31
2012 , Nghị định số 05/2015/NĐ - CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động đã cụ thể hóa Bộ luật Lao động thành những nội dung hướng dẫn thi hành luật với người lao động và người sử dụng lao động . Trong đó, tại Mục 3: sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động, Điều 12 về Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động đã quy định rõ người sử dụng lao động cần quy định cụ thể tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của doanh nghiệp.
Ngoài ra, các vấn đề về Luật Lao động và thực thi Luật Lao động trong các công ty, vai trò quản lý của Nhà nước có những ảnh hưởng tương đối rõ nét đến công tác đánh giá thực hiện công việc trong công ty. Do đó, khi ban hành quy chế đánh giá thực hiện công việc, công ty cần phải cân nhắc các quy định của luật pháp - như những yếu tố luật pháp liên quan đến công bằng trong đánh giá và tránh phân biệt đối xử cần phải được xem xét kỹ lưỡng trước khi áp dụng chương trình đánh giá thực hiện công việc.
1.3.2.2. Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là một trong số những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp tới công ty cũng như hệ thống quản trị nhân lực trong công ty. Trong bối cảnh môi trường kinh doanh có nhiều sự thay đổi nhanh chóng, nguồn nhân lực trong công ty được xem là nguồn lực mang lại lợi thế cạnh tranh. Do đó, việc thu hút và giữ chân nhân tài được xem như điều kiện quan trọng để công ty có thể xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh dựa trên nguồn nhân lực. Để có thể thu hút và giữ chân nhân tài trong bối cảnh môi trường năng động hiện nay đòi hỏi công ty cần có hệ thống quản trị nhân lực phù hợp. Trong đó, đánh giá thực hiện công việc là nội dung quan trọng để đảm bảo công ty nhìn nhận chính xác được những đóng góp của người lao động với đơn vị, bộ phận, công ty trong những giai đoạn nhất định trong việc thực hiện những mục tiêu chiến lược của công ty. Việc đánh giá đúng những đóng góp của người lao động với việc thực hiện chiến lược, mục tiêu của công ty là căn cứ quan trọng để đảm bảo nguyên tắc công bằng trong đãi ngộ nhân lực. Đánh giá thực hiện công việc là yếu tố quan trọng không chỉ hỗ trợ đảm bảo
công bằng nội bộ mà còn ghi nhận những đóng góp của người lao động với thị trường lao động và trực tiếp với đối thủ cạnh tranh của công ty. Khi công ty thực hiện chính sách đãi ngộ công bằng, công khai, góp phần làm tăng mức độ hài lòng và động lực làm việc của người lao động trong việc thực hiện mục tiêu chung. Từ đó, người lao động hăng say làm việc hơn, góp phần xây dựng và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Do vậy, một trong những phương thức cần nghĩ tới khi nguồn nhân lực chất lượng cao đang có sự cạnh tranh mạnh trên thị trường là nâng cao chất lượng của công tác đánh giá thực hiện công việc thông qua việc nâng cao tính khách quan, công bằng, ghi nhận và phản ánh trung thực thành tích công tác cũng như năng lực cá nhân phục vụ cho công tác đãi ngộ và các mặt khác của công tác QTNL.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO SU 75
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Lý Luận Cơ Bản Về Đánh Giá Thực Hiện Công Việc Trong Doanh Nghiệp
- Ví Dụ Tiêu Chuẩn Đánh Giá Đối Với Nhóm Nhân Viên Kế Toán Tổng Hợp
- Sử Dụng Kết Quả Đánh Giá Thực Hiện Công Việc
- Kết Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Tnhh Mtv Cao Su 75 Giai Đoạn 8 – 2020
- Ý Kiến Đánh Giá Của Cbcnv Công Ty Về Mục Tiêu Đánh Giá Thcv
- Ý Kiến Đánh Giá Của Cbcnv Công Ty Về Công Tác Truyền Thông Đánh Giá Thcv
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
2.1. Khái quát về công ty TNHH MTV Cao su 75
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty cao su 75 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc Phòng – Bộ Quốc Phòng, thành lập ngày 26/4/1968, chuyên sản xuất các sản phẩm cao su kỹ thuật phục vụ Quốc phòng và các ngành kinh tế trong cả nước.
Tiền thân của công ty là xưởng ác quy, lấy phiên hiệu 9033, được thành lập ngày 26/04/1968 với nhiệm vụ chuyên sản xuất các loại ắc quy đáp ứng yêu cầu chiến đấu của quân đội. Địa điểm đóng quân là Xuân Sơn – Sơn Tây
– Hà Nội.
Ngày 23/3/1970 xưởng ắc quy sát nhập với xưởng đắp lốp ôtô phiên hiệu 179, đóng quân ở thị trấn Văn Điển – Hà Nội thành công ty Q175 thuộc Tổng Cục Hậu Cần (Bộ Quốc Phòng). Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, công ty đã nhiều lần đổi tên thành A175, Z175 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc Phòng.
Đến năm 1993, theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, công ty được xếp hạng doanh nghiệp công ích nhà nước mang tên Cao Su 75 – Tổng cục Công Nghiệp Quốc Phòng – Bộ Quốc Phòng.
Kể từ ngày thành lập đến nay, trải qua sự phát triển của cách mạng Việt Nam, Công ty luôn có sự thay đổi xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ quân sự của Đảng. Từ năm 1968 đến năm 1972, Công ty tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Đến tháng 4/1972, Công ty đã tổ chức đưa hàng nghìn tấn máy móc, thiết bị, đắp lốp từ thị trấn Văn Điển về sơ tán ở Xuân Sơn - Sơn Tây - Hà Nội, tiếp tục tổ chức sản xuất đảm bảo phục vụ kịp thời cho chiến trường.
Những năm 1980 đến 1989 trong tình hình chung của xí nghiệp trong nước, do hậu quả của chiến tranh để lại, cùng với cơ chế bao cấp của nền kinh tế đã đưa công ty vào tình trạng vô cùng khó khăn, thiếu công ăn việc làm, thiết bị công nghệ lạc hậu, vật tư thiếu thốn.
Đầu những năm 1990 công ty đã nhánh chóng đi vào công cuộc đổi mới lấy công tác khoa học, kỹ thuật, công nghệ làm khâu then chốt, đẩy mạnh công tác đầu tư, cải tiến công nghệ thiết bị sản xuất.
Năm 1998, theo quyết định của Bộ trưởng Quốc phòng, công ty được xếp hạng doanh nghiệp công ích nhà nước mang tên Cao su 75-Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng – Bộ Quốc phòng.
Năm 2000 đến nay, Công ty đã sản xuất, cung ứng hàng triệu sản phẩm cao su cho thay thế, sửa chữa vũ khí, trang bị có chất lượng cao cho lực lượng vũ trang. Đồng thời, sản xuất nhiều mặt hàng đưa ra thị trường, nhất là các sản phẩm hóa nổ giúp thay thế sản phẩm ngoại nhập. Hiện nay, nhiều sản phẩm kinh tế của Công ty được xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài (Đan Mạch, Pháp, Nhật Bản…) đã khẳng định được vị trí và thương hiệu của Công ty. Doanh thu sản xuất kinh tế luôn chiếm tỷ trọng trên 80% trong tổng doanh thu của Công ty, góp phần tạo việc làm, thu nhập ổn định, giữ vững đội ngũ cán bộ, thợ kỹ thuật lành nghề và năng lực sản xuất quốc phòng của Đơn vị.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty
Cơ cấu tổ chức của Công ty là mô hình tổ chức theo chức năng phổ biến trong các công ty trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nhà nước hiện nay. Cơ cấu tổ chức theo chức năng có những đặc điểm sau:
Ưu điểm: Cơ cấu này giúp cán bộ công nhân viên của từng bộ phận thực hiện công việc chuyên môn hóa theo năng lực được đào tạo nên có thể thực hiện công việc nhanh chóng và hiệu quả
Nhược điểm: Cơ cấu này làm cho bộ máy quản lý cồng kềnh, mỗi phòng ban có thể chịu sự chỉ đạo của nhiều thủ trưởng và đôi lúc các mệnh lệnh chỉ đạo là khác nhau. Cơ cấu này cũng dẫn đến tình trạng các phòng ban chỉ tập trung làm tròn công việc của mình ít quan tâm và phối hợp với các phòng ban khác để thực hiện nhiệm vụ, đôi khi các phòng ban sẽ đùn đẩy trách nhiệm thực hiện công việc cho nhau.
Hình . . Cơ cấu tổ chức công ty
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động Công ty)
. . . . Ban Giám đốc
- Chủ tịch Công ty kiêm Bí thư Đảng ủy: thực hiện chức trách nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty TNHH MTV tại Hướng dẫn số 1100-TM/QL ngày 26/2/2019 của Bộ Tham mưu/TC CNQP.
- Giám đốc: Thực hiện chức trách, nhiệm vụ của người chỉ huy, chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành chung toàn bộ các mặt công tác của Công ty theo quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được Bộ Quốc phòng giao.
- Các Phó Giám đốc: Có chức năng nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc, điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Công ty cụ thể như sau:
+ Phó giám đốc Cơ điện: Giúp Giám đốc chỉ đạo triển khai thực hiện các lĩnh vực: quản lý cơ điện; an toàn VSLĐ, BHLĐ, PCCN; quản lý đất quốc
phòng; đối ngoại quân sự; thanh xử lý vật tư, tài sản; CNTT; công tác đầu tư.
+ Phó Giám đốc Kỹ thuật: Giúp Giám đốc chỉ đạo triển khai thực hiện các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học, đảm bảo kỹ thuật-công nghệ, định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn-đo lường, chất lượng sản phẩm của Công ty.
+ Phó Giám đốc sản xuất: Giúp Giám đốc chỉ đạo triển khai thực hiện các lĩnh vực: Quản trị sản xuất; công tác xây dựng sửa chữa doanh trại.
2.1.2.2. Các phòng chức năng
- Phòng Kế hoạch - Vật tư có chức năng tham mưu tổng hợp, giúp việc cho Đảng ủy, ban Giám đốc về việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; tổng hợp kế hoạch tác nghiệp của các bộ phận; tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm, quản lý, dự trữ, cung ứng vật tư, nguyên vật liệu đảm bảo cho sản xuất, kinh doanh trong Công ty.
- Phòng Tài chính - Kế toán có chức năng tham mưu, giúp việc cho Đảng ủy, ban Giám đốc về việc tổ chức, quản lý công tác tài chính, kế toán của Công ty. Đề xuất phương hướng, biện pháp, quy chế quản lý tài chính, thực hiện các quyết định tài chính của Giám đốc và tổ chức thực hiện công tác kế toán có hiệu quả, đúng quy chế, quy định và chế độ kế toán.
- Phòng Kỹ thuật Công nghệ có chức năng tham mưu, giúp việc cho Đảng ủy, ban Giám đốc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Giám đốc kỹ thuật về công tác nghiên cứu khoa học, thiết kế tài liệu công nghệ, quản lý công nghệ sản xuất các sản phẩm; đầu tư, quy hoạch, mở rộng phát triển sản xuất; nghiên cứu chế thử sản phẩm mới; quản lý theo dõi sáng kiến cải tiến kỹ thuật; quản lý tài liệu thiết kế công nghệ, quản lý công tác môi trường.
- Phòng Cơ điện có chức năng tham mưu, giúp việc cho Đảng ủy, ban Giám đốc, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Giám đốc cơ điện: quản lý toàn bộ máy móc thiết bị sản xuất và kiểm tra, các hệ thống cung cấp năng lượng; máy móc thiết bị văn phòng; chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ về công tác cơ điện, công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ đối với các bộ phận trong Công ty.
- Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) có chức năng tham mưu, giúp việc cho Đảng ủy, ban Giám đốc, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Giám đốc Kỹ thuật về công tác quản lý và thực hiện việc kiểm tra giám sát chất lượng từ nguyên vật liệu đầu vào, bán thành phẩm, sản phẩm của Công ty; nghiệm thu sản phẩm.
- Phòng Chính trị là cơ quan đảm nhiệm CTĐ-CTCT của Công ty; hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Công ty và sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan Chính trị cấp trên; sự quản lý, điều hành của Giám đốc. Có chức năng tham mưu, đề xuất để Đảng ủy xem xét quyết định những nội dung, biện pháp tiến hành CTĐ, CTCT; tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các nội dung, kế hoạch CTĐ, CTCT trong Công ty.
- Phòng Hành chính - Hậu cần có chức năng tổng hợp, giúp việc, phục vụ sự chỉ huy điều hành các mặt công tác của lãnh đạo, chỉ huy; tham mưu, tổng hợp đề xuất và tổ chức thực hiện trong lĩnh vực hậu cần đời sống và công tác hành chính, pháp chế, thông tin liên lạc, tổ chức hoạt động Trường mầm non.
- Phòng Tổ chức Lao động có chức năng tham mưu, giúp việc cho Đảng ủy, Giám đốc và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực tổ chức lực lượng, cơ chế quản lý; quản lý lao động, tiền lương; thực hiện chế độ, chính sách, bảo hiểm xã hội, huấn luyện, đào tạo, nâng lương, nâng bậc, định mức lao động, đơn giá tiền lương, thanh toán lương.
- Phân xưởng Lốp - Băng tải: tổ chức sản xuất các sản phẩm lốp pháo, vỏ lốp ô tô, băng tải cao su, khuôn đá, dây đai thang... Quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả toàn bộ nguồn lực được đầu tư tại Phân xưởng.
- Phân xưởng PTCS: tổ chức sản xuất các sản phẩm phụ tùng cao su kỹ thuật: Zoăng, phớt, đệm và các loại ống cao su, cáp cao su. Quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả toàn bộ nguồn lực được đầu tư tại Phân xưởng
- Phân xưởng Luyện: Tổ chức sản xuất bán thành phẩm nguyên liệu đầu vào cho các dây chuyền sản xuất. Quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả
toàn bộ nguồn lực được đầu tư tại Phân xưởng.
- Phân xưởng Cơ khí - cơ điện: Tổ chức sản xuất gia công khuôn mẫu, dụng cụ, đồ gá phục vụ sản xuất; sửa chữa, bảo dưỡng duy trì hoạt động thường xuyên hệ thống máy móc, thiết bị.
2.1.3. Lĩnh vực và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
2.1.3.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
Công ty TNHH MTV cao su 75 là doanh nghiệp Nhà Nước, có tư cách pháp nhân, tài khoản cả con dấu riêng được nhà nước giao tài sản, vốn để sản xuất. Đặc điểm sản xuất của công ty là luôn đưa công nghệ mới vào sản xuất, thường xuyên cải tiến, đa dạng hóa các mặt hàng cao su theo nhu cầu của thị trường.
Công ty Cao su 75 là một doanh nghiệp lớn trong ngành sản xuất các sản phẩm kỹ thuật. Sản phẩm của công ty có chất lượng cao cung cấp cho Quốc Phòng và nhiều ngành khác nhau, công ty không chỉ cung cấp sản phẩm trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như: Mỹ, EU, ASEAN…Những năm gần đây công ty chủ động chuyển hướng ngành nghề cho phù hợp với cơ chế thị trường. Chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng được cải tiến không những đạt tiêu chuẩn Việt Nam mà còn đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu. Công ty cao su 75 chuyên sản xuất các sản phẩm kỹ thuật chất lượng:
- Các loại băng tải cao su.
- Phụ tùng cao su kỹ thuật
- Ống cao su, tấm cao su chống tích điện, cách điện, vật liệu chèn bê tông…
- Các loại đệm chống va tàu, va cầu cảng, trục lô cao su, bế mềm cao su
- Cáp động lực, cáp điều khiển, dây đai thang các loại
- Lốp ôtô, lốp đặc phục vụ quốc phòng và kinh tế
2.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2018 -
2020
Doanh thu thuần của công ty đang tăng đều trong 3 năm, cụ thể năm
2018 doanh thu thuần đạt 213,777 tỷ đồng, năm 2019 đạt 232,923 tỷ đồng,