Nguyên Nhân Công Giáo Du Nhập, Phát Triển Trong Cộng Đồng Người Mông Ở Lào Cai

45


khăn, thiếu thốn tác động không nhỏ đến việc giữ đạo của đồng bào. Sau khi Hiệp định Giơ ne vơ được ký kết, các phần tử phản động dụ dỗ, cưỡng bức đồng bào Công giáo miền Bắc di cư vào Nam. Giáo dân Giáo phận Hưng Hóa di cư ít hơn các giáo phận miền Bắc khác, nhưng linh mục vào Nam khá nhiều. Riêng ở Lào Cai, thời điểm này không ghi nhận có giáo dân người Mông không di cư vào Nam như các tỉnh miền xuôi. Nguyên nhân chính là từ sau năm 1948, tại Lào Cai không có linh mục quản xứ, do đó nhiều gia đình người Mông nhạt đạo, nhiều người bỏ đạo, nên khi có tin “Chúa đã vào Nam”, họ không di cư như ở nhiều địa phương khác. Mặt khác, vì đường xá xa xôi, hiểm trở, đi lại khó khăn, đời sống của người dân lại quá nghèo khổ do hậu quả của chính sách cai trị thực dân phong kiến cũng là trở ngại khi các gia đình người Mông muốn dời quê hương xứ sở để theo Chúa. Thêm nữa, dù theo Công giáo đã lâu, nhưng yếu tố văn hóa truyền thống vẫn sâu đậm trong mỗi người Mông, nhất là sự cố kết cộng đồng. Người Mông trong lịch sử có nhiều cuộc thiên di, nhưng một khi đã di cư thì phải theo dòng họ, hiếm khi một vài gia đình, càng không thể một vài người di cư, trong khi đó, đến thời điểm này, số theo Công giáo chỉ còn vài ba chục hộ thuộc mấy dòng họ (Mã, Lồ, Lý, Giàng) nên việc di cư vào Nam là khó thực hiện.

Vào những năm 1960-1985, tình hình Công giáo ở miền Bắc tương đối ổn định. Tuy nhiên, do thiếu linh mục, giáo dân đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc sống tản mát trên một địa bàn rộng, nên khó phát triển tín đồ, hoạt động tôn giáo rất hạn chế. Lào Cai không nằm ngoài tình trạng ấy. Hai giáo họ Hầu Thào và Lao Chải trong giai đoạn này sinh hoạt đạo không đều đặn; không có linh mục quản xứ, thiếu người hướng dẫn việc đạo; tổ chức giáo xứ, giáo họ lỏng lẻo nên không thu hút được tín đồ. Hoạt động truyền giáo vào vùng người Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và Lào Cai nói riêng hầu như không có. Số lượng tín đồ tăng lên không đáng kể, chủ yếu gia tăng dân số tự nhiên, các gia đình theo đạo tách lập hộ mới, rất ít tân tòng. Theo Trần Hữu Sơn, “cho đến năm 1985, số hộ Hmông theo đạo là 56” [134, tr.181].

Địa bàn Công giáo của người Mông bị thu hẹp nhanh chóng. Nếu trước đây, tại Sa Pa, số gia đình theo đạo có ở các xã Lao Chải, Hầu Thào, Sa Pả thì ngày nay chỉ còn tập trung tại xã Lao Chải, nơi có người Mông đầu tiên theo đạo. Suốt một thời gian dài, vùng này vừa không có linh mục vừa không có trùm trưởng (trưởng

46


ban hành giáo) nên có rất ít hoạt động tôn giáo. Những người Mông còn giữ đạo hầu như chỉ thực hiện các lễ nghi Công giáo tại gia thông qua việc đọc kinh, cầu nguyện và làm dấu thánh trước bữa ăn. Người bận việc không có điều kiện đọc Kinh thánh thì các thành viên khác trong gia đình có đọc và cầu nguyện thay. Phương pháp giữ đạo và giảng đạo chủ yếu là truyền miệng. Cha mẹ đọc kinh, cầu nguyện, trẻ em thực hành theo. Nam nữ đến tuổi xây dựng gia đình phần lớn kết hôn với người trong đạo, nếu kết hôn với người ngoại đạo thì người ngoại đạo phải cải theo Công giáo. Khi tổ chức hôn lễ, một người có uy tín trong họ đạo hỏi đôi trai gái có tự nguyện lấy nhau hay không? Nếu trả lời tự nguyện, đôi trai gái đó coi như được chứng hôn và được ghi vào sổ Hôn phối. Sau đó, gia đình hai bên tổ chức lễ cưới. Khi có người qua đời, trước khi chôn cất, một người có uy tín, thông hiểu phép đạo được tang chủ mời đến đọc kinh thánh và làm lễ. Việc cử hành các bí tích Rửa tội, Thêm sức, Thánh thể, Xức dầu đều không thực hiện. Trong mấy chục năm, cộng đồng người Mông Công giáo không có ai xưng tội, không có linh mục đến làm phép thông công và thực hành lễ trọng. Nhưtrên đã nói, mặc dù vậy, nhiều gia đình vẫn giữ đạo, không trở về với tín ngưỡng truyền thống, bởi họ có tâm lý lo ngại (cả mặc cảm, tự ti nữa) của những người đã từ bỏ thờ cúng tổ tiên và các loại thần/ma. Theo suy nghĩ của họ, những gia đình theo đạo, tổ tiên và các ma lành không về phù hộ nữa, thậm chí còn bị quở trách. Và nếu bỏ thờ Chúa thì lại sợ bị trừng phạt. Tâm thức của nhiều người Mông Công giáo luôn trăn trở, day dứt vì điều đó.

Trong những năm 1980 - 1990, một số gia đình người Mông Công giáo ở hai xã Lao Chải và Hầu Thào di cư sang các địa phương lân cận mang theo Công giáo. Trong đó có 04 hộ đến xã Nậm Xé (huyện Văn Bàn); một số hộ đến thôn Phìn Hồ Thầu (xã Tả Phời, thành phố Lào Cai hiện nay), trở thành những người theo Công giáo đầu tiên ở những nơi này. Do số hộ ít ỏi, nhỏ lẻ, không có người hướng dẫn việc đạo nên sinh hoạt tôn giáo rất mờ nhạt. Hằng ngày, họ cầu nguyện vào buổi sáng và buổi tối, rất ít khi về nhà thờ Lao Chải hoặc nhà thờ Sa Pa để tham dự thánh lễ. Do đó, sau hàng chục năm, số người Mông Công giáo ở huyện Văn Bàn và thành phố Lào Cai có tăng lên, nhưng chỉ tăng tự nhiên, phát triển cơ học hầu như không có. Đời sống đạo rất đơn giản, tín đồ chủ yếu sinh hoạt tôn giáo tại gia đình, thỉnh thoảng họ trở về Lao Chải, Hàu Thào để được gặp gỡ đồng đạo và làm lễ.

47

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.


2.1.1.3. Giai đoạn từ năm 1990 đến nay

Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai - 7

Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta được đổi mới, cởi mở hơn. Ngày 16/10/1990, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 24-NQ/TW, Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, trong đó khẳng định: tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài; tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân; đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Sự đổi mới quan điểm của Đảng về tôn giáo và công tác tôn giáo đã tác động mạnh đến đời sống của đồng bào có đạo, trong đó có cộng đồng người Mông Công giáo ở Lào Cai.

Cũng thời gian này, Giáo hội Công giáo Việt Nam chủ trương đẩy mạnh hoạt động củng cố đức tin; khôi phục, chia tách, thành lập giáo xứ, giáo họ, giáo điểm và xây dựng nhà thờ, nhà nguyện. Tại Lào Cai, những địa bàn có người Mông Công giáo trước kia dần được phục hồi. Năm 1995, nhà thờ Sa Pa hoạt động trở lại, sau đó được tu sửa khang trang hơn và có linh mục phụ trách. Hai giáo họ Lao Chải và Hầu Thào (Sa Pa) được tái lập, sinh hoạt bình thường; những dịp lễ trọng đều có linh mục đến dâng lễ và cử hành bí tích. Từ năm 2004 đến năm 2006, thánh lễ Chủ nhật hằng tuần ở hai giáo họ đều có linh mục từ Lào Cai tới phục vụ.

Tháng 5 - 2006, Tòa Giám mục Hưng Hóa cử linh mục triều lên quản nhiệm giáo xứ Sa Pa và thường trú tại nhà thờ Sa Pa, chấm dứt gần 60 năm không có linh mục quản xứ, cư trú tại địa sở. Cùng với việc phục hồi các hoạt động tôn giáo, lại có linh mục hướng dẫn việc đạo, số lượng giáo dân không ngừng tăng lên. Số người khô đạo, nhạt đạo nay trở lại sinh hoạt tôn giáo đều đặn và nền nếp hơn. Các gia đình tín đồ duy trì đọc kinh cầu nguyện hằng ngày, thường xuyên tham dự thánh lễ Chủ nhật. Bên cạnh sự phát triển tín đồ do gia tăng dân số tự nhiên còn có nhiều người mới nhập đạo. Số lượng giáo dân người Mông phát triển nhanh chóng. Theo số liệu của Ban Tôn giáo tỉnh Lào Cai, năm 2012, số người Mông Công giáo toàn tỉnh có 2.275 tín đồ đến tháng 12 - 2019 tăng lên 3.805 tín đồ, bình quân mỗi năm tăng 218 người. Đây là con số khá ấn tượng. Bởi vì, nếu tính trên tỷ lệ giáo dân thì ngay Giáo phận Thái Bình, nơi có 44 giáo xứ, giai đoạn 2004 - 2015, mỗi năm có 300 tín đồ vào đạo, trong đó có 100 tín đồ do kết hôn với người ngoài đạo. Như thế để thấy sự phát triển của Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai gần đây là tương đối nhanh. (Số liệu khai trình của giáo hội còn cao hơn nhiều. Xem thêm ở phụ lục 3).

48


Thực tế cho thấy, Công giáo được truyền nhập vào cộng đồng người Mông ở Lào Cai tương đối muộn so với các địa phương khác ở khu vực miền núi phía Bắc. Việc truyền giáo ở đây, ngay từ buổi đầu do các giáo sĩ Hội Thừa sai Paris đảm nhiệm, gắn với sự thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Quá trình truyền đạo của các giáo sĩ gặp không ít khó khăn, trở ngại do sự khác biệt giữa văn hóa Công giáo với văn hóa của người Mông. Tuy nhiên, với sự kiên trì của các linh mục, bằng nhiều cách thức linh hoạt, Công giáo dần được một bộ phận người Mông tiếp nhận.

Quá trình phát triển Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai không liên tục, bị gián đoạn trong một số giai đoạn do chiến tranh và điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, nhất là một thời kỳ dài không có linh mục quản xứ, nên số lượng tín đồ không những không tăng mà còn giảm sút, hiện tượng khô đạo, nhạt đạo, thậm chí bỏ đạo là một thực tế khó tránh khỏi. Từ năm 1990 đến nay, Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai dần phục hồi và phát triển khá nhanh. Đây là sự “quay trở lại của tâm thức tôn giáo” của bộ phận người Mông Công giáo ở Lào Cai.

2.1.2. Nguyên nhân Công giáo du nhập, phát triển trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai

Người Mông có lịch sử lâu đời, nền văn hóa, tín ngưỡng truyền thống mang tính đặc thù, nhất là kết cấu dòng họ bền chặt gắn với tục thờ cúng tổ tiên độc đáo, không dễ gì xóa bỏ. Tuy nhiên, vào thập niên 20 của thế kỷ XX, một bộ phận người Mông ở Lào Cai theo Công giáo. Câu hỏi đặt ra là tại sao họ lại từ bỏ tín ngưỡng truyền thống để đến với Công giáo? Qua nghiên cứu thực tế cho thấy có một số nguyên nhân chính cả chủ quan và khách quan như sau:

2.1.2.1. Nguyên nhân chủ quan

Một là, đời sống khó khăn dẫn đến việc một số người Mông từ bỏ tín ngưỡng truyền thống theo tôn giáo mới. Dân tộc Mông ở Lào Cai cư trú ở vùng cao, điều kiện tự nhiên, địa hình, khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng không thuận lợi cho phát triển kinh tế; cuộc sống lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên rất bấp bênh; miếng cơm, manh áo thường nhật luôn có nguy cơ bị mất; cái đói, cái nghèo và dịch bệnh xảy ra thường xuyên. Thêm nữa, sinh tụ ở vùng thường có hay xẩy ra thiên tai, những trận lũ ống, lũ quét, sương muối, băng giá đã làm tổn hại lớn về cây trồng vật nuôi, thậm chí cả tính mạng con người. Họ cảm thấy quá nhỏ bé trước sức mạnh của thiên

49


nhiên, luôn cầu mong có Đấng siêu nhiên, Đấng cứu thế có nhiều quyền năng để phù hộ cho họ mưa thuận gió hòa, không bị thiên tai, địch họa, tật bệnh và rủi ro trong cuộc sống.

Vào thập niên 20 của thế kỷ XX, cộng đồng người Mông ở Lào Cai sống dưới ách đô hộ của thực dân và phong kiến thổ ty. Cũng như đồng bào các dân tộc khác, người Mông bị bóc lột thậm tệ, đời sống vô cùng cực khổ, thiếu đói và bất công. Họ đã có một số nổi dậy chống Pháp và tay sai, nhưng cuối cùng đều bị thất bại. Những thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa bị bắt bớ, giam cầm, thậm chí bị sát hạ; phong trào tan vỡ, lòng người hoang mang, người Mông khát khao có một vị “vua” giỏi giang - một Đấng cứu thế có thể giúp họ đổi đời hoặc chí ít cũng nâng đỡ “phần hồn” cho họ. Thực dân Pháp đã rất thâm độc một mặt đàn áp cuộc nổi dậy, mặt khác dùng các giáo sỹ tích cực truyền đạo nhằm lôi kéo quần chúng vào đạo.

Thứ hai, người Mông luôn mong muốn một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Lịch sử người Mông luôn gắn với những cuộc thiên di đầy máu và nước mắt. Họ bị các triều đại Hán tộc đánh đuổi phải di cư đến các quốc gia khác. Thân phận một dân tộc như thế dễ sinh tâm lý tự ti nên rất cần chỗ nương tựa cả về vật chất lẫn về tinh thần. Trong điều kiện ấy, họ được các thừa sai giới thiệu về Kinh Thánh. Những tín điều trong Kinh Thánh được các linh mục giảng giải như để an ủi vỗ về đồng bào như: Chúa cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách quần áo; Chúa luôn bênh vực kẻ yếu “bé mọn”, che chở yêu thương kẻ nghèo khó; chỉ những người nghèo mới đến được Thiên Đàng, còn người giàu thì “con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Chúa”... Những điều giảng giải ấy thực sự làm cho một số người Mông ở Lao Chải, Hầu Thào xúc động, xuôi lòng và đến với Công giáo.

Giáo lý Ki tô giáo có nhiều điểm tương đồng với tín ngưỡng truyền thống của người Mông như: về vũ trụ quan, người Mông cho rằng, có hai thế giới cùng tồn tại là trên trời (nơi tổ tiên cư ngụ) và mặt đất (con người và vạn vật sinh sống); cái thiện và cái ác cùng tồn tại; Ông Sâub - người sáng tạo ra vũ trụ, thống trị thế giới ánh sáng; còn Ntwj Nyoog là người thống trị thế giới bóng tối (giống trong Sáng thế kí của Ki tô giáo); trong các nghi lễ, thầy shaman đều mời gọi Xyz zy, cũng như linh mục có ơn gọi của Chúa. Xyz zy là vị thần tối cao như thượng đế. Người Mông cũng có truyền thuyết về nạn đại hồng thủy. Trong bài cúng “chỉ đường” (kruôi cêr), người Mông nhắc tới một trận lụt lớn làm cho mọi

50


sinh vật trên trái đất chết hết, chỉ còn hai anh em sống sót trong một cái trống, họ lấy nhau và sinh ra loài người hiện nay (tương tự truyền thuyết Adam – Eva)... Đây là những điểm mà các giáo sĩ triệt để lợi dụng để giảng Kinh thánh cho đồng bào dễ hiểu, dễ nhớ hơn.

Hơn nữa, người Mông chưa có tôn giáo chủ lưu, nhưng lại tín ngưỡng thờ đa thần với nhiều nghi lễ phức tạp, tốn kém. Trong điều kiện kinh tế khó khăn thì những hủ tục ma chay, cúng bái trở thành gánh nặng cho các gia đình, dòng họ, do đó xuất hiện nhu cầu cải đạo, tìm kiếm một thứ tôn giáo khác ít tốn kém hơn.

Thứ ba, đầu thế kỷ XX, như đã đề cập, trong cộng đồng người Mông ở miền núi phía Bắc Việt Nam có hiện tượng “xưng vua” để tìm kiếm một sự giải thoát những bế tắc của cuộc sống hiện thực. Ở Lai Châu, năm 1917, Giàng Sìa Lừ “xưng vua”; năm 1918, Vừ Pa Chay “xưng vua”. Tại Lào Cai vào năm 1918, Giàng Sran “xưng vua” kêu gọi nhân dân chống Pháp. Đây là một hiện tượng vừa có yếu tố thế tục, vừa có yếu tố tâm linh. Phong trào này thường xuất hiện khi người Mông rơi vào bế tắc hoặc tuyệt vọng. Tuy mỗi phong trào chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng niềm tin vào vị cứu tinh luôn tiềm ẩn mạnh mẽ trong tâm thức của người Mông. Điều này lý giải nguyên nhân một bộ phận người Mông ở Lào Cai theo Công giáo đầu thế kỷ XX là đi tìm một lối thoát cho sự cùng cực cuộc sống, đồng thời biểu hiện đời sống kinh tế - xã hội đầy khó khăn lúc bấy giờ. Mà theo học thuyết của Các Mác thì: “Nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo” [116, tr.569].

Thứ tư, sự suy giảm của tín ngưỡng truyền thống cũng là lý do để Công giáo xâm nhập vào cộng đồng người Mông ở Lào Cai. Đầu thế kỷ XX, niềm tin tôn giáo truyền thống của người Mông bắt đầu có dấu hiệu sự suy giảm. Đồng bào không thể lý giải tại sao họ thờ cúng các thần/ma ngàn đời mà vẫn thiếu thốn, cơ cực; vẫn còn bị áp bức, bất công, số phận con người rất mong manh trước các thế lực tự nhiên và thế lực xã hội, đúng như sự khẳng định của C. Mác: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng lại sự nghèo nàn hiện thực ấy” [116, tr.250]. Sự bất lực của con người trước tự nhiên và xã hội là nguyên nhân cơ bản sâu xa nhất dẫn đến một bộ phận người Mông tìm đến Công giáo làm chỗ dựa tinh thần giúp họ vượt qua những bất hạnh của cuộc sống mà tín ngưỡng truyền thống bộc lộ những phiền toái và bị một số người hoài nghi về “tính thiêng” của nó. Trong hoàn cảnh ấy, không ít người Mông tìm đến với Công giáo,

51


dù phải từ bỏ các ma và tổ tiên nhưng họ không cảm thấy ám ảnh, hay sợ hãi bị các thần/ma trừng phạt. Theo quy luật xã hội, tôn giáo này suy yếu tất có tôn giáo khác thay thế. Đặng Nghiêm Vạn rất có lý khi cho rằng: “Nếu lực lượng siêu linh nào ứng đáp được yêu cầu của họ, con người sẽ cám ơn, tiếp tục cầu xin; ngược lại, nếu không thỏa mãn được yêu cầu, họ rời bỏ siêu linh đó” [173, tr.109].

Các thừa sai đã đem Công giáo đến với người Mông vào đúng thời điểm mà một bộ phận đồng bào đang tìm kiếm “ma mới” có quyền năng hơn “ma cũ”. Nên một bộ phận người Mông đón nhận Công giáo một cách tự nguyện, dù buổi đầu còn ít ỏi, song như các giáo sĩ MEP nhận định: đó là những “hạt giống Tin mừng” đầu tiên được gieo vào “mảnh đất hoang” nhưng khá “màu mỡ”. Lịch sử một thế kỷ Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai đã cho thấy điều đó.

2.1.2.2. Nguyên nhân khách quan

Một là, Công giáo du nhập vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số là do chủ trương của Giáo hội Công giáo được thực hiện ngay sau khi nhà Nguyễn bãi bỏ lệnh cấm đạo (sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862). Các thừa sai tích cực truyền giáo vào vùng dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam vì đây là vùng đất rộng lớn và “nhiều tiềm năng”. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các giáo sĩ dòng Đa minh Lyon (Pháp) được cử đến truyền giáo tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng. Đồng thời, các giáo sĩ Hội Thừa sai Paris cũng được cử đến truyền giáo tại Tây Bắc (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc). Tại Lào Cai, sau khi thực dân Pháp đánh chiếm và đặt chế độ cai trị dân sự, vấn đề truyền giáo vào vùng người Mông được chính quyền thuộc địa để mắt tới. Bằng chứng là, Công sứ Bắc kỳ phối hợp với thừa sai F.M. Savina lập kế hoạch cụ thể để truyền giáo vào cộng đồng người Mông. Công việc này được tích cực xúc tiến ngay sau khi họ đàn áp cuộc khởi nghĩa của Giàng Sran ở Sa Pa năm 1918. Điều đó chứng tỏ thực dân Pháp muốn dùng Công giáo để “ru ngủ” nhân dân, triệt tiêu sự phản kháng của người Mông với chính quyền thuộc địa, ổn định tình hình.

Hai là, sự nhiệt tình của các thừa sai, sự trợ giúp của các tín đồ tại chỗ và phương thức truyền giáo uyển chuyển, hội nhập văn hóa. Các giáo sĩ đã sử dụng nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp kinh tế để lôi kéo người dân theo đạo. Họ đẩy mạnh tuyên truyền quyền năng của Chúa Cứu thế; hạ uy tín của thầy cúng, thầy pháp, thầy shaman, làm cho một bộ phận người dân không còn tin vào những người

52


vốn trước kia có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của đồng bào, từ đó dần tin theo Công giáo. Đặc biệt, các giáo sĩ chú trọng đến việc tranh thủ lợi dụng người có uy tín trong cộng đồng để lôi kéo người Mông theo đạo.

Ba là, đầu thế kỷ XX, xu thế cải đạo xuất hiện ở nhiều nơi. Trên thế giới và khu vực Đông Nam Á, làn sóng Công giáo du nhập sang phương Đông ngày càng mạnh mẽ, tác động đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam, các tỉnh miền núi phía Bắc bấy giờ cũng không thể đứng ngoài.

Bốn là, việc truyền nhập Công giáo vào cộng đồng người Mông ở Lào Cai ngoài vai trò của các giáo sĩ MEP còn có sự hỗ trợ các nhà truyền đạo trong vùng người Mông ở Vân Nam (Trung Quốc). Họ là những người đồng tộc, hiểu phong tục tập quán của nhau, nhất là chung ngôn ngữ nên việc truyền giảng giáo lý được thuận lợi hơn. Hai lần giáo đoàn Vân Nam sang giúp F.M. Savina truyền đạo thực sự đem lại kết quả ban đầu, một bộ phận người Mông ở Sa Pa chấp nhận từ bỏ tín ngưỡng truyền thống để theo Công giáo.

2.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CÔNG GIÁO TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG Ở LÀO CAI

2.2.1. Đặc điểm về thời điểm truyền giáo, lực lượng truyền giáo

Công giáo du nhập vào vùng người Mông ở Lào Cai muộn hơn các vùng dân tộc thiểu số ở khu vực Đông Bắc và khu vực Tây Nguyên. Công giáo truyền vào khu vực Tây Nguyên từ năm 1849, do các giáo sĩ Hội Thừa sai Paris và giáo sĩ người Việt tiến hành; truyền vào khu vực Đông Bắc trong các thập niên 50 - 60 của thế kỷ XIX do người Kinh lánh nạn mang đến. Còn ở khu vực Tây Bắc, đến năm 1921 mới có nhóm tín đồ người Mông đầu tiên ở Lào Cai theo Công giáo. Bởi vì, trước khi thực dân Pháp thành lập bộ máy cai trị dân sự (1907), nơi đây chưa có giáo sĩ nào đặt chân đến hoạt động truyền giáo. Hơn nữa, người Mông là tộc người có đời sống tôn giáo phong phú, phức tạp. Họ thờ cúng rất nhiều thần/ma, không hề biết đến các tôn giáo độc thần. Lào Cai bấy giờ đường sá đi lại rất hiểm trở, người dân ít có điều kiện giao lưu với miền xuôi - nơi có những cộng đồng người Kinh theo Công giáo. Thêm vào đó là chính sách cấm đạo của triều Nguyễn càng làm cho việc tiếp cận với Công giáo khó khăn hơn. Những người Công giáo ở khu vực đồng bằng di cư cũng không lên đến Lào Cai, mà chủ yếu đến các tỉnh phía Đông Bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng). Một vấn đề khác cần nói đến là địa bàn cư trú của người Mông ở những

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/12/2023