Ứng Dụng Tiến Bộ Khoa Học - Công Nghệ Trong Nông Nghiệp, Nông Thôn

kết hợp trên quy mô lớn, tập trung, tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Hiện trạng sử dụng quỹ đất của tỉnh được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất tỉnh Nghệ An năm 2002

Đơn vị: 1.000 ha, %


TT

Loại đất

Số lượng

Tỷ lệ

1

Tổng diện tích đất tự nhiên

1.648,7

100

2

Đất nông nghiệp

196

11,89


- Cây hàng năm

142,3

8,63


- Cây lâu năm

12,4

0,75


- Đồng cỏ

0,3

0,08


- Ao hồ

2,4

0,14


- Vườn

37,7

2,29

3

Đất lâm nghiệp có rừng

684,4

41,51


- Rừng tự nhiên

623,1

37,79


- Rừng trồng

61,3

3,72

4

Đất chuyên dùng

51,2

3,1

5

Đất ở

14,9

0,9

6

Đất chưa sử dụng

693,2

42,62


- Đất bằng

84,5

5,69


- Núi đá, sông suối

608,6

36,91

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An - 6

Nguồn: Phát triển bền vững miền núi Nghệ An”, Nxb NN, H, 2002

Đất nông nghiệp của Nghệ An đã được sử dụng ngày càng hiệu quả hơn. So với năm 1990, diện tích đất nông nghiệp năm 2002 đã tăng lên 7,2 nghìn

ha (tăng 3,82%). Trong diện tích đất nông nghiệp, diện tích cây hàng năm tăng khá và trong đó đất cây công nghiệp hàng năm tăng lớn nhất (6,4 ha = 4,7%), đất cây lâu năm tuy có giảm nhưng chất lượng sử dụng đất lại cao hơn và đất vườn cũng tăng nhiều.

Riêng đất chưa sử dụng hiện còn rất lớn là 693,2 nghìn ha (chiếm 42,6% diện tích tự nhiên), nhưng hiện đã thu hẹp lại đáng kể so với năm 1990 (784,6 nghìn ha), trong đó đất bằng được thu hẹp lại từ 176,1 nghìn ha xuống chỉ còn 84,5 nghìn ha. Điều đó nói lên rằng, tuy đất chưa sử dụng còn lớn nhưng phần đất bằng dễ khai thác không còn nhiều, do đó quỹ đất để mở rộng canh tác nông nghiệp hoặc lâm nghiệp thực sự không còn nhiều. Vì vậy, đòi hỏi tỉnh phải có hướng đầu tư chiều sâu chất lượng. Cụ thể là, đối với cây trồng nông nghiệp thì phải thâm canh, cây rừng đã có cũng phải đạt đủ tiêu chuẩn che phủ vững chắc. Riêng diện tích núi đá và sông suối trong phần đất chưa sử dụng tuy còn lớn đến hơn nửa triệu ha nhưng việc khai thác, sử dụng có hiệu quả đối với các loại đất này cũng không dễ dàng trong tương lai gần.

Nghệ An thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do địa thế Nghệ An đứng bên bờ đại dương gắn liền với lục địa, vừa dựa lưng vào dãy núi Trường Sơn nên chịu ảnh hưởng của khí hậu miền biển đồng thời chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng và gió mùa Đông Bắc lạnh ẩm.

Toàn tỉnh có 2 hệ thống sông lớn bắt nguồn từ nước Lào là sông Cả và sông Hiếu. Một số sông nhỏ bắt nguồn từ nội tỉ nh như sông Hoàng Mai, sông Cấm với tổng chiều dài hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828 km, với mật độ trung bình là 0,6 - 0,7 km/km2. Hệ thống sông ngòi tuy nhiều nhưng khả năng vận tải thuỷ bị hạn chế do lòng sông hẹp, nhiều thác gềnh,

chảy xiết về mùa lũ, còn mùa khô bị hạn ở nhiều nơi, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung, hệ thống thuỷ văn của tỉnh có nguồn nước khá dồi dào, đủ để đáp ứng cho sản xuất và phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân, nhưng cũng tuỳ thuộc vào từng năm và từng thời vụ trong năm. Các số liệu quan trắc được ở trạm thuỷ văn huyện Nam Đàn cho thấy từ năm 1997 đến nay, năm nào cũng có ít nhất 2 - 3 đợt lũ, năm nhiều nhất 4 - 5 đợt lũ.

Tài nguyên động, thực vật tiềm ẩn trên các vùng miền núi và đặc biệt trong quỹ rừng tỉnh Nghệ An là phong phú, đa dạng và thuộc hệ thống sinh thái Bắc Trường Sơn.

Tài nguyên khoáng sản của Nghệ An khá phong phú, trong đó có một số loại có trữ lượng lớn có thể khai thác với quy mô công nghiệp, như: đá vôi trắng gần 1 tỷ tấn chất lượng tốt; đá xây dựng trữ lượng gần 1 tỷ m3; đất sét làm nguyên liệu xi măng 300 triệu tấn, đá bazan trên 260 triệu m3, trên 54 triệu m3 đá đen, sét làm gốm sứ cao cấp trên 300 triệu tấn, đá granite trữ lượng trên 160 triệu tấnĐiều đáng nói là, tài nguyên khoáng sản của Nghệ An chủ yếu tập trung thành quần thể tại các huyện miền núi. Các vật liệu

xây dựng như mỏ đá ở huyện Nghĩa Đàn, cuội sỏi ở huyện Thanh Chương, sét gạch ngói ở Nghĩa Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, đá ốp lát ở Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Con Cuôngđược xem là những nguồn tài nguyên có giá trị cho quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là trong quá trình phát triển bền vững tại địa phương này, việc khai thác các tài nguyên sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng đến môi trường tại đây và đó cũng là vấn đề cần được trù liệu trước.

Như vậy, điều kiện tự nhiên vừa tạo những thuận lợi, vừa tạo những bất lợi cho Nghệ An trong tiến trì nh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Những thuận lợi chính là:

- Nghệ An có vị trí khá thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và trên thế giới. Với điều kiện địa lý thuận lợi cho việc phát triển hệ thống cảng biển và cửa khẩu quốc tế, Nghệ An trở thành cửa ngõ thông thương với các nước trên thế giới. Đây chính là điều kiện thuận lợi để tỉnh Nghệ An tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giớ i, nhằm tạo tốc độ phát triển kinh tế cao, đẩy nhanh tốc độ hội nhập với khu vực và trên thế giới.

- Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, là điều kiện thuận lợi cơ bản để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển toàn diện về nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

- Là tỉnh đứng thứ ba trên cả nước về diện tích đất tự nhiên, đây chính là nguồn lực để khai thác các dự án đầu tư từ các tỉnh bạn và các nước phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Với ba vùng đất đai rõ rệt là điều kiện để phát triển nền kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp kết hợp.

- Rừng rộng và có đặc điểm đa dạng sinh học, có nhiều loại động thực vật quý hiếm cho giá trị kinh tế cao, cho phép Nghệ An đẩy mạnh công nghiệp chế biến và xuất khẩu lâm sản, nâng tỷ trọng đóng góp của lâm nghiệp trong tổng thu nhập quốc dân trên địa bàn.

- Nghệ An có bờ biển rộng và hệ thống sông ngòi chằng chịt là điều kiện để phát triển hệ thống giao thông thuỷ, cho phép các loại tàu thuyền ra vào thuận tiện, là tụ điểm giao lưu kinh tế với các tỉnh bạn và nước ngoài.

Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi như trên là một lợi thế so sánh của Nghệ An trong tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Một địa bàn vừa có biển, vừa có rừng, có đồng bằng trồng lúa và các loại cây ăn quả, có ao hồ sông suối, bến cảng, cửa khẩu… đã tạo nên nguồn lực mạnh mẽ từ bên trong, nhờ đó tỉnh có thể khai thác có hiệu quả từ bên ngoài để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Những bất lợi chủ yếu là:

- Địa hì nh dốc, nghiêng từ Tây sang Đông tuy có tạo điều kiện để xây dựng các trạm thủy điện nhỏ, song nó lại làm cho đất dễ bị bào mòn, rửa trôi;

- Lãnh thổ rộng và đồi núi nhiều là điều kiện để quảng canh nhưng lại khó “lấp bằng” trình độ phát triển giữa các vùng

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội


Nghệ An cũng là tỉnh được thừa hưởng các yếu tố kết cấu hạ tầng của quốc gia như loại hình giao thông sắt, thủy, bộ và đường hàng không. Ở đây có cả 3 tuyến quốc lộ xuyên Việt chạy qua là: quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và đường sắt Bắc Nam. Ngoài ra còn có quốc lộ 7 nối liền hành lang Đông - Tây… là nơi giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới.

Đường dây tải điện 500 KV quốc gia đi qua địa phận tỉnh Nghệ An tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới điện phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, với địa hình nghiêng từ tây sang đông nên có nhiều sông suối nằm ở độ dốc cao, nước chảy xiết tạo điều kiện để xây dựng các công trình thủy điện nhỏ đáp ứng yêu cầu tại chỗ của sản xuất và đời sống các xã vùng cao.

Nghệ An còn có cửa khẩu quốc tế quan trọng như Nậm Cắn, Thanh Thuỷ, có cảng biển Cửa Lò, sân bay Vinh và ga Vinh tạo điều kiện thuận lợi cho

việc phát triển mạnh các ngành kinh tế thương mại và dịch vụ. Với điều kiện đó, Nghệ An trở thành cầu nối giữa hai miền Nam - Bắc, là cửa ngõ sang Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan.

Nghệ An có cảnh quan thiên nhiên đẹp, nhiều di tích lịch sử văn hoá lâu đời cho phép phát triển ngành du lịch, dịch vụ tạo nguồn vốn tích luỹ cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Những cơ sở văn hoá, du lịch ở Nghệ An hết sức hấp dẫn như bãi biển Cửa Lò, khu nước sốt Pù Mát, khu di tích quê Bác Hồ và khu mộ bà Hoàng Thị Loan, lâm viên núi Quyết, vườn chim Hưng Hoà... Và một số cảnh quan du lịch của tỉnh bạn Hà Tĩnh (cách Nghệ An trong vòng bán kính 15 km) như: bãi biển Xuân Thành, Chùa Hương Tích, Đền Củi, mộ đại thi hào Nguyễn Du, quê Hương cố tổng bí thư Trần Phú... cũng có tác động tích cực đến sự phát triển ngành du lịch, dịch vụ của Nghệ An.

Tuy có những điều kiện thuận lợi cơ bản như trên, song việc khai thác các yếu tố đó chưa có hiệu quả, do vậy trình độ phát triển kinh tế của Nghệ An hiện vẫn còn thấp. Máy móc công nghệ lạc hậu, lao động thủ công còn chiếm tỷ trọng lớn, lực lượng lao động qua đào tạo thấp… Cho đến nay, dù đã có nhiều cố gắng nhưng mức thu nhập bình quân đầu người của tỉnh vẫn còn thấp hơn nhiều so với cả nước.

Dân số Nghệ An tính đến ngày 31/12/2003 có 2,99 triệu người, đứng thứ tư cả nước về qui mô (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hoá và Hà Nội), trong đó 89,5% dân số sống ở khu vực nông thôn, trên 1 triệu người sống ở miền núi. Đồng bào dân tộc thiểu số gần 45 vạn người, sống chủ yếu tại các huyện, xã miền núi vùng sâu, vùng xa, biên giới trong đó 8 vạn người là đối tượng thực hiện định canh định cư, sống chủ yếu bằng phát nương làm rẫy, du canh du cư. Toàn tỉnh có hơn 1,69 triệu người trong độ tuổi lao động,

trong đó lao động trong các ngành nông - lâm - ngư nghiệp là 1,13 triệu, chiếm 66,7% tổng lực lượng lao động[15].

Theo số liệu năm 1999, chỉ số HDI (chỉ số do Liên hiệp quốc sử dụng để phân loại trình độ phát triển đối với các nước trên thế giới, chỉ số này dựa trên 3 tiêu chí về tuổi thọ, trình độ học vấn và thu nhập bình quân đầu người) của Nghệ An là 0,669 - đứng thứ 26/61 tỉnh thành của cả nước[7] .

Nghệ An nổi tiếng là vùng đất hiếu học, trình độ học vấn của người dân Nghệ An khá cao, 98,77% dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ do vậy trình độ học vấn của lực lượng lao động nông thôn ở đây thuộc loại cao so với nhiều vùng khác. Tỷ lệ lao động tốt nghiệp THCS trở lên của cả nước là 18,29% thì ở Nghệ An là 19,02%. Nhìn chung, người lao động ở đây cần cù, chịu khó và ham học hỏi. Trình độ lao động của người nông thôn chênh lệch ít so với người lao động ở thành thị là điều kiện thuận lợi để thực hiện có hiệu quả tiến trình chuyển giao khoa học - công nghệ về nông thôn. Nhiều nhà khoa học người Nghệ An đã thành danh và đang công tác trên mọi lĩnh vực khắp trong và ngoài tỉnh là lợi thế lớn khi tỉnh huy động được nguồn lực này vào sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Tóm lại, những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội Nghệ An vừa tạo những thuận lợi căn bản để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, song cũng gây không í t khó khăn thách thức cho quá trì nh này. Vì vậy, Nghệ An phải nắm bắt và phát huy những yếu tố tác động tích cực, khắc phục những hạn chế, khó khăn để đưa sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sớm đến ngày thắng lợi.

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH NGHỆ AN TỪ 1996 ĐẾN NAY

Qua 20 năm đổi mới, đặc biệt kể từ sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ năm khoá VII (tháng 6 - 1993) về “tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội nông thôn”, đến nay nông nghiệp và nông thôn tỉnh Nghệ An đã đạt được những thành tựu quan trọng, đáng khích lệ. Nhìn tổng quát, những thành tựu đã thể hiện ở sự tăng lên qua các năm của các chỉ tiêu về năng suất cây trồng và sản lượng lương thực cũng như lương thực bình quân/đầu người; tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản; tỷ trọng các ngành sản xuất phi nông nghiệp trong nông thôn; trang bị công cụ cơ giới cho sản xuất; văn hoá giáo dục y tế, dân chủ hoá nông thônNhững thành tựu cụ thể sẽ được phân tích trên các mặt sau:

2.2.1. Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn

Tại nhiều địa phương ở Nghệ An, tiến bộ khoa học - công nghệ đã được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực sản xuất, trong đó lĩnh vực nông nghiệp đã được đặc biệt chú trọng. Thể hiện:

2.2.1.1 Cơ giới hóa nông nghiệp


Công cụ sản xuất cơ giới là phương tiện mạnh mẽ nhất và trực tiếp nhất đảm bảo thành công của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Trong những năm qua, Nghệ An đã rất coi trọng việc trang bị các công cụ cơ giới cho sản xuất nhằm tăng năng suất lao động và tăng năng suất cây trồng vật nuôi, nhờ đó năng lực thiết bị dùng cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng tăng.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 31/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí