã làm rõ phần nào trách nhiệm của các sáng lập viên, nhưng dù sao cũng cần phải có những điều khoản cụ thể trong luật quy định rõ ràng trách nhiệm cũng như nghĩa vụ của các sáng lập viên.

Bộ luật Thương mại Nhật Bản sửa đổi năm 2002 đã quy định rất nghiêm ngặt về trách nhiệm của những người liên quan đến việc thành lập công ty, đặc biệt là người sáng lập. Trách nhiệm của người sáng lập có thể chia ra hai trường hợp: trách nhiệm về thành lập công ty và trách nhiệm do không thành lập được công ty.

Trách nhiệm khi đã thành lập được công ty: sáng lập viên trước hết phải có trách nhiệm đối với công ty. Đầu tiên đó là trách nhiệm bảo toàn vốn. Trong số các cổ phiếu phát hành vào lúc thành lập công ty, sau khi công ty đã

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí