Phương Pháp Xử Lý Dữ Liệu Định Tính


Thứ ba, việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện chỉ tiêu CBTT còn mang tính cơ học, phần lớn các nghiên cứu chỉ đề xuất danh mục thông tin công bố bổ sung một cách đơn giản là nêu tên chỉ tiêu mà chưa đề xuất công thức xác định, hình thức trình bày và ý nghĩa của từng chỉ tiêu.

Thứ tư, các nghiên cứu về CBTT trong giai đoạn trước chưa được đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế về kế toán do chưa có quyết định chính thức của BTC ban hành về việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế ở Việt Nam.

4. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

4.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp hoàn thiện công bố TTTC trên BCTN của các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về kế toán.

Để giải quyết mục tiêu tổng quát của luận án, NCS đã xây dựng và định hướng nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể cần thực hiện bao gồm các nội dung sau:

Về lý luận:

- Hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về TTTC, nội dung công bố TTTC trên BCTN và yêu cầu quản lý công bố TTTC bắt buộc theo quy định. Ngoài ra, luận án cần làm rõ những khác biệt về công bố TTTC theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế. Đối với các thông tin tự nguyện cần căn cứ vào nhu cầu sử dụng thông tin của nhà đầu tư để xây dựng danh mục TTTC tự nguyện làm cơ sở xác định mức độ công bố TTTC tự nguyện của các DNPTCNY.

- Dựa vào các lý thuyết nền tảng có liên quan để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố TTTC trên BCTN của các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Về thực tiễn:

- Khảo sát và đánh giá thực trạng công bố TTTC bắt buộc theo quy định; TTTC tự nguyện và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố TTTC trên BCTN của các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam.

Công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 4


- Đề xuất giải pháp hoàn thiện công bố TTTC trên BCTN của các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về kế toán.

4.2. Câu hỏi nghiên cứu

Từ những vấn đề được trình bày ở trên, để đạt được mục tiêu nghiên cứu như đã giới thiệu, luận án cần giải quyết 4 câu hỏi nghiên cứu như sau:

Câu hỏi 1: Công bố TTTC trên BCTN của các DNPTCNY bao gồm những nội dung nào?

Câu hỏi 2: Thực trạng công bố TTTC trên BCTN của các DNPTCNY trên TTCK?

Câu hỏi 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố TTTC trên BCTN của các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam?

Câu hỏi 4: DNPTCNY trên TTCK Việt Nam cần thực hiện những giải pháp nào để hoàn thiện công bố TTTC trên BCTN nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về kế toán?

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án bao gồm những vấn đề lý luận cơ bản về BCTN, TTTC và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố TTTC trên BCTN. Thực trạng công bố TTTC và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố TTTC trên BCTN.

Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian nghiên cứu: các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam tức là các DNNY không thuộc lĩnh vực tài chính, chứng khoán, bảo hiểm được niêm yết trên 2 Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán TPHCM. Luận án thực hiện khảo sát 300 DNPTCNY được chia đều cho 2 Sở GDCK Hà Nội và Thành phố HCM, các DNPTCNY tham gia khảo sát thuộc mọi ngành nghề lĩnh vực kinh doanh như Y tế, Giáo dục, Công nghiệp, Bất động sản…. và có sự đa dạng về quy mô.


- Về nội dung nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu các TTTC được công bố trên BCTN vì vậy các nội dung CBTT khác như CBTT bất thường, CBTT theo yêu cầu của cơ quan quản lý; CBTT trên báo cáo tài chính bán niên… sẽ không thuộc đối tượng nghiên cứu của luận án.

- Về thời gian nghiên cứu: luận án thu thập dữ liệu điều tra khảo sát trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến năm 2020.


6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Quy trình nghiên cứu luận án



Vấn đề nghiên cứu

Công bố thông tin tài chính trên BCTN của các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam

Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Xây dựng khung cơ sở lý luận

Khảo sát thực trạng

- Thực trạng quản lý CBTT và CBTT tài chính DNPTCNY

- Thực trạng CBTT tài chính

- Yếu tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT tài chính

Phương pháp phân tích dữ liệu

- Phân tích dữ liệu định tính

- Phân tích dữ liệu

định lượng

Kết luận và đề xuất giải pháp

Giải pháp và khuyến nghị hoàn thiện công bố TTTC trên BCTN của các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam


Phương pháp thu thập dữ liệu

-Phương pháp nghiên cứu tài liệu;

- Phương pháp phỏng vấn;

- Phương pháp điều

tra

Sơ đồ 1. Quy trình nghiên cứu của luận án

Nguồn: NCS đề xuất


6.2. Phương pháp nghiên cứu

6.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

6.2.1.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để tổng hợp kết quả đạt được từ các công trình nghiên cứu trước đó từ đó xác định khoảng trống nghiên cứu đồng thời hệ thống hoá các vấn đề lý luận, lý thuyết nền tảng liên quan đến công bố TTTC, mối quan hệ giữa các yếu tố với mức độ công bố TTTC và đặc biệt là những quy định về công bố TTTC theo chuẩn mực kế toán quốc tế. NCS đã lựa chọn các nguồn tài liệu bao gồm các công trình nghiên cứu là các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, luận án, bài viết tạp chí khoa học trong nước và quốc tế. Ngoài ra, các văn bản quy định trong lĩnh vực kế toán, TTCK, các chuẩn mực kế toán quốc tế, các trang thông tin điện tử của DNPTCNY, trang tin tức về chứng khoán, báo cáo của UBCKNN, Sở giao dịch chứng khoán và dữ liệu thứ cấp về CBTT từ BCTN của các DNPTCNY cũng được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu.

6.2.1.2. Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn chuyên gia: là một trong những phương pháp hiệu quả nhằm khám phá các yếu tố mới, các dữ liệu phù hợp với thực tế hoặc để thu thập thêm ý kiến gợi mở về những yếu tố mới, vấn đề mới mà NCS chưa đề cập đến. Chuyên gia là những người hiểu biết trong lĩnh vực kế toán, tài chính và TTCK; là giảng viên giảng dạy trong các trường đại học, cán bộ nghiên cứu làm việc tại các viện nghiên cứu, chuyên viên tại các Bộ, ban ngành có liên quan. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được NCS sử dụng để khảo sát thực trạng quy định quản lý về CBTT, tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố TTTC và ảnh hưởng của các quy định, chuẩn mực kế toán đến công bố TTTC.

Phỏng vấn doanh nghiệp: Doanh nghiệp là đối tượng thực hiện công bố TTTC ra thị trường, tới những người sử dụng vì vậy phỏng vấn doanh nghiệp giúp NCS hiểu rõ hơn về thực trạng công bố TTTC, những thuận lợi và khó khăn của DNPTCNY khi thực hiện các quy định về CBTT, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và khả năng áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế theo lộ trình áp dụng đã được BTC ban hành. Câu hỏi phỏng


vấn được NCS chuẩn bị trước khi thực hiện phỏng vấn tuy nhiên trong quá trình phỏng vấn để làm rõ hơn vấn đề cần nghiên cứu, NCS tiếp tục đặt ra câu hỏi mới. Đối tượng phỏng vấn là thành viên Ban quản trị, thành viên Ban giám đốc, kế toán trưởng và chuyên viên kế toán của DNPTCNY.

6.2.1.3. Phương pháp điều tra khảo sát

Phương pháp điều tra bảng hỏi được sử dụng thông qua bảng hỏi bao gồm 10 câu hỏi được thiết kế duới dạng câu hỏi đóng. Câu hỏi đóng gồm nhiều đáp án cho trước, tuỳ vào từng câu hỏi mà người được hỏi sẽ lựa chọn một hay nhiều đáp án theo giải thích cụ thể cho từng câu. Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, NCS đã thiết kế các câu hỏi có nội dung khảo sát về nhu cầu sử dụng các loại thông tin làm căn cứu xây dựng danh mục thông tin tự nguyện. Câu hỏi khảo sát về ý kiến đánh giá người sử dụng liên quan đến vấn đề CBTT như thời điểm CBTT, chất lượng CBTT và cuối cùng là quan điểm của người sử dụng đối với giải pháp CBTT hữu ích.

Phiếu điều tra được gửi tới đối tượng điều tra là nhà đầu tư cá nhân theo hình thức gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, gửi qua thư điện tử và đường link truy cập.

6.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

6.2.2.1. Phương pháp xử lý dữ liệu định tính

Đối với các dữ liệu định tính thu thập được thông qua phương pháp phỏng vấn, điều tra và nghiên cứu tài liệu, NCS tiến hành tổng hợp bằng bảng tính excel để thống kê, đối chiếu, so sánh các thông tin theo từng chủ đề để thấy được những điểm giống và khác nhau của từng nội dung từ đó đưa các nhận xét đánh giá trong phần thực trạng. Cụ thể, khi so sánh những khác biệt về yêu cầu công bố TTTC giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) với chuẩn mực kế toán quốc tế IAS/IFRS, NCS đã lập bảng để so sánh đối chiếu các quy định cụ thể trong từng chuẩn mực (phụ lục 23). Kết quả phỏng vấn được tác giả lập bảng tổng hợp theo các câu hỏi phỏng vấn (phụ lục 28).

6.2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu định lượng

Xác định kích thước mẫu và phương pháp chọn mẫu


Có hai cách để tiếp cận nghiên cứu mức độ CBTT là nghiên cứu theo chuỗi thời gian và nghiên cứu tại một thời điểm. Nghiên cứu theo chuỗi thời gian phù hợp trong giai đoạn khảo sát có sự thay đổi quy định pháp lý về CBTT. Cách thứ hai được nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam vận dụng (Xiao, 1999[126]; Nguyễn Công Phương & Nguyễn Thị Thanh Phương, 2014)[30]). Kế thừa từ các nghiên cứu trước, luận án vận dụng cách thứ 2 đó là nghiên cứu tại một thời điểm.

Để xác định số lượng mẫu khảo sát cho phân tích yếu tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT, NCS nhận thấy chưa có một tài liệu nào khẳng định kích thước mẫu tối thiểu cho nghiên cứu là bao nhiêu. Các công trình nghiên cứu trước đây đề xuất số lượng kích thước mẫu khác nhau tuy nhiên thường phổ biến theo 3 cách.

Cách 1: lấy giá trị tuyệt đối cho mẫu khảo sát. Theo cách này cũng có nhiều quan điểm khác nhau về việc lựa chọn kích thước mẫu khảo sát trong nghiên cứu định lượng. Theo Hair và cộng sự (1998)[84] kích thước mẫu tối thiểu là 50. Một số nghiên cứu khác cho rằng khích thước mẫu tối thiểu là 100.

Cách 2: Xác định kích thước mẫu dựa trên tỷ số n/p. Trong đó n là số mẫu và p là số biến quan sát. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008)[31], thông thường số quan sát ít nhất bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích yếu tố.

Cách 3: Kết hợp 2 cách trên, theo Tabachnick và Fidell (2007) trích trong Đinh Phi Hổ (2014)[14]. Công thức thường được dùng để xác định kích thước mẫu là n ≥ 50 + 8k. Trong đó, n là kích thước mẫu, k là số biến độc lập đưa vào mô hình.

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố TTTC trên BCTN của DNPTCNY bao gồm Quy môn (Tài sản; Vốn hoá); Sở hữu nhà nước; Sở hữu tổ chức; Quy mô BGĐ; Trình độ chuyên môn kế toán của BGĐ; Khả năng sinh lời; Đòn bẩy tài chính; Tuổi của doanh nghiệp và Công ty kiểm toán. Dữ liệu của các yếu tố ảnh hưởng được thu thập từ số liệu thứ cấp trên BCTC và BCTN của DNPTCNY mà không phải từ dữ liệu sơ cấp. Vì vậy, luận án sử dụng cách thứ nhất để xác định kích thước mẫu.

Để lựa chọn mẫu nghiên cứu, luận án dựa trên danh sách các DNPTCNY theo thứ tự alphabet theo mã cổ phiếu với phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên, khoảng lựa chọn ngẫu nhiên là 4. Để nâng cao độ tin cậy của nghiên cứu, luận án thu thập số


liệu của 300 DNPTCNY trên cả 2 Sở giao dịch và sử dụng chúng trong các phân tích tiếp theo. Danh sách DNPTCNY được khảo sát (Phụ lục 26)

Công thức tính mức độ CBTT

Có 2 công thức xác định mức độ CBTT là công thức có trọng số và công thức không trọng số. Công thức có trọng số được sử dụng trong trường hợp có sự quan trọng khác biệt giữa các thông tin được công bố. Phương pháp không trọng số được áp dụng trong trường hợp các thông tin có mức độ quan trọng như nhau.

Trong nghiên cứu này, NCS sử dụng phương pháp không trọng số, tức là mỗi chỉ mục được công bố đều có mức độ quan trọng như nhau. Đối với chỉ mục xuất hiện trong nội dung của BCTN hoặc không xuất hiện do không có giao dịch liên quan được nhận 1 điểm. Ngược lại, chỉ mục nào không xuất hiện trong nội dung của BCTN sẽ nhận 0 điểm. Các nghiên cứu của Owusu Asah (1998)[104], Nguyễn Công Phương, Nguyễn Thị Thanh Phương (2014)[30], Phạm Đức Hiếu & Đỗ Thị Hương Lan (2015)[108], Đặng Thị Bích Ngọc (2018)[25] sử dụng cách tiếp cận này. Sau khi khảo sát và chấm điểm cho từng DNPTCNY trên bảng excel, NCS tính điểm của DNPTCNY bằng hàm Sum để xác định tổng số điểm mà DNPTCNY đạt được. Mỗi DNPTCNY đạt được số điểm cao thấp khác nhau tuỳ theo mức độ công bố TTTC của doanh nghiệp đó. Để thuận tiện cho so sánh số liệu, NCS trình bày kết quả chỉ số mức độ công bố TTTC bằng số tương đối là %. Vì vậy, mức độ công bố TTTC phải nằm giữa 0 và 100% (0 và 100% được chấp nhận).

Công thức được sử dụng để tính toán mức độ công bố TTTC của từng DNPTCNY

Mức độ

Công bố TTTC =

Số điểm của DNPTCNY công bố Tổng số điểm của toàn bộ chỉ mục


x100

Mức độ công bố TTTC được xác định cho 2 loại thông tin là TTTC bắt buộc và TTTC tự nguyện. TTTC bắt buộc phải công bố dựa trên quy định của các văn bản quy phạm pháp luật, thường là các thông tin tối thiểu mà DNPTCNY phải thực hiện. Tuy nhiên, tuỳ theo mức độ nghiêm ngặt, chế tài áp dụng trong công tác quản lý mà mức độ tuân thủ về công bố TTTC bắt buộc của các DN sẽ khác nhau. Mức độ công bố TTTC tự nguyện là sự vượt lên trên mức độ công bố TTTC tối thiểu cần

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/03/2023