Mức Độ Trang Bị Một Số Máy Móc Thiết Bị Chủ Yếu

Bảng 2.2: Mức độ trang bị một số máy móc thiết bị chủ yếu

Đơn vị: chiếc



1995

1998

2002

Máy kéo

556

531

2.132

Máy bơm

1.371

2.684

97.995

Máy tuốt lúa

4.207

7.678

56.925

Máy nghiền thức ăn gia súc

648

1.175

1.298

Tàu thuyền đánh cá có động cơ

2.555

2.707

3.983

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An - 7

Nguồn: Tổng hợp số liệu về nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của Tổng cục thống kê


Như vậy, so với năm 1995, số lượng các phương tiện sản xuất cơ giới của tỉnh năm 2002 đã tăng lên đáng kể, trong đó máy bơm tăng 71,5 lần, máy tuốt lúa tăng 13,5 lần, máy kéo tăng 3,8 lần, máy nghiền thức ăn gia súc tăng 2 lần

Những năm gần đây, Nghệ An đã có sự thay đổi trong cơ cấu trang bị tàu thuyền đánh cá cơ giới theo hướng giảm số lượng tàu thuyền nhỏ và tăng số lượng tàu thuyền lớn có công suất cao để đánh bắt xa bờ. Năm 2002, tỉnh đã trang bị được 3.983 tàu thuyền, tăng 1,56 lần so với năm 1995. Sự phát triển của phương tiện đánh bắt cơ giới theo xu hướng tăng tàu công suất lớn đã tạo điều kiện để Nghệ An đẩy mạnh đánh bắt xa bờ, khai thác tốt hơn tiềm năng hải sản. Năng lực thiết bị tăng lên không chỉ làm tăng năng suất đánh bắt (tăng 13 - 15 lần so với dùng thuyền thủ công), hạ giá thành sản phẩm, mà còn giảm nhẹ lao động cơ bắp cho ngư dân.

Nhờ số lượng máy móc nông nghiệp tăng lên nên nhiều công việc nặng nhọc trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đã được cơ giới hoá, nhất là trong khâu làm đất và tưới tiêu, góp phần khắc phục tính chất thời vụ của sản xuất nông nghiệp.

Mức độ trang bị máy móc cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn tăng lên qua thời gian là thể hiện trình độ của lực lượng sản xuất ở nông thôn Nghệ An đã có bước phát triển. Tuy nhiên, để đánh giá về trình độ cơ giới hoá nông nghiệp thì không chỉ được sử dụng chỉ tiêu về tổng số lượng máy móc trang bị, mà còn phải xem xét cả chỉ tiêu bình quân số lượng máy nông nghiệp chủ yếu tính trên 100 ha diện tích gieo trồng. Theo chỉ tiêu này, năm 2002 Nghệ An có 80,7 máy tuốt lúa/100 ha và 50,02 máy bơm/100 ha... Trong khâu làm đất, mức độ cơ giới hoá năm 2001 đạt 7,5% và đến năm 2002 là 12,05%, tăng 1,6 lần. Tuy vậy, so với yêu cầu công nghiệp hóa nông nghiệp thì chỉ tiêu này còn quá thấp. Tình trạng đó một phần là do khó khăn từ địa hình phức tạp, phần khác do sự chậm trễ trong thực hiện chủ trương “dồn điền đổi thửa”, và còn do công tác khuyến nông chưa đến tận nông dân, nhất là vào những năm trước 1995. Tuy vậy, so với bảy năm về trước thì tỷ lệ cơ giới hoá làm đất ở Nghệ An đã tăng khá. Năm 1994, tỷ lệ cơ giới hoá làm đất ở đây mới chỉ đạt 0,7%; năm 1998 cũng chỉ 4%, nhưng đến năm 2001 đã đạt 7,5%, và năm 2002

đạt 12,05%.

Nhờ được trang bị máy tuốt lúa, năm 2002 Nghệ An đã đạt gần 100% sản lượng lúa của nông dân đồng bằng, 90% sản lượng lúa của nông dân trung du và gần 70% sản lượng lúa của nông dân miền núi được tuốt bằng máy. Các số liệu tương ứng trong khâu xay xát là 100%, 80% và gần 80%.

Thời gian gần đây, những công việc nặng nhọc trong hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn như mộc mỹ nghệ,

mộc dân dụng, sản xuất vật liệu xây dựng, đan lát cũng được sử dụng động cơ điện. Ở một số ngành nghề, nhất là trong chế biến nông sản, việc ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất đã trở nên khá phổ biến. Nhờ vậy, năng suất lao động được tăng lên đáng kể: năng suất lúa năm 2002 đạt 44,42 tạ/ha, tăng 7,5% so với năm 2001; giá trị sản xuất nông nghiệp có nơi đạt 70 triệu đồng/ha/năm.

2.2.1.2 Phát triển hệ thống thuỷ lợi, thủy nông


Là vùng nông nghiệp chịu ảnh hưởng khắc nghiệt của các loại hình thiên tai nên thuỷ lợi, thuỷ nông là công tác được tỉnh quan tâm. Ngoài hệ thống các công trình do tỉnh xây dựng, trên địa bàn còn có các công trình thuỷ lợi tự chảy tạo thành một hệ thống liên hoàn, đảm bảo cho Nghệ An một tỷ lệ diện tích tưới tiêu chủ động từ 50 - 80%.

Hệ thống thuỷ lợi ở Nghệ An được đầu tư xây dựng và ngày càng hoàn thiện. Chỉ trong bốn năm 1997 - 2000, toàn tỉnh đã kiên cố hoá 1.520 km kênh mương, làm mới và nâng cấp tu sửa hệ thống hồ đập, trạm bơm, đê kè phục vụ tốt công tác tưới tiêu và phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn cho sản xuất và đời sống dân sinh. Đến nay, toàn tỉnh đã có các hệ thống thuỷ nông lớn như: hệ thống Bắc và hệ thống Nam, công trình thuỷ lợi Nghi Quang, Nghĩa Đàn, đập Đô Lương cùng 87 hồ đập loại vừa, hơn 500 hồ đập loại nhỏ, 378 trạm bơm các loại. Tổng năng lực tưới của các công trình thuỷ lợi ở Nghệ An lên đến 123 nghìn ha canh tác, đảm bảo một tỷ lệ diện tích được tưới nước chủ động cả năm của tỉnh là 76 - 79%, trong đó cây lúa chiếm 93,3% tổng diện tích được tuới. Tính chung cả tưới và tiêu, tỷ lệ diện tích gieo trồng được chủ động về nước trong toàn tỉnh đến năm 2001 đạt 55,98%, tăng 3,4 lần so với năm 1999.

Sự phát triển các công trình thuỷ lợi của Nghệ An cùng với hệ thống tự chảy đã tạo khả năng chuyển cây lúa từ một vụ lên hai, ba vụ, đồng thời làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng sản lượng, đưa các địa phương này từ một vùng thiếu đói triền miên trở thành vùng tự đảm bảo được nhu cầu về lương thực và có một phần để xuất khẩu. Tuy vậy, sự phát triển diễn ra còn chậm. Tỷ lệ tưới tiêu chủ động đạt được như trên một phần nhờ hệ thống tự chảy nên chưa bền vững, và cũng mới chỉ đáp ứng được cho cây lúa là chủ yếu. Năm 2002, tỷ lệ tưới tiêu nhờ tự chảy chiếm 46,3% tổng diện tích được tưới, và tiêu tự chảy chiếm 52,9% tổng diện tích được tiêu. Tình trạng thiếu nước do nhiều nguyên nhân như: nguồn nước bị hạn chế vào mùa khô hạn, rừng đầu nguồn bị tàn phá, hệ thống kênh mương chưa đáp ứngĐiều đó cho thấy tính chất bị động, phụ thuộc vào tự nhiên của sản xuất nông nghiệp tỉnh Nghệ An trong lĩnh vực tưới tiêu còn lớn.

2.2.1.3 Ứng dụng công nghệ sinh học và hóa học


Những thành tựu của cách mạng sinh học đang được áp dụng ngày càng rộng rãi và đã góp phần không nhỏ vào thành tích của sản xuất nông nghiệp ở Nghệ An. Việc sử dụng giống tốt trong trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản, nhất là việc sử dụng ưu thế lai trong sản xuất đã nâng cao đáng kể năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi. Sở Khoa học và Công nghệ của tỉnh đã cùng các ngành liên quan, các tổ chức khoa học tiến hành nghiên cứu, khảo nghiệm, lựa chọn được các giống lúa, giống màu ngắn ngày, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh, chịu hạn úng để hướng dẫn cho nông dân sử dụng trên diện rộng.

Phương châm của tỉnh là nông dân tự sản xuất giống cấp 1, Nhà nước cung cấp giống nguyên chủng đã được trợ giá đồng thời có cán bộ kiểm tra, điều hành hướng dẫn để hộ nông dân, các hợp tác xã trong tỉnh có giống tốt,

giá thành hạ. Nhờ đó, đến nay tỉnh đã xác định được các bộ giống cây trồng cho từng vụ sản xuất, nên năng suất lúa bình quân chung toàn tỉnh năm 2002 đạt 44,4 tạ/ha (ở nhiều địa bàn đạt trên 68 tạ/ha), tăng 4,05 tạ/ha so với năm 2000 và tăng 20,9 tạ/ha so với năm 1991. Các loại giống cây trồng khác cũng cho năng suất cao tương tự, trong đó lạc đạt 2 - 2,5 tấn/ha, giống ngô lai đạt 4 tấn/ha (cao hơn 40% so với giống địa phương). Đến nay, ở Nghệ An đã có trên 90% diện tích lúa, 80% diện tích ngô, 50% diện tích lạc, 70% diện tích các cây mía, chè, cà phê, vừng, cây lâm nghiệpđược sử dụng giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt. Việc sử dụng giống lai ngày càng tăng đã góp phần nâng cao sản lượng lương thực quy thóc của tỉnh, từ 72,8 vạn tấn năm 1997 lên 98 vạn tấn năm 2003.

Việc áp dụng giống mới vào sản xuất nông nghiệp ở Nghệ An không chỉ làm tăng năng suất cây trồng, mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ. Năng suất giống lúa mới cao gấp 2 - 3 lần năng suất giống lúa cũ; ngô lai cao gấp rưỡi; lạc sen lai trung bình cao hơn 1,2 - 1,4 lần. Có thể nói, trong lĩnh vực sản xuất lương thực, giống mới đã đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng sản lượng lương thực quy thóc. Về mùa vụ, từ chỗ mỗi năm chỉ sản xuất hai vụ chiêm - mùa, thì đến nay mỗi năm gieo trồng từ ba đến bốn vụ: vụ đông, vụ xuân, vụ hè - thu và vụ mùa. Như vậy, hiệu quả sử dụng đất trong những năm qua ở Nghệ An đã tăng lên rõ rệt.

Về giống con, tỷ lệ đàn bò sind hoá, và đàn lợn nạc hoá tuy có tăng lên nhưng còn đạt mức thấp. Tỷ lệ đàn bò sind hoá ở Nghệ An chỉ đạt 33%, tỷ lệ đàn lợn nạc hoá đạt 40% trong năm 2000. Riêng về cá, hiện tại giống mới đã chiếm đến 60 - 70%. Năm 2003, tỉnh Nghệ An đã có 23 trại giống tôm đang hoạt động (tăng 10 trại so với năm 2002), sản xuất ra 62,5 triệu con tôm giống

(loại P15) đáp ứng 80% nhu cầu tôm giống trong vùng với giá thành chỉ còn một nửa so với trước. Tỉnh còn 6 trại cá giống cấp 1 và 9 trại cá giống cấp 2, nhờ đó đến nay nuôi trồng thuỷ sản ở Nghệ An đã trở thành một nghề kinh doanh tại khắp 19 huyện, thị xã và thành phố, kể cả các huyện vùng cao như Quế Phong, Quỳ Châu, Kỳ Sơn, Con Cuông và Tương Dương.

Sự phát triển giống mới cùng với việc cải tiến các biện pháp canh tác thực sự góp phần giúp các đơn vị sản xuất trong tỉnh tăng năng suất lao động, tăng giá trị sản xuất nông nghiệp trên một hécta canh tác.

Cùng với sự phát triển của bộ giống mới, việc sử dụng các loại phân bón vi sinh cũng ngày càng tăng. Đặc biệt loại phân bón tổng hợp NPK mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chỉ trong năm 1999 đã sản xuất và tiêu thụ 20.000 tấn NPK tổng hợp các loại, tăng 5.000 tấn so với năm trước. Sang năm 2002, sản lượng phân bón đạt 63.000 tấn, tăng hơn ba lần so với năm 1999.

Nhìn chung, hệ thống giống cây trồng, vật nuôi ở Nghệ An hiện đã khá đa dạng, với hàng trăm giống mới đưa vào từ nhiều nguồn khác nhau, góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển nền sản xuất nông nghiệp từ mục tiêu sản lượng sang mục tiêu giá trị thu nhập.

2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn

2.2.2.1 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ

Trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế của tỉ nh, trong những năm gần đây đã có sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP, trong khi về số tuyệt đối, giá trị sản lượng các ngành vẫn tăng lên khá đều đặn. Ngành dịch vụ có sự chuyển biến nhanh hơn, từ 6,1% năm 1995 lên 9, 5% năm 2002. (Có thể thấy rõ hơn điều này qua số liệu ở bảng 2.3)

Bảng2.3: Cơ cấu kinh tế ngành khu vực nông thôn Nghệ An

Đơn vị: %



Năm 1995

Năm 2002

Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ

Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ

Nghệ An

88,5

6,1

6,1

81,7

8,8

9,5

Cả nước

71,4

13,8

13,8

75,6

10,6

13,8

Nguồn: Tổng hợp số liệu về nông, lâm, thuỷ sản của Tổng cục thống kê

Tuy tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp đã có xu hướng giảm xuống nhưng còn chậm, đến năm 2002 vẫn còn chiếm trên 81,7%, trong khi chỉ số chung cả nước là 75,6%, tỷ trọng công nghiệp chỉ tăng từ 6,1% năm 1995 lên 8,8% năm 2002. Như vậy, hiện tại tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chưa được 20%. So với mức chung cả nước thì cơ cấu kinh tế Nghệ An còn lạc hậu hơn nhiều.

Trong cơ cấu kinh tế nông thôn của tỉnh, giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo (chiếm 81,7%), điều này thể hiện kinh tế nông thôn về cơ bản vẫn là nền kinh tế thuần nông. Trong kinh tế nông nghiệp, tập trung chủ yếu vào cây lương thực, đặc biệt là cây lúa. Tổng giá trị công nghiệp và dịch vụ nông thôn mới chiếm chưa tới 20% (công nghiệp: 8,8%, dịch vụ: 9,5%), thấp xa so với cả nước (10,6% và 13,8%).

Ngoại trừ một số ngành nghề dịch vụ như điện, nước, vận tải và thương mại, còn các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ gần như phát triển tự phát, chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Một số làng nghề truyền thống ở Nghi Lộc, Diễn Châu, Nam Đàn, Hưng Nguyêndù đã được quan tâm,

phát huy thế mạnh, nhưng hệ thống thể chế, chính sách chưa hoàn chỉnh, đồng bộ nên mới chỉ phát triển về lượng, còn khả năng cạnh tranh thấp, trong khi đó thực tiễn CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn lại đòi hỏi dịch vụ phải ngày càng có vai trò lớn hơn.

Đặc biệt, tại một số xã, huyện thuộc vùng núi Nghệ An vẫn chưa coi trọng sản xuất công nghiệp và dịch vụ, thậm chí còn cho đó chỉ là các hoạt động phụ, chỉ làm thêm lúc nông nhàn. Tư duy đó đã không phát huy được tiềm năng phát triển tiểu thủ công nghiệp rất lớn tại các vùng này.

Bảng 2.4: Cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp, thuỷ sản Nghệ An

Đơn vị: %


Ngành

Nông nghiệp

Lâm nghiệp

Thủy sản

1996

2000

2003

1999

2000

2003

1999

2000

2003

Tổng số

100

100

100

100

100

100

100

100

100

Nuôi trồng

69,4

71,9

66,45

17,79

18,5

16,3

23,28

30,85

45,55

Khai thác

29,7

26,7

32,26

74,18

70,34

74,08

75,84

67,93

52,06

Dịch vụ

1,1

1,4

1,29

8,02

11,16

11,16

0,88

1,22

1,77

Nguồn: Niên giám thống kê Nghệ An năm 2003


Trong cơ cấu sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch đúng hướng. Thể hiện, tỷ trọng giá trị trồng trọt trong tổng thu nhập của ngành giảm dần, còn tỷ trọng giá trị chăn nuôi tăng dần. Tuy vậy, trồng trọt vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, với 69,42% năm 1996 và 66,45% năm 2003. Chăn nuôi sau 7 năm cũng chỉ tăng thêm 2,56%, từ 29,7% năm 1996 lên 32,26% năm 2003. Riêng các hoạt động dịch vụ cho nông nghiệp hầu như chưa phát triển. Đây chính là nguyên nhân của sự phát triển thấp kém trong nông nghiệp tỉnh này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/01/2023