Bảo vệ môi trường du lịch bãi biển Thừa Thiên Huế, nghiên cứu trường hợp các bãi biển Thuận An, Lăng Cô - 2

2. Chưa có quy hoạch cho việc phát triển du lịch ở các bãi biển này. Hình thức kinh doanh còn tự phát;

3. Các chương trình, lễ hội du lịch bãi biển hằng năm chỉ có một lần hoặc 2 năm một lần. Tính mùa vụ cao, dẫn đến tình trạng khách tập trung đông vào một vài thời điểm, tác động đến môi trường du lịch.

Xuất phát từ các lý do ở trên, yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần tìm hiểu thực trạng môi trường du lịch bãi biển và có kế hoạch quản lý bảo vệ môi trường du lịch nhằm phát triển du lịch bền vững ở các bãi biển Thừa Thiên Huế. Vì vậy đề tài “Bảo vệ môi trường du lịch bãi biển Thừa Thiên Huế, nghiên cứu trường hợp các bãi biển Thuận An, Lăng Cô” được chọn nghiên cứu nhằm làm rõ thực trạngbảo vệ môi trường du lịch ở các bãi biển nói trên, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp để góp phần vào sự phát triển bền vững của du lịch biển nói riêng và ngành du lịch nói chung ở Thừa Thiên Huế.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hiện nay, cómột số đề tài đã thực hiện liên quan tới vấn đề bảo vệ môi trường du lịch như:

Luận văn “Bảo vệ môi trường tự nhiên trong hoạt động du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh” của Hà Thị Phương Lanđề cập đến thực trạng hoạt động du lịch và công tác bảo vệ môi trường tự nhiên trong hoạt động du lịch tại Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên trong hoạt động du lịch tại Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Đề tài nghiên cứu của Viện nghiên cứu phát triển du lịch “Hiện trạng và một số giải pháp bảo vệ môi trường du lịch Việt Nam” đã nhận biết được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đánh giá tác động môi trường du lịch; phân tích được hiện trạng môi trường du lịch Việt Nam nói chung và hiện trạng môi trường du lịch ở một số khu du lịch điển hình thông qua các chỉ tiêu về chất lượng môi trường nước, không khí, cảnh quan, các hệ sinh thái đặc trưng, chất thải rắn, vấn đề vệ sinh môi trường, các vấn đề xã hội, nhân văn, sức khoẻ cộng đồng... Từ đó, đề tài đưa ra các giải pháp đưa ra đã góp phần giải quyết những mâu thuẫn

tất yếu xảy ra giữa yêu cầu phát triển du lịch và bảo vệ môi trường, đảm bảo tính bền vững của môi trường và hoạt động kinh tế du lịch.

Dự án “Kế hoạch phân vùng sử dụng tổng hợp đới bờ tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến 2030” của giao Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng và triển khai phân vùng sử dụng đới bờ đối với vùng bờ biển của Thừa Thiên Huế. Đây là một quá trình phức tạp, đòi hỏi thời gian và cần được thực hiện từng bước, cùng với sự hoàn thiện về thể chế và năng lực trong quản lý không gian, tài nguyên và môi trường tại đới bờ của địa phương. Vì vậy, trong kế hoạch này, sơ đồ phân vùng, các quy định sử dụng và cơ chế tổ chức thực hiện mới được đề xuất bước đầu, ở mức tổng quát nhưng cũng đã phần nào giải quyết được vấn đề môi trường tại vùng biển của Thừa Thiên Huế.[17]

Đối với các bãi biển của Thừa Thiên Huế nói riêng, trước đây vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu vấn đề môi trường du lịch, chủ yếu chỉ có các bài báo giấy hoặc trên báo điện tử có bàn luận sơ lược, song song với việc giới thiệu về các bãi biển du lịch của Thừa Thiên Huế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, các tài liệu này chưa đi sâu vào việc nghiên cứu vấn đề bảo vệ môi trường du lịch các bãi biển du lịch của Thừa Thiên Huế, cụ thể là hai bãi biển Thuận An và Lăng Cô như trong đề tài này.

3. Mục đích nghiên cứu

Bảo vệ môi trường du lịch bãi biển Thừa Thiên Huế, nghiên cứu trường hợp các bãi biển Thuận An, Lăng Cô - 2

Điều tra làm rõ hiện trạng môi trường du lịch và nguyên nhân dẫn đến các vấn đề suy thoái và ô nhiễm môi trường du lịchcác bãi biển Thừa Thiên – Huế,trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp góp phần bảo vệ môi trường bãi biển du lịch Thừa Thiên Huế.

4. Câu hỏi nghiên cứu

Với mục đích nghiên cứu ở trên, 3 câu hỏi nghiên cứu được thiết lập để làm rõ nội dung của đề tài, đây cũng chính là những nhiệm vụcủa luận văn:

(1)Hiện trạng môi trường du lịch các bãi biển Thừa Thiên – Huế nói chung và đặc biệt 2 bãi biển Lăng Cô và Thuận An là như thế nào?

(2) Nguyên nhân nào dẫn đến những vấn đề môi trường du lịch bãi biển Thừa Thiên – Huế nói chung và đặc biệt 2 bãi biển Lăng Cô và Thuận An?

(3) Những giải pháp nào đóng góp tích cực cho việc bảo vệ môi trường du lịch các bãi biển Thừa Thiên – Huế nói chung và đặc biệt 2 bãi biển Lăng Cô và Thuận An?

5. Đối tượng và phạm vi thời gian nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: môi trường du lịch tại các bãi biển của Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và nguồn lực nên trong đề tài này tác giả tập trung nghiên cứu môi trường du lịch tự nhiên, đối với vấn đề môi trường du lịch xã hội nhân văn, tác giả chỉ tập trung vào một số nội dung ảnh hưởng trực tiếp đến hai bãi biển nghiên cứu.

- Đối tượng khảo sát: hai bãi biển Lăng Cô và Thuận An.


- Phạm vi thời gian nghiên cứu: từ năm 2013 - 2014


6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp thu thập số liệu

(i)Phương pháp Kiểm kê Môi trường [27]: nhằm xác định hiện trạng môi trường du lịch của các bãi biển nghiên cứu. Phương pháp Kiểm kê Môi trường được sử dụng rộng rãi ở nước ta từ lâu và đặc biệt có hiệu quả trong phân tích hiện trạng môi trường dựa theo bộ tiêu chí đánh giá hiện trạng. Hiện bộ tiêu chí này đã được xây dựng và áp dụng tại Quảng Ninh từ năm 2003 đến nay.

(ii) Tham vấn chuyên gia: Sẽ tham vấn (qua phỏng vấn sâu) một số chuyên gia Môi trường, chuyên gia Du lịch, đại diện một số doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại các bãi biển nghiên cứu Thừa Thiên – Huế để xác định nguyên nhân tạo ra hiện trạng môi trường du lịch đã phát hiện, tìm hiểu những kinh nghiệm tốt trong Bảo vệ môi trường du lịch (khoảng 5-10 chuyên gia).

(iii) Hệ phương pháp Đánh giá nhanh có sự tham gia: bao gồm các phương pháp: 1/ Thu thập phân tích và kế thừa tài liệu; 2/Phỏng vấn không chính thức khoảng 50 du khách (Non- structue Inteview) cho mỗi bãi biển (hai bãi biển số lượng là 100 khách) nhằm tìm hiểu đánh giá chủ quan của họ về môi trường du lịch bãi biển nghiên cứu (gồm du khách VN và du khách Quốc tế); phỏng vấn không chính thức chừng 20 người dân địa phương có tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch nhằm tìm hiểu cách dánh giá của họ về môi trường du lịch bãi biển nghiên cứu cũng như giải pháp cải thiện môi trường theo quan điểm của người dân; 3/phỏng vấn bán chính thức (Semi- structue Interview) chừng 20 nhà quản lý doanh nghiệp du lịch tại các bãi biển nghiên cứu nhằm tìm hiểu kinh nghiệm bảo vệ môi trường du lịch của doanh nghiệp [28]và 4/ Khảo sát đánh giá thực địa phát hiện và nghiên cứu các dấu hiệu môi trường du lịch tại các bãi biển nghiên cứu để kiểm chứng thông tin thu thập được qua tài liệu và phỏng vấn (dòng dọc bờ, xói lở biển, ô nhiễm biển và bãi, quản lý rác thải, hoạt động cứu hộ, quản lý nước thải và vệ sinh môi trường,…) căn cứ theo bộ tiêu chí giám sát môi trường bãi biển Quảng Ninh.[19]

6.2. Phương pháp xử lý số liệu


Phương pháp thống kê dữ liệu sử dụng phần mềm SPSS 19.0.


Một số kiểm định được sử dụng trong luận văn gồm có thống kê mô tả (descriptive statistics), kiểm định One-sample Test, Tương quan hai biến (Bivariate Correlation), kiểm định giá trị trung bình của hai mẫu độc lập (Independent sample T-test), cross-tabulation với kiểm định Chi-square.

Thống kê mô tả (descriptive statistics) được sử dụng để thống kê phần trăm các chỉ tiêu được đưa ra, ví dụ % khách có tham gia hoạt động thể thao trên vùng nước của bãi tắm khi thời tiết xấu, hoặc để chỉ ra giá trị trung bình (mean) của các biến điều tra, ví dụ mức độ vi phạm bình quân của các hoạt động.

One – sample T Test kiểm định giá trị trung bình của một biến với giá trị cho trước, ví dụ kiểm định mức độ vi phạm của hoạt động tắm khi có uống rượu bia có khác giá trị 0 hay không (với giá trị “0 = không vi phạm”). Với giả thiết

H0 là giá trị trung bình của biến kiểm định bằng 0. Nếu mức ý nghĩa thống kê (P value <0.05), có nghĩa là bác bỏ giả thiết H0, chứng tỏ giá trị trung bình khác 0, và cho thấy rõ ràng có sự vi phạm trong hoạt động tắm khi có uống rượu bia.

Phân tích tương quan giữa hai biến (Bivariate Correlations) được sử dụng để xem xét giữa hai biến có mối quan hệ cùng chiều hay ngược lại. Ví dụ trong luận văn, phân tích tương quan giữa hai biến cho thấy những người thường vi phạm về việc tắm khi có uống rượu bia cũng thường vi phạm về việc đưa xe vào bãi tắm (với mức ý nghĩa thống kê 5%).

Kiểm định giá trị trung bình của hai mẫu độc lập (Independent sample T- test) được sử dụng để kiểm tra giá trị trung bình của biến cần kiểm định trong hai nhóm mẫu khác nhau. Ví dụ, kiểm tra xem hai nhóm “Có” tham gia hoạt động BVMT, và “Không” tham gia hoạt động BVMT có khác nhau trong giá trị bình quân của mức độ vi phạm hoạt động (ví dụ: tổ chức chế biến nấu nướng tại khu vực không được phép).

Cross-tabulation với kiểm định Chi-square với được tiến hành để kiểm tra sự khác biệt trong phân phối của hai biến1a (Giả thiết và Kết quả cụ thể được trình bày trong bảng).

7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được cấu thành bởi 3 chương.

Chương 1: Tổng quan cơ sở lý luận về môi trường du lịch và môi trường du lịch bãi biển

Chương này đề cập tới những cơ sở lý luận về môi trường du lịch và môi trường du lịch biển. Tổng quan về bảo vệ môi trường du lịch một số bãi biển trên thế giới và ở Việt Nam.

Chương 2 : Hiện trạng Môi trường du lịch tại các bãi biển Lăng Cô và Thuận An


1aThông thường đây là hai biến nhóm hay hai biến loại (categorical variables).

Chương này giới thiệu một số đặc điểm điều kiện Tự nhiên – Kinh tế - Xã hội vùng ven biển của Thừa Thiên Huế, sau đó trình bày, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch tại các bãi biển của Thừa Thiên Huế các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, chính sách, nguồn lực về kinh tế cũng như về nguồn nhân lực cho phát triển du lịch tại các bãi biển Thuận An và Lăng Cô. Đồng thời nghiên cứu, phân tích nguyên nhân của các vấn đề môi trường du lịch tại bãi biển Lăng Cô và Thuận An.

Chương 3. Đề xuất giải pháp quản lý bền vững môi trường du lịch tại các bãi biển Thuận An và Lăng Cô

Chương này đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững môi trường du lịch tại các bãi biển Thuận An và Lăng Cô từ nguyên nhân và thực trạng vấn đề môi trường tại hai bãi biển Lăng Cô và Thuận An.

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG DULỊCH VÀ MÔI TRƯỜNG DU LỊCH BÃI BIỂN

1.1.Các khái niệm

- Khái niệm du lịch

Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.[8]

- Khái niệm môi trường

Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.[7]

Theo khái niệm này, môi trường được hiểu là sự tổng hòa của các thành phần tự nhiên. Nói cách khác, môi trường được hiểu là môi trường tự nhiên.

-Khái niệm du lịch biển

Du lịch biển, đảo là loại hình du lịch sinh thái mà dựa vào thiên nhiên là bờ biển, đảo để tắm, vui chơi…kết hợp với văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có sự đóng góp bảo tồn và phát triển bền vững của cộng đồng địa phương.[1]

- Khái niệm Phát triển du lịch bền vững


Khái niệm về du lịch bền vững mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến và nâng cấp khái niệm về du lịch mềm của những năm 90 và thực sự gây được sự chú ý rộng rãi trong những năm gần đây. Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế (WTTC), 1996 thì:

"Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai.”

Khái niệm về Phát triển du lịchbền vững không tách rời khái niệm phát triển bền vững và được Hội nghị của Ủy ban Thế giới về Phát triển và Môi trường xác định, theo đó “Hoạt động phát triển du lịch bền vững là hoạt động phát triển ở một khu vực cụ thể sao cho nội dung, hình thức và quy mô là thích hợp và bền vững theo thời gian, không làm suy thoái môi trường, làm ảnh

hưởng đến khả năng hỗ trợ các hoạt động phát triển khác. Ngược lại, tính bền vững của hoạt động phát triển du lịch được xây dựng trên nền tảng sự thành công trong phát triển của các ngành khác, sự phát triển bền vững chung của khu vực”.

Nếu thực sự du lịch là đem lại lợi ích cho môi trường tự nhiên và xã hội, và bền vững lâu dài, thì tài nguyên không có quyền được sử dụng quá mức. Tính đa dạng tự nhiên, xã hội và văn hoá phải được bảo vệ; phát triển du lịch phải được lồng ghép vào chiến lược phát triển của địa phương và quốc gia, người địa phương phải được tham gia vào việc hoạch định kế hoạch và triển khai hoạt động du lịch, hoạt động nghiên cứu triển khai và giám sát cần được tiến hành. Những nguyên tắc này của tính bền vững cần phải được triển khai trong toàn bộ lĩnh vực phát triển du lịch.[ 5]

Du lịch bền vững đứng trước một thử thách là cần phát triển các sản phẩm du lịch có chất lượng, có khả năng thu hút khách cao song không gây phương hại đến môi trường tự nhiên và văn hóa bản địa, thậm chí còn phải có trách nhiệm bảo tồn và phát triển chúng.[2]

Như vậy, có thể thấy môi trường du lịch có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển bền vững nói chung và phát triển du lịch bền vững nói riêng.

1.2.Tổng quan về Môi trường du lịch

- Khái niệm môi trường du lịch

Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch có mối quan hệ mật thiết với môi trường, khai thác đặc tính của môi trường để phục vụ mục đích phát triển và tác động trở lại góp phần làm thay đổi các đặc tính của môi trường. Hoạt động phát triển du lịch luôn gắn liền với việc khai thác các tiềm năng tài nguyên môi trường tự nhiên và các giá trị văn hóa, nhân văn. Trong nhiều trường hợp, hoạt động du lịch tạo nên những môi trường nhân tạo như công viên vui chơi giải trí, nhà bảo tàng, làng văn hóa... trên cơ sở của một hoặc tập hợp các đặc

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 03/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí