Vài Nét Về Vùng Người Mông Theo Công Giáo Ở Lào Cai Hiện Nay

29


ghi nhớ công ơn các vị thần như: ông Chơ Nghĩa là người dạy đàn nhị, kèn sáo, ca múa và giúp xây dựng “đường lý, đường lẽ” trong ứng xử; Lias Lư là người định ra luật cưới xin; bà Niav Ngâul Chơ là người dạy cách thêu thùa; ông Xyz Zi là người cứu chữa bệnh tật và cái chết; ông Sâuz là người chỉ bảo cách giải quyết vào thời điểm khó khăn nhất,v.v... Các vị thần đó được người Mông coi là những ông tổ của họ, có công xây dựng nền móng cho sự mưu sinh và văn hóa tinh thần của họ; giúp họ có đủ sức mạnh chống thiên tai, áp bức, bảo vệ cuộc sống cộng đồng.

Nét nổi bật trong tín ngưỡng truyền thống của người Mông là việc thờ cúng các thần/ma với những lễ thức riêng biệt. Thờ thần/ma nhà (xử ca), vị thần quản lý việc nhà, biểu tượng cho sự đầy đủ, giàu sang, được thờ ở giữa vách gian chính đối diện với cửa nhà; thờ thần/ma cột cái, thần chủ về sự hưng thịnh của gia đình; thờ thần/ma cửa (xìa mình), vị thần bảo vệ con người và tài sản gia đình, làm cho toàn gia đình mạnh khỏe, con cái ngoan ngoãn. Ma cửa được cúng vào dip Tết nguyên đán, hoặc khi trong gia đình có người đau ốm, gia súc bị dịch bệnh. Ngoài ra, trong ngôi nhà của người Mông còn thờ cúng ma lợn (bùa đáng), ma bếp (hú sinh), ma lò (kho trù). Người biết lấy thuốc chữa bệnh còn lập thêm bàn thờ Dược vương (Dìu vàng).

Trong bản người Mông còn thờ thần thổ địa (thủ ty). Địa điểm thờ thần thổ địa có thể được đặt dưới một gốc cây cổ thụ hoặc ở trên hòn đá to có hình thù kỳ dị. Một số nơi, thần linh của bản là người có công với dân, với nước. Nếu như tổ tiên và ma nhà chi phối cuộc sống của các gia đình, thì thần linh của làng bản lại chi phối cuộc sống của cộng đồng. Người Mông tin rằng, người dân trong bản khỏe mạnh, làm ăn may mắn, mùa màng bội thu, gia súc đông đúc là nhờ các thần/ma phù hộ. Ngược lại, người dân bị ốm đau, tai nạn, gia súc bị dịch bệnh là do có những hành động không phải phép với các vị thần bản, nên phải tạ tội.

Trong tín ngưỡng truyền thống của người Mông có một loại hình đặc thù là shaman giáo. Đó là hình thức thông qua người trung gian (thầy Shaman) để giao tiếp với thần linh, qua đó nhờ thần linh giúp đỡ những điều mình mong muốn. Shaman giáo có vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của đồng bào, chủ yếu giúp họ chữa bệnh và giải hạn. Mỗi khi ai đó gặp hoàn cảnh éo le, ốm đau, hoặc bế tắc trong cuộc sống, họ lại tìm đến thầy Shaman với mong muốn được cứu giúp, nâng đỡ để vượt qua vận hạn. Thầy Shaman có một vị trí đặc biệt trong xã hội truyền thống của người Mông. Hiện nay, vai trò của Shaman giáo và thầy shaman

30


trong đời sống của người Mông ở Lào Cai đã suy giảm nhiều. Khi bị đau ốm, nhiều người không còn mời thầy Shaman đến cúng mà thay vào đó họ đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, “văn hóa tâm linh của người Mông ở Việt Nam thực sự đứng trước những thách thức của sự chuyển đổi và phát triển. Thực tế đời sống văn hóa tâm linh của người Mông gần đây đã và đang có những biến động về sự tự điều chỉnh về tập quán lối sống trong sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo, đồng thời là sự cọ sát, phản ứng hay tiếp nhận các yếu tố văn hóa tâm linh bên ngoài” [124, tr.274].

Tóm lại, người Mông luôn tin tưởng tín ngưỡng có thể giải quyết được những vấn đề bức thiết của cuộc sống. Khi những đòi hỏi ấy không được đáp ứng, họ dễ từ bỏ tín ngưỡng truyền thống cũ để đi theo một tôn giáo mới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

1.2.1.5. Hiện tượng xưng vua của người Mông

Liên quan đến đời sống tín ngưỡng truyền thống của người Mông còn có một hiện tượng rất đặc biệt là “xưng vua”. Là một tộc người bị phong kiến Trung Hoa đánh đuổi, chịu nhiều đau thương trong quá khứ; từ một dân tộc hùng mạnh, từng có quốc gia lãnh thổ, có nền văn hóa, có chữ viết riêng trở thành một tộc người phiêu bạt, lưu tán khắp nơi, sống trên các đỉnh núi cao đầy gian khổ. Họ muốn giành lại quá khứ huy hoàng, nhưng càng đấu tranh chống áp bức càng bị thất bại. Vì vậy, người Mông luôn khát khao cuộc sống no đủ, không bị chèn ép, bất công; không có ốm đau, tật bệnh. Họ mong ước một ngày nào đó có một ông vua tài giỏi có thể giúp đồng bào khá giả, hạnh phúc. “Vua” trong tâm thức người Mông là nhân vật vô hình, được dựng lên một cách huyền bí; là người có quyền năng như các vị thần, có thể đem lại hạnh phúc cho đồng bào. Đây là hiện tượng có sự đan xen giữa con người cụ thể với con người tưởng tượng. Vì thế, tục “xưng vua” vừa mang tính thế tục vừa có tính tôn giáo. Trong thế kỷ XX, vùng người Mông ở Lào Cai có ba người xưng vua (Giàng Sran xưng vua năm 1918, một người họ Châu ở Mường Khương xưng vua năm 1938, Thào A Bâu xưng vua năm 1953).

Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai - 5

Tóm lại, các hình thức tín ngưỡng truyền thống của người Mông có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào, giúp họ cân bằng trạng thái tâm lý khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Thờ cúng tổ tiên và các thần/ma của dân tộc Mông có ý nghĩa thiêng liêng, trong đó có những yếu tố cần được bảo tồn và phát huy. Nhưng cũng có một số nghi lễ truyền thống của người Mông mang đậm yếu tố mê tín, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của cộng đồng.

31


1.2.1.6. Đặc điểm tâm lý tộc người

Điều kiện sinh tồn trong hoàn cảnh khó khăn đã tạo nên ở người Mông ý thức cố kết cộng đồng bền chặt. Dù ở đâu và làm gì, họ cũng hướng về cộng đồng mình. Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc là việc làm có ý nghĩa thiêng liêng mà mỗi người Mông đều tự thấy bản thân phải có trách nhiệm. Những người làm trái với phong tục, tập quán truyền thống đều bị cộng đồng phản ứng quyết liệt, thậm chí bị lên án, cô lập.

Người Mông từng có một vương quốc hùng mạnh ở vùng Quý Châu (Trung Quốc), có kỹ thuật cao trong làm ruộng bậc thang, rèn đúc khí cụ, dệt vải, săn bắn,v.v... Sự đàn áp của các triều đại phong kiến Hán tộc đã đẩy họ vào những cuộc thiên di đầy máu và nước mắt, biến họ thành tộc người sống lưu vong khắp nơi trên các vùng núi cao, trong đó có tỉnh Lào Cai của Việt Nam. Họ vừa tự hào về quá khứ huy hoàng vừa xót xa cho số phận của một dân tộc bị li tán. Hoàn cảnh lịch sử ấy tạo cho đồng bào tâm lý mặc cảm, tự ti, luôn cảm thấy kém cỏi hơn các dân tộc khác. Đó là một rào cản trong sự giao lưu với các dân tộc anh em khác, khiến người Mông có lối sống khép kín. Chính điều đó làm cho họ luôn mong ước sự xuất hiện một đấng siêu nhiên có nhiều quyền phép để có thể giúp đồng bào có cuộc sống no đủ hơn.

Người Mông khi đã tin ai thì tin sâu sắc, có thể thổ lộ hết tâm tình, sẵn sàng làm mọi việc kể cả khó khăn nhất; ngược lại khi đã không tin thì họ không nói, không nghe và không làm theo. Khi đã thề làm theo một việc gì đó thì không gì có thể thay đổi được sự quyết tâm của họ. Họ theo đến tận cùng lời thề của mình. Bên cạnh đó, người Mông còn đề cao sự bình đẳng và rất trọng danh dự. Mọi sự xúc phạm đến cá nhân hay cộng đồng dù vô tình hay cố ý, đối với người Mông là điều không thể chấp nhận được. Họ khó quên những điều đó.

Tâm lý của người Mông tuy mạnh mẽ nhưng thiếu bền vững và dễ bị tác động, chỉ cần một tin đồn thất thiệt liên quan đến tính mạng bản thân và gia đình thì họ có thể phản ứng mãnh liệt, tâm trạng hoang mang. Trong cuộc sống đời thường, họ thiên về tư duy trực quan, cảm tính, cụ thể, nhưng trong đời sống tâm linh thì họ lại có lối suy nghĩ siêu thực, ấp ủ, mơ ước, nối tiếc, hy vọng và cũng khá lãng mạn.

Người Mông có phong thái phóng khoáng, tự tin, tự trọng. Họ sống thật thà, chân thành, cởi mở, thuỷ chung, tôn trọng đạo lý, yêu cái tốt, ghét cái xấu...

32


Nhưng họ lại cố chấp, việc gì cũng đòi hỏi phải đúng “cái lý”. “Cái lý” của người Mông rất khó thay đổi. Bởi vì, đồng bào sinh sống ở những nơi điều kiện tự nhiên không thuận lợi, môi trường xã hội luôn bị chèn ép, điều chỉnh mọi hành vi của cộng đồng bằng luật tục nên tâm lý ấy của họ là đương nhiên. Đây là một đặc điểm mà các thế lực thù địch hay lợi dụng nhằm kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

1.2.2. Vài nét về vùng người Mông theo Công giáo ở Lào Cai hiện nay

1.2.2.1. Điều kiện kinh tế

Người Mông theo Công giáo ở Lào Cai cư trú ở các xã Lao Chải, Hầu Thào, Sử Pán, Bản Phùng, Tả Giàng phình (Sa Pa); xã Tả Phời (thành phố Lào Cai) và xã Nậm Xé (Văn Bàn). Đây là địa bàn vùng cao, địa hình chia cắt mạnh, khí hậu khắc nghiệt, không thuận lợi cho đời sống và sản xuất nông nghiệp.

Sinh sống ở các bản làng vùng cao xa xôi, hẻo lánh, đi lại rất khó khăn hạn chế giao lưu văn hóa với xã hội bên ngoài, lạc hậu về tri thức khoa học, khiến cộng đồng người Mông ở Lào Cai rất thiếu kiến thức để giải thích các hiện tượng tự nhiên như lở đất, lũ ống, sấm sét, nguyệt thực, nhật thực... Đó là một trong những điều kiện thuận lợi để các tôn giáo lợi dụng phát triển trong tộc người này.

Người Mông theo Công giáo chủ yếu sống bằng sản xuất nương rẫy, làm ruộng bậc thang trồng lúa và chăn nuôi gia súc gia cầm. Nương của họ có độ dốc lớn, thường ở là những cánh rừng tái sinh bị đốt dọn một khoảng diện tích để gieo trồng cây lương thực hoặc rau màu, nhưng chỉ trồng được một vụ, năng suất thấp. Một số nơi, đồng bào làm ruộng nước, nhưng diện tích nhỏ hẹp, manh mún, trình độ canh tác lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên hiệu quả kinh tế thấp, năng suất bấp bênh. Đồng bào cư trú ở vùng đất đai tự nhiên rộng (chủ yếu là đất rừng núi cao), nhưng đất để canh tác lại hạn chế, thêm vào đó là tốc độ gia tăng dân số nhanh, nên cuộc sống của họ ngày càng eo hẹp. Có thể nói, thiếu đất sản xuất đang là vấn đề rất nan giải ở những nơi người Mông Công giáo sinh sống.

Ở các xã Lao Chải, Hầu Thào, Sử Pán, Bản Phùng (Sa Pa), hay Nậm Xé (huyện Văn Bàn), Tả Phời (thành phố Lào Cai) mặc dù có lợi thế về chăn nuôi gia súc (trâu, bò, ngựa, dê) và gia cầm (gà, vịt), nhưng hiện tượng thả rông vẫn phổ biến, việc áp dụng khoa học kỹ thuật rất hạn chế nên hiệu quả kinh tế chưa cao.

33


Đồng bào chăn nuôi gia súc gia cầm phần lớn để phục vụ sinh hoạt và nghi lễ tôn giáo. Những nghề thủ công như rèn đúc, dệt vải, đan lát, thêu thùa có nhưng không phát triển, chủ yếu phục vụ nhu cầu gia đình, chưa có tính chất sản xuất hàng hóa. Nhìn chung, kinh tế vùng người Mông Công giáo ở Lào Cai còn lạc hậu, mang nặng tính tự túc tự cấp. Do đó, đời sống của đồng bào giáo gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ đói nghèo cao, có nơi chiếm trên 50% số hộ theo đạo.

1.2.2.2. Điều kiện văn hóa-xã hội

Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống văn hóa - xã hội của cộng đồng người Mông theo Công giáo ở Lào Cai có nhiều chuyển biến tích cực, trình độ dân trí từng bước được nâng lên. Các xã trên đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; tỷ lệ học sinh đến độ tuổi đi học đến trường cao (đạt trên 95%). Các hủ tục trong cưới xin, tang ma từng bước bị đẩy lùi; phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thực sự tạo được nhiều chuyển biến trong đời sống cộng đồng. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới được đồng bào Mông Công giáo hưởng ứng tích cực và đem lại hiệu quả thiết thực. Thiết chế văn hóa ở cơ sở (nhà văn hóa, trường học,…), sách báo, tạp chí, hệ thống phát thanh, truyền hình được quan tâm, đầu tư nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Diện mạo nông thôn vùng cao ngày càng đổi mới.

Tuy vậy, đời sống văn hóa tinh thần của vùng đồng bào Mông Công giáo vẫn còn không ít vấn đề đặt ra: trình độ dân trí thấp so với mặt bằng chung, giáo dân không biết chữ còn một tỷ lệ đáng kể (nhất là người già và phụ nữ); tình trạng trẻ em nghỉ bỏ học nửa chừng còn nhiều; chất lượng giáo dục phổ thông còn hạn chế; nhiều phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào đang bị mai một. Ở những xã nằm trong tuyến du lịch, ít nhiều ảnh hưởng văn hóa ngoại lai.

Tóm lại, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng người Mông Công giáo ở Lào Cai nhìn chung khó khăn, tỷ lệ đói nghèo khá cao, đời sống văn hóa tinh thần còn nhiều thiếu thốn, hệ thống chính trị ở cơ sở còn nhiều bất cập. Những vấn đề trên đặt ra cho các cấp ủy, chính quyền địa phương phải quan tâm giải quyết, đặc biệt là thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo.

34


Chương 2

QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM

CỦA CÔNG GIÁO TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG Ở LÀO CAI


2.1. QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA CÔNG GIÁO TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG Ở LÀO CAI

2.1.1. Quá trình du nhập và phát triển của Công giáo vào cộng đồng người Mông ở Lào Cai

2.1.1.1. Giai đoạn từ khởi đầu đến năm 1950

Công giáo du nhập vào cộng đồng người Mông ở Lào Cai gắn với quá trình thực dân Pháp cai trị và khai thác thuộc địa ở khu vực này. Sau Hiệp ước Giáp thân/Patơnôtre (6-6-1884), thực dân Pháp mở rộng địa bàn chiếm đóng tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Tháng 3 năm 1886, Pháp đánh chiếm Lào Cai. Đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai đã kiên cường phản kháng. Từ năm 1886 đến năm 1907, hàng loạt cuộc nổi dậy chống Pháp của nhân dân địa phương nên chính quyền thuộc địa phải thực hiện chế độ quân quản. Sau khi ổn định được tình hình, ngày 12-7-1907, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định số 288, chuyển sang chế độ cai trị dân sự, thành tỉnh Lào Cai. Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp cho xây dựng một khu nghỉ dưỡng dành cho sỹ quan quân đội và công chức của chính quyền thuộc địa ở Sa Pa. Để phục vụ sinh hoạt tôn giáo cho những người làm việc ở đây, năm 1902, Giám mục Giáo phận Hưng Hóa Paul Ramond Lộc (tên Việt là Cố Lộc, Phao lô Lộc), thành lập Giáo xứ Sa Pa. Năm 1905, nhà thờ xứ được xây dựng và giao cho linh mục tuyên úy François Marie Savina (F.M Savina, có tên tiếng Việt là Cố Vị) cai quản.

Về phía giáo hội Công giáo, sau khi giáo phận Thượng Bắc Kỳ (Xứ Đoài, tức giáo phận Hưng Hóa ngày nay) được thành lập (1895), giám mục giáo phận Paul Marie Ramond chủ trương đẩy mạnh truyền giáo vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc. Thực hiện chiến lược đó, tháng 2 năm 1899, giám mục Paul Ramond cử giáo sỹ D'Abrigeon đi Lào Cai, đến Phố Lu (Bảo Thắng) - một trung tâm quân sự quan trọng, không xa với biên giới Trung Hoa, thiết lập một điểm truyền giáo, chăm sóc những người châu Âu và các dân tộc thiểu số nơi đây mới cải đạo. Thừa sai D'Abrigeon lại đi vào vùng dân tộc ở Hà Giang. Tháng 12 năm 1900, giáo sỹ Granger từ Yên Bái đến Nghĩa Lộ hỗ trợ cho giáo sỹ Jordan. Sau

35


đó, giáo sỹ Granger đến sống cùng người Mông vùng Cao Pha cách Sa Pa khoảng 8 km và giáo sỹ Antonini tới Nghĩa Lộ giúp sức cho giáo sĩ Jordan. Tháng 8 năm 1901, giám mục Ramond cử giáo sỹ Blondel thiết lập một điểm truyền giáo vùng giữa sông Hồng và sông Lô nối liền với Yên Bái. Qua tiếp xúc ban đầu với các tộc người khác nhau, các giáo sỹ đã có thêm hiểu biết về họ, nó đã mở ra hy vọng cho công cuộc truyền bá Phúc âm miền thượng du này [dẫn theo 122, tr.509].

Granger là giáo sỹ đầu tiên đến với người Mông ở vùng Tây Bắc và ông đã có những miêu tả chi tiết, thú vị về dân tộc này, nhưng ông chưa có hoạt động truyền giáo nào trong tộc người Mông. Người được xem là vị “tông đồ xứ Mông” ở Việt Nam phải kể đến thừa sai F. M. Savina-giáo sĩ thuộc Hội Thừa sai Paris (MEP), đã để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong công cuộc truyền giáo, phát triển đạo vào cộng đồng người Mông ở Lào Cai nói riêng, vùng Tây Bắc nói chung.

Thừa sai F.M.Savina sinh ngày 20-3-1876 tại Mahalon-en-Cornouaille, tỉnh Finistère, Cộng hòa Pháp. Ông được thụ phong linh mục (ngày 23-6-1901) và được cử sang Việt Nam truyền giáo tại giáo phận Hưng Hóa. Từ năm 1903 đến năm 1925, F.M. Savina hoạt động truyền giáo trong vùng người Tày, người Nùng, người Dao, đặc biệt người Mông ở Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai và Vân Nam (Trung Quốc), giáp biên giới Việt Trung.

Trong thời gian làm mục vụ cho binh lính và công chức Pháp tại Sa Pa, F.M. Savina chủ trương truyền bá Công giáo vào vùng đồng bào người Mông. Ông nghiên cứu khá kĩ về lịch sử, văn hóa, tâm linh của người Mông và tìm mọi cách tranh thủ tiếp cận những người đứng đầu dòng họ, già làng để truyền đạo. Tuy nhiên, đây là một công việc không dễ dàng, bởi vì vào thời điểm đó, các dòng họ lớn của người Mông không muốn tiếp nhận Công giáo - một tôn giáo rất xa lạ với tín ngưỡng đa thần của họ. Hơn nữa, trong nhận thức của đồng bào, đó là tôn giáo của phương Tây, do người Pháp mang đến, mà người Mông bấy giờ đang có phong trào chống Pháp rất mạnh mẽ. Trong những năm 1894 - 1895, đã diễn ra cuộc nổi dậy ở xã Lao Chải và xã Nậm Cang. Cuối năm 1904 đầu năm 1905, người Mông ở hai xã Lao Chải và Hầu Thào liên tục chống lại quân Pháp. Từ năm 1914 đến năm 1918 trong vùng người Mông ở các xã hạ huyện Sa Pa có nhiều cuộc đấu tranh, phản ứng với chính sách của nhà đương cục. Đặc biệt, năm 1918, cuộc khởi nghĩa do Giàng Sran lãnh đạo, người Mông ở Sa Pa đấu tranh đòi độc lập, tự do khai khẩn ruộng nương, chống bắt phu, bắt thuế. Sau khi dẹp xong cuộc khởi nghĩa, theo đề nghị của

36


F.M. Savina, chính quyền thực dân Pháp đã hỗ trợ cho công cuộc truyền đạo vào vùng người Mông tham gia phong trào để ổn định tình hình. Thừa sai F.M. Savina cùng với Công sứ Pháp ở Lào Cai đến Sa Pa khảo sát địa bàn, gặp gỡ những người tham gia cuộc nổi dậy tìm hiểu nguyên nhân, sau đó xây dựng một kế hoạch khá cụ thể nhằm truyền bá Công giáo vào cộng đồng người Mông với mục tiêu dùng tôn giáo để giữ yên xã hội. Về vấn đề này, Trần Hữu Sơn viết: “trước phong trào đấu tranh quyết liệt của người Hmông, cha cố đại úy Savina cùng với công sứ Pháp ở Lào Cai xây dựng kế hoạch truyền đạo vào vùng người Hmông nhằm xoa dịu, ru ngủ tinh thần đấu tranh chống Pháp của người Hmông” [134, tr.179].

Để truyền giáo vào vùng người Mông, Linh mục F.M. Savina bỏ rất nhiều công sức nghiên cứu tình hình. Ông tiếp cận với người Mông ở các xã gần thị trấn Sa Pa, sống cùng với họ để học tiếng nói, tìm hiểu tâm lý, phong tục, tập quán của đồng bào. Qua nghiên cứu, F.M. Savina nhận thấy giữa giáo lý Ki tô giáo với tâm thức tôn giáo của người Mông có những điểm tương đồng. Ông khẳng định: “khá dễ dàng ghép đạo lý Gia tô vào đạo lý dân tộc Mèo, chỉ cần nhắc bỏ vài lầm lẫn, xóa bỏ đi vài thiên kiến quan hệ tới bản chất của thượng đế... Tóm lại muốn ghép đạo lý của ta vào đạo lý của dân tộc Mèo chỉ cần sửa lại và bổ sung thêm tín ngưỡng của họ đẻ đi tới chỗ dành cho cả hai nền đạo lý chung một tôn giáo làm nền tảng” [dẫn theo 134, tr.179]. Từ đó, F.M. Savina tìm cách “Mông hóa” Kinh Thánh, làm cho Chúa Trời của Kitô giáo gần gũi với dân tộc này hơn. Trong đó, ông gắn các điển tích trong Kinh Thánh với những quan niệm về vũ trụ, con người và cuộc sống của người Mông để họ dễ tiếp nhận Chúa [124, tr.227]. Nhằm tạo niềm tin cho người dân, F.M. Savina tuyên truyền: “Người Hmông và người Pháp sinh ra cùng một ông tổ, Chúa là con ma to nhất cai quản mọi con ma, theo Chúa không còn con ma nào quấy” [175, tr.522].

Sự kiên trì của linh mục F.M. Savina đã được đền đáp. Năm 1921, 05 gia đình người Mông đầu tiên ở xã Hầu Thào và xã Lao Chải chấp nhận cải đạo. Đó là những “hạt giống Tin mừng” đầu tiên của người Mông ở Lào Cai. Năm 1922, ông cho xây dựng nhà giảng đạo ở thôn Lồ Lao Chải làm nơi giảng dạy giáo lý và sinh hoạt cộng đồng. Đó là ngôi nhà gỗ nhỏ nhắn, đơn sơ nhưng đủ để thực hiện các nghi lễ Công giáo và cũng là nơi nghỉ của linh mục mỗi khi đến giảng đạo.

Công việc truyền giáo tiếp tục được chú trọng, nhưng giáo sĩ F.M. Savina gặp không ít trở ngại bởi sự khác biệt giữa văn hóa Mông với văn hóa Công giáo, biểu

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/12/2023