Công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 trong quan hệ so sánh với công ty cổ phần theo luật thương mại Nhật Bản - 10


CHƯƠNG 3‌

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NĂM 2005

Như chúng ta đã biết, Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 mới chỉ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2006, tính đến nay là chưa đầy nửa năm. Trong một thời gian ngắn như vậy chưa thể kiểm chứng hết được tính đúng đắn và phù hợp của văn bản luật này đối với hoàn cảnh của nước ta hiện nay. Do vậy, khi so sánh Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 với Bộ luật Thương mại Nhật Bản sửa đổi năm 2002, tác giả khoá luận cũng chỉ mong muốn sẽ tiếp thu được một số điểm tiến bộ của một văn bản luật có trên 100 năm tuổi của Nhật Bản để áp dụng vào hoàn cảnh Việt Nam, từ đó đề ra một số giải pháp và kiến nghị để thực thi có hiệu quả những quy định về công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005.

I. Nhóm giải pháp đối với Nhà nước

1. Tiếp tục sửa đổi và bổ sung các quy định về công ty cổ phần trong Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005

1.1. Bổ sung quy định cụ thể về trách nhiệm của sáng lập viên của công ty cổ phần

Các sáng lập viên có vai trò là những người đặt nền móng đầu tiên cho việc thành lập công ty cổ phần. Việc thiếu những quy định cụ thể, chặt chẽ về trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như quyền lợi của các sáng lập viên sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty cổ phần về sau. Do đó, nên bổ sung thêm các quy định về trách nhiệm của các sáng lập viên đối với công ty, khi thành lập được cũng như khi không thành lập được, các quy định về trách nhiệm


của các sáng lập viên đối với người thứ ba, các quyền lợi cụ thể mà các sáng lập viên được hưởng vào Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

1.2. Sửa đổi về cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần

Bổ sung thêm quy định rằng Ban kiểm soát là bắt buộc đối với công ty cổ phần ở Việt Nam

Công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 trong quan hệ so sánh với công ty cổ phần theo luật thương mại Nhật Bản - 10

Trong quá trình tồn tại của mình, số lượng cổ đông của công ty cổ phần có thể thay đổi rất linh hoạt. Việc chuyển từ công ty cổ phần có từ 11 cổ đông trở xuống sang công ty cổ phần có trên 11 cổ đông và ngược lại rất dễ dàng nhanh chóng. Để giúp các cổ đông nghiên cứu một cách hữu hiệu các tài liệu của Hội đồng quản trị đưa ra và có những quyết định đúng đắn, sáng suốt, công ty cổ phần có một cơ quan kiểm tra là Ban kiểm soát. Vì vậy chúng tôi cho rằng, dù là công ty cổ phần ở mức độ lớn hay nhỏ vẫn cần có Ban kiểm soát. Do vậy, nên bổ sung quy định này vào Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005.

Bổ sung những quy định về trách nhiệm và quyền hạn của người đại diện công ty. Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 Điều 116 chỉ quy định nếu như Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc (Tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty. Tuy vậy lại không quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong những trường hợp mà họ lạm dụng quyền đại diện của mình gây hại cho công ty cũng như người thứ ba. Do vậy, để tránh phương hại đến lợi ích của công ty cũng như người thứ ba thì nên bổ sung vào luật các quy định về trách nhiệm và quyền hạn của người đại diện công ty.

1.3. Tiếp tục sửa đổi các quy định về thủ tục thành lập công ty cổ phần

Việc Luật Doanh nghiệp-phần quy định về công ty cổ phần-thiếu một hệ thống các quy định cần thiết, mang tính đồng bộ trong thủ tục thành lập


công ty cổ phần đã gây không ít khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư khi họ muốn tiến hành công việc kinh doanh. Do đó, chúng tôi đề nghị như sau:

Cần bổ sung trong Luật Doanh nghiệp những điều khoản cần thiết liên quan đến việc đăng ký kinh doanh và quản lý kinh doanh của công ty cổ phần. Tiếp đến, cần ban hành và công bố đầy đủ danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh cụ thể của các ngành nghề ấy, cập nhật những ngành nghề mới chưa có trong Luật Doanh nghiệp nhưng đã và sẽ xuất hiện trong thực tế để các nhà đầu tư có được sự thuận lợi hơn nữa trong việc đăng ký kinh doanh.

Bổ sung một cơ chế định giá giá trị quyền sử dụng các loại tài sản không phải là tiền mặt như bất động sản, các loại chứng khoán có giá, hàng hoá...để tạo cơ sở thuận lợi cho các sáng lập viên khi thành lập công ty cổ phần cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong quá trình hoạt động sau này.

Cần bổ sung các qui định về các thủ tục trong trường hợp công ty không thể thành lập được giống như trong Bộ luật Thương mại Nhật Bản. Ngoài ra, Luật Doanh nghiệp cũng cần phải định ra chế tài đối với các hành vi khai báo gian dối các thông tin trong hồ sơ đăng ký kinh doanh cũng như trong việc báo cáo hậu đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp năm 2005 về công ty cổ phần

Ở Việt Nam, một điều có thể dễ nhận thấy là các văn bản luật thường đưa ra các quy định hết sức chung chung , không được chi tiết, rõ ràng. Do vậy khi một văn bản luật mới ra đời thì phải kèm theo nó hàng loạt các văn bản dưới luật như nghị định, nghị quyết, thông tư... Mặc dù các văn bản dưới luật này có hạn chế là giá trị pháp lý và tính ổn chưa cao song nó thường được các doanh nghiệp chú ý hơn vì đã đưa ra những quy định chi tiết và hướng


dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp thực thi pháp luật. Tuy nhiên quá trình từ việc ban hành luật, nghị định, nghị quyết, thông tư thường là mất rất nhiều thời gian, tạo ra nhiều khoảng trống lớn cho các doanh nghiệp thực thi pháp luật. Trong quá trình chờ đợi các văn bản dưới luật được ban hành, các công ty thực sự cảm thấy lúng lúng không biết phải làm thế nào cho phù hợp với nững quy định rất chung chung trong luật mới. Do vậy, vấn đề cần thiết phải đặt ra cho Nhà nước để thực thi có hiệu quả Luật Doanh nghiệp năm 2005 mới có hiệu lực này là phải nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành đặc biệt là các văn bản về thuế, về định giá tài sản doanh nghiệp, cơ chế đối với người lao động... Đó là một số những nội dung cần thiết mà doanh nghiệp, trong đó có công ty cổ phần, mong muốn được nắm bất rõ ràng trong quả trình thực thi luật.

3. Tăng cường phổ biến về công ty cổ phần và Lụât Doanh nghiệp năm 2005 về công ty cổ phần

Như chúng ta đã biết, công ty cổ phần là một loại hình công ty mới ra đời ở Việt Nam, quá trình hình thành và phát triển hơn 10 năm qua chưa phải là nhiều, do vậy nhận thức của toàn dân cũng như của các doanh nghiệp về loại hình công ty này chắc chắn còn nhiều hạn chế. Hơn thế nữa, trong những năm qua, luật điều chỉnh hoạt động của công ty cổ phần cũng đã thay đổi nhiều lần, với luật mới đây nhất là Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005, có hiệu lực từ ngày 1/7/2006. Do vậy, để nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp dân cư, đặc biệt là của các doanh nghiệp và để văn bản luật mới này sớm được biết đến và thực hiện thì vai trò của Nhà nước trong việc phổ biến chúng là hết sức cần thiết.

Để tăng cường chức năng trên, Nhà nước có thể áp dụng một vài biện pháp sau:

Thực hiện công tác giải thích pháp luật để làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với công ty cổ phần.

Chú trọng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như các đài truyền hình, truyền thanh, các báo, tạp chí trung ương và địa phương về các nội dung của văn bản luật mới hay có các tin, bài đi sâu vào phân tích để nhân rộng điển hình các công ty cổ phần chấp hành đúng pháp luật và chỉ ra những thủ đoạn và vi phạm mà các công ty cổ phần thường lợi dụng.

Phối hợp với các bộ, ngành trung ương và các địa phương mở các lớp đào tạo và tập huấn, các hội nghị, các cuộc toạ đàm về công ty cổ phần, pháp luật mới ban hành về công ty cổ phần cho đông đảo các đại diện của doanh nghiệp và dân chúng tham gia.

II. Nhóm giải pháp đối với các công ty cổ phần

1. Nâng cao nhận thức về vấn đề cổ phần hoá và pháp luật về công ty cổ phần

Để có thể hoạt động tốt được thì vấn đề bắt buộc đặt ra với các công ty cổ phần là phải nâng cao sự hiểu biết của chính mình về vấn đề cổ phần hoá và pháp luật về công ty cổ phần. Mỗi một công ty nên có sự tìm hiểu và nắm bắt được những đặc điểm cơ bản của loại hình công ty mà mình đang hoạt động, tìm hiểu về các công ty cổ phần hoạt động có hiệu quả khác ở trong nước cũng như ở nước ngoài để rút ra những bài học và kinh nghiệm cho chính bản thân mình. Ngoài ra, là một chủ thể của pháp luật, hoạt động dưới sự điều tiết của các văn bản luật thì việc nắm bắt những quy định của pháp luật là điều không thể thiếu với các công ty cổ phần. Để tăng cường chức năng này các công ty cổ phần nên có riêng một bộ phận tìm hiểu và tư vấn


pháp luật, hay hợp đồng với các luật sư, các nhà tư vấn luật có trình độ chuyên môn trong việc giúp công ty hiểu và thực thi đúng pháp luật.

2. Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động

Như ở trên đã phân tích, một trong những nguyên nhân ra đời của Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 là việc nước ta ngày một hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế, đăc biệt trong thời điểm Việt Nam sắp trở thành thành viên chính thức của WTO, thì yêu cầu của luật doanh nghiệp mới này là phải tạo ra được một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Như vậy, theo như những quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 thì những ưu tiên dành cho các công ty ở Việt Nam, trong đó có công ty cổ phần sẽ giảm đi đáng kể. chính vì lý do phân tích ở trên nên việc đổi mới cơ chế quản lý hoạt động của công ty cổ phần là hết sức cần thiết. Một mặt điều này làm cho các công ty cổ phần có thể thực thi đúng quy định của pháp luật mà cụ thể ở đây là Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005, mặt khác cũng giúp các công ty cổ phần nâng cao năng lực tự chủ và cạnh tranh của mình trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi vì các công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là các DNNN được cổ phần hóa nên họ luôn được hưởng những chính sách ưu đãi nhất định về thuế, tài chính , tín dụng...Do vậy nếu không đổi mới thì các doanh nghiệp này sẽ khó có thể trụ vững trên thị trường canh tranh mạnh mẽ với các công ty, tập đoàn lớn của nước ngoài khi không còn được ưu tiên nữa. Để đổi mới cơ chế quản lý hoạt động của công ty cổ phần làm cho các công ty này hoạt động hiệu qủa hơn thì cần phải có sự liên kết, phân công hợp lý các tầng nấc trong nội bộ công ty, đặc biệt là trong bộ máy quản lý-đầu tầu của điều khiển các hoạt động của công ty cổ phần. Đây có thể coi là một biện pháp quan trọng hàng đầu để công ty cổ phần của Việt Nam đã phát triển và sẽ phát triển trong tương lai.‌

III/ Nhóm giải pháp khác

1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán


Trong nền kinh tế thị trường, công ty cổ phần và thị trường chứng khoán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau . Công ty cổ phần cung cấp hàng hoá (cổ phiếu, trái phiếu) cho thị trường chứng khoán và ngược lại sự hoạt động nhộn nhịp của thị trường chứng khoán càng kích thích thúc đẩy sự ra đời của công ty cổ phần nhanh hơn, mạnh hơn và hoạt động có hiệu quả hơn. Do đó, vai trò của thị trường chứng khoán với công ty cổ phần là rất quan trọng. Nó là công cụ để huy động vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Nó thu hút các nguồn vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp Việt Nam, một lĩnh vực mà hệ thống các ngân hàng thương mại hiện nay chưa thể đáp ứng được cho các doanh nghiệp

Ngoài ra, thị trường chứng khoán còn góp phần điều hoà vốn giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân, do đó tạo nên sự phát triển nhanh và đồng đều của nền kinh tế. Trong điều kiện hiện nay, thị trường chứng khoán còn là công cụ để dẫn vốn đầu tư của nước ngoài vào trong nước. Do nhu cầu huy động vốn vào đầu tư sản xuất cũng như nhu cầu của các chủ thể muốn trở thành nhà đầu tư trực tiếp ngày càng tăng, và cũng do nhận biết được vai trò quan trọng cũng như ưu thế huy động vốn của thị trường chứng khoán, năm 1998 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 48/1998-NĐ/CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Nghị định này đã có những quy định cụ thể về hoạt động phát hành chứng khoán ra công chúng, thị trường giao dịch tập trung, công ty chứng khoán, quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Sau mấy năm qua, Nghị định 48/CP đã bộc lộ nhiều bất cập và cần được thay thế. Vì vậy,ngày 28/11/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 144/2003-NĐ/CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán để tạo đà phát triển mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

Vào giữa tháng 7/2000, Trung tâm giao dịch chứng khoán đầu tiên mới được hình thành tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy vậy, thị trường chứng khoán tại Việt Nam vẫn còn kém phát triển, các công ty niêm yết cũng như số lượng


cổ phiếu được giao dịch không được như mong muốn, chủng loại hàng hoá trên thị trường chứng khoán còn rất nghèo nàn và khan hiếm. Việc thị trường chứng khoán hoạt động chưa hiệu quả sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của công ty cổ phần bởi phương thức huy động vốn của công ty cổ phần là phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác. Vì vậy cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán, phát triển cả về lượng và chất của chứng khoán và thị trường chứng khoán. Kiến nghị cho việc này là:

Phổ biến và nâng cao nhận thức về Luật Chứng khoán mới được quốc hội thông qua vào ngày 29/09/2006 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 để tạo ra hành lang pháp lý có hiệu quả để cho thị trường này hoạt động tốt hơn.

Đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực cho thị trường chứng khoán

Xây dựng đội ngũ nhân viên có kiến thức tốt, thạo việc, và năng động. Tiến hành bồi dưỡng nghiệp vụ cho họ bằng cách hợp tác, tranh thủ sự giúp đỡ từ các Sở giao dịch trên thế giới, các tổ chức, học viện tài chính quốc tế để đưa cán bộ đi đào tạo ngắn hạn, dài hạn và tham quan học tập kinh nghiệm thực tế ở những nước có thị trường chứng khoán phát triển.

Đổi mới và tăng cường cơ sở vật chất

Tăng cường cơ sở vật chất, hiện đại hoá các phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động của thị trường chứng khoán, xây dựng và phát triển các trung tâm chứng khoán và sở giao dich chứng khoán.

Tăng cường tuyên truyền về hoạt động của thị trường chứng khoán cho công chúng

Khác với nhiều nước trên thế giới nơi mà thị trường chứng khoán đã được hình thành cách đây một vài trăm năm, ở Việt Nam thị trường chứng khoán còn là một vấn đề rất mới mẻ. Do đó cần phải qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền thanh, truyền hình, các khoá đào tạo

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí