Công chức trong nền kinh tế thị trường - 1


MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục luc

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM VỀ CÔNG CHỨC 5

TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1. Khái niệm công chức 5

1.2. Vị trí, vai trò của công chức trong nền kinh tế thị trường 13

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

1.3. Đặc trưng cơ bản của công chức trong nền kinh tế thị trường 24

1.4. Thực trạng hoạt động của công chức trong nền kinh tế thị trường 26

Công chức trong nền kinh tế thị trường - 1

1.4.1. Số lượng cán bộ công chức 26

1.4.2. Chất lượng cán bộ công chức 27

1.5. Lịch sử phát triển công chức của Việt Nam 30

Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨC 42

TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

2.1. Địa vị pháp lý của công chức phù hợp với nền kinh tế thị 42

trường định hướng xã hội chủ nghĩa

2.1.1. Pháp luật điều chỉnh công chức trong nền kinh tế thị trường 42

luôn gắn với chính sách đối nội, đối ngoại, đổi mới và hội nhập quốc tế

2.1.2. Thể hiện tư tưởng tôn trọng quyền con người, tôn trọng người 42

có đức, có tài

2.2. Nguyên tắc của pháp luật điều chỉnh công chức trong nền 42

kinh tế thị trường

2.3. Quyền và nghĩa vụ của công chức trong nền kinh tế thị trường 44

2.3.1. Quyền của công chức trong nền kinh tế thị trường 44

2.3.2. Nghĩa vụ của công chức trong nền kinh tế thị trường 47

2.3.3. Những việc mà công chức không được làm 50

2.4. Những bất cập của pháp luật trong việc quy định địa vị pháp 51 lý của công chức

2.4.1. Về quy định của pháp luật về cán bộ công chức (quản lý cán 51 bộ công chức)

2.4.2. Về trình độ chuyên môn của cán bộ công chức 55

2.4.3. Hiện tượng chảy máu chất xám trong các cơ quan nhà nước 57

2.4.4. Vấn đề lương của cán bộ công chức trong nền kinh tế thị trường 63

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ 65

CỦA CÔNG CHỨC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả của chế độ công vụ trong 65 nền kinh tế thị trường

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả của công chức trong nền 69 kinh tế thị trường

3.2.1. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện cơ chế, 69 chính sách và hệ thống pháp luật

3.2.2. Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ, công chức 70

3.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng, bố trí, tổ chức cán bộ 72

3.2.4. Thực hiện đúng chế độ tiền lương 80

3.2.5. Giáo dục, nâng cao giá trị nghề nghiệp của cán bộ, công chức 82 trong các cơ quan hành chính nhà nước

3.2.6. Xây dựng và nâng cao vai trò của văn hóa công sở trong việc 84 phát huy tính tích cực lao động của cán bộ, công chức

3.2.7. Tạo môi trường làm việc và cơ hội thăng tiến 85

KẾT LUẬN 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay thế giới đang phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng. Việt Nam đã và đang bước vào sân chơi của nền kinh tế thị trường. Cơ chế thị trường có ưu điểm là tự do kinh doanh, khuyến khích cạnh tranh, thông qua thị trường mà phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả nhất, phát huy đến mức cao nhất các tài năng sáng tạo. Nền kinh tế của nước ta đã đổi mới căn bản cả thế và lực, đang đứng trước những cơ hội to lớn và triển vọng sáng sủa hơn bao giờ hết. Đó là sự thay đổi chất lượng quan trọng của quá trình phát triển, đưa nền kinh tế nước ta sang một giai đoạn mới, giai đoạn đổi mới và phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện và sâu sắc hơn.

Nhưng cơ chế thị trường cũng có những khuyết tật mà chủ yếu là cạnh tranh vô tổ chức, độc quyền, gây ra phân hóa giàu nghèo, hủy hoại môi trường. Việt Nam bước vào nền kinh tế thị trường với đội ngũ công chức có nhiều sự thay đổi về chất và lượng. Điều mà ai cũng phải thừa nhận đó là thu nhập bình quân trên đầu người ở nước ta trong những năm gần đây đã tăng rất nhanh so với những thập kỷ trước, chất lượng cuộc sống cũng được nâng cao. Tuy nhiên, vấn đề tiền lương của công chức vẫn còn thấp so với mặt bằng chung, năng lực của công chức trong quá trình hội nhập còn nhiều hạn chế, nạn chảy máu chất xám từ khu vực công sang khu vực tư khá nhiều...

Vấn đề công chức luôn được quan tâm trong bất cứ giai đoạn nào của sự nghiệp cách mạng, cán bộ và công tác cán bộ cũng đều giữ vị trí đặc biệt quan trọng, cán bộ là một trong những nhân tố cơ bản quyết định thành công hay thất bại của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập tổ chức và rèn luyện Đảng ta khẳng định: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém".

Trong Đại hội toàn quốc của Đảng lần thứ VI năm 1986 đã đề ra đường lối đổi mới đổi mới kinh tế nước ta và đã tạo tiền đề cho nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa VII) đã đặt nền tảng cho công cuộc cải cách hành chính của nước ta. Đổi mới hoạt động của Nhà nước nhằm chuyển nước ta sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong chiến lược cải cách hành chính trong giai đoạn 2001- 2010 nhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực hiệu quả theo nguyên tắc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội X của Đảng cũng đã chỉ rõ, một trong những giải pháp nhằm đổi mới, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng là phải: "Xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ có cơ cấu hợp lý, chất lượng tốt, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo kế tiếp vững vàng. Có cơ chế, chính sách bảo đảm phát hiện, đánh giá, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng người có đức, có tài, dù là đảng viên hay người ngoài Đảng" [9].

Trong đề tài luận văn này, tác giả muốn tìm hiểu lý do của hiện tượng trên? Thực tế của công chức trong nền kinh tế thị trường như thế nào? Và các giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả của công chức trong nền kinh tế thị trường. Với nghiên cứu về đề tài này, tác giả mong muốn có thể đóng góp phần nào vào việc giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra trong việc xây dựng đội ngũ công chức trong nền kinh tế thị trường - công cuộc mà Đảng và Nhà nước đang rất quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Như vậy, trong công cuộc cải cách hành chính thì hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế thị trường.

Việc chọn đề tài "Công chức trong nền kinh tế thị trường" làm đề tài luận văn của mình cũng xuất phát từ sự cần thiết về mặt lý luận - cụ thể là sự hạn chế của việc nghiên cứu trong lĩnh vực này.

2. Mục đích của đề tài

Góp phần vào công cuộc nghiên cứu, xây dựng nền tảng lý luận về đội ngũ công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, từ đó có thể đóng góp vào thực tiễn cải cách hành chính, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức.

3. Nhiệm vụ của đề tài

Làm rõ vấn đề lý luận về cán bộ công chức trong nền kinh tế thị trường, nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thực trạng đội ngũ công chức trong nền kinh tế thị trường và đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về cán bộ công chức Việt Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:

Luận văn dựa trên lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ trương bồi dưỡng, chăm lo nguồn nhân lực, nhân tài và công chức của Đảng và Nhà nước ta.

- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học của kinh tế chính trị;

- Phương pháp phân tích - tổng hợp, logic - lịch sử;

- Phương pháp điều tra, khảo sát, tình hình thực tế của công chức trong nền kinh tế thị trường.

5. Ý nghĩa của đề tài

- Việc chọn đề tài "Công chức trong nền kinh tế thị trường" làm đề tài luận văn của mình cũng xuất phát từ sự cần thiết về mặt lý luận - cụ thể là sự hạn chế của việc nghiên cứu trong lĩnh vực này.

- Với nghiên cứu về đề tài này, tác giả mong muốn có thể đóng góp phần nào vào việc giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong nền kinh tế thị trường.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn 3 chương.

Chương 1: Vị trí, vai trò và đặc điểm về công chức trong nền kinh tế thị trường.

Chương 2: Các quy định của pháp luật về công chức trong nền kinh tế thị trường.

Chương 3: Phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công chức trong nền kinh tế thị trường.

Chương 1

VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM VỀ CÔNG CHỨC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG


1.1. Khái niệm công chức

Để thực hiện chức năng của mình, Nhà nước phải làm rất nhiều công việc, trong đó có một bộ phận lớn công việc của Nhà nước được gọi là công vụ. Để làm những việc này, trong suốt thời gian dài của sự tồn tại và phát triển của Nhà nước, các Nhà nước của tất cả các quốc gia đều phải tuyển dụng một số người nhất định từ công dân của quốc gia mình. Những người này được coi là người của nhà nước, là nhà chức trách, được tuyển dụng bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có thi tuyển từ những người có trình độ để lấy người làm những việc có tầm quan trọng và đòi hỏi trình độ và tri thức và phẩm chất nhất định, tổ chức họ thành bộ máy và nhà nước và giao công vụ cho họ bằng các văn bản quy phạm chung hoặc bằng các công lệnh cá biệt đối với một số việc có tính chất và nhiệm vụ đặc nhiệm. Tất cả những người này được gọi chung bằng nhiều tên gọi khác nhau, tùy theo chế độ chính trị, xã hội, văn hóa truyền thống của mỗi quốc gia, trong đó từ ngữ được dùng chung trong thời đại ngày nay là công chức. Trong môi trường độc tôn ấy, nội hàm của thuật ngữ công chức không có vấn đề gì phải tranh luận. Nhưng từ nửa cuối thế kỷ thứ XX đến nay, lâu nay những việc của Nhà nước chỉ do người nhà nước làm đã từng bước được chuyển giao hoặc kết hợp với khu vực tư, với tên gọi chung là xã hội hóa. Những việc đó bao gồm giáo dục, y tế, kinh tế và một số khâu thuần túy mang tính quản lý, như giam giữ tù nhân, giám định các chứng cứ pháp lý cho các hoạt động tư pháp, công chứng, kiểm toán, điều tra, thanh tra... Cách tổ chức các công việc trên đã làm thay đổi cả hình thức pháp lý của những người thực thi công vụ. Cụ thể, là những người làm

trong nhà nước không chỉ thuần túy là những người của nhà nước nữa, mà có cả người ngoài nhà nước. Từ đây phát sinh vấn đề định danh cho những người làm công vụ, có địa vị khác nhau như đã trình bày ở trên. Nhìn nhận vấn đề công chức, thường có hai quan niệm:

Một là, quan niệm chính thức về công chức và mỗi Nhà nước đưa ra thông qua các quy định của mỗi Nhà nước đó;

Hai là, nhóm quan niệm về công chức của các nhà khoa học.

Ngay ở nhóm thứ nhất thì quan niệm công chức ở mỗi nước lại có sự khác nhau. Ví dụ, Quy chế công vụ Vương Quốc Anh 1977 đã quy định công chức là công dân Anh, bao gồm những nhân viên công tác trong ngành hành chính như nội chính và ngoại giao, làm việc tại các bộ ngành ở trung ương. Công chức Anh được được chia thành ba nhóm chính: nhóm phục vụ, làm việc tại các bộ khác nhau (mỗi nhóm có thang bảng lương riêng và yêu cầu trình độ chuyên môn khi vào làm trong công vụ); nhóm chuyên gia, kỹ thuật và các ngạch riêng của mỗi bộ như: thanh tra thuế, hải quan, giám ngục và nhân viên xuất nhập cảnh. Nhân viên chính trị, tư pháp, quân đội, Vương thất và những người làm dịch vụ công với những người làm việc khác với công chức.

Còn Luật công vụ Trung Quốc 2005 đã quy định công chức: là công dân Trung Quốc, làm việc trong khu vực công, được đưa vào biên chế, hưởng lương từ ngân sách. Công chức của Trung Quốc có bảy loại, công chức của cơ quan Đảng, công chức của cơ quan lập pháp, công chức của các cơ quan hành pháp, công chức của mặt trận hiệp thương, công chức giữ các chức danh thẩm phán, công chức trong viện kiểm sát nhân dân, công chức làm việc trong các Đảng phái chính trị khác. Người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp không được gọi là công chức.

Như vậy, có thể hiểu rằng:

Thứ nhất: Về mặt thể chế, không có quy định chung về khái niệm công chức cho mọi nhà nước. Mỗi nhà nước, xuất phát từ những điều kiện

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí