nam giới sang chế ra. Nó là một cái bẫy tâm lí học mà mọi người, đặc biệt phụ nữ nên tránh xa. Cội rễ của sự áp bức phụ nữ nằm sâu trong tâm lý. Không chấp nhận những biến thể của mặc cảm Oedipe (quyền uy, sự tự lập và tính phổ biến được coi là nam tính, còn tình yêu, sự lệ thuộc và tính cục bộ là nữ tính). Mặc cảm Oedipe ban đầu thì mọi đứa trẻ đều gắn bó với mẹ. Nhưng để hòa nhập vào nền văn hóa xã hội thì cậu bé dần tách khỏi người mẹ và học theo cha. Còn các cô bé thì chậm tách khỏi mẹ và học theo mẹ.
Lý thuyết này cho rằng để giải phóng bản thân khỏi những gì đang kiềm chế phụ nữ thì họ không chỉ đấu tranh giành quyền công dân mà phải đấu tranh loại bỏ những dấu ấn mà nam giới đã tạo ra trong tâm lý họ. Tuy nhiên lý thuyết này mới chỉ đứng trên khía cạnh tâm lý để lý giải các vấn đề về phụ nữ. Do đó sự lý giải này chưa mang tính toàn diện, cần phải tính đến các thiết chế và các cơ cấu pháp luật, kinh tế và chính trị. [16]
Lý thuyết nữ quyền hiện sinh: Simone Beauvior lập luận rằng phụ nữ bị áp bức bởi tính chất “là người khác”. Phụ nữ là người khác vì họ không phải là nam giới. Nam giới là cái tôi, là người tự do, quyết định mọi việc, họ xác định ý nghĩa của sự sống của họ. Còn phụ nữ được xem là người khác, là khách thể mà ý nghĩa quy định cho họ. Nếu phụ nữ muốn trở thành cái tôi, một chủ thể như nam giới, họ phải thay đổi các định nghĩa, các nhãn hiệu vốn hạn chế sự tồn tại của họ và họ phải biến mình thành những gì mà mình muốn. Beauvior đã nghiên cứu phụ nữ ở hai khía cạnh là xem xét phụ nữ như là một sản phẩm của kết cấu văn hóa phức tạp hay phụ nữ là biểu hiện của một cách sinh tồn mang tính nữ tính. Và bà đặt ra câu hỏi là khía cạnh nào mang tính giải phóng cho phụ nữ nhiều hơn. Tuy nhiên, Jean Bethke Ebstain phê phán sách của Beauvior không dễ đọc, dễ hiểu đối với đa số những phụ nữ vì có những ý niệm không xuất phát trực tiếp từ kinh nghiệm sống mà phụ nữ trải qua.[16]
Thuyết nữ quyền xã hội chủ nghĩa: hình thành sau một số thuyết nữ quyền khác nên nó đã kế thừa các trào lưu nữ quyền và được tiến hành có hiệu quả cao. Để vượt qua sự hạn chế của các thuyết nữ quyền trước như Marxist, phân tâm học. Thuyết nữ quyền xã hội chủ nghĩa đã phát triển thành hai cách tiếp cận khác nhau. Một là lý thuyết hệ thống kép: lý thuyết này cho rằng chế độ nam trị và chủ nghĩa tư bản là hai hình thức quan hệ xã hội khác nhau và chúng cùng áp bức phụ nữ. [16]
Để hiểu được sự áp bức của chúng cần phải phân tích riêng biệt rồi sau đó xem xét chúng trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Tuy nhiên, hầu hết các nhà lý thuyết này đều coi chủ nghĩa tư bản là một phương thức sản xuất, một cơ cấu vật chất có cội nguồn lịch sử nhưng chế độ nam trị lại là cơ cấu phi vật chất, nghĩa là mang nhiều tính chất hệ tư tưởng hay phân tâm học, không mang tính chất cụ thể với không gian và thời gian. Hai là, lý thuyết các hệ thống thống nhất: lý thuyết này cố gắng phân tích chủ nghĩa tư bản và chế độ nam trị cùng với nhau thông qua một hệ thống khái niệm.
Lý thuyết cho rằng chủ nghĩa tư bản và chế độ nam trị không tách rời nhau mà có mối quan hệ mật thiết. Tuy nhiên, các nhà nữ quyền xã hội chủ nghĩa muốn tập hợp, thâu tóm tất cả những nguyên nhân, những yếu tố dẫn đến áp bức phụ nữ và những quan điểm của những lý thuyết nữ quyền vào cùng một sự kiện. Lý thuyết xã hội chủ nghĩa cho rằng cả giới và giai cấp đều đóng vai trò gần ngang nhau trong việc lý giải sự áp bức phụ nữ.
Thuyết nữ quyền hậu hiện đại ra đời trong bối cảnh khi các nhà nữ quyền xã hội chủ nghĩa muốn thống nhất thành một trường phái chung nhất để thể hiện phụ nữ nhìn thế giới như thế nào vì vậy các nhà thuyết nữ quyền hậu hiện đại đã đưa ra lý thuyết này. Quan điểm của thuyết là không thể và không nên tìm kiếm sự thống nhất vì phụ nữ có cách cảm nhận khác nhau theo giai cấp, sắc tộc, văn hóa. Mọi cái trên đời đều tương đối nên
mọi lý luận cũng không thể cứng nhắc vì giữa lý thuyết và thực tế còn có một khoảng cách và sự khác biệt rất lớn. Mặt khác, phụ nữ là những người mà mỗi người quan điểm khác chứ không đồng nhất vì vậy thuyết nữ quyền là đa dạng. [16]
Thuyết này đề cao sự “tự do khỏi những tư tưởng áp bức” tức là “đừng thay đổi thế giới nhưng hãy tự thay đổi chính mình”. Tự mình giải phóng cho chính mình tức là chính phụ nữ phải thay đổi về tư tưởng. Không nên lấy những chuẩn mực đàn ông làm chuẩn mực cho phụ nữ mà phải tùy theo khả năng của mình để phát triển chính mình, để giải phóng. Đây là điểm khác với lý thuyết nữ quyền tự do và thuyết nữ quyền hiện sinh. Những nhà lý thuyết hậu hiện đại cho rằng cần phải vượt lên những định kiến của xã hội để sống đúng với con người của mình thì phụ nữ mới thay đổi và khẳng định được vị trí của mình. [16]
Có thể nói, bạo lực gia đình là hình thức cao nhất của bất bình đẳng giới trong xã hội. Tại sao người phụ nữ khi kết hôn với nam giới, họ bình đẳng về các quyền và lợi ích trong cam kết hôn nhân, nhưng họ lại bị những người chồng gây ra bạo hành. Phải chăng điều đó xuất phát từ thói gia trưởng cục bộ đã ăn sâu vào tiềm thức của người đàn ông.
Có thể bạn quan tâm!
- Công tác xã hội với nạn nhân bạo lực gia đình trên địa bàn Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương - 2
- Một Số Lý Thuyết Công Tác Xã Hội Ứng Dụng Trong Nghiên Cứu
- Công tác xã hội với nạn nhân bạo lực gia đình trên địa bàn Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương - 4
- Một Số Lý Luận Về Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bạo Lực Gia Đình
- Thực Trạng Bạo Lực Gia Đình Ở Thị Xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương
- Đối Tượng Can Thiệp Khi Có Hiện Tượng Xảy Ra Bạo Lực Gia Đình Ở Thị Xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Mỗi một lý thuyết nữ quyền có những quan điểm riêng, nhưng vẫn có những điểm giống nhau và bổ sung cho nhau, và vận dụng lý thuyết này hướng đến mục đích là giải phóng phụ nữ, giải phóng những nạn nhân của bạo lực gia đình, đòi công bằng và bình đẳng cho những người phụ nữ. Đồng thời, dần xóa bỏ hiện tượng bạo lực gia đình đối với người phụ nữ trong tương lai. Những tư tưởng này là cơ sở, là nền tảng cho các phong trào phụ nữ, các dự án, chính sách, các nghiên cứu về phụ nữ, về giới nói riêng và sự phát triển xã hội nói chung. Cho đến nay thì những tư tưởng, quan điểm này vẫn giữ nguyên giá trị. Đây là cách tiếp cận dựa trên nền tảng cơ bản hệ thống quyền con người đã được luật pháp quốc tế bảo vệ.
Cách tiếp cận này lôi kéo sự chú ý của nhà nước về mặt chăm lo đời sống của những cá nhân yếu thế, những nhóm yếu thế không thể tự mình đứng lên đòi quyền lợi cho mình, hướng đến việc cải thiện hoàn cảnh của con người dựa trên nhu cầu, vấn đề và tiềm năng của họ.
Vì vậy, quyền con người không chỉ đơn thuần là nhu cầu mà còn chứa đựng một cái nhìn nhân đạo hơn về con người, về khía cạnh công dân, chính trị, xã hội, kinh tế và vai trò văn hóa. Đồng thời nhắc đến quyền con người là nói đến nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan (cá nhân và xã hội).
1.1.4. Lý thuyết nhu cầu của A. Maslow
Theo Maslow về căn bản nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao. Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có thức ăn, thức uống, được ngủ, nghỉ. Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt, nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày. [27]
Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần sự đòi hỏi công bằng, an tâm, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng. Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc cao này.
Chi tiết nội dung của tháp nhu cầu: Cấu trúc của tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó những nhu cầu con người được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình kim tự tháp. Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thỏa mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thỏa mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới đã được đáp ứng đầy đủ.
- Nhu cầu cơ bản: bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục. Đây là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Trong hình kim tự tháp chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất. Maslow cho rằng những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được. Nhu cầu cơ bản này phù hợp với quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng: Con người trước hết phải được đáp ứng các nhu cầu ăn, mặc, ở. [27]
- Nhu cầu về an toàn, an ninh: nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần. Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu này sẽ trở thành động cơ hoạt động trong các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như: chiến tranh, thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn. [27]
- Nhu cầu về xã hội: nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương. Nếu nhu cầu này không được thỏa mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tâm lý. [27]
- Nhu cầu được quý trọng: nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng vì nó thể hiện 02 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân. [27]
- Nhu cầu được thể hiện mình: khi nghe về nhu cầu này chúng ta khoan vội gán cho nó ý nghĩa tiêu cực. Không phải ngẫu nhiên mà nhu cầu này được xếp đặt ở mức độ cao nhất. Nhu cầu của một cá nhân mong muốn được là chính mình, được làm những cái mà mình “sinh ra để làm”. Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả, cống hiến cho cộng đồng xã hội. [27]
Thông qua lý thuyết về thang nhu cầu được đề xướng bởi nhà tâm lý học A.Maslow, NVCTXH sẽ tìm hiểu và chỉ ra hệ thống những nhu cầu của thân chủ. Phù hợp với nhu cầu của đối tượng là yêu cầu tiên quyết, không thể thiếu quyết định hiệu quả của các hoạt động trợ giúp; việc tìm hiểu nhu cầu của nhóm thân chủ là khâu không thể thiếu trong việc thực hành CTXH.
Thuyết nhu cầu của Maslow là căn cứ cho việc nhận định những nhu cầu của con người nói chung. Tuy nhiên, đối với mỗi đối tượng cụ thể và nhất là đối với từng cá nhân cụ thể lại có những nhu cầu khác nhau, vì họ là những cá thể độc lập với những đặc điểm riêng, nằm trong những bối cảnh không giống nhau.
Cách tiếp cận dựa trên nhu cầu có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con:
Hầu hết phụ nữ đơn thân nuôi con thiếu thốn các nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu của cá nhân và gia đình. Trong đó có những người đặc biệt khó khăn không có khả năng tự đảm bảo cho cuộc sống của cá nhân như
việc lo ăn uống, học hành của con cái, chi phí sức khỏe cho bản thân và con cái, chi phí sinh hoạt trong gia đình. Thậm chí có nguy cơ bị đe dọa đến sự an toàn của cuộc sống. Những đối tượng này rất cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước, xã hội và đặc biệt là nhân viên CTXH.
Việc đáp ứng các nhu cầu của con người chính là động cơ thúc đẩy họ tham gia hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội. Nếu không đáp ứng các nhu cầu của con người thì họ cũng mất dần động cơ đóng góp cho xã hội.
Theo thuyết nhu cầu, con người là một thực thể sinh học - tâm lý xã hội. Vì vậy, con người có các nhu cầu khác nhau cần cho sự sống và cho cuộc sống xã hội. Hệ thống nhu cầu này được xếp theo thứ tự từ thấp lên cao theo hình tháp, những nhu cầu cần thiết cho sự tồn tại được xếp phía dưới trong khi những nhu cầu cho sự phát triển, hoàn thiện cá nhân được xem là quan trọng hơn, giá trị hơn thì được xếp phía trên của kim tự tháp. Các nhu cầu đó bao gồm: (1) Nhu cầu sinh lý, sinh tồn; (2) Nhu cầu được an toàn, được bảo vệ; (3) Nhu cầu được thuộc về, được yêu thương; (4) Nhu cầu được tôn trọng, được kính trọng; (5) Nhu cầu tự khẳng định mình. Theo A. Maslow, mỗi nhu cầu của con người đều phụ thuộc vào những nhu cầu trước đó, nếu một nhu cầu nào đó của con người không được đáp ứng thì gặp phải những khó khăn trong việc thực hiện các nhu cầu cao hơn. [27] Vận dụng thuyết nhu cầu, chúng ta có thể hiểu được nhu cầu của mỗi người trong gia đình về sự yêu thương, chăm sóc, tôn trọng, gắn bó... là rất chính đáng. Chính vì vậy, mỗi thành viên trong gia đình dù vợ hoặc chồng, cha mẹ với con cái thì đều có nhu cầu được yêu thương, chăm sóc, tôn trọng. Do vậy, vận dụng thuyết nhu cầu trong nghiên cứu của mình tôi cho
rằng rất có ý nghĩa.
1.2. Phương pháp công tác xã hội nhóm
Công tác xã hội chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người, sự tăng quyền lực và giải
phóng con người, nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái và dễ chịu. Vận dụng lý thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội, công tác xã hội can thiệp ở những điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ. [20]
Công tác xã hội nhóm là phương pháp công tác xã hội mà đối tượng tác động vào là nhóm, là mối tương quan giữa các nhóm, là mục đích, bầu không khí sinh hoạt nhóm. Đây là một tiến trình trợ giúp mà trong đó các thành viên trong nhóm được tạo cơ hội và môi trường có các hoạt động tương tác lẫn nhau, chia sẻ những mối quan tâm hay những vấn đề chung, tham gia vào các hoạt động nhóm. Nhằm đạt tới mục tiêu chung của nhóm và hướng đến giải quyết những mục đích của cá nhân thành viên giải tỏa những vấn đề khó khăn. Trong hoạt động công tác xã hội nhóm một nhóm thân chủ được thành lập, sinh hoạt thường kỳ dưới sự điều phối của nhóm trưởng (có thể là nhân viên xã hội hoặc thành viên nhóm) và đặc biệt là sự trợ giúp, điều phối của nhân viên xã hội trong trường hợp trưởng nhóm là thành viên của nhóm. [20]
Các yêu cầu cần có trong hoạt động công tác xã hội nhóm:
* Yêu cầu đối với cá nhân: Có sự chuẩn bị theo sự phân công của nhóm. Ghi chú những vấn đề chưa rõ và trao đổi với nhóm. Ý kiến ngắn gọn, tập trung vào vấn đề. Giải thích khi thành viên trong nhóm chưa nắm rõ vấn đề. Lấy ý kiến của người khác là bắt buộc. Không được tự ý bỏ ra ngoài khi nhóm đang làm việc. Không được coi thường chỉ trích ý kiến trái ngược xa lạ khi người khác nói. Nếu có ý kiến khác biệt thì cần tìm ra nguyên nhân đi đến kết luận.
* Yêu cầu đối với nhóm khi làm việc: Tạo không khí thân thiện, cởi mở, gắn bó. Có phương pháp giải quyết sự không nhất trí đối với một vấn đề. Thống nhất các mục tiêu cần đạt được. Thống nhất các nguyên tắc sử dụng trong quá trình làm việc. Xác định rõ ràng vai trò của nhóm và mối