Khung Lý Thuyết Nghiên Cứu Và Một Số Khái Niệm Sử Dụng Trong Luận Án

13


Bái. Đặc biệt là những nghiên cứu về sự chuyển đổi niềm tin tôn giáo (sự cải đạo) từ tín ngưỡng truyền thống của một bộ phận người Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc sang Công giáo; nguyên nhân dẫn đến một bộ phận người Mông ở Lào Cai và các tỉnh miền núi phía Bắc theo Công giáo. Nghiên cứu sinh kế thừa những nghiên cứu của các học giả, từ đó làm sâu sắc hơn về quá trình hình thành, phát triển Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai từ khi xuất hiện đến nay.

Hai là, một số nghiên cứu đã đề cập đến thực trạng Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai nói riêng và các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung. Tuy nhiên, có rất ít công trình nghiên cứu sâu về đời sống đạo của người Mông theo Công giáo. Đến nay, mới chỉ có một số bài viết đăng trên tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo và vài đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ có đề cập đến vấn đề này, song còn rất tản mạn và sơ lược cần được nghiên cứu làm rõ hơn.

Trên cơ sở tiếp thu các kết quả của các công trình nghiên cứu đi trước, qua nghiên cứu Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai, luận án này tập trung vào những nội dung cơ bản sau đây:

(1) Nghiên cứu lịch sử truyền bá, quá trình hình thành, phát triển cộng đồng người Mông theo Công giáo ở Lào Cai trong lịch sử, nhất là sự phát triển của tôn giáo này trong giai đọan hiện nay. Từ đó, chỉ ra một số đặc điểm cơ bản của Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai, từ lực lượng truyền giáo, phương thức truyền đạo đến đời sống đạo của Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai trong sự so sánh với các địa bàn, tộc người khác.

(2) So sánh giữa tín ngưỡng, tôn giáo của người Mông với tín ngưỡng tôn giáo của các dân tộc thiểu số khác; giữa người Mông theo tín ngưỡng truyền thống với người Mông theo Ki tô giáo (Công giáo, Tin lành), xa hơn nữa là so sánh Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai với Công giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa phương khác như Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và một số tỉnh Tây Nguyên, từ đó chỉ ra những những nét riêng biệt của của Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai.

(3) Nghiên cứu về thực trạng và ảnh hưởng của Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai. Làm sâu sắc thực trạng cộng đồng (tín đồ, chức sắc), tổ chức; niềm tin và thực hành niềm tin Công giáo của người Mông theo đạo. Đồng

14


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

thời, luận án trình bày ảnh hưởng của Công giáo đối với văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống, phong tục tập quán của người Mông và trên một số lĩnh vực đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Những vấn đề đặt ra, dự báo xu hướng và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu của của công tác tôn giáo, dân tộc trong vùng đồng bào Mông ở Lào Cai thời gian tới.

1.1.2. Khung lý thuyết nghiên cứu và một số khái niệm sử dụng trong luận án

Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai - 3

1.1.2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu

* Câu hỏi nghiên cứu

1. Quá trình du nhập, tồn tại và phát triển của Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai diễn ra như thế nào? Vì sao Công giáo lại thành công ở người Mông; tại sao Công giáo lại chọn Sa Pa làm điểm truyền giáo đầu tiên?

2. Đời sống Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai hiện nay diễn ra như thế nào; thực trạng đó đặt ra những vấn đề gì đáng lưu tâm cho công tác quản lý nhà nước về tôn giáo nói riêng, công tác tôn giáo nói chung?

3. Những đặc điểm cơ bản của Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai; xu hướng vận động của Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai trong thời gian tới là gì?

4. Cần có những giải pháp gì để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của Công giáo trong cộng đồng dân tộc Mông ở Lào Cai trong tình hình mới?

* Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Truyền giáo vào vùng dân tộc thiểu số ở nước ta, trong đó có đồng bào dân tộc Mông ở Lào Cai, là một nhiệm vụ quan trọng được Giáo hội Công giáo ở Việt Nam sớm đặt ra và đạt được kết quả đáng kể từ đầu thế kỷ XX.

Giả thuyết 2: khi truyền bá vào vùng dân tộc Mông ở Lào Cai, Công giáo đã có biện pháp gì để thích nghi và phát triển ở địa bàn mới? Công giáo đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận người Mông, có đóng góp nhất định cho nền văn hóa dân tộc Mông ở Lào Cai. Song, sự xuất hiện của Công giáo cũng xóa bỏ khá nhiều phong tục văn hóa và tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Mông ở Lào Cai.

Giả thuyết 3: một bộ phận người Mông từ bỏ tín ngưỡng truyền thống chuyển sang theo các loại hình tôn giáo lớn có tổ chức là một thực tế. Nhu cầu cải đạo xuất hiện từ đầu thế kỷ XX, với việc hàng chục hộ người Mông ở hai tỉnh Lào

15


Cai và Yên Bái theo Công giáo. Xu hướng này gần đây còn thấy rõ ở việc một bộ phận lớn người Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc theo đạo Tin lành, một nhóm nhỏ người Mông đang đến với Phật giáo theo dạng thăm dò.

* Lý thuyết nghiên cứu

Luận án sử dụng bốn lý thuyết nghiên cứu cơ bản, gồm: lý thuyết cấu trúc- chức năng, lý thuyết lựa chọn duy lý/hợp lý, lý thuyết thực thể tôn giáo, lý thuyết phân tích văn hóa và vùng văn hóa.

- Lý thuyết cấu trúc - chức năng: Lý thuyết này nhìn xã hội như một hệ thống tổng thể trong đó các bộ phận cùng làm việc để thúc đẩy sự cố kết và ổn định; đời sống cá nhân được định hướng bởi các cấu trúc xã hội vốn là các mô thức ứng xử xã hội tương đối ổn định; xã hội như một cơ thể, muốn hiểu một bộ phận thì cũng phải hiểu mối quan hệ của nó với các bộ phận khác, một bộ phận hỏng sẽ kéo theo sự suy yếu của các bộ phận khác. Lý thuyết chức năng được luận án sử dụng nghiên cứu vai trò của Công giáo đối với các mặt đời sống của cộng đồng người Mông theo Công giáo ở Lào Cai từ lịch sử đến hiện tại.

- Lý thuyết sự lựa chọn duy lý: Nội dung căn bản của lý thuyết này dựa trên ba yếu tố: (i) con người lấy tính toán duy lý làm cơ sở cho hành vi; (ii) họ hành động với sự duy lý khi đưa ra các lựa chọn; (iii) các lựa chọn của họ nhằm mục đích tối ưu hóa sự hài lòng hay tối ưu hóa lợi ích. Lý thuyết sự lựa chọn duy lý cho rằng, tôn giáo là một hệ thống nguồn đền bù có tính siêu nhiên. Sự đền bù quyết định sự lựa chọn tôn giáo. Hành vi lựa chọn tôn giáo là duy lý ở chỗ nó thỏa mãn các mong muốn. Các phong trào thế tục thường chuyển hóa thành các phong trào tôn giáo sau khi chúng thất bại. Khi thất bại trong tìm kiếm sự đền bù bằng cách biện pháp tự nhiên, con người tìm đến cái siêu nhiên để đạt sự đền bù đó. Các niềm tin tôn giáo chính là sự đền bù cho thất bại tìm kiếm bằng biện pháp tự nhiên lúc ban đầu. Con người có xu hướng lựa chọn niềm tin tôn giáo nào mà ít phải tiêu tốn nhất vốn văn hóa của mình.

Luận án áp dụng lý thuyết sự lựa chọn duy lý để nghiên cứu xu hướng cải đạo (từ bỏ tín ngưỡng truyền thống chuyển sang theo tôn giáo khác/mới/Công giáo, bảo lưu tín ngưỡng truyền thống nhưng chuyển sang tin theo tôn giáo khác/mới) diễn ra trong vùng dân tộc Mông ở Lào Cai; nguyên nhân một bộ phận người Mông từ bỏ tín ngưỡng truyền thống để theo Công giáo.

16


- Lý thuyết thực thể tôn giáo: Lý thuyết này do nhà xã hội học tôn giáo người Pháp Emile Durkheim khởi xướng. Theo đó, một thực thể tôn giáo bao gồm 3 yếu tố cơ bản gồm niềm tin tôn giáo, thực hành tôn giáo, và cộng đồng tôn giáo. Lý thuyết này cho rằng, chúng ta chỉ có thể biết được các hiện tượng tôn giáo thông qua xác định mối quan hệ giữa con người với cái thiêng bằng niềm tin vào cái thiêng, được biểu đạt bằng thực hành gắn kết với niềm tin đó, tạo thành cộng đồng người có cùng niềm tin vào cái thiêng, trước hết là cộng đồng luân lý. Các yếu tố đó tạo ra các hệ thống được gọi là tôn giáo. Sự tồn tại của các cộng đồng tôn giáo là thực thể xã hội đặc biệt, một tiểu hệ thống có chức năng riêng so với các tiểu hệ thống khác của xã hội tổng thể. Chính nhờ các cách tiếp cận chức năng mà chúng ta biết có sự tồn tại của các hệ thống tôn giáo trong xã hội. Luận án áp dụng lý thuyết thực thể tôn giáo để nghiên cứu thực trạng niềm tin tôn giáo và thực hành tôn giáo của cộng đồng người Mông theo Công giáo ở Lào Cai hiện nay.

- Lý thuyết phân tích văn hóa và vùng văn hóa: Đại biểu cho trường phái lý thuyết này là nhà xã hội học người Đức Max Weber (1864-1920). Ông cho rằng, hành động xã hội của mỗi cá nhân, nhóm không chỉ bị chi phối bởi các điều kiện kinh tế, chính trị, môi trường, mà còn chịu sự chi phối của các động cơ văn hóa mang tính chủ quan từ bên trong, như tri thức, tình cảm, phong tục, tập quán, tôn giáo, những quan niệm về đúng sai, thiện ác… Phân tích văn hóa là để tìm ra cách thức mà văn hóa chi phối hành vi của con người, trong đó có những hành vi tác động đến xã hội và tôn giáo. Khi nghiên cứu các hành vi tôn giáo phải tìm hiểu các động cơ văn hóa từ bên trong của cá nhân hay nhóm tín đồ. Áp dụng lý thuyết phân tích văn hóa và vùng văn hóa khi nghiên cứu tôn giáo ở Việt Nam sẽ thấy được việc truyền giáo phát triển Công giáo vào vùng dân tộc thiểu số đã và đang tạo nên một sự chuyển đổi đức tin diễn ra khá mạnh mẽ với việc một bộ phận đồng bào dân tộc đã từ bỏ tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống của mình để theo tôn giáo mới. Điều ấy cũng có nghĩa là đang hình thành những cộng đồng tôn giáo-tộc người mới với những nét sinh hoạt văn hóa, lối sống đạo mới. Luận án sử dụng lý thuyết này để nghiên cứu quá trình xâm nhập Công giáo vào cộng đồng người Mông ở Lào Cai; sự ảnh hưởng của văn hóa Công giáo đến đời sống tinh thần của một bộ phận người Mông.

17


Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai

Sơ đồ khung phân tích:


Lý thuyết nghiên cứu

- Lý thuyết cấu trúc- chức năng

- Lý thuyết lựa chọn duy lý

- Lý thuyết thực thể tôn giáo

- Lý thuyết phân tích văn hóa và văn hóa vùng

Sự hình thành Công giáo trong cộng người Mông ở Lào Cai

- Khái quát về người Mông ở Lào Cai

- Quá trình du nhập và phát triển Công giáo vào người Mông ở Lào Cai

- Một số đặc điểm của Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai

Thực trạng và ảnh hưởng của Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai

- Thực trạng Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai.

- Ảnh hưởng của Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai

Vấn đề đặt ra, xu hướng và giải pháp, khuyến nghị

- Vấn đề đặt ra cho công tác quản lý nhà nước

- Các xu hướng của Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai thời gian tới


Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị về công tác tôn giáo đối với Công giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai

1.1.2.2. Một số khái niệm sử dụng trong luận án

Bí tích: theo giáo lý Công giáo, bí tích là “dấu chỉ khả giác do Chúa Giêsu thiết lập để thông ban ân sủng cho linh hồn và thánh hóa nội tâm con người”. Nói cách khác, bí tích là những dấu tích (hành động, việc làm kèm theo đó là những dấu vết cụ thể), mang tính thần thánh, huyền diệu; bao gồm là bảy phép: Rửa tội, Thêm sức, Thánh thể, Giải tội, Hôn phối, Xức dầu và truyền chức.

Công giáo: một trong 5 hệ phái tôn giáo thờ Chúa Cứu Thế tức Kitô giáo (Công giáo, Chính Thống giáo, Tin lành, Anh giáo và các giáo hội Công giáo phương Đông). Công giáo theo tiếng Hy Lạp (Catholicos) hay tiếng Anh

18


(Catholicism) có nghĩa là chung, phổ quát, thông dụng, được bản kinh Tin kính của Công đồng Nice (325), xác định là một trong bốn đặc tính của đạo Kitô: duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Ở Việt Nam, có nhiều tên gọi khác: Thiên Chúa giáo; đạo Gia tô; Tây Dương, Hoa Lang,… Các văn bản nhà nước gọi là Công giáo. Trong luận án này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ Công giáo.

Chuyển đạo: được hiểu là sự thay đổi chuyển từ tôn giáo này sang tôn giáo khác, có cùng “gốc”. Ví như sự chuyển từ Công giáo sang Tin lành (và ngược lại); hoặc chuyển từ hệ phái này sang hệ phái khác trong đạo Tin lành…

Chức sắc, theo Luật tín ngưỡng, tôn giáo, “là tín đồ được tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử để giữ phẩm vị trong tổ chức” [12, tr.7]. Trong luận án này, chức sắc Công giáo được hiểu là hàng ngũ giáo sĩ (có chức thánh), như linh mục chính, phó xứ, giám mục.

Chức việc: theo Luật tín ngưỡng, tôn giáo, “là người được tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo bổ nhiệm, bầu cử hoặc suy cử để giữ chức vụ trong tổ chức” [12, tr.7]. Theo đó, chức việc gồm hai bộ phận, chức việc thuộc hàng ngũ giáo sĩ, tu sĩ (hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp) và chức việc thuộc hàng ngũ giáo dân (hoạt động tôn giáo không chuyên nghiệp); là những người được bầu chọn hay chỉ định tham gia Hội đồng giáo xứ, giáo họ và các hội đoàn. Trong luận án này, chức việc được hiểu là những giáo dân (hoạt động tôn giáo không chuyên nghiệp) được bầu chọn hay chỉ định tham gia Hội đồng giáo xứ, giáo họ và các hội đoàn Công giáo.

Dòng tu: thuật ngữ chỉ các tổ chức tu trì của Công giáo. Dòng tu không nằm trong hệ thống hành chính đạo (triều), mà là tổ chức có tính chất chuyên môn, giúp cho hệ thống triều trong đào sâu giáo lý, sống đạo củng cố đức tin, truyền giáo phát triển đạo. Các tu sĩ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn như giảng dạy, nghiên cứu thần học hay tham gia các hoạt động trên các linh vực xã hội như giáo dục, y tế, bảo trợ và từ thiện nhân đạo. Một số tu sĩ gia nhập hàng giáo sĩ (có chức Thánh), như dòng Xitô, dòng Đa Minh, dòng Phan Sinh, dòng Don Bosco, dòng Tiểu đệ Gioan Tẩy giả, dòng Truyền giáo Hiến sĩ Đức Maria vô nhiễm, Hội Thừa sai Việt Nam để tham gia cai quản giáo hội. Khác với các linh mục triều, khi cai quản giáo xứ được bổ nhiệm linh mục chính xứ, linh mục phó xứ, các dòng tu tham gia cải quản giáo xứ theo hình thức tập thể, thường mỗi giáo xứ có một số tu sĩ coi sóc trong đó có một người được cử làm bề trên phụ trách chung.

19


Dòng Salesien Don Bosco (The Salesian of Don Bosco-SDB): là tu hội dòng thuộc quyền Giáo hoàng. Hội dòng được thành lập cuối thế kỷ XIX, bởi linh mục Don Bosco, mục đích giáo dục, chăm sóc trẻ em và người nghèo trong cuộc cách mạng công nghiệp. Hội dòng này du nhập vào Việt Nam từ năm 1936, hiện nay có mặt ở nhiều giáo phận, trong đó có giáo phận Hưng Hóa. Từ năm 2015 đến nay, các linh mục dòng Don Bosco được cử đến hoạt động truyền giáo trong vùng đồng bào Mông ở Lào Cai.

Dòng Tiểu đệ Thánh Gioan Tẩy giả: lập tại Trung Quốc năm 1928, mục đích truyền giáo trong người Hoa. Dòng có mặt tại Việt Nam năm 1972, hiện có 2 cộng đoàn tại thành phố Hồ Chí Minh. Hoạt động chính của dòng cai quản giáo xứ, giảng dạy giáo lý, tổ chức các tuần tĩnh tâm, ngày cầu nguyện và các diễn đàn thảo luận về tâm linh; công tác giáo dục: mở trường học, giảng dạy tại các chủng viện; phục vụ xã hội: lập trạm xá, nhà thương, viện dưỡng lão, in ấn và xuất bản sách báo. Năm 2018, các linh mục dòng Thánh Gioan Tẩy Giả từ thành phố Hồ Chí Minh đến Lào Cai hoạt động.

Dòng Truyền giáo Hiến sĩ Đức Maria vô nhiễm (Missionaires Oblats Maria Immaculee-OMI): do linh mục Eugène de Mazenod (1782-1861) lập năm 1816 tại Pháp. Đây là hội Dòng giáo sĩ, quy tụ các linh mục thành cộng đoàn tông đồ chủ yếu truyền giáo, đối tượng là người nghèo. Từ năm 2013 đến nay các linh mục của dòng được bề trên tại Bình Dương cử ra hoạt động truyền giáo cho cộng đồng người Mông ở Lào Cai.

Đổi đạo: trong luận án này được hiểu là sự thay đổi tín ngưỡng/tôn giáo, tức là sự chuyển đổi tôn giáo này sang tôn giáo khác “gốc”. Ví như từ Ki tô giáo chuyển sang theo Phật giáo hoặc ngược lại; hay từ tín ngưỡng truyền thống sang Công giáo hoặc tín ngưỡng truyền thống sang Tin lành…

Đời sống tôn giáo/đời sống đạo: là các hoạt động sinh hoạt tôn giáo của tín đồ, như đọc kinh cầu nguyện, tham dự các thánh lễ, thực hiện các phép bí tích và hoạt động hướng đích xã hội dựa trên quan điểm của Công giáo, như hoạt động từ thiện, bảo trợ, an sinh xã hội.

Giáo điểm: là điểm truyền giáo mới hình thành ở một địa bàn, trực thuộc giáo họ, nó chưa đủ điều kiện (về số lượng tín đồ, cơ sở vật chất) như giáo họ hay giáo xứ.

Giáo điểm độc lập: là điểm truyền giáo mới hình thành ở một địa bàn trực thuộc giáo xứ, nhưng không trực thuộc giáo họ nào. Về cơ cấu tổ chức và hoạt động cũng tương tự như một giáo họ. Có thể do linh mục phó xứ cai quản.

20


Giáo họ/họ đạo: là một đơn vị đạo ở cấp dưới giáo xứ trong giáo hội Công giáo do số lượng giáo dân ít chưa phát triển thành giáo xứ. Có hai loại hình giáo họ là giáo họ trị sở tức giáo họ trung tâm của giáo xứ và giáo họ độc lập (họ lẻ), trực thuộc giáo xứ và có thể được nâng lên thành giáo xứ khi đủ các điều kiện như có linh mục chính xứ, có nhà thờ, số lượng giáo dân nhất định.

Giáo lý viên là đội ngũ tham gia giảng dạy giáo lý, giáo luật Công giáo, phải được sự chuẩn nhận và giám sát của Giáo hội Công giáo.

Giáo phận (còn gọi là giáo hội địa phương): Đó là một thành phần dân Công giáo trong một khu vực (địa vực) được giao phó cho một giám mục cai quản, coi sóc với sự cộng tác của linh mục đoàn. Trong giáo phận chia ra thành nhiều giáo hạt, giáo xứ; dưới giáo xứ có giáo họ hay giáo điểm. Các giáo xứ gần nhau có thể liên kết thành một giáo hạt, có linh mục hạt trưởng. Các giáo xứ, giáo họ trong vùng người Mông ở Lào Cai hiện nay thuộc giáo phận Hưng Hóa.

Giáo xứ: theo Giáo luật, “giáo xứ là một cộng đoàn tín hữu được thiết lập cách bền vững ở trong Hội thánh địa phương, và việc chăm sóc mục vụ được ủy thác cho Cha quản xứ làm chủ chăn riêng, dưới quyền Đức giám mục Giáo phận (GL.515/1). Giáo xứ còn gọi là xứ đạo - đơn vị cơ sở của Công giáo, có số lượng tín đồ sinh hoạt ổn định trên một địa bàn, có nhà thờ xứ; được giám mục giáo phận thiết lập và ủy thác cho linh mục coi sóc.

Hội thừa sai Paris: tên gọi tắt của Hội truyền giáo nước ngoài Paris (Société des Missions étrangères de Paris - viết tắt là MEP), được Tòa thánh thành lập năm 1658, giao quyền cho các giám mục người Pháp nhằm truyền giáo cho vùng Viễn Đông. Đây là một tổ chức các tu sĩ Công giáo thực hiện việc truyền giáo tại châu Á. Năm 1663, các giáo sĩ Hội Thừa sai Paris đến Thái Lan, năm 1665 họ đến Đàng Trong và năm 1666 đến Đàng Ngoài phụ trách hoạt động truyền giáo tại Tây Đàng Ngoài. Đầu thập niên 20 của thế kỷ XX, giáo sĩ F.M. Savina thuộc Hội Thừa sai Paris truyền giáo và cộng đồng người Mông ở Lào Cai.

Hội thừa sai Việt Nam (dòng tu): là một tổ chức truyền giáo của Hội đồng Giám mục Việt Nam, thành lập năm 1971, với mục đích đào tạo và hướng dẫn các vị truyền giáo Việt Nam, có trách nhiệm truyền giáo cho các dân tộc thiểu số. Năm 2012, các linh mục Hội Thừa sai Việt Nam đến hoạt động truyền giáo trong cộng đồng người Mông ở Lào Cai.

Xem tất cả 229 trang.

Ngày đăng: 29/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí