Mô Hình Cơ Sở Dữ Liệu Về Công Nghiệp Hỗ Trợ Quốc Gia


Sơ đồ 4.1: Mô hình Cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ quốc gia


CỤC HẢI

QUAN

CỤC THUẾ

DOANH NGHIỆP

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

UBND QUẬN HUYỆN …

CỤC THỐNG KÊ TỈNH A

Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam - Hà Thị Hương Lan - 19

(xử lý, tổng hợp)

CỤC THỐNG KÊ TỈNH B

(xử lý, tổng hợp)

CỤC THỐNG KÊ TỈNH C…

(xử lý, tổng hợp)


NHÓM 3

….

WEBSITE TỈNH A

WEBSITE TỈNH B

WEBSITE TỈNH C..

NHÓM 1

NHÓM 2


TỔNG CỤC

HẢI QUAN

TỔNG CỤC THỐNG KÊ

(xử lý, tổng hợp...)

TỔNG CỤC

THUẾ


CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA

(xử lý, tổng hợp…)


NHÓM 1 CÔNG KHAI


NHÓM 3 DOANH NGHIỆP TỰ QUYẾT ĐỊNH

Doanh số bán hàng

Trang thiết bị

Khách hành chính

Chứng chỉ

ch.lượng

Tổng vốn

DN

Số lao động

Độ chính xác

chế tạo

Tên DN

Ch.sách

Địa chỉ

SP chính

Chi nhánh

Thông tin về lãnh đạo DN

Lợi nhuận,

chiến lược

Người kế

nhiệm

NHÓM 2 BẢO MẬT

CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ …..

CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ CNHT

QUỐC GIA (WEBSITE của Tổng

cục Thống kê)

CƠ SỞ DỮ LIỆU

VỀ …..

Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất


Vì vậy, khi thiết kế Mẫu đăng ký cung cấp thông tin sẽ bao gồm ba nhóm, để doanh nghiệp có quyền lựa chọn: Nhóm thứ nhất, thông tin công khai đối với mọi doanh nghiệp, gồm những nội dung tại điểm (i). Nhóm thứ hai, thông tin được bảo mật cho mọi doanh nghiệp, gồm những nội dung tại điểm (ii). Nhóm thứ ba, các thông tin có thể được công bố hay không do doanh nghiệp lựa chọn, gồm những nội dung tại điểm (iii) [đã nêu trên].

- Thông tin “Cơ sở dữ liệu CNHT quốc gia” gồm những nội dung chính sau: (i) Tên doanh nghiệp (công ty), địa chỉ, người đại diện, điện thoại, fax, web; chính sách của doanh nghiệp, năm thành lập, chi nhánh trong và nước ngoài (nếu có), loại hình kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm chính; (ii) Lợi nhuận, lãnh đạo doanh nghiệp (tuổi, trình độ đào tạo, thái độ,…), chiến lược, người kế nhiệm; (iii) Doanh số bán hàng hàng năm, tổng vốn, trang thiết bị sản xuất, độ chính xác chế tạo, khách hàng chính, số lao động, chứng chỉ chất lượng.

- Về nguyên tắc doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải công khai toàn bộ thông tin của mình trên CSDL về CNHT, có thể tham gia vào CSDL trên tình thần hoàn toàn tự nguyện. Vì vậy, khi thiết kế Mẫu đăng ký sẽ bao gồm ba nhóm, để doanh nghiệp có quyền lựa chọn: Nhóm thứ nhất, thông tin công khai đối với mọi doanh nghiệp, gồm những nội dung tại điểm (i). Nhóm thứ hai, thông tin được bảo mật cho mọi doanh nghiệp, gồm những nội dung tại điểm (ii). Nhóm thứ ba, thông tin có thể được công bố hay không do doanh nghiệp lựa chọn, gồm những nội dung tại điểm (iii) [đã nêu trên].

- Việc thống kê định kỳ hàng tháng thực hiện qua mạng từ quận, huyện lên tỉnh, thành phố và từ tỉnh, thành phố về Trung ương. Số liệu sau khi được xử lý sẽ truyền vào hệ thống. Hệ thống sẽ tự động xử lý, tổng hợp và truyền đưa lên cấp trên các số liệu thống kê định kỳ. Từ các số liệu thống kê, cần có kế hoạch để tổ chức thành CSDL thông tin cấp quốc gia.

Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành, địa phương có trách

nhiệm cập nhật toàn bộ vào CSDL. Có kế hoạch đôn đốc, kiểm tra việc triển khai


thực hiện, số liệu kê khai của các doanh nghiệp lĩnh vực CNHT, nhất là các trường hợp doanh nghiệp lĩnh vực CNHT có sự thay đổi. Có cơ chế xử lý kịp thời các trường hợp báo cáo kê khai thiếu chính xác...

4.2.1.7. Giải pháp về nguồn lực cho phát triển công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp

Theo tác giả, để đảm bảo nguồn lực cho phát triển CNHT cần thực hiện

những giải pháp sau:

(i) Các giải pháp về thu hút FDI chất lượng cao cho hoạt động CNHT:

- Xác định tính tương tác giữa chiến lược của các TNCs, tiềm năng lợi ích và năng lực quốc gia. Cải cách thủ tục hành chính và tạo môi trường thân thiện với doanh nghiệp.

- Quảng bá Việt Nam như một đích đến đầu tư, thông qua các đại sứ quán và lãnh sự quán để thu hút các nhà đầu tư tiềm năng vào CNHT chiến lược. Phối hợp và gắn kết các chính sách thu hút và giữ chân các nhà đầu tư nước ngoài.

- Tăng năng lực của các cơ quan trong phối hợp chính sách, chia sẻ thông tin và giảm thiểu xung đột là một phần thiết yếu của công tác xúc tiến đầu tư để có thể thu hút nguồn đầu tư nước ngoài như mong muốn. Chú trọng các chính sách hậu đầu tư cho doanh nghiệp đang đầu tư tại Việt Nam.

Việc gia nhập và ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp CNHT, do đó cần xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển đón đầu việc thâm nhập vào sân chơi mới đầy tiềm năng nhưng cũng không ít thách thức này. Hi vọng, với những chiến lược tính toán và đầu tư hợp lý, ngành CNHT Việt Nam sẽ có bước đột phá lớn khi gia nhập TPP.

(ii) Các giải pháp hỗ trợ vốn: Nhà nước cần sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi xây dựng một quỹ tài chính đảm bảo cho việc phát triển CNHT của những ngành đã được chỉ định, để có nguồn ngân sách cụ thể, minh bạch.


- Thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng trung gian kết nối giữa ngân hàng với các doanh nghiệp SMEs, giúp DNNVV có thể vay vốn khi gặp khó khăn về tài sản thế chấp; có thể bảo lãnh tín dụng cho các khoản vay từ ngắn hạn đến dài hạn nếu thấy dự án kinh doanh, sản xuất khả thi, đồng thời chia sẻ rủi ro giữa quỹ bảo lãnh tín dụng với tổ chức tín dụng khi xảy ra bất khả kháng không trả được nợ.

- Thành lập ngân hàng chính sách riêng cho các doanh nghiệp SMEs, tạo nguồn cung về vốn nhanh, hiệu quả, giúp doanh nghiệp tập trung vào sản xuất kinh doanh và có cơ hội mở rộng quy mô hoạt động của mình.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp SMEs có mặt bằng sản xuất phù hợp, được hưởng các chính sách ưu đãi trong việc thuê đất, chuyển nhượng, thế chấp và các quyền khác về sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật.

(iii) Các giải pháp về khoa học công nghệ: xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế làm căn cứ cho định hướng phát triển.

- Hỗ trợ tài chính để đổi mới công nghệ, như tăng cường ngân sách đầu tư hỗ trợ kinh phí để doanh nghiệp mua bản quyền công nghệ từ nước ngoài và ứng dụng hiệu quả sự chuyển giao công nghệ của thế giới. Hoạt động hỗ trợ trên có thể thực hiện theo chương trình hoặc theo từng giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh cho sát mục tiêu, kế hoạch đề ra.

- Hỗ trợ phát triển và nâng cấp các tổ chức kiểm định, đánh giá chất lượng

sản phẩm hỗ trợ thuộc nhiều thành phần kinh tế đạt trình độ quốc tế.

- Thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ các công ty lớn tới các doanh nghiệp SMEs, đặc biệt là nguồn công nghệ cao mà các công ty FDI lớn mang vào Việt Nam trong quá trình đầu tư. Đẩy mạnh công tác chống chuyển giá, nâng cao năng lực, trình độ thẩm định, hạn chế tối đa trường hợp đối tác nước ngoài định giá thiết bị, công nghệ cao hơn thực tế.

- Khuyến khích các Viện Nghiên cứu chuyên ngành triển khai nghiên cứu, thực nghiệm các đề tài, dự án gắn với nhu cầu phát triển sản xuất các chủng loại vật liệu, linh phụ kiện, phụ tùng…phục vụ CNHT; thành lập các trung tâm hỗ trợ


kỹ thuật chuyên nghiệp về CNHT, giúp các doanh nghiệp SMEs có thể nhận được tư vấn kỹ thuật cần thiết đáp ứng được yêu cầu chất lượng của các nhà lắp ráp. Đồng thời tăng cường mối liên kết giữa các Viện, Trung tâm, các doanh nghiệp SMEs để nhanh chóng đổi mới công nghệ, tiếp nhận kỹ thuật thuận lợi.

(iv) Các giải pháp về đào tạo nhân lực

- Tăng cường đào tạo cán bộ kỹ thuật, nhất là các ngành thiết kế (mẫu mốt, thời gian, kiểu dáng công nghiệp), chế tạo máy, luyện kim, điều khiển tự động, điện tử tin học để làm chủ công nghệ được chuyển giao, nghiên cứu thiết kế tạo ra công nghệ và kiểu dáng sản phẩm riêng của Việt Nam. Thường xuyên đào tạo lại đội ngũ cán bộ chuyên ngành đã được đào tạo trong và nước ngoài. Phát hiện, bồi dưỡng chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực công nghệ cao.

- Phát triển chương trình kết nối cơ sở đào tạo nghề với các ngành công nghiệp; xây dựng các trung tâm đào tạo tại các KCN, khu công nghệ cao và khu chế xuất. Thu hút hỗ trợ của Chính phủ các nước phát triển (như Nhật Bản, EU…) để đào tạo nguồn nhân lực cho CNHT. Đặc biệt là khuyến khích các doanh nghiệp FDI tham gia vào công tác đào tạo.

- Tạo điều kiện đầu tư trang bị cho các cơ sở nghiên cứu hoặc hợp tác với đối tác nước ngoài đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên ngành và đào tạo một số chương trình tiên tiến phát triển nguồn nhân lực cho CNHT; có chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích những nghiên cứu hữu ích, sáng tạo.

Nhà nước cần hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho các doanh nghiệp địa phương, có kế hoạch đầu tư cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực thông qua các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc hỗ trợ ngân sách cho địa phương thực hiện đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Việc hỗ trợ tài chính, đối tượng phải được thực hiện hàng năm và được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng đảm bảo tính minh bạch và việc tiếp cận của các doanh nghiệp thuận lợi. Về lâu dài, cần nghiên cứu thành lập Quỹ đào tạo, bồi dưỡng lao động CNHT, giao cho Bộ Công thương quản lý và triển khai.


(v) Các giải pháp về hạ tầng cơ sở: triển khai hiệu quả các dự án hợp tác công tư (PPP); xây dựng hạ tầng cơ sở giao thông, vận tải (như các bến cảng, sân bay, đường sắt, đường bộ…). Hình thành các kho tàng, điểm tập trung hàng hóa ở các vùng kinh tế trọng điểm để gia tăng điều kiện phát triển CNHT. Phát triển CNHT Việt Nam được các Chính phủ và doanh nghiệp các nước quan tâm, nhất là Nhật Bản. Với lợi thế về lực lượng lao động, Việt Nam phải có chiến lược hợp lý để trở thành đối tác lâu dài với Nhật Bản trong hợp tác phát triển CNHT. Chúng ta cần nghiên cứu các đề xuất từ phía Nhật Bản nhằm phát triển CNHT của Việt Nam phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, văn hoá truyền thống của đất nước. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để cập nhật tri thức tiên tiến của thế giới, thu hút nguồn lực và chuyên gia, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia các dự án KH - CN của Việt Nam. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên, nghiên cứu sinh sau khi được đào tạo ở nước ngoài về nước làm việc. Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp FDI thiếu niềm tin về triển vọng phát triển CNHT của Việt Nam do chính sách hay thay đổi, thiếu nhất quán. Khắc phục tình trạng trên, trong thời gian tới Việt Nam cần thực hiện tốt giải pháp sau: tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về tổ chức, cơ chế chính sách, quản lý, hoạt động và công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển KH - CN; phương thức đầu tư, cơ chế tài chính; chính sách thuế, thủ tục thông quan…; xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ KH - CN, nhất là các chuyên gia giỏi để thu hút tối đa nguồn lực bên ngoài vào đầu tư phát triển CNHT Việt Nam.

4.2.2. Nhóm giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành xe máy, dệt may và điện tử

Ngành CNHT xe máy, dệt may và điện tử Việt Nam là ba ngành CNHT trong các ngành CNHT Việt Nam mà Luận án đưa ra để minh chứng cho cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng ngành CNHT của Việt Nam. Những giải pháp chung là những lựa chọn cần thiết để ngành CNHT xe máy, dệt may và


điện tử nghiên cứu, cân nhắc đưa ra những chiến lược thực thi cho ngành mình. Tác giả đề xuất cụ thể một số giải pháp chính đối với từng ngành.

4.2.2.1. Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành xe máy

Như đã phân tích ở trên, tổng công suất sản xuất và lắp ráp xe máy ở Việt Nam đạt khoảng 5 triệu xe/năm (2013). Đến năm 2020, tỷ lệ sử dụng xe máy ở Việt Nam là 2,97 người/xe (đạt tới tỷ lệ bão hòa). Thực tế nhu cầu sử dụng xe máy ở Việt Nam vẫn còn cao. Ba hãng xe máy lớn tại Việt Nam (Hon đa, Yamaha, Piaggio) vẫn tiếp tục tăng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, tăng công suất sản xuất xe máy. Tuy ngành xe máy có tỷ lệ nội địa hóa cao hơn so với các ngành khác, đạt từ 75% - 90%. Nhưng nguồn cung cấp linh phụ kiện phần lớn không phải từ các doanh nghiệp nội địa mà chủ yếu do bản thân các TNCS tự sản xuất hoặc từ các doanh nghiệp FDI… Để CNHT ngành xe máy phát triển, thực hiện đúng mục tiêu và định hướng, tác giả đề xuất:

- Tổ chức điều tra, nghiên cứu từ quy hoạch sản xuất, năng lực, quy mô mở rộng hợp tác liên kết, để định hướng, tư vấn đối với từng doanh nghiệp CNHT xe máy, điều chỉnh chiến lược sản xuất, lựa chọn sản phẩm phù hợp, từng bước loại bỏ những sản phẩm không có sức cạnh tranh hay ít triển vọng cạnh tranh.

- Xây dựng Quy chế tối thiểu cho lưu hành và niên hạn lưu hành đối với xe máy, loại bỏ số xe máy đã sử dụng lâu ngày, quá niên hạn, không đảm bảo chất lượng, kỹ thuật nhằm giảm số lượng xe máy đang lưu hành, hạn chế các tiềm ẩn, tại họa do xe máy gây ra khi tham gia giao thông, hiện tượng gây ô nhiễm môi trường (tiếng ồn, khói…).

- Đầu tư phát triển sản xuất xe máy, kinh kiện, phụ tùng xe máy với chất lượng ngày càng cao, đặc biệt là sản xuất động cơ, sản xuất nguyên, phụ liệu cho ngành. Tiến hành sản xuất hàng loạt theo phương thức “Mô - đun”.

- Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm xe máy, linh kiện, phụ tùng có lợi thế cạnh tranh ra thị trường khu vực, quốc tế, nhất là các thị trường Châu Phi, Tây Nam Á, Mỹ La tinh. Tích cực tham gia phân công hợp tác quốc tế trong sản xuất xe máy, linh kiện và phụ tùng xe máy trong khu vực và toàn cầu.


- Tạo dựng cơ chế liên kết tăng tỷ lệ nội địa hóa. Các doanh nghiệp CNHT xe máy trong nước tăng cường hợp tác, liên kết bổ sung cho nhau. Muốn vậy, đòi hỏi sự đoàn kết, vì lợi ích chung rất cao của các doanh nghiệp và sự quan tâm của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động.

- Xây dựng quy hoạch, phát triển ngành xe máy, cần đặt ngành cơ khí chế tạo trong cùng quy hoạch tổng thể với CNHT ngành xe máy với mục tiêu hướng tới việc tập trung phát triển cơ khí nền tảng phục vụ sản xuất, lắp ráp các sản phẩm cơ khí trọng điểm, ban đầu chủ yếu thay thế nhập khẩu, sau hướng tới xuất khẩu và gắn liền với việc phục vụ các ngành kinh tế quốc dân khác.

- Tăng cường thu hút đầu tư vào 05 ngành mục tiêu của CNHT xe máy là gia công áp lực, đúc, hàn, nhiệt luyện và sản xuất khuôn mẫu. Khuyến khích phát triển các chương trình đào tạo liên kết có sự tham gia của cả doanh nghiệp FDI và các nhà cung cấp nội địa.

4.2.2.2. Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành dệt may

Mục tiêu ngành dệt may đến năm 2020, quy mô xuất khẩu ngành dệt may có thể đạt 50 tỷ USD; sản lượng sợi đạt 650 ngàn tấn/năm; sản lượng vải dệt đạt 2 tỷ m2 vải; sản lượng may đạt 4 tỷ sản phẩm; đáp ứng được 80% nhu cầu nội địa. Tuy nhiên, CNHT ngành dệt may còn hạn chế, tỷ lệ nội địa hóa thấp,…để thực hiện định hướng, mục tiêu trên, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:

- Chính phủ có chính sách, cơ chế khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư sản xuất các nguyên phụ liệu, các sản phẩm CNHT cho ngành dệt may, nhất là các DNNVV, các nhà đầu tư nước ngoài.

- Xây dựng lộ trình chuyển dần hoạt động sản xuất từ phương thức CMT (hình thức xuất khẩu đơn giản nhất chỉ thực hiện gia công theo mẫu thiết kế, nguyên liệu do khách cung cấp) sang phương thức FOB (hình thức xuất khẩu bậc cao hơn CMT, các nhà sản xuất tự chủ động nguyên liệu đầu vào) và ODM (hình thức xuất khẩu cao nhất, các nhà sản xuất bán sản phẩm theo mẫu thiết kế và thương hiệu riêng của họ), nâng cao khả năng cung cấp trọn gói, chất lượng cao, giá thành giảm, thời hạn giao hàng theo nhu cầu mua trong chuỗi giá trị toàn cầu

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 25/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí