Thực Trạng Công Giáo Trong Cộng Đồng Người Mông Ở Lào Cai Hiện Nay

61


Lý do đi lễ nhà thờ, 293 phiếu (97,6 %) số ý kiến cho rằng vì đức tin; 300 phiếu (100%) cho rằng vì bổn phận là tín đồ và 11 phiếu (3,6%) vì lý do khác (gặp đồng đạo, để gia đình hài lòng). Như thế, có thể nói, người Mông theo Công giáo ở Lào Cai có niềm tin tôn giáo sâu sắc. Điều đó phù hợp với các nghiên cứu xã hội học, ở đâu chỉ số an toàn hiện sinh thấp thì ở đó chỉ số niềm tin tôn giáo của giáo dân sẽ cao. Những địa bàn người Mông theo Công giáo ở Lào Cai và Yên Bái đều là những vùng còn nhiều khó khăn về kinh tế-xã hội. Theo linh mục chính xứ Sa Pa Phê rô Pham Thanh Bình cho biết, người Mông theo Công giáo khá trung thành, họ đã theo đạo rồi thì rất tin. Niềm tin tôn giáo của người Mông thuộc diện cao nhất trong các dân tộc thiểu số theo Công giáo.

Người Mông theo Công giáo ở Lào Cai rất kiên đạo. Điều đó được thể hiện ngay từ khi những gia đình người Mông ở Lào Cai đầu tiên đến với Công giáo. Từ năm 1921 đến năm 1924 chỉ có 04 hộ theo đạo trong khi xung quanh là một cộng đồng người Mông theo tín ngưỡng truyền thống. Họ phải vượt qua rào cản lớn về văn hóa truyền thống để theo Công giáo. Trong hàng chục năm, vùng đồng bào Mông theo Công giáo ở Lào Cai không có linh mục thường trú tại giáo xứ để hướng dẫn việc đạo, mọi sinh hoạt tôn giáo được thực hiện tại các gia đình. Người lớn truyền dạy cho trẻ em giáo lý Công giáo qua trí nhớ và một số kinh sách được dịch ra tiếng Mông trước đây còn giữ lại. Trong điều kiện khó khăn như vậy, nhiều gia đình vẫn rất kiên đạo, một lòng thờ Chúa. Những năm 90 của thế kỉ trước, khi đạo Tin lành phát triển mạnh vào người Mông, một trào lưu cải đạo theo “lý mới”/Vàng Chứ lan rộng nhiều nơi, nhưng cộng đồng người Mông theo Công giáo ở Lào Cai vẫn không chuyển đổi sang đạo Tin lành, vẫn tồn tại và từng bước phát triển vững chắc.

Sự hiểu biết giáo lý, giáo luật còn nhiều hạn chế. Do nhiều nguyên nhân về điều kiện lịch sử và xã hội, người Mông ở Lào Cai nói chung và người Mông theo Công giáo nói riêng có trình độ học vấn thấp. Ở những bản vùng cao, nhiều người không biết chữ phổ thông, nhất là phụ nữ trung tuổi và người cao tuổi. Giáo lý Công giáo lại mang tính triết lý, trong quá trình phát triển, để hoàn thiện mình, Công giáo thường xuyên bổ sung tính triết học trong giáo thuyết nên ở trình độ dân trí thấp sẽ không dễ nhận thức đầy đủ. Bên cạnh đó, các linh mục đều là người Kinh ở miền xuôi được cử lên coi sóc, họ giảng đạo chủ yếu bằng tiếng phổ thông (có sử dụng tiếng Mông nhưng không nhiều). Sự bất đồng ngôn ngữ là một trở ngại cho việc

62


truyền giáo, nhiều khi tín đồ không hiểu được nội dung Kinh thánh. Mặc dù các linh mục đã sử dụng đội ngũ giáo lý viên, thừa tác viên, người dân tộc Mông tại chỗ để hỗ trợ cho việc giảng giáo lý, nhưng hiệu quả không cao, do trình độ học vấn, kiến thức thần học và khả năng truyền đạt của những cộng sự ấy hạn chế. Hơn nữa, thần học Ki tô giáo rất trừu tượng trong khi người Mông thiên về tư duy cụ thể, giản đơn, trực quan, do đó, linh mục gặp không ít khó khăn khi truyền giảng tín lý. Những năm gần đây, linh mục thường tổ chức các lớp học giáo lý chia theo độ tuổi: lớp giáo lý cấp 1, dành cho trẻ em từ 6 -10 tuổi; lớp giáo lý cấp 2: từ 11-14 tuổi; lớp giáo lý cấp 3: từ 16 tuổi trở lên. Hằng năm, Tòa Giám mục Hưng Hóa còn cho các chủng sinh đến các giáo họ trợ giúp việc giảng đạo cho thanh thiếu niên và tân tòng. Những biện pháp này giúp cho tín đồ trẻ vừa được bổ túc thêm hiểu biết về giáo lý vừa củng cố đức tin. Mặc dù có nhiều nỗ lực, nhưng sự hiểu biết về giáo lý, giáo luật của người Mông theo Công giáo ở các giáo họ, giáo điểm ở Lào Cai nhìn chung còn rất thấp. Họ tin thờ Chúa nhưng hiểu biết về Kinh thánh không nhiều. Trong đời sống thường nhật, đồng bào chỉ luôn nhớ và thực hiện tốt 10 Điều răn của Chúa mà thôi, ít quan tâm đến giáo lý, giáo luật.

Người Mông theo Công giáo ở Lào Cai vẫn giữ nhiều phong tục tập quán truyền thống. Một bộ phận người Mông ở Lào Cai theo Công giáo đã lâu, trải qua 3 đến 4 thế hệ, nhưng một số phong tục tập quán truyền thống vẫn được lưu giữ, như: tục nhận họ (còn gọi là nhận ma); phụ nữ mang thai kiêng không ngồi trên bậu cửa chính, không trèo lên gác bếp; không xoa đầu trẻ em (theo quan niệm của người Mông, trên đầu đứa trẻ có linh hồn trú ngụ). Một số gia đình Công giáo vẫn lập bàn thờ tổ tiên, tuy không còn làm lễ cúng giỗ. Trong đám tang của người Mông theo Công giáo vẫn hát tang ca/kruôz cêr (chỉ đường) để dẫn lối cho linh hồn người chết về cõi âm và lên Thiên Đàng với tổ tiên, với Chúa. Chỉ khác là, với người Mông truyền thống, tang ca do thầy Dở mủ (thầy chỉ đường) thực hiện. Còn với người Mông theo Công giáo, tang ca/kruôi cêr do Trưởng ban hành giáo thực hiện mang tính nghi thức. Có thể nói, những phong tục tập quán của người Mông đã in đậm trong tâm thức đồng bào thì không dễ gì từ bỏ, ngay cả khi họ theo Công giáo.

Tiểu kết chương 2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

Người Mông có một lịch sử bi hùng với những cuộc thiên di xuống phương Nam đẫm nước mắt để tránh sự đánh đuổi của phong kiến Hán tộc. Di cư đến Lào

63

Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai - 9


Cai, đồng bào Mông cư tụ ở lưng chừng núi, lập nên các bản làng vùng cao. Họ có tín ngưỡng thờ đa thần, đặc biệt là thờ cúng tổ tiên rất độc đáo.

Đầu thập niên 20 của thế kỷ XX, Công giáo truyền vào Lào Cai cùng với sự hiện diện của người Pháp trong quá trình xâm lược và đặt ách cai trị thực dân. Công cuộc truyền giáo do giáo sĩ Hội Thừa sai Paris đảm nhận. Họ trực tiếp đem Công giáo đến với người Mông ở Sa Pa (Lào Cai). Công giáo vào người Mông ở Lào Cai tuy diễn ra muộn hơn so với các vùng dân tộc thiểu số khác, song được các thừa sai thực hiện công phu và bài bản. Họ rất nỗ lực trong việc dẫn dắt một bộ phận dân tộc Mông đến với Công giáo. Thành công và kinh nghiệm lớn nhất của họ là linh mục vừa trực tiếp truyền giáo vừa dùng người dân tại chỗ hỗ trợ.

Người Mông ở Lào Cai theo Công giáo không chỉ do nhu cầu khao khát một tôn giáo mới, mà buổi đầu là do tâm lý thực dụng. Tức là theo Công giáo, họ nhận được những lợi ích trước mắt về kinh tế, đồng thời lại được người Pháp che chở. Thời điểm người Mông theo Công giáo là thời kỳ xuất hiện phong trào “cứu thế”, “xưng vua”, phản ánh khát vọng của đồng bào muốn thoát khỏi áp bức, kìm kẹp của chế độ cũ cũng như khó khăn, bế tắc của đời sống thực tại.

Việc những người có vị trí trong cộng đồng từ bỏ “lý cũ” theo Công giáo cho thấy một thực tế là có sự suy giảm tín ngưỡng truyền thống của một bộ phận người Mông ở Lào Cai. Mà theo lý thuyết cấu trúc - chức năng và quy luật khách quan, tôn giáo này suy yếu tất có tôn giáo khác thay thế.

Mặc dù theo Công giáo khá lâu, song người Mông theo đạo ở Lào Cai không muốn bỏ hẳn phong tục tập quán truyền thống. Một số hoạt động tâm linh truyền thống vẫn được họ duy trì như thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng liên quan đến dòng họ,v.v...

Tín đồ Công giáo trong cộng đồng dân tộc Mông ở Lào Cai tuy phát triển chậm nhưng bền vững, ngay cả thời kỳ khó khăn nhất khi không có nhà thờ, không có linh mục, nhưng đồng bào vẫn giữ đạo. Điều đó cho thấy sự trung thành với đức tin của những người Mông Công giáo ở Lào Cai khó thay đổi.

64


Chương 3

THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG Ở LÀO CAI HIỆN NAY


3.1. THỰC TRẠNG CÔNG GIÁO TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG Ở LÀO CAI HIỆN NAY

3.1.1. Thực trạng cộng đồng Công giáo người Mông ở Lào Cai hiện nay

3.1.1.1. Thực trạng tín đồ, chức sắc, chức việc

* Thực trạng tín đồ

Về số lượng: Theo thống kê của Ban Tôn giáo tỉnh Lào Cai, tính đến tháng 12-2019, số người theo Công giáo tên địa bàn tỉnh là 9214 tín đồ (nam 4.291, nữ 4.923), sinh hoạt ở giáo xứ Sa Pa và giáo xứ Lào Cai, với 15 giáo họ, 18 cơ sở thờ tự, 20 linh mục, 120 chức việc. Tín đồ Công giáo chỉ có ở dân tộc Kinh và dân tộc Mông. Trong đó, số người Mông theo Công giáo là 3805 tín đồ (chiếm 41,3%). Từ năm 2012 đến nay, trung bình mỗi năm tăng 218 tín đồ. Đây là giai đoạn có tốc độ tăng nhanh nhất của Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai [19]. Sự phát triển tín đồ trong cộng đồng người Mông những năm qua, ngoài tăng tự nhiên, thì tăng cơ học cũng khá nhanh do số người mới gia nhập đạo ngày càng nhiều.

Về phân bố: Tín đồ Công giáo người Mông tập trung nhiều nhất ở huyện Sa Pa, với 3.345 tín đồ (chiếm 87,9% số người Mông theo Công giáo ở Lào Cai), chủ yếu ở giáo họ Lao Chải và giáo họ Hầu Thào. Đây là hai giáo họ sớm nhất và lớn nhất của giáo xứ Sa Pa. Thời gian gần đây, Công giáo phát triển sang một số địa phương khác của huyện Sa Pa như: giáo điểm Sử Pán (xã Sử Pán), giáo điểm Phùng Mông (xã Bản Phùng), giáo điểm Sín Chải (xã Tả Giàng Phình). Ngoài ra còn có khoảng 100 tín đồ sinh hoạt tại giáo điểm Ta Náng, xã Nậm Xé (huyện Văn Bàn), 40 tín đồ ở giáo điểm Phìn Hồ Thầu (xã Tả Phời, thành phố Lào Cai) và 07 tín đồ ở huyện Bảo Yên [19].

Cộng đồng người Mông theo Công giáo ở Lào Cai mang tính dòng họ rõ nét. Tín đồ trong giáo họ, giáo điểm cơ bản thuộc một vài dòng họ chính. Chẳng hạn, thôn Lồ Lao Chải (xã Lao Chải, Sa Pa), dòng họ Lồ theo Công giáo chiếm tỷ lệ lớn. Tương tự, ở thôn Hang Đá (xã Hầu Thào, Sa Pa), dòng họ Mã và dòng họ Giàng có số hộ theo Công giáo đông nhất. Những nơi khác, số lượng giáo dân ít hơn, nhưng

65


vẫn tập trung ở các địa bàn cụ thể như xã Bản Phùng (Sa Pa), có 2 thôn Công giáo là thôn Phùng Mông và thôn Bản Toòng. Ở xã Sử Pán (Sa Pa) có một giáo điểm; xã Tả Phời (thành phố Lào Cai) có một giáo điểm ở thôn Phìn Hồ Thầu; ở xã Nậm Xé (Văn Bàn) có một giáo điểm thôn Nậm Si Tan. Các hộ người Mông theo Công giáo trong một địa bàn đều ở gần nhau, có quan hệ huyết thống, dòng họ hoặc hôn nhân, nên tính cộng đồng bền chặt. Sự mật tập trong các giáo họ, giáo điểm là điều kiện để mọi sinh hoạt tôn giáo được tổ chức thuận lợi hơn. Ở đây có một điểm mang tính đặc thù, đó là mối quan hệ dân tộc - tôn giáo rất chặt chẽ, có tác động qua lại, tạo thành kết cấu/cấu trúc: dân tộc - dòng họ - Công giáo - bản làng. Ngay từ khi thành lập giáo xứ, các thừa sai đã khéo léo xây dựng cộng đồng giáo dân lồng ghép vào cơ cấu thôn bản truyền thống của người Mông. Điều đó khiến cộng đồng Công giáo không những không bị cô lập mà còn có điều kiện thuận lợi để tạo niềm tin tôn giáo sang bộ phận dân chúng còn lại trong họ tộc hoặc lan sang các nơi chưa có người theo đạo. Sự gắn kết cộng đồng giữa người theo Công giáo với người giữ tín ngưỡng truyền thống được củng cố qua dòng họ và phong tục cổ truyền, góp phần làm cho Công giáo gần gũi với cộng đồng người Mông hơn.

Do đặc điểm về địa lý, khoảng cách giữa các giáo họ, giáo điểm Công giáo ở Lào Cai khá xa nhau. Ví dụ, từ giáo điểm Bản Toòng đến giáo họ Lao Chải cách nhau hơn 20 km, từ giáo họ Lao Chải đến giáo họ Hầu Thào cách nhau hơn 10 km. Dù xa xôi cách trở, nhưng vào các dịp lễ trọng, đồng bào vẫn đến sinh hoạt tôn giáo chung ở các nhà thờ xứ hoặc nhà thờ họ đạo. Trong cộng đồng, nhà nào có việc hiếu hỷ, làm nhà mới, giáo dân luôn giúp sức. Đồng thời, cộng đồng có những uốn nắn, tạo dư luận lên án những hành vi lỗi đạo, lỗi đời của tín đồ. Vì thế, vùng đồng bào Công giáo ít có hiện tượng mất đoàn kết, tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự. Đó là những yếu tố tích cực rất cần phát huy trong giai đoạn hiện nay.

Về độ tuổi: Người Mông theo Công giáo ở Lào Cai có độ tuổi khá trẻ. Số người sinh từ năm 1990 trở lại đây chiếm trên 70%, là thế hệ thứ tư, thứ năm trong gia đình người Mông Công giáo. Là thế hệ trẻ, sinh ra trong thời kỳ đổi mới, với chính sách tôn giáo của Nhà nước có nhiều cởi mở, lại có linh mục trực tiếp giảng đạo, nên thế hệ này hiểu biết giáo lý, giáo luật hơn những thế hệ trước. Trong các buổi lễ tại nhà thờ, nhà nguyện và cơ sở thời tự tại các giáo điểm, số thanh thiếu niên luôn chiếm đa số. Ở độ tuổi này, tín đồ có trình độ học vấn nhất định, phần lớn

66


đang đi học phổ thông tại các trường trong địa bàn xã, một số học ở trường nội trú huyện. Do họ có trình độ học vấn, thông thạo tiếng phổ thông nên các linh mục giảng dạy giáo lý và thực hành mục vụ dễ dàng hơn. Việc tiếp thu giáo lý của họ cũng thuận lợi hơn.

Cơ cấu độ tuổi nêu trên cũng cho thấy, tín đồ Công giáo người Mông ở Lào Cai chủ yếu phát triển tự nhiên, tức là do tỷ suất sinh cao. Khảo sát tại các thôn bản người Mông theo Công giáo, số cặp vợ chồng có từ 3 con trở lên rất phổ biến. Cùng với đó là sự tách hộ, nên gần đây, số hộ và số khẩu theo Công giáo gia tăng nhanh chóng.

Về thành phần xã hội và nghề nghiệp. Tuyệt đại đa số người Mông theo Công giáo ở Lào Cai là nông dân làm ruộng nương và chăn nuôi. Nghề phụ thủ công như đan lát, thêu thùa, dệt vải chủ yếu phục vụ nhu cầu cuộc sống chứ chưa mang tính hàng hóa. Một số xã thuộc huyện Sa Pa, tuy có điểm du lịch sinh thái, nhưng số hộ biết làm dịch vụ chưa nhiều. Do trình độ dân trí thấp, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nên đời sống của đồng bào có đạo còn nhiều khó khăn. Công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương trong những năm qua tuy đạt được những kết quả nhất định, nhưng tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Cuộc sống bấp bênh, lệ thuộc nhiều vào tự nhiên, nên người Mông theo Công giáo càng tin vào sự phù hộ, sự chở che của Chúa.

Giáo dân người Mông ở Lào Cai thuần phác, hiền lành, thật thà, trọng tình nghĩa, yêu thương gắn bó chặt chẽ với đồng tộc và đồng đạo. Họ đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn; chăm lo cuộc sống gia đình, chú trọng việc đạo; chấp hành tốt các quy định của pháp luật, đóng góp tích cực trong các phong trào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng ở địa phương; hưởng ứng các hoạt động nhân đạo từ thiện; thực hành nghiêm “Mười điều răn của Chúa”, thể hiện đúng phương châm “tốt đời, đẹp đạo”,“kính Chúa yêu người” và “sống Phúc âm giữa lòng dân tộc”. Do đó, ở các địa bàn có người Mông theo Công giáo ít xảy ra mâu thuẫn hay xung đột vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

* Thực trạng chức sắc Công giáo

Linh mục chính xứ và những người giúp việc. Từ khi thành lập đến năm 1950, giáo xứ Sa Pa luôn có các linh mục thừa sai người Pháp cư trú tại giáo xứ để quản xứ và làm tác vụ mục vụ cho giáo dân. Từ năm 1950 đến 1995, do tình hình chiến tranh và điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nên giáo xứ Sa Pa và giáo xứ Lào Cai cũng như tại các giáo họ không có linh mục coi sóc nên mọi sinh hoạt, lễ nghi

67


hầu như ngưng trệ. Tuy nhiên, Công giáo vẫn được duy trì trong cộng đồng người Mông, giáo dân sinh hoạt tôn giáo tại gia, các sinh hoạt cộng đoàn do các chức việc đảm nhận. Sau khi thừa sai Ydiart Alhor (tên Việt là Thịnh) chết (1948), Tòa Giám mục vẫn cử các linh mục coi sóc giáo xứ Lào Cai, kiêm giáo xứ Sa Pa, đó là: linh mục người Pháp Antoine Schmidt có tên Việt là Báu (đến năm 1950). Tiếp đó là các linh mục người Việt như linh mục Nghĩa, linh mục Đối, linh mục Ngọc, linh mục Trần Ngọc Khiết, linh mục Vũ Tất (nay là giám mục giáo phận Hưng Hóa), linh mục Nguyễn Huy Tụng,...Tuy nhiên, các linh mục này chủ yếu là kiêm nhiệm, không cư trú tại chỗ, mỗi năm họ chỉ viếng thăm giáo xứ Sa Pa một vài lần, hầu như rất ít khi đến các họ đạo Hầu Thào, Lao Chải.

Trong giai đoạn 1994 đến năm 2006, chỉ những dịp lễ trọng trong năm mới có linh mục đến dâng lễ và cử hành các bí tích phục vụ cộng đoàn. Giai đoạn 2004 - 2006, các thánh lễ Chủ nhật đều có linh mục Nguyễn Huy Tụng từ giáo xứ Lào Cai tới phục vụ. Từ năm 2006 đến nay, giáo xứ Sa Pa do linh mục Phạm Thanh Bình làm chính xứ. Giúp việc cho linh mục chính xứ còn có các linh mục phó xứ và linh mục dòng. Năm 2014, Tòa Giám mục Hưng Hóa cử linh mục Đỗ Tất Quyền làm phó xứ Sa Pa. Năm 2015, Tòa Giám mục Hưng Hóa cử linh mục Hoàng Thế Bằng lên làm phó xứ, phụ trách hai giáo họ người Mông là Lao Chải và Hầu Thào. Cuối năm 2018, linh mục Hoàng Thế Bằng được điều chuyển sang phụ trách Công giáo ở tỉnh Lai Châu.

Cũng như giáo xứ Sa Pa, từ năm 1948 đến năm 1995, giáo xứ Lào Cai không có linh mục quản xứ, nhà thờ bỏ hoang. Đặc biệt, chiến tranh biên giới tháng 2 năm 1979, nhà thờ Cốc Lếu bị phá hủy nghiêm trọng, sinh hoạt tôn giáo gặp nhiều khó khăn. Những năm 1996 - 2008, Tòa Giám mục Hưng Hóa cử các linh mục đến cai quản giáo xứ Lào Cai, như linh mục Trần Ngọc Khiết, linh mục Vũ Tất (nay là Giám mục Giáo phận Hưng Hóa), linh mục Nguyễn Huy Tụng. Từ năm 2009 đến nay, linh mục Nguyễn Văn Thành được cử làm chính xứ. Đầu năm 2019, Tòa Giám mục Hưng Hóa bổ nhiệm linh mục Nguyễn Văn Cương làm linh mục phó xứ Lào Cai.

Từ sau năm 2010 đến nay, số lượng linh mục của Giáo phận Hưng Hóa tăng nhanh qua các năm. Nhiều linh mục thuộc các dòng truyền giáo đến hoạt động mục vụ và truyền giáo, phát triển đạo. Năm 2012, một linh mục dòng Hiến sĩ Đức mẹ Vô nhiễm (OMI) từ thành phố Hồ Chí Minh đến hoạt động tại giáo xứ Lào Cai. Tiếp

68


đó, năm 2013, dòng Hiến sĩ Đức mẹ Vô nhiễm cử thêm một linh mục nữa đến trợ giúp linh mục chính xứ Lào Cai. Đến năm 2015, Tòa Giám mục Hưng Hóa bổ nhiệm thêm một linh mục phó xứ cho giáo xứ Sa Pa, trực tiếp phụ trách các giáo họ vùng người Mông là Hầu Thào và Lao Chải. Cùng thời gian này, có thêm một linh mục thuộc Hội Thừa sai Việt Nam và một linh mục dòng Hiến sĩ Đức mẹ Vô nhiễm được cử đến hoạt động tại Lào Cai.

Năm 2016, có 01 linh mục dòng Salesien Don Bosco thuộc tỉnh dòng Don Bosco Việt Nam được cử đến hoạt động tại giáo xứ Lào Cai.

Năm 2017, có 04 linh mục thuộc Hội Thừa sai Việt Nam được cử đến Lào Cai, trong đó có 01 vị hoạt động tại vùng Công giáo người Mông ở xã Nậm Xé (huyện Văn Bàn), 01 vị hoạt động tại giáo xứ Lào Cai, 01 vị hoạt động tại giáo xứ Sa Pa và 01 vị hoạt động tại huyện Bảo Yên.

Năm 2018, có thêm 04 linh mục tăng cường cho vùng Công giáo Lào Cai, trong đó: 01 linh mục cho giáo xứ Lào Cai; 02 linh mục dòng Tiểu đệ Gioan Tẩy giả (01 linh mục hoạt động tại các huyện Văn Bàn, Bát Xát, Mường Khương; 01 linh mục hoạt động tại khu vực thuộc giáo xứ Sa Pa); 01 linh mục dòng Salesien Don Bosco hoạt động tại các huyện Văn Bàn, Bát Xát, Mường Khương; 01 linh mục đi học nước ngoài.

Đầu năm 2019, Tòa Giám mục Hưng Hóa tăng cường 03 linh mục đến Lào Cai (01 linh mục đến giáo xứ Sa Pa và 02 linh mục dòng Hiến sĩ Đức mẹ Vô nhiễm đến truyền giáo tại các huyện Văn Bàn, Bát Xát, Bảo Yên, Mường Khương, Bảo Thắng, Si Ma Cai và thành phố Lào Cai). Tính đến tháng 6-2019, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 20 linh mục đang hoạt động, trong đó 04 linh mục triều, 16 linh mục dòng (05 linh mục dòng Hiến sĩ Đức mẹ Vô nhiễm, 05 linh mục Hội Thừa sai Việt Nam, 02 linh mục dòng Salesien Don Bosco, 02 linh mục dòng Tiểu đệ Gioan Tẩy giả và 02 linh mục chưa rõ dòng tu (xem phụ lục 1).

Như vậy, trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện nay có 04 dòng tu và tu hội hoạt động với số lượng linh mục nhiều gấp hơn 3 lần linh mục triều. Ngoài ra, thỉnh thoảng có linh mục dòng Đa minh thuộc Giáo phận Bùi Chu được mời giảng dạy và làm mục vụ tại các giáo họ Lao Chải, Hầu Thào. Điều ấy chứng tỏ vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Lào Cai, nhất là vùng người Mông đang trở thành địa bàn truyền giáo của các dòng tu. Tình hình này cũng tương tự như ở tỉnh Yên Bái. Khu vực

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/12/2023