được 30 trạm thuỷ điện nhỏ hoạt động với công suất trên dưới 10 KW. Sự cố gắng đó đã nâng tỷ lệ xã được dùng điện của Nghệ An đạt mức khá cao, cao hơn mức trung bình chung cả nước. Có thể thấy điều này qua bảng số liệu so sánh sau:
Bảng 2.6: Mức độ sử dụng điện ở nông thôn năm 2002
Tổng số xã | Xã có điện | Thôn có điện | Hộ có điện | ||||
Số lượng | Số lượng | % | Số lượng | % | Số lượng | % | |
Cả nước Nghệ An | 8.935 431 | 7.376 370 | 82,5 85,8 | 62.150 4.696 | 77,2 88,9 | 1.032.915 498.838 | 79 90,1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ứng Dụng Tiến Bộ Khoa Học - Công Nghệ Trong Nông Nghiệp, Nông Thôn
- Mức Độ Trang Bị Một Số Máy Móc Thiết Bị Chủ Yếu
- Phát Triển Công Nghiệp, Dịch Vụ Và Ngành Nghề Ở Nông Thôn
- Một Số Vấn Đề Mới Đặt Ra Cho Quá Trình Cnh, Hđh Nông Nghiệp, Nông Thôn Nghệ An Trong Thời Gian Tiếp Theo
- Mục Tiêu Cnh, Hđh Nông Nghiệp, Nông Thôn Nghệ An Đến Năm 2010
- Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Gắn Với Tạo Việc Làm Cho Người Lao Động
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê của tổng cục thống kê)
Như vậy, đến năm 2002 mức độ sử dụng điện ở nông thôn Nghệ An đã đạt cao hơn mức trung bình cả nước, kể cả tỷ lệ xã, tỷ lệ thôn và tỷ lệ hộ được dùng điện. Trong khi tỷ lệ xã có điện trung bình cả nước chỉ đạt 82,5% thì ở Nghệ An là 85,85%. Điều đó cho thấy dù trình độ phát triển kinh tế còn thấp nhưng bộ mặt nông thôn của tỉnh đã có sự tiến bộ đáng kể.
Sự phát triển của điện khí hoá nông thôn cho phép mở mang ngành nghề, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống cả vật chất và văn hoá của người dân nông thôn. Tuy vậy, hiện nay toàn tỉnh vẫn còn 61 xã chưa có điện, chiếm 14,15%. Thêm vào đó, hệ thống điện lưới đã cũ, chất lượng thấp, nguồn cung cấp thiếu ổn định… đã ảnh hưởng đến đời sống vốn đã thấp kém của nông dân.
2.2.4.3 Hệ thống thông tin liên lạc
Nhờ hệ thống điện phát triển mà mạng lưới bưu chí nh viễn thông nông thôn Nghệ An cũng phát triển khá mạnh, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống. Mạng lưới bưu chính có 122 bưu cục, 263 đại lý, kiốt, 320 điểm bưu điện văn hó a xã. Năm 2004, toàn tỉ nh có 398/467 xã phường có máy điện thoại, đạt tỷ lệ 85,2%; 18 trạm thông tin di động Vinaphone. Tí nh đến năm 2005, số máy điện thoại tí nh bì nh quân trên 100 dân đạt
8 máy[32]. Tại một số nơi, chiếc máy điện thoại đã trở thành phương tiện kinh doanh hữu hiệu.
Tuy phát triển mạnh về bưu chính viễn thông, song về lĩnh vực truyền hình lại phát triển chậm, chỉ 90,7% số xã có tivi. Các phương tiện truyền thanh, truyền hì nh là cầu nối về thông tin giữa các vùng và là điều kiện rất cần cho sự phát triển kinh tế hàng hoá, nhưng hiện nay Nghệ An vẫn còn nhiều xã vùng cao mù thông tin. Nhìn chung, các phương tiện viễn thông chủ yếu mới chỉ phục vụ mục tiêu văn hoá, tinh thần mà chưa được sử dụng như một phương tiện sản xuất kinh doanh ở nông thôn. Điều đó có nghĩa là, tác động của nó đến sự phát triển của kinh tế thị trường ở trong tỉnh, nhất là tại các huyện, xã vùng cao còn rất hạn chế.
2.2.4.4 Hệ thống giáo dục và y tế
Nghệ An được cả nước biết đến với truyền thống hiếu học. Hệ thống giáo dục ở đây có sự phát triển về cả số lượng và chất lượng. Ngoài hệ thống các trường THCS, THPT và trường dạy nghề thì tỉnh còn có trường đại học Vinh. Đại học Vinh với khả năng liên kết mở rộng và chuyển thành trường Đại học đào tạo đa ngành. Năm 1998, Nghệ An đã được công nhận là tỉnh phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ theo tiêu chuẩn quốc gia. Đến năm 2003 đã có trên 99% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học. Đến nay, các cấp học được phát triển đồng đều ở các vùng. Tất cả các phường, xã đều có trường tiểu học
và trường THCS. Về phổ cập THCS đã có 285 phường, xã hoàn thành, chiếm 60,77%[15]. Đến cuối năm 2004, số trường học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh đạt 216 trường[32].
Trong lĩnh vực y tế, thực hiện chính sách đưa bác sĩ và cán b ộ y tế về tuyến xã, hệ thống trạm y tế đã được củng cố và hoàn thiện. Cùng với việc tăng cường cán bộ ngành y cho cơ sở, tỉnh còn chú trọng nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh. Đến năm 2001 mạng lưới y tế đã phủ kín toàn tỉnh. Tính đến năm 2003, đội ngũ cán bộ y tế tỉ nh Nghệ An có 6.218 người, trong đó có
1.252 người có trình độ bác sĩ trở lên, bình quân có 2,3 bác sĩ/1 vạn dân. Năm 2003, toàn tỉnh có 542 cơ sở y tế với 6.175 giường bệnh, trong đó có 26 bệnh viện (6 bệnh viện tuyến tỉnh, 1 bệnh viện thành phố, 18 trung tâm y tế huyện, thị), 43 phòng khám đa khoa khu vực, 469 trạm y tế xã phường[50].
Bảng 2.7: Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội tỉnh Nghệ An năm 2001
Đơn vị: xã, %
Cả nước | Nghệ An | |||
Số lượng | Tỷ lệ | Số lượng | Tỷ lệ | |
Xã có trường tiểu học | 8.939 | 99,9 | 431 | 100 |
Xã có trường THCS | 7.561 | 84,5 | 407 | 94,4 |
Xã có trường THPT | 782 | 8,7 | 50 | 11,6 |
Xã có trạm y tế | 8.863 | 99 | 431 | 100 |
Nguồn: Kết quả sơ bộ tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2001
Sự phát triển của hệ thống y tế, giáo dục đã có vai trò rất quan trọng trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn, tăng khả năng nắm bắt và ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là hệ thống hạ tầng xã hội của Nghệ An luôn đạt mức cao của cả nước: số trường THPT đứng thứ 2, số giường bệnh và số cán bộ y tế đứng thứ 3 cả nước.
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆ N ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH NGHỆ AN
2.3.1. Một số kết quả, hạn chế và nguyên nhân
Nghiên cứu thực tiễn quá trì nh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tỉ nh Nghệ An, cho phép đưa ra những nhận xét, đánh giá trên các mặt mạnh, yếu cơ bản sau:
2.3.1.1 Những kết quả chủ yếu đạt được
- Cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ hơn.
Trong cơ cấu GDP nông thôn, giá trị tuyệt đối của sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng lên nhưng tỷ trọng của nó trong GDP lại giảm xuống, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên cả số tuyệt đối và tương đối.
Hàng năm sản xuất lương thực tăng bình quân 5%, tạo ra giá trị sản xuất lương thực ngày càng lớn, nhưng tỷ trọng đã giảm dần trong cơ cấu giá trị trồng trọt. Trong lương thực, cây ngô đã dần chiếm vị trí đáng kể. Tính đến năm 2003, diện tích trồng ngô đã đạt 45.044 ha, tăng so với 1996 là 17.142 ha, sản lượng cũng tăng 17,2%. Tỷ trọng giá trị cây lương thực cũng tăng. Sản lượng cây công nghiệp tăng bình quân 8%/ năm. Một số vùng tập trung chuyên canh đã mở rộng, trong đó một số lượng lớn hàng hoá đã được xuất khẩu. Trong cơ cấu sản xuất, ngư nghiệp đã bắt đầu vươn ra đánh bắt xa bờ. Sản lượng đánh bắt, nuôi trồng có xu hướng tăng từ giữa những năm 1990, và hiện nay ngư nghiệp đã trở thành ngành mũi nhọn của tỉnh.
- Các thành tựu khoa học công nghệ bước đầu được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp.
Trong thời gian qua, máy móc nông nghiệp đã được trang bị ngày càng nhiều cho nông dân, nhất là để phục vụ cho khâu làm đất, xay xát, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, chế biến… Số máy móc không chỉ để phục vụ nhu cầu canh tác của từng gia đình mà còn được sử dụng kinh doanh (qua hình thức cho thuê- một loại hình dịch vụ mới mẻ tại nông thôn Nghệ An).
Công nghệ sinh học và hoá học đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi. Về công nghệ hoá học, nhiều loại thuốc trừ cỏ dại, trừ bệnh cho vật nuôi, các chất kích thích cây trồng, vật nuôi… được sử dụng phổ biến. Để phục vụ nhu cầu trong sản suất nông nghiệp, chính quyền địa phương đã chú trọng đầu tư nâng cấp, mở rộng các doanh nghiệp và có chính sách trợ giá cho nông dân. Về công nghệ sinh học, công tác nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ sinh học đã có những bước tiến bộ, đặc biệt với các giống lúa, ngô lai, gia cầm… Nhiều loại giống mớ i có năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu sự khắc nghiệt của thời tiết miền trung đã được triển khai trên diện rộng, đồng thời tạo điều kiện luân canh, xen canh, tăng vụ. Trong công nghệ bảo quản và chế biến các loại nông sản, công nghệ truyền thống đã được kế thừa và lưu giữ, chế biến các món ăn như nước mắm, tương, rượu đặc sản địa phương, mặt khác cũng nghiên cứu và nhập khẩu công nghệ mới để sản xuất với quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn chất lượng của thị trường đối với một số sản phẩm công nghiệp bảo quản, chế biến lương thực. Các kết quả này là nền tảng để huớng tới nền công nghiệp sạch, an toàn.
- Trình độ người lao động nông thôn đã được được cải thiện một bước.
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn Nghệ An trong những năm gần đây phát triển khá nhanh. Giai đoạn 1996- 2002, tỷ lệ lao động qua đào tạo ở Nghệ An tăng khá. So với cả nước, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo bình quân chỉ thấp hơn các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng.
Trình độ học vấn của lao động nông thôn không thua kém nhiều so với lao động thành thị, và sự chênh lệch về trình độ chuyên môn kỹ thuật đang được thu hẹp dần.
Đội ngũ cán bộ từ tỉnh, huyện đến xã, thôn, xóm đã ngày càng có vị trí quan trọng thúc đẩy nông nghiệp, ở huyện đã có hội khuyến nông thường xuyên đào tạo kỹ thuật cho nông dân về nuôi, trồng, đánh bắt thuỷ sản. Các cán bộ thú y, thuỷ lợi, lâm nghiệp… đã là cầu nối để nông dân tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật. Nhiều người dân sau khi được học tập lại trở thành “cán bộ nguồn”, đào tạo những người khác.
- Kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội được cải thiện.
Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn Nghệ An được xây dựng khá đồng bộ. Ngoài tuyến đường quốc lộ 1 qua địa phận tỉnh, các hệ thống đường liên huyện, liên thôn, liên xã cũng được nâng cấp, do đó tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng cao nay đã có đường ô tô về đến trung tâm. Hệ thống thông tin liên lạc được phát triển và hiện đại hoá. Đến nay, số xã và số hộ được sử dụng điện thoại đã tăng lên rõ rệt.
- Các vấn đề xã hội đã được quan tâm giải quyết
Cùng với sự phát triển kinh tế ở nông thôn, Nghệ An đã chú ý giải quyết các vấn đề xã hội. Trước hết là tạo việc làm mới cho rất nhiều lao động, đặc biệt là lao động nông thôn. Nhiều vùng trước đây thuần nông, thương mại, dịch vụ đóng góp không đáng kể thì với hướng xuất khẩu lao động, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã đưa thương mại, dịch vụ đóng góp đáng kể trong cơ cấu kinh tế. Điều này cũng đã tăng thu nhập bình quân đầu người/năm. Tỷ lệ hộ đói nghèo ngày càng giảm.
Hệ thống giáo dục và y tế có sự phát triển mạnh hơn trước. Nghệ An từ trước đến nay vẫn nổi tiếng là vùng đất học, hiện nay các xã đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, một số vùng đạt chuẩn phổ cập THCS. Mạng lưới y tế được hình thành rộng khắp các xã. Cơ sở vật chất và đội ngũ y bác sỹ ngày càng được quan tâm đầu tư hơn.
2.3.1.2 Các hạn chế chính
Mặc dù có được những tiến bộ đáng kể nói trên, nhưng tiến trình CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An vẫn còn một số hạn chế nhất định. Những hạn chế chính là:
- Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm và chưa gắn với thị trường. Nhìn chung vẫn đang phát triển theo hướng tự phát. Người sản xuất chưa có thói quen và bản lĩnh tìm và tiếp cận thị trường. Trong sản xuất nông nghiệp, giá trị ngành trồng trọt còn chiếm vị trí quan trọng, tỷ trọng chăn nuôi chỉ giao động trên dưới 27%. Trong cơ cấu cây lương thực, cây ngô tuy quan trọng cho cả lương thực và chăn nuôi vẫn chưa được khai thác tốt, nhóm các cây rau, quả, đậu… vẫn chậm phát triển. Một số cây công nghiệp và cây ăn quả đã phát triển nhưng ở một số nơi lại xâm chiếm bừa bãi đất rừng, làm nghiêm trọng thêm tình trạng môi trường sinh thái bị phá hủy. Trong ngư nghiệp, đánh bắt xa bờ mới được chú ý vài năm gần đây, còn nuôi trồng trên đất liền thì phát triển theo lối “quảng canh”, năng suất thấp.
- Sự phát triển ngành nghề công nghiệp và dịch vụ nông thôn còn kém. Ngoài hệ thống công nghiệp chế biến lúa, gạo, thực phẩm và ngành dịch vụ như điện, nước, vận tải đã có sự phát triển, còn lại tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ là tự phát, thậm chí cá biệt có ngành nghề còn không được quan tâm. Chưa có một hệ thống thể chế, chính sách hoàn chỉnh, đồng bộ đáp ứng có hiệu quả cho sự phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn.