Công tác xã hội nhóm với học sinh sống xa cha mẹ tại trường Trung học cơ sở Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp - 2

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Kết quả học tập phân theo học vấn và kinh tế hộ 38

Bảng 2.2: Tình trạng học vấn và thời điểm bỏ học 48

Bảng 2.3: Lý do bỏ học phân theo kinh tế hộ và di cư của cha mẹ49

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1. Sơ đồ tương tác của nhóm thân chủ 63

Hình 3.2. Cây vấn đề liên quan đến khó khăn trong học tập của nhóm thân chủ 71

Hình 3.3. Sơ đồ nhóm thân chủ tham gia thảo luận tập trung 72

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Trình độ học vấn của phụ huynh học sinh 34

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

Biểu đồ 2.2. Tình trạng sức khỏe của hộ gia đình 37

Biểu đồ 2.3. Những khó khăn trong năm học 2017-2018 40

Công tác xã hội nhóm với học sinh sống xa cha mẹ tại trường Trung học cơ sở Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp - 2

Biểu đồ 2.4. Hiện trạng khó khăn và cách giải quyết 41

Biểu đồ 2.5. Những khó khăn trong năm học 2018-2019 41

Biểu đồ 2.6. Tình trạng hôn nhân của cha mẹ di cư 43

Biểu đồ 2.7. Tần suất gặp gỡ giữa HS bị bỏ lại với cha mẹ di cư 44

Biểu đồ 2.8. Giao tiếp giữa HS bị bỏ lại với cha mẹ di cư 45

Biểu đồ 2.9. Cảm nhận cuộc sống gia đình của HS bị bỏ lại 46

Biểu đồ 2.10. Nguyên nhân bỏ học 50

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Nghiên cứu 35 em học sinh sống xa cha mẹ (HSSXCM) tại trường THCS Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, tìm hiểu thực trạng đời sống, khó khăn ảnh đến học tập của các em. Với mô hình CTXH nhóm, đã tổ chức các hoạt động nâng cao kiến thức, kỹ năng giải quyết khó khăn, tạo môi trường sinh hoạt lành mạnh, kết nối, hỗ trợ giải quyết một phần khó khăn của HSSXCM. Kiến nghị tổ chức, cá nhân quan tâm hơn nữa để giúp HSSXCM giảm bớt khó khăn, hòa nhập cuộc sống tốt hơn.

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài


Trong qua trình xây dựng và phát triển Đất Nước, Đảng và Nhà Nước ta đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ cho từng thời điểm cụ thể, trên cơ sở đó đã từng bước đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo và vươn lên hội nhập. Quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước trong những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội từng bước ổn định và phát triển, đời sống người dân được tăng lên đáng kể. Song bên cạnh đó, quá trình này cũng mang đến một số vấn đề không mong đợi, trong đó có tình trạng nhiều KCN được thành lập đã thu hút một lượng lớn người lao động ở nông thôn di cư đến tìm việc, họ thường là lao động trẻ và để con cái lại quê nhà nhờ ông bà, họ hàng hoặc đôi khi chúng phải tự chăm sóc. Phần lớn người di cư có tuổi đời còn khá trẻ [20]. Do đó con cái của họ thường trong độ tuổi đến trường, cần nhiều sự chăm sóc và giáo dục để có thể phát triển tốt nhất.

Tại các vùng nông thôn nước ta, đặc biệt là Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), tình trạng di cư cũng đang diễn ra mạnh mẽ, theo tác giả Nguyễn Đức Lộc (2017), có đến 58,3% công nhân xuất thân từ ĐBSCL [20]. Theo một số nghiên cứu về vấn đề di cư và nghèo đói của vùng đất này, có nhiều nguyên nhân dẫn đến quyết định xuất cư cũng như những hệ lụy mà quá trình di cư mang đến. Trong đó, nguyên nhân được đề cập nhiều nhất là vấn đề nghèo đói do có khó khăn về hoạt động sản xuất như: lũ lụt, hạn hán, mất mùa, hậu quả thường được phân tích ở khía cạnh tạo thiếu sức lao động ở nông thôn, áp lực về môi trường và những bất ổn tiềm ẩn ở các nơi người di cư kéo đến. Trên thực tế, ngoài những bất ổn đó, ở một số nghiên cứu hoặc trong các báo cáo, hội nghị về vấn đề giáo dục, trẻ em, một số tác giả cũng đã chỉ ra sự liên kết giữa việc di cư của cha mẹ với vấn đề bỏ học, tai nạn hoặc các rủi ro khác xảy ra với trẻ. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, các nghiên cứu về hoạt động CTXH đối với học sinh sống xa cha mẹ vẫn còn tương đối hạn chế.

Bình Tấn là một xã thuần nông, nằm ở vùng sâu của tỉnh Đồng Tháp thuộc khu vực ĐBSCL. Trong những năm gần đây, nơi đây đã có nhiều người di cư đến các khu công nghiệp ở TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương để tìm việc làm và họ để con lại quê nhà cho cha mẹ hoặc người thân chăm sóc, điều này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro với các em. Do vậy, các em học sinh trong những gia đình này, ngoài sự giúp đỡ của người thân cần có thêm sự hỗ trợ giúp đỡ từ phía cộng đồng, xã hội, chính quyền địa phương, đặc biệt là nhà trường bởi đây là môi trường quan trọng gắn liền với sự phát triển của các em. Chính vì thế, việc tìm hiểu và thực hiện hoạt động CTXH nhóm với học sinh sống xa cha mẹ sẽ giúp chúng ta hiểu được những vấn đề trong học tập, đời sống của các em và góp phần giải quyết một số vấn đề mà các em đang gặp phải. Đồng thời thông qua kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp phụ huynh học sinh và các nhà quản lý trường học có thêm cơ sở thực tiễn về hoạt động CTXH đối với học sinh sống xa cha mẹ ở lứa tuổi THCS từ đó xây dựng và phát triển các hoạt động giúp đỡ, hỗ trợ ở phạm vi rộng hơn, giúp các em học tập và phát triển tốt hơn.

Trên cơ sở đó, tác giả chọn đề tài “Công tác xã hội nhóm với học sinh sống xa cha mẹ tại trường Trung học cơ sở Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháplàm nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ CTXH của mình.

2. Ý nghĩa nghiên cứu

Ý nghĩa khoa học

Đề tài mong muốn hướng đến bổ sung, góp phần hoàn thiện cơ sở lý thuyết nghiên cứu về Công tác xã hội nhóm với học sinh sống xa cha mẹ trong bối cảnh hiện nay thông qua việc nghiên cứu các hoạt động mang tính Công tác xã hội hiện có ở địa phương được thực hiện qua các chủ thể nhà trường và cộng đồng.

Ý nghĩa thực tiễn

Việc nghiên cứu đề tài này hình thành cơ sở khoa học để đề ra các mô hình, giải pháp góp phần giảm bớt khó khăn trong học tập và đời sống cho học HS sống xa cha mẹ tại địa bàn nghiên cứu. Ngoài ra, luận văn cũng góp phần làm tài liệu tham khảo cho những nhân viên CTXH, thầy cô và chính quyền địa phương khi làm việc với HS sống xa cha mẹ để giải quyết những vấn đề khó khăn tương tự.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu


Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về CTXH nhóm đối với HS sống xa cha mẹ, trên cơ sở đó ứng dụng CTXH nhóm và đề xuất một số biện pháp nhằm giúp nhóm đối tượng này có được kiến thức, kỹ năng cần thiết để giải quyết những vấn đề khó khăn trong học tập và đời sống do phải sống xa cha mẹ.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý luận về CTXH nhóm đối với vấn đề nghiên cứu học sinh sống xa cha mẹ

- Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng các hoạt động hỗ trợ mang tính CTXH đối với HS sống xa cha mẹ tại Trường THCS Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

- Áp dụng tiến trình CTXH nhóm để giải quyết một phần khó khăn trong học tập và đời sống của HS sống xa cha mẹ tại Trường THCS Bình Tấn.

- Đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động CTXH nhóm đối với học sinh sống xa cha mẹ.

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: trong đề tài này, chúng tôi xác định Công tác xã hội nhóm đối với học sinh sống xa cha mẹ là đối tượng nghiên cứu chính.

- Khách thể nghiên cứu: dựa trên tình hình thực tế, chúng tôi xác định các khách thể nghiên cứu chính của luận văn này bao gồm ba cấp độ chính:

+ Nhóm học sinh sống và những người trong gia đình của các em, bao gồm các em HS sống xa cha mẹ tại Trường THCS Bình Tấn, phụ huynh học sinh và học sinh cấp II đã bỏ học trong thời gian ba năm trở lại.

+ Cấp độ trường học gồm: cán bộ quản lý, giáo viên phụ trách công tác Đoàn – Đội của trường, đại diện Hội Cha mẹ học sinh.

+ Đồng thời, ở cấp độ cộng đồng mà cụ thể là các cá nhân có hiểu biết, liên quan đến vấn đề của HS và đời sống của gia đình các em này gồm: cán bộ UBND xã, cán bộ bảo vệ chăm sóc trẻ em của xã Bình Tấn, Hội khuyến học và cán bộ ấp.

5. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng các hoạt động mang tính CTXH đối với HS sống xa cha mẹ.

- Phạm vi thời gian: đề tài giới hạn phạm nghiên cứu trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt từ năm 2018 đến 7/2019. Sở dĩ tác giả xác định thời điểm từ năm 2018 đến nay là vì thời điểm này gắn với hiện tượng di cư đi làm ăn xa và tình trạng học tập của trẻ ở các gia đình có người đi làm ăn xa suy giảm, nguy cơ bỏ học cao.

- Phạm vi khách thể và địa bàn khảo sát: nghiên cứu tiến hành chủ yếu tại trường THCS Bình Tấn và 03 ấp trên địa bàn xã Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

6. Câu hỏi nghiên cứu


- Thực trạng đời sống và hoạt động học tập của HS sống xa cha mẹ tại xã Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp hiện nay ra sao?

- Các hoạt động hỗ trợ mang tính CTXH tại trường THCS Bình Tấn đối với HS sống xa cha mẹ đang diễn ra như thế nào?

- Những giải pháp, mô hình CTXH nào góp phần hỗ trợ, giải quyết những khó khăn trong hoạt động học tập và đời sống của HS sống xa cha mẹ?

7. Giả thuyết nghiên cứu


- Sự thiếu vắng cha mẹ đã góp phần làm gia tăng khó khăn đối với các em HS sống xa cha mẹ, đặc biệt là trong hoạt động học tập và trong đời sống hàng ngày.

- Các hoạt động mang tính CTXH với vai trò tạo ra những thuận lợi để hỗ trợ học tập và đời sống của HS sống xa cha mẹ vẫn còn một số hạn chế.

- Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, những khó khăn trong học tập và đời sống đã làm gia tăng nguy cơ bỏ học đối với các em học sinh sống xa cha mẹ.

- Trong bối cảnh hiện nay, các hoạt động mang tính CTXH tại trường THCS Bình Tấn nếu được tổ chức, sắp xếp lại có thể giải quyết các khó khăn trong học tập và đời sống của HS sống xa cha mẹ nói riêng và HS nói chung.

8. Phương pháp nghiên cứu

8.1. Nhóm phương pháp lý luận

Để có thêm kiến thức cho việc thực hiện đề tài này, tác giả tiến hành tổng hợp, nghiên cứu, phân tích các tài liệu có liên quan đến các vấn đề: di cư lao động, trẻ em, học sinh bỏ học, HS sống xa cha mẹ, công tác xã hội nhóm và các văn bản Luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Bên cạnh đó, báo cáo của trường THCS Bình Tấn, các tổ chức đoàn thể, hội khuyến học, đặc biệt là Báo cáo tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ đến cuối năm 2018 của UBND xã Bình Tấn được nghiên cứu một cách nghiêm túc nhằm rút ra những kiến thức và dữ liệu cơ bản để làm cơ sở lý luận cho đề tài.


8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn


Với nhóm phương pháp này, các công cụ được sử dụng chủ yếu để thu thập thông tin là: khảo sát bằng bảng câu hỏi, thảo luận nhóm với các em HS sống xa cha mẹ, kết hợp với phỏng vấn sâu PHHS và HS đã bỏ học, cùng với phỏng vấn sâu đại diện chính quyền địa phương và nhà trường. Bên cạnh đó, phương pháp quan sát cũng được sử dụng để thu thập thông tin về cơ sở vật chất, trường lớp, khu vui chơi giải trí, và các hoạt động mang tính CTXH liên quan đến đề tài.

- Trong nghiên cứu định lượng: công cụ điều tra bằng bảng hỏi sẽ được sử dụng để tập hợp thông tin nhằm tăng tính đầy đủ, chính xác và khách quan của đề tài. Trong đó, khách thể chính được lựa chọn cho hình thức khảo sát này là các em HS đang học tại trường THCS Bình Tấn có cha mẹ đi làm ăn xa nhà.

- Cách chọn mẫu để điều tra bằng bảng hỏi: trong quá trình tìm hiểu thông tin từ các cán bộ địa phương và BGH trường THCS Bình Tấn, chúng tôi đã thu thập được một số đặc điểm dân cư như sau: “toàn xã có 2.181 hộ,…đi làm ăn xa thường là đi Bình Dương tập trung nhiều nhất ở ấp 3, lý do là họ ở cụm tuyến dân cư, không nghề nghiệp, không đất sản xuất,…nên phải đi làm công nhân để kiếm sống” (trích PVS CB01, cán bộ UBND xã) và “toàn ấp có hơn 160 hộ là bỏ

địa phương, đi làm ăn xa” (PVS CB03). Các em này phân bố ngẫu nhiên ở các lớp học, không theo quy luật nào, do vậy chúng tôi xác định chọn mẫu theo cách phân tần phi xác suất, kết quả đã tập hợp được 35 em tham gia vào nghiên cứu, tương ứng 9,62% trên tổng số 364 HS của trường THCS Bình Tấn.

- Nghiên cứu định tính: được tiến hành bằng cách phỏng vấn sâu các khách thể có liên quan đến vấn đề, bao gồm: 22 HS đã bỏ học, 15 cha mẹ di cư lao động, 01 cán bộ đại diện UBND xã, 01 các bộ Hội khuyến học của xã, 02 cán bộ ấp, 01 đại diện BGH trường THCS Bình Tấn, 01 đại diện Hội CMHS.

- Ngoài ra, các dữ liệu định lượng thu thập được trong nghiên cứu này sẽ được phân tích, xử lý bằng phần mềm SPSS và Excel. Dữ liệu định tính sẽ được xử lý, mã hóa ý chính trong các câu trả lời và thống kê, phân tích và trình bày.

8.3. Phương pháp thực nghiệm/can thiệp cộng đồng

Phương pháp này được tiến hành dựa trên mô hình nhóm giáo dục với 10 em HS sống xa cha mẹ. Mục đích của phương pháp này nhằm tạo ra môi trường tương tác bình đẳng giữa các thành viên trong nhóm để các em có điều kiện sáng tỏ những khó khăn trong đời sống và học tập, đồng thời giúp các em chia sẽ, học hỏi một số kỹ năng nhằm giải quyết những khó khăn trên. Bên cạnh đó, thông qua quá trình thực hiện CTXH nhóm với các em, tác giả rút ra bài học kinh nghiệm để làm cơ sở đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động CTXH nhóm với HS sống xa cha mẹ.

9. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính luận văn gồm có 3 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý thuyết về công tác xã hội nhóm với học sinh sống xa cha mẹ.

Nội dung chính của chương này sẽ tập trung điểm lược các nghiên cứu đi trước có liên cũng như làm rõ các lý thuyết và những khái niệm chính quan đến

Xem tất cả 189 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí