Khác Biệt Về Những Quy Định Liên Quan Đến Bản Điều Lệ Của Công Ty Cổ Phần


đi vào hoạt động, mà các cổ phiếu này chưa được mua hết hoặc trong trường hợp việc đặt mua cổ phiếu bị huỷ bỏ, thì các sáng lập viên (và cả các Giám đốc hiện diện vào thời điểm công ty đi vào hoạt động) được coi như cùng mua chung các phần đó (Điều 192 khoản 1), và chịu trách nhiệm liên đới trong việc trả khoản tiền còn thiếu đó (Điều 203). Ngoài ra, sau khi công ty được thành lập, nếu trị giá đúng của tài sản, do những người góp vốn bằng tài sản chứ không góp bằng tiền mặt, mà thấp hơn trị giá quy định trong Điều lệ thành lập công ty thì các sáng lập viên sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới trong việc trả phần thiếu hụt đó cho công ty (Điều 192 khoản 2). Tuy nhiên, nếu việc định giá tài sản trên là do thanh tra viên tiến hành thì các sáng lập viên không phải là người đầu tư bằng hiện vật hoặc người chuyển nhượng tài sản có liên quan, sẽ không chịu trách nhiệm về tài sản đó.

Trách nhiệm thứ hai mà các sáng lập viên phải chịu đó là trách nhiệm về tổn thất. Nếu các sáng lập viên sao nhãng việc thi hành một nhiệm vụ có liên quan đến việc thành lập công ty thì họ sẽ chịu trách nhiệm trước công ty về những tổn thất gây ra đó (Điều 193 khoản 1, Điều 186). Về trách nhiệm bồi thường những tổn thất gây ra, có thể được miễn, nếu như có sự đồng ý tất cả các cổ đông, nhưng trách nhiệm bảo toàn vốn thì không được miễn cho dù có được sự đồng ý trên. Cổ đông là người có thể thay mặt công ty theo kiện các sáng lập viên về trách nhiệm này.

Sáng lập viên phải chịu trách nhiệm trước người thứ ba. Trong trường hợp các sáng lập viên phạm lỗi như có ý đồ xấu hoặc có sơ suất nghiêm trọng liên quan đến thành lập công ty thì các sáng lập viên đó phải chịu trách nhiệm về những tổn thất gây ra cho người thứ ba (Điều 193 khoản 2).

Trách nhiệm của các sáng lập viên trong việc không thành lập được công ty : Trong trường hợp mà công ty không được thành lập thì người sáng lập phải chịu trách nhiệm liên đới về tất cả các hành vi đã thực hiện liên quan đến việc thành lập công ty (Điều 194 khoản 1). Các sáng lập viên có trách


nhiệm phải trả lại tiền cho những người đã đăng ký mua cổ phiếu, hơn nữa, bất cứ chi phí nào đã bỏ ra liên quan đến việc thành lập công ty thì các sáng lập viên sẽ phải chịu (Điều 194 khoản 2).

Việc Bộ luật Thương mại Nhật Bản quy định một cách rõ ràng về trách nhiệm của các sáng lập viên là khá tốt bởi các sáng lập viên có một vai trò hết sức quan trọng trong việc thành lập công ty cổ phần, và mỗi sai phạm của sáng lập viên sẽ gây ra hậu quả không hay cho rất nhiều người trong công ty cổ phần. Trong Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 vấn đề này chưa được quy định một cách cụ thể rõ ràng khiến cho việc quản lý hoạt động của các sáng lập viên chưa được hiệu quả.

2. Khác biệt về những quy định liên quan đến bản Điều lệ của công ty cổ phần

Để thành lập một công ty cổ phần, những người sáng lập phải chuẩn bị Điều lệ thành lập công ty, nó thực chất là tất cả các quy tắc cơ bản về cơ cấu, cơ chế hoạt động của công ty. Điều lệ của công ty không chỉ là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa công ty với thành viên công ty, giữa các thành viên công ty với nhau mà còn có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi có quan hệ với công ty. Bản Điều lệ được làm thành một văn bản duy nhất và tất cả các sáng lập viên phải ghi tên và đóng dấu (hoặc ký tên) vào bản Điều lệ thành lập.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Như đã nói ở trên, Điều lệ là một phần quan trong của bất kỳ một công ty nào, trong Điều 22 Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 đã quy định 16 nội dung chủ yếu của bản Điều lệ công ty, trong đó có 15 nội dung bắt buộc như sau:

(1) Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện.

Công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 trong quan hệ so sánh với công ty cổ phần theo luật thương mại Nhật Bản - 6

(2) Ngành nghề kinh doanh.

(3) Vốn điều lệ, cách thức tăng và giảm vốn điều lệ.


(4) Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.

(5) Số cổ phần của cổ đông sáng lập, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán từng loại.

(6) Quyền và nghĩa vụ của cổ đông.

(7) Cơ cấu tổ chức quản lý.

(8) Người đại diện theo pháp luật.

(9) Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ.

(10) Căn cứ và phương pháp xác định thù lao và thưởng cho người quản lý và thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên.

(11) Những trường hợp cổ đông có thể yêu cầu mua lại cổ phần.

(12) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh .

(13) Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản.

(14) Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

(15) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập, người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập.

Còn các nội dung khác do các cổ đông tự thoả thuận cho vào. Như vậy trong luật sửa đổi lần này nội dung của bản Điều lệ được thêm vào điều khoản “Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên”. Rõ ràng đây là một sự bổ sung cần thiết nhằm tăng tính minh bạch trong việc kiểm soát lương và thưởng cho những người nắm chức vụ chủ chốt trong công ty.

Bộ luật Thương mại Nhật Bản năm 2002 quy định trong bản Điều lệ thành lập cũng có rất nhiều điều khoản mà ta có thể chia ra làm ba loại là: điều khoản bắt buộc, điều khoản tự nguyện và các điều khoản tuỳ chọn.

Các điều khoản bắt buộc (Compulsory provisions) bao gồm tất cả các điều khoản mà bắt buộc phải có trong bản Điều lệ và nó làm cho bản Điều lệ


có tính hợp pháp, những điều khoản này nếu không có thì bản Điều lệ sẽ không có hiệu lực. Theo Luật Thương mại Nhật Bản (Điều 166) quy định thì các điều khoản đó gồm:

(1) Mục đích thành lập .

(2) Tên thương mại.

(3) Tổng số cổ phiếu mà công ty được phép phát hành.

(5) Tổng số cổ phiếu phát hành vào thời điểm thành lập công ty.

(6) Cách thức công ty đưa ra các thông báo công khai của mình.

(7) Nơi đặt trụ sở chính.

(8) Họ tên và địa chỉ của các sáng lập viên.

Các điều khoản tự nguyện (Voluntary provisions) bao gồm các điều khoản mà không ảnh hưởng tới tính pháp lý của bản Điều lệ nhưng sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ pháp lý của công ty. Các điều khoản này dù có thiếu thì tự thân bản Điều lệ vẫn có tác dụng, nhưng nếu không ghi trong bản Điều lệ thì sẽ không có hiệu lực về mặt pháp luật. Ví dụ như các điều khoản sau:

(1) Việc hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu của công ty (Điều 204 khoản 1)

(2) Huỷ bỏ cổ phiếu (Điều 213)

(3)Mất giấy chứng nhận sở hữu cổ phiếu (Điều 230 khoản 1)...

Các điều khoản tuỳ chọn (Optional provisions) bao gồm các điều khoản không ảnh hưởng tới tính pháp lý của bản Điều lệ cũng như mối quan hệ pháp lý của công ty, nhưng nó sẽ làm cho công ty hoạt động thuận tiện và hiệu quả hơn. Trong phạm vi không trái với luật pháp và những quy tắc cơ bản của công ty thì có thể quy định trong bản Điều lệ bao nhiêu điều khoản cũng được. Ví dụ ngày tổ chức đại hội cổ đông thường niên, số lượng giám đốc và kiểm toán viên hoặc năm tài chính, các thủ tục cho việc đăng ký chuyển đổi cổ phiếu... Nhưng một khi đã ghi trong bản điều lệ thì bất cứ sự sửa đổi nào trong các điều khoản tự chọn cũng sẽ dẫn tới những thủ tục đặc biệt để sửa đổi bản điều lệ (Điều 342, Điều 343).


Bản Điều lệ khi thành lập công ty phải được sự nhất trí của các thành viên sáng lập, hơn nữa nó chỉ có hiệu lực khi đã được cơ quan công chứng chứng nhận (Điều 167). Bởi vì trong quan hệ với bên thứ ba, mọi hành vi nhân danh công ty không phù hợp với Điều lệ công ty sẽ không làm phát sinh nghĩa vụ đối với công ty. Do đó việc công chứng Điều lệ công ty đã trở thành một thủ tục bắt buộc cho các công ty khi tham gia vào thương trường để cho các bạn hàng của công ty tránh được những rủi ro do những hành vi nhân danh công ty không phù hợp với Điều lệ đem lại.

Nói tóm lại, các quy định về bản Điều lệ khi thành lập công ty cổ phần trong Bộ luật Thương mại của Nhật Bản năm 2002 là rất chi tiết, tạo điều kiện thuận tiện cho việc tiến hành các thủ tục trong việc thành lập công ty cổ phần. Các loại điều khoản trong bản Điều lệ vừa được quy định chặt chẽ nhưng cũng vừa đủ “thoáng” để các công ty dễ dàng vận dụng. Ngoài ra, việc yêu cầu phải công chứng bản Điều lệ cũng là một biện pháp hay để đảm bảo cho việc quản lý các công ty cổ phần được chặt chẽ.

3. Khác biệt về các bước liên quan đến thủ tục thành lập công ty cổ phần

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, người thành lập doanh nghiệp phải lập và nộp đủ cho cơ quan đăng ký kinh doanh một hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm giấy đề nghị đăng ký kinh doanh, dự thảo điều lệ công ty, danh sách cổ đông sáng lập, xác nhận về vốn của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp kinh doanh những ngành nghề đòi hỏi vốn pháp định và chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đối với công ty kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định. Trong thời hạn 10 ngày, nếu được cấp Giấy chứng nhận kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ có quyền hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp cũng phải cung cấp nội dung đăng ký kinh doanh cho các cơ quan có liên quan và phải đăng báo địa phương hoặc báo hàng ngày liên tiếp về nội dung đăng ký kinh doanh của mình (Điều 15, 19, 28).


Theo Bộ luật Thương mại Nhật Bản năm 2002, doanh nghiệp cũng phải đăng ký thành lập và công bố nội dung kinh doanh trên báo hàng ngày hoặc công báo, nhưng về nội dung thì lại hơi khác so với Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005.

Trước hết, theo Bộ luật Thương mại Nhật Bản, có 2 trường hợp thành lập công ty cổ phần, đó là trường hợp mà các sáng lập viên cùng nhau mua tất cả các cổ phiếu phát hành và trường hợp các sáng lập viên không mua tất cả cổ phiếu phát hành khi thành lập công ty mà vận động mua cổ phiếu từ những người khác. Ở trường hợp đầu, các sáng lập viên phải trả đủ ngay giá phát hành và chỉ định các Giám đốc và Kiểm soát viên (Điều 170). Còn ở trường hợp sau, sau khi lập bản điều lệ, các sáng lập viên sẽ vận động mua cổ phiếu (Điều 174). Các nhà sáng lập sẽ chuẩn bị đơn xin mua cổ phiếu, sau khi tất cả cổ phiếu phát hành vào lúc thành lập công ty đã được đăng ký mua, các sáng lập viên phải yêu cầu việc trả tiền theo toàn bộ trị giá phát hành. Sau khi tất cả việc thanh toán được hoàn tất, các sáng lập viên phải triệu tập hội nghị sáng lập (180). Tại hội nghị sáng lập, Giám đốc và Kiểm soát viên được chỉ định.

Cuối cùng việc đăng ký thành lập công ty phải được tiến hành trong vòng 2 tuần kể từ ngày kết thúc các thủ tục như kết thúc hội nghị sáng lập hoặc từ ngày hoàn thành thủ tục điều tra cần thiết. Các vấn đề cần phải được đăng ký gồm tên thương mại, nơi đặt trụ sở chính, cách thức công bố, tổng số cổ phiếu dự định phát hành, tổng số cổ phiếu lúc phát hành, số vốn, mục đích thành lập công ty, họ tên của từng Giám đốc và Kiểm soát viên, họ tên và địa chỉ thường trú của các Giám đốc đại diện, những quy định về đại diện công ty trong trường hợp có 2 hoặc nhiều Giám đốc đại diện cùng đại diện cho công ty. Để đăng ký thành lập tại cơ quan đăng ký thành lập ở Nhật Bản, công ty cổ phần cần phải có giấy chứng nhận của ngân hàng hoặc công ty về việc đã nhận số vốn góp và mở một tài khoản cho việc đó. Đồng thời, công ty phải


gửi kèm với bản đăng ký một bản Điều lệ đã được công chứng. Khi tất cả các thủ tục này hoàn tất, công ty cổ phần sẽ đi vào hoạt động.

II. Khác biệt về cơ cấu tổ chức, bộ máy của công ty cổ phần

Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005 (Điều 95) bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, đối với cồng ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát. Hội đồng quản trị là cơ quan uỷ thác của các cổ đông, là cơ quan thường trực của Đại hội cổ đông, thực hiện việc quản lý hoạt động của công ty cổ phần. Hội đồng quản trị sẽ bầu trong số các quản trị viên một Chủ tịch hội đồng quản trị. Giám đốc (Tổng giám đốc) là người được công ty uỷ quyền, có quyền cao nhất trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hằng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về các nhiệm vụ được giao. Giám đốc (Tổng giám đốc) thường có bộ máy giúp việc để điều hành các hoạt động của công ty do Giám đốc (Tổng giám đốc) lựa chọn.

Ở Nhật Bản, bộ máy quản lý của công ty cổ phần có điểm khác biệt rất lớn. Công ty cổ phần ở đây không có Hội đồng quản trị. Bộ máy của nó chỉ gồm Đại hội đồng cổ đông, Ban giám đốc và Ban kiểm soát trong đó Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất. Điều hành mọi công việc thường ngày của công ty do Ban giám đốc đảm trách và Ban kiểm soát thì có trách nhiệm kiểm tra giám sát những việc làm của công ty. Trong đó, ngay cả ở điểm giống nhau là Đại hội đồng cổ đông, nhưng các quy định về Đại hội đồng cổ đông của 2 nước cũng có rất nhiều điểm khác biệt.

1. Đại hội đồng cổ đông-cơ quan lãnh đạo của công ty cổ phần

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan lãnh đạo và kiểm soát tối cao của công ty cổ phần. Vì vậy, Bộ luật Thương mại Nhật Bản năm 2002 cũng như Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 của Việt Nam đã dành cho nó một sự


quan tâm đặc biệt. Bộ luật Thương mại Nhật Bản không định nghĩa Đại hội đồng cổ đông nhưng theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 thì Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết (cổ đông phổ thông, cổ đông ưu đãi biểu quyết) (Điều 96). Mặc dù vậy, luật của hai nước cũng có sự khác biệt cơ bản. Những khác biệt đó là:

1.1. Khác biệt về người có quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông

Thường là Hội đồng quản trị có quyền triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005 (Điều 79 khoản 2 và Điều 97 khoản 3) cũng có quy định về việc cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 6 hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn theo Điều lệ công ty cũng có thể yêu cầu tiến hành việc triệu tập này. Việc quy định tỷ lệ phần trăm nắm giữ cao hơn này là để tránh việc lạm dụng quyền cổ đông bởi thực tế là việc triệu tập Đại hội cổ đông thường làm cho công ty mất rất nhiều tiền và công sức.

Bộ luật Thương mại Nhật Bản năm 2002 quy định người có quyền triệu tập về nguyên tắc là Ban giám đốc (nếu trong trường hợp thanh toán nợ thì là Ban thanh toán nợ). Ngoài ra có những trường hợp triệu tập ngoại lệ đó là việc triệu tập của cổ đông thiểu số-cổ đông liên tục trong 6 tháng cuối sở hữu không ít hơn 3% tổng số cổ phiếu đã phát hành-khi có sự cho phép của toà án hoặc toà án nếu thấy cần thiết cũng có thể yêu cầu Giám đốc đại diện triệu tập cuộc họp (Điều 237).

1.2. Khác biệt về thông báo triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông

Công ty sẽ gửi một thông báo triệu tập tới các cổ đông ít nhất là 2 tuần trước khi diễn ra cuộc họp (Điều 232 khoản 1).Thông báo triệu tập có thể là bản viết tay nhưng cũng có thể gửi bằng thư điện tử (Điều 232 khoản 2).Thông báo triệu tập này phải bao gồm các mục của chương trình nghị sự sẽ được thảo luận (Điều 232 khoản 2) tuy nhiên điều này không áp dụng cho các cổ đông không có quyền biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (Điều

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022