ràng cơ chế quản lý các cụm công nghiệp làng nghề. Tiếp tục cải cách thủ tục thuê đất theo hướng một cửa, ngăn chặn hiện tượng thu các khoản phí phi chính thức, giảm giá thuê đất. Đặc biệt, cần tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế khi tham gia sản xuất kinh doanh ở nông thôn.
Tiếp tục hoàn thiện chính sách đầu tư, tín dụng nhằm hỗ trợ cho các làng nghề, cụm, khu công nghiệp nông thôn. Nhà nước cần có chính sách lãi suất hợp lý, đơn giản hoá các thủ tục cho vay đối với các ngành nghề và các sản phẩm cần khuyến khích phát triển. Hoàn thiện chính sách khoa học - công nghệ và chính sách bảo vệ môi trường nhằm hỗ trợ và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm làng nghề truyền thống. Chính sách khoa học cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng tạo nhiều cơ hội tiếp cận thông tin khoa học cho các doanh nghiệp.
Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các làng nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trên cơ sở phân công, phân cấp, giao trách nhiệm trong việc thực hiện quy hoạch, xây dựng và tổ chức thực hiện.
3.2.6.4. Củng cố và hoàn thiện mô hình hợp tác xã nông nghiệp
Đổi mới hoạt động của hợp tác xã, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tập thể và doanh nghiệp ở nông thôn phát triển. Khuyến khích mở rộng các hình thức hợp tác, liên doanh, liên kết phát triển sản xuất, phát triển liên hiệp các hợp tác xã chuyên ngành, đa ngành. Tạo điều kiện hình thành các hình thức hợp tác xã mới, với việc tuân thủ các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và bảo đảm kinh doanh theo cơ chế thị trường.
Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả và xây dựng chương trình đào tạo cán bộ quản lý hợp tác xã. Đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông sản, mở rộng các dịch vụ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi và chế biến sản phẩm nông
nghiệp.
3.2.6.5. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, thương mại và tiêu thụ sản phẩm
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Thúc Đẩy Quá Trình Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá Nông Nghiệp, Nông Thôn Tỉnh Phú Thọ
- Phát Triển Các Thành Phần Kinh Tế, Đa Dạng Hoá Nguồn Vốn Trong Quá Trình Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá Nông Nghiệp, Nông Thôn
- Xây Dựng Đồng Bộ Kết Cấu Hạ Tầng Nông Nghiệp, Nông Thôn Theo Hướng Hiện Đại
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Phú Thọ - 16
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư cho các dự án công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã thuộc quy hoạch được phê duyệt, trên các phương tiện thông tin đại chúng và qua các kênh, hình thức thích hợp khác…; Cần tiếp tục duy trì và củng cố các thị trường hiện có, mở rộng thị trường mới trong đó chú ý đến thị trường các thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung và đặc biệt là thị trường xuất khẩu trên cơ sở cải tiến và nâng cao không ngừng chất lượng sản phẩm.
* Với thị trường nội tỉnh: Tổ chức mạng lưới tiêu thụ trong tỉnh trên cơ sở phát triển hệ thống chợ và các trung tâm thương mại. Cần đặc biệt lưu ý phát triển mạng lưới tiêu thụ này dựa trên tiềm năng du lịch rất lớn của Phú Thọ. Gắn kết các trung tâm thương mại với quy hoạch các trạm dừng chân ven đường tại các trung tâm du lịch và các làng nghề trọng điểm, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại các làng nghề trên quy mô toàn tỉnh. Phát triển các sản phẩm phù hợp như rau quả chế biến phục vụ cho các khu công nghiệp tập trung, tăng cường công tác quảng bá tiếp thị, tổ chức các cuộc thi chất lượng.
* Thị trường ngoại tỉnh: Đẩy mạnh việc phát triển các thị trường truyền thống như Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Tây, Nam Định, Thái Bình đối với các mặt hàng và dịch vụ thực phẩm, đan lát, xây dựng và vật liệu xây dựng,
* Thị trường xuất khẩu: Tập trung đầu tư phát triển theo chiều sâu các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng hiện tại của tỉnh như mành trúc và mành cọ, tre cuốn, than tre, mộc mỹ nghệ, nón lá cùng với các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng như mì khô, bánh đa nem, chuối sấy, sơn mài, bưởi, tơ lụa. Tham gia các chương trình xúc tiến thương mại tại các thị trường mục tiêu và tham gia
các hội chợ triển lãm chuyên ngành (chế biến nông lâm thuỷ sản, hàng thủ công mỹ nghệ)
* Xây dựng thương hiệu: Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức và hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các cơ sở sản xuất, làng nghề, sản phẩm ngành nghề nông thôn của tỉnh. Cần xây dựng được những thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh cao trên thị trường - đặc biệt thương hiệu gắn với văn hóa và lịch sử Phú Thọ như chè, bưởi Đoan Hùng, sơn mài.
* Các hoạt động xúc tiến thương mại khác: Tổ chức định kỳ hội chợ về các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Đây không chỉ là nơi trưng bày, bán mà còn trình diễn các kỹ thuật sản xuất, trình diễn các giá trị văn hóa phi vật thể của Phú Thọ.
Tổ chức cho các doanh nghiệp tiềm năng, các cán bộ chủ chốt của ngành đi khảo sát thị trường mục tiêu (Nhật, Nga, Châu Âu). Bên cạnh đó, cần xây dựng các trang web và các tài liệu nhiều ngôn ngữ về các dự án kêu gọi đầu tư và sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.
* * *
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Phú Thọ, đòi hỏi phải giải quyết đồng bộ nhiều biện pháp về kinh tế, hành chính, tổ chức, kỹ thuật. Những giải pháp nêu ra trong luận văn này đều xuất phát từ sự phân tích thực tiễn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua, đồng thời có vận dụng kinh nghiệm thành công của một số tỉnh, một số quốc gia và vùng lãnh thổ. Mỗi giải pháp được tác giả nêu trên đều có vị trí quan trọng riêng, đồng thời chúng có quan hệ hữu cơ với nhau. Tuy nhiên, tuỳ theo tình hình thực tế, đặc điểm của từng địa phương, từng vùng có thể lựa chọn, ưu tiên những giải pháp cho phù hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
KẾT LUẬN
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một tất yếu lịch sử đối với bất kỳ một nước nông nghiệp chậm phát triển nào trong quá trình phát triển kinh tế bền vững.
Là một tỉnh nằm ở phía Bắc với phần đông dân số sinh sống ở nông thôn, có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, trong những năm qua, đặc biệt từ khi tái thành lập tỉnh (năm 1997) đến nay, Phú Thọ đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và đã đạt được những thành quả nhất định: cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung đã hình thành và ngày càng gắn bó với công nghiệp chế biến; tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn được khôi phục và phát triển mạnh; các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng rộng rãi; hệ thống kết cấu hạ tầng đã có bước tiến dài so với trước; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể, góp phần thực hiện tốt chính sách xoá đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Phú Thọ vẫn còn nhiều hạn chế: cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch còn chậm, còn nặng về nông nghiệp; dịch vụ và công nghiệp chế biến chiếm tỷ lệ còn thấp, nhiều tiềm năng chưa được khai thác đúng mức; kết cấu hạ tầng nông thôn tuy được cải thiện nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hoá; các chính sách đã ban hành chưa đủ mạnh để khai thác hết nội lực và thu hút đầu tư bên ngoài; hệ thống quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn chưa ngang tầm, cán bộ cơ sở nhất là khu vực miền núi còn nhiều bất cập.
Trong thời gian tới với những giải pháp phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, đặc biệt là bám sát chủ truơng, đường lối chung của Đảng và Nhà
nước, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn địa phương, tuân thủ các nguyên tắc và tín hiệu thị trường, tôn trọng và hài hoà các lợi ích, tập trung đầu tư vào những lĩnh vực then chốt, nhất là cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, nâng cao năng lực khoa học công nghệ… tin rằng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Phú Thọ sẽ có những bước tiến quan trọng hơn nữa, góp phần to lớn thực hiện thành công mục tiêu thoát khỏi tỉnh nghèo vào năm 2010, tạo động lực tích cực cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá chung của đất nước./.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành 56
Bảng 2. 2: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh năm 1994 57
Bảng 2. 3: Sản lượng một số cây trồng chủ yếu 60
Bảng 2. 4: Giá trị sản xuất nông nghiệp Phú Thọ 61
Bảng 2. 5: Dự báo phát triển dân số tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 63
Bảng 2. 6: Lao động làm nghề và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 73
Bảng 2. 7: Các sản phẩm ngành nghề chủ yếu năm 2006 74
Bảng 3. 1: Lao động tỉnh Phú Thọ đến năm 2010 – 2020 94
Bảng 3. 2: Dự kiến kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chương trình ứng dụng công nghệ sinh học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giai đoạn 2008-2010 102
Tài liệu tham khảo
1. TS. Phạm Ngọc Anh (2003), Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
2. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Thọ(2006), Thông tin sinh hoạt chi bộ, (12).
3. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Thọ (2008), Thông tin sinh hoạt chi bộ, (1).
4. Bộ kế hoạch đầu tư (1996), Bài học về công nghiệp hoá - hiện đại hoá, Hà Nội.
5. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, Niên giám thống kê 2003, 2004, 2005, 2006.
NXB Thống kê.
6. GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, PGS.TS. Nguyễn Thế Nghĩa, PGS.TS.
Đặng Hữu Toàn (2002), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Nguyễn Sinh Cúc (1998), "Kinh nghiệm một số nước Châu á và bước tiến công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam", Kinh tế và dự báo, (8), tr 9-10.
8. PGS.TS. Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 - 2002), NXB Thống Kê, Hà Nội.
9. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2002), Nghị Quyết số 15-NQ/TW, Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010.
10. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đại biểu đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIV.
11. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đại biểu đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ XIV
12. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2008), Nghị Quyết số 26-NQ/TW, Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
13. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, NXB Chính trị Quốc Gia
14. Đảng Cộng Sản Việt Nam, Văn kiện đại hội Đại biểu đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIV, XV, XVI.
15. Lê Đăng Doanh, Nguyễn Thị Kim Dung (1998), Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước, NXB Lao động, Hà Nội.
16. PGS.TS. Vũ Năng Dũng (2004), Cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế chính sách trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
17. Lê Văn Dương (2002), "Vấn đề đổi mới lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ", Tạp chí triết học, (1), tr 5-9.
18. TS. Nghiêm Xuân Đạt, TS. Nguyễn Minh Phong (2002), Giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế Thành phố Hà Nội, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
19. TS. Nghiêm Xuân Đạt, TS. Nguyễn Minh Phong (2002), Hà Nội trong quá trình hội nhập quốc tế, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
20. Ngô Thị Thu Hà (2005), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An, Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị, Khoa kinh tế,
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
21. TS. Nguyễn Minh Hằng (2003), Một số vấn đề về hiện đại hóa nông nghiệp Trung Quốc, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
22. Nguyễn Minh Hoài (2002), "Những kinh nghiệm thành công về công nghiệp hoá nông thôn của CHND Trung Hoa và Đài Loan", Thông tin phục vụ lãnh đạo, (19), tr 20-29.
23. Hồ Chí Minh: Toàn tập (2000), NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, (4,10,12).
24. Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ (2005), Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2006-2010) tỉnh Phú Thọ.
25. Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ (2006), Nghị quyết về kế hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006-2010.
26. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình kinh tế học chính trị Mác- Lênin, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội
27. Nguyễn Đình Liêm (2005), “Ba b¯i học kinh nghiệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Đ¯i Loan”, Nghiên cứu