Hệ Thống Kết Cấu Hạ Tầng Kinh Tế - Xã Hội

động kinh tế, nhất là trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Thực tế đó đặt ra nội dung cụ thể cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở vùng này là phải cải tạo, nâng cấp, và xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng, trước hết là tuyến đường Nam - Bắc, các tuyến đường sang Lào và sang các tỉnh bạn.‌

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

1.3.1. Nguồn tài nguyên thiên nhiên

Sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, cũng như của mỗi địa phương đều bị ảnh hưởng, trên một mức độ nhất định, bởi số lượng tài nguyên thiên nhiên. Do vậy, tốc độ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn dù trên phạm vi toàn quốc hay trong khuôn khổ của tỉ nh Nghệ An đều chịu ảnh hưởng nặng bởi nguồn tài nguyên hiện có. Tuy nhiên, kinh nghiệm thế giới đã chỉ ra rằng, nguồn tài nguyên thiên nhiên chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn chứ hoàn toàn không phải là yếu tố quyết định. Chẳng hạn, Nhật Bản hay Đài Loan là những nước khan hiếm về nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng vẫn thực hiện thành công CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Nguồn tài nguyên thiên nhiên bao gồm: đất đai, rừng, biển, tài nguyên trong lòng đất, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậuChính số lượng, trữ lượng, chất lượng, mật độ tập trung của các tài nguyên đất đai, rừng, biển, khoáng sản; tính phong phú và sự điều hòa của tài nguyên nước; tính ôn hòa và đặc trưng của tài nguyên khí hậu đã tạo nên những lợi thế khác nhau đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, do đó tác động trực tiếp đến tốc độ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nếu những tài nguyên trên khan hiếm, hoặc có những quy luật vận động khắc nghiệt (đối với nước và khí hậu)

thì chắc chắn rằng tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Điều này đã phần nào được thể hiện rõ tại vùng đất Nghệ An.

1.3.2. Nguồn vốn


Bất luận thế nào thì CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cũng luôn có nhu cầu về vốn, bao gồm cả vốn bằng tiền và vốn bằng tài sản hay cơ sở vật chất kỹ thuật. Nhu cầu đó càng lớn khi yêu cầu về tốc độ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn càng nhanh.

Để có nguồn vốn đó, chúng ta có thể lấy từ các nguồn: vốn ngân sách, vốn từ các chủ thể kinh doanh, vốn nhàn rỗi trong dân, vốn từ nước ngoàiTrong những nguồn vốn trên, vốn ngân sách nhìn chung hết sức hạn hẹp, nhất là trong điều kiện ngân sách nước ta luôn thâm hụt. Tuy vậy, Nhà nước vẫn và sẽ phải có những sự đầu tư nhất định vào những hạng mục quan trọng như hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, đào tạo nhân lựcthì quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn mới có điều kiện căn bản để thực hiện. Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp cũng hạn chế, do đó khả năng tự tích lũy để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là không nhiều. Như vậy, chỉ còn lại hai nguồn từ trong dân và từ nước ngoài là nhà nước có thể huy động được. Nhưng điều đó đòi hỏi phải có cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích dân chúng tiết kiệm và thu hút đầu tư nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

1.3.3. Khoa học - công nghệ

Tiến bộ khoa học - công nghệ có vị trí đặc biệt đối với tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Vị trí của nguồn lực này càng lớn khi chúng ta bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của kinh tế tri thức. Nếu nguồn lực này càng dồi dào thì tốc độ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn càng nhanh.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An - 5

Nguồn lực khoa học - công nghệ bao gồm:

- Tiềm năng về đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học - công nghệ. Đội ngũ này không chỉ là sự thể hiện về số lượng nhà khoa học, mà quan trọng hơn là chất lượng, trình độ của đội ngũ đó. Khả năng tiếp thu những thành tựu khoa học - công nghệ thế giới của đội ngũ này càng cao thì những thành tựu đạt được càng lớn, nhờ đó sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn càng sớm thành công.

- Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ nghiên cứu, triển khai khoa học - công nghệ, gồm: các phương tiện để nghiên cứu như máy móc thiết bị, phòng thí nghiệm, nhà xưởngCơ sở này càng hiện đại thì hiệu quả nghiên cứu càng cao, khả năng ứng dụng vào sản xuất càng lớn.

- Vốn đầu tư cho nghiên cứu, triển khai khoa học - công nghệ. Vốn đầu tư cho nghiên cứu càng nhiều thì cơ hội thành công càng lớn.

1.3.4. Nguồn nhân lực

Một yếu tố có tác động rất lớn đến sự thành công của CNH, HĐH nói chung và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng là nguồn nhân lực. Yếu tố này ngày càng có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các nguồn lực khác khi sử dụng sẽ bị cạn kiệt hoặc hư hỏng đi, riêng nguồn nhân lực, càng sử dụng càng cho hiệu quả. Chúng ta đều biết rằng, nếu không có đội ngũ đông đảo những công nhân lành nghề, những nhà khoa học kỹ thuật tài năng, giỏ i chuyên môn nghiệp vụ, những nhà doanh nghiệp tháo vát, những nhà lãnh đạo, quản lý tận tụy và có kinh nghiệm, biết nhì n xa trông rộng… thì sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽ khó thành công. Trong sự phát triển kinh tế hiện đại, chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố quyết định. Không có nguồn nhân lực chất lượng cao thì không thể thực hiện thắng lợi CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy các nước, nhất là các nước công nghiệp mới Châu Á đã rất coi trọng tài nguyên con người.

Dĩ nhiên, yếu tố số lượng nguồn nhân lực cũng có tác động khá mạnh tới tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nếu số lượng nguồn nhân lực quá ít thì không đáp ứng đủ nhu cầu về lao động của quá trình này. Ngược lại, nếu nguồn nhân lực quá nhiều, và đằng sau đó là qui mô dân số quá đông và tốc độ tăng dân số cao thì sẽ rất khó khăn cho quá trình đó.

1.3.5. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho phát triển nông nghiệp và nông thôn bao gồm nhiều yếu tố, nhưng có thể khái quát lại trong 4 yếu tố cơ bản là: điện, đường, trường, trạm. Sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng và CNH, HĐH có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Những nơi có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển thì quá trình CNH, HĐH diễn ra một cách thuận lợi hơn, có tốc độ và qui mô lớn hơn; ngược lại, ở những nơi đã đạt trình độ CNH, HĐH cao thì cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ hơn và hoàn thiện hơn. Như vậy, có thể nói rằng, phát triển cơ sở hạ tầng vừa là điều kiện, vừa là kết quả của CNH, HĐH, đặc biệt là hệ thống cơ sở hạ tầng ở nông thôn.

Sản xuất nông nghiệp hàng hóa và phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn không thể thiếu các công trình thủy lợi, đường sá, hệ thống điện lưới, hệ thống thông tin liên lạc, kho chứa và bảo quản hàng hóa, chợ và các trung tâm buôn bán… Một khi hệ thống kết cấu hạ tầng đã được tạo lập tương đối đầy đủ và đồng bộ ở nông thôn thì các nhà đầu tư sẽ bỏ vốn đầu tư vào địa bàn này, do đó các lĩnh vực khác nhau ở nông thôn đều được phát triển.

1.3.6. Vai trò quản lý của Nhà nước


Quản lý của Nhà nước có ảnh hưởng mang tính quyết định đến thành công của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Mặc dù CNH, HĐH, đặc biệt là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đã được xác định là sự nghiệp của toàn dân, song sự thành công của sự nghiệp đó phụ thuộc rất lớn vào đường lối đúng đắn mà Đảng và Nhà nước đề ra và thực hiện. Vai trò của nhà nước trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thể hiện ở việc: quy hoạch và lựa chọn chiến lược cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; đưa ra và hoàn thiện

hệ thống chính sách và luật pháp phù hợp để huy động tối đa các nguồn lực cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Theo Diễn đàn kinh tế thế giới, vai trò của Nhà nước đóng góp đến 17% trong sự thành công của CNH, HĐH, ngang với nhân tố tài chính, còn khoa học - công nghệ cũng chỉ đóng góp 11%, nguồn nhân lực 16%. Chúng ta cũng thấy rõ hơn vai trò của Nhà nước đối với CNH, HĐH bằng sự đối chứng về những kết quả đạt được của đường lối CNH, HĐH trước và sau Đổi Mới (1986) ở nước ta mà đã có rất nhiều những tài liệu và số liệu được công bố trong thời gian qua.


Kết luận chương 1


Khi bàn tới việc lựa chọn con đường phát triển cho các nước chậm phát triển, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã đề cập tới sự lựa chọn giữa vai trò của nông nghiệp với vai trò của công nghiệp. Sự lựa chọn này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trì nh phát triển, đặc biệt đối với Việt Nam, một đất nước còn nghèo nàn và lạc hậu, với phần đông dân cư đang hoạt động và sinh sống ở nông thôn.

Trước đây, Việt Nam đã đánh giá thấp vai trò của nông nghiệp. Nhưng từ những năm 1980, đặc biệt là từ 1994 đến nay, Đảng ta đã nhận thức và xác định vai trò hết sức quan trọng của nông nghiệp, nông thôn trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, và chủ trương: “đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, phát triển sản xuất hàng tiêu

dùng và hàng xuất khẩu”[6]. Nhưng để thực hiện thành công sự nghiệp đó, đòi hỏi phải xác định đúng nội dung của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong từng thời kỳ cụ thể, đối với từng địa phương cụ thể.‌‌

Chương 2


THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở NGHỆ AN


2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CNH, HĐH NN, NT TRÊN ĐỊA BÀN

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên


Tỉnh Nghệ An nằm trên tuyến giao lưu Bắc - Nam và đường xuyên Á Đông - Tây. Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế, văn hóa của tỉnh và của khu vực Bắc Trung Bộ, cách Thủ đô Hà Nội 300 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.400 km về phía Bắc.

Nghệ An là tỉ nh có diện tích lớn, với 16.487,29km2, chiếm 5% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước và đứng vào hàng thứ 3 trong 64 tỉnh thành của cả nước, trong đó 3/4 là đồi núi. Điều kiện tự nhiên, kinh tế của tỉ nh tương đối đa dạng và phong phú, có miền núi, đồng bằng và biển. Đây là một thế mạnh mà rất ít địa phương có được.

Địa hình tỉnh Nghệ An nghiêng từ Tây sang Đông. Miền Tây Nam Nghệ An là vùng địa hình phức tạp nhất của tỉnh, có nhiều núi cao trên 2.000m, địa hình chia cắt mạnh, hiểm trở, độ dốc bình quân trên 30%. Miền đồng bằng ven biển có nhiều dãy núi thấp chạy ra tận biển làm cho bờ biển nhiều chỗ khúc khuỷu, có nhiều sông ngòi bắt nguồn từ phía Tây đổ dồn nước về phía Đông, làm cho địa hình bị chia cắt và hình thành các dải đồng bằng duyên hải, châu thổ và đồng bằng xen đồi.

Đất nông nghiệp của tỉ nh có 196 nghì n ha, đất lâm nghiệp hơn 684 nghì n ha, là điều kiện tốt để phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 31/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí