Tiêu Chí Đánh Giá Chính Sách Đối Với Kinh Tế Có Vốn Fdi


Việc quy định chính sách, cơ cấu đầu tư liên quan mật thiết với mở cửa thị trường, bảo hộ sản xuất cũng như các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại quốc tế (TRIMs).

- Nhằm lành mạnh hoá và tăng tính hấp dẫn để thu hút FDI, chính phủ các nước bằng các công cụ chính sách cải thiện môi trường đầu tư theo hướng ngày càng minh bạch, thông thoáng, như: Quy định về thủ tục hành chính đối với các nhà ĐTNN; các quy định về thủ tục hành chính liên quan đến các nhà đầu tư như thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư; các quy định về quản lý đối với hoạt động của các nhà ĐTNN trước và sau khi được cấp giấy phép. Chính sách xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, sân bay, cảng biển, kho, bến bãi... nếu như được phát triển tốt, đồng bộ có tác động rất lớn tới hành vi quyết định đầu tư cũng như quá trình hoạt động của dự án; Hệ thống cung ứng dịch vụ điện, nước, vận tải, bưu chính viễn thông, khách sạn, dịch vụ tư vấn tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và nhiều dịch vụ khác như y tế, giáo dục, giải trí... có chất lượng cao, khả năng đáp ứng nhanh, đầy đủ, chi phí thấp là yếu tố rất hấp dẫn các nhà đầu tư vì nó trực tiếp và gián tiếp liên quan đến chi phí đầu vào, tức là ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được của nhà đầu tư. Ở nhiều nước ĐPT, việc xây dựng các KCN, khu CNC cũng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nhanh chóng tiếp cận được địa điểm đầu tư, thuận lợi trong việc liên kết giữa các loại hình doanh nghiệp, loại hình kinh doanh với nhau.

Ngoài ra, cần chú ý tới hệ thống các văn bản pháp luật, pháp quy liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động FDI. Hệ thống văn bản pháp luật nếu đầy đủ, đồng bộ, cập nhật kịp thời, công khai, minh bạch, được phổ biến tuyên truyền tốt tới các nhà đầu tư sẽ tạo thuận lợi cho nhà đầu tư.

Thứ hai, chính sách đảm bảo nguồn nhân lực.

- Chi phí nhân công bao gồm tiền lương, chi phí bảo hiểm, tiền thưởng được các nhà đầu tư hết sức quan tâm. Các doanh nghiệp FDI bao giờ cũng muốn khoản mục chi phí nhân công thấp để có lợi nhuận cao. Trong nền kinh tế


thị trường, nhà nước có trách nhiệm ban hành quy định về mức lương tối thiểu, quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... Những quy định này của nhà nước có tác động khá mạnh tới hành vi đầu tư của các nhà đầu tư. Nếu nhà nước quy định mức lương tối thiểu thấp, quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thấp thì sẽ có tác động khuyến khích đầu tư. Trên thực tế, nhà nước sử dụng công cụ này không chỉ tạo sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư mà còn phải tính đến quyền lợi của người lao động, cũng như sức ép từ tổ chức công đoàn luôn mong muốn tăng tiền lương, tiền công cho người lao động. Do điều kiện kinh tế - xã hội, nhiều nước ĐPT áp dụng mức lương tối thiểu có sự phân biệt giữa doanh nghiệp 100% vốn trong nước với doanh nghiệp FDI. Nhưng xu hướng chung là mức lương tối thiểu ngày càng tăng lên và phải áp dụng thống nhất cho tất cả các loại hình doanh nghiệp.

- Chất lượng nguồn nhân lực là một lợi thế so sánh trong thu hút FDI. Trước đây, yếu tố nguồn lao động rẻ là lợi thế so sánh thu hút các nhà đầu tư thì trong xu thế phát triển nền kinh tế tri thức ngày nay, chất lượng nguồn nhân lực nổi lên là yếu tố quan trọng, có lợi thế cạnh tranh trong thu hút FDI. Vì thế, các nước phải có những chính sách tác động để tạo lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực.

Để có nguồn nhân lực chất lượng cao, nhà nước phải có chính sách đào tạo ngay từ các cấp học phổ thông, đào tạo nghề, đào tạo toàn diện cả về trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề, ý thức kỷ luật lao động... Nhà nước phải có định hướng và chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động, phát triển hệ thống các trường dạy nghề, các trung tâm đào tạo bậc cao. Đồng thời, đối với các dự án FDI, một số quy định liên quan khác về lao động như đình công, kỷ luật, an toàn lao động cũng được các nhà đầu tư nước ngoài hết sức quan tâm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

- Việc tuyển dụng người nước ngoài: Việc tuyển dụng lao động là người nước ngoài là đảm bảo lợi ích cho các bên đầu tư. Một số quy định mà thường sử dụng để quy định việc tuyển dụng người nước ngoài như:


Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách nhà nước đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài FIE ở Việt Nam - 7

Quy định tổng số lao động nước ngoài không được vượt quá một mức quy định nào đó (chẳng hạn không được vượt quá 5% tổng số lao động của dự án hay ứng với mỗi một quy định dự án khác nhau lại cho phép tuyển dụng nhân công ở mức độ khác nhau).

Ban hành các thẻ cư trú cho lao động nước ngoài hay thẻ lao động nước ngoài cũng như những quy định về đối tượng bắt buộc phải có các thẻ đó mới được làm việc ở nước tiếp nhận đầu tư.

Quy định những ngành nghề cần thiết phải sử dụng lao động nước ngoài (những ngành nghề còn lại sẽ không cần thiết phải sử dụng lao động nước ngoài).

Quy định việc thiết kế các chương trình đào tạo để thay thế lao động nước ngoài bằng các lao động trong nước.

Thứ ba, chính sách đất đai.

Chính sách này nhằm xác định quyền của các nhà ĐTNN trong quan hệ về sở hữu, sử dụng đất đai gồm thời hạn thuê, giá cả thuê đất; miễn giảm tiền thuê đất; vấn đề về góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

Chính sách đất đai còn liên quan đến việc cho phép nhà ĐTNN được mua, bán và sở hữu bất động sản, kinh doanh bất động sản đến đâu như: xây dựng nhà để bán, cho thuê; đầu tư phát triển các khu đô thị, khu vui chơi, giải trí; kinh doanh cơ sở hạ tầng các KCN, KCX, KCNC,... Chính sách đất đai đi liền với các chính sách quản lý kinh doanh các bất động sản này.

Thứ tư, chính sách công nghệ.

- Quyền sở hữu trí tuệ: Là sự đảm bảo quyền sở hữu về sáng chế, nhãn hiệu thương mại cũng là một điều kiện kích thích các nhà đầu tư. Quy định này nhằm đảm bảo quyền sở hữu về phát minh, sáng chế, nhãn hiệu thương mại. Các nhà ĐTNN khi đưa công nghệ vào các nước nhận đầu tư thường rất quan tâm đến các quy định về quyền sở hữu, bản quyền vì đó là quyền lợi của các nhà đầu tư. Các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ gồm: Nước sở tại có luật bảo hộ nhãn hiệu thương mại, quyền tác giả và sáng chế không? Những nội dung nào được bảo


hộ, thời gian bảo hộ là bao lâu? Quyền của người chủ sở hữu công nghệ, phát minh được quy định như thế nào?

+ Sự ưu tiên với các khoản vay chính phủ: Các khoản vay hay nguồn trợ giúp từ phía chính phủ thông qua các thể chế tài chính, các quỹ tương hỗ, các công ty tài chính, các đại lý vốn và các khoản vay này được tập trung vào một số lĩnh vực mà nhà nước mong muốn phát triển (xuất khẩu, cơ sở hạ tầng, công nghệ hiện đại...).

+ Đảm bảo cho một môi trường cạnh tranh bình đẳng: Là quy định đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước với nước ngoài, giữa các nhà FDI với nhau, giữa khu vực tư nhân và công cộng...

Thứ năm, chính sách tài chính, tiền tệ.

- Chính sách thuế. Thuế là một trong những công cụ tài chính được nhà nước sử dụng với tần suất lớn để điều tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác nhằm đạt nhiều mục tiêu khác nhau. Đối với các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp FDI, nhà nước sử dụng công cụ thuế để chủ động điều tiết dòng thu nhập còn lại (thu nhập ròng, lợi nhuận ròng, lợi nhuận sau thuế) của doanh nghiệp nên có tác động mạnh và trực tiếp tới các nhà đầu tư. Nhà nước sử dụng công cụ thuế để khuyến khích hoặc hạn chế FDI trên nguyên lý: (1) nhà nước áp dụng biện pháp miễn, giảm thuế với ngành, lĩnh vực, địa bàn nào cần khuyến khích đầu tư; (2) những ngành, lĩnh vực, địa bàn nào cần hạn chế đầu tư thì nhà nước có thể điều chỉnh tăng thuế. Giải pháp này thường sử dụng trong ngắn hạn hoặc trung hạn, tác động điều tiết làm cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ có quyết định trong việc có đầu tư hay không đầu tư, mức độ đầu tư nhiều hay ít...

Để điều tiết và khuyến khích FDI, nhà nước có thể áp dụng biện pháp thông qua thuế trực thu là chủ yếu và thuế gián thu sau đây:

+ Thuế giá trị gia tăng (VAT): Thuế VAT được áp dụng theo từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, từng loại hàng hóa khác nhau, trong đó có


thuế xuất khẩu hàng hóa. Nhà nước khuyến khích thu hút FDI thông qua việc miễn, giảm thuế xuất khẩu; đưa ra mức thuế phù hợp hoặc ưu đãi miễn, giảm với tỷ lệ nhất định trong những ngành, lĩnh vực hay địa bàn cần khuyến khích. Từ đó định hướng FDI vào những ngành, lĩnh vực, địa bàn theo mục tiêu của nhà nước.

+ Thuế tiêu thụ đặc biệt: Thường được áp dụng đối với một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh, một số loại hàng hóa dịch vụ hay hàng hóa nhập khẩu. Khi áp dụng loại thuế này sẽ làm tăng giá cả của hàng hóa, làm giảm lượng cầu tiêu dùng, dẫn đến hạn chế sản xuất do lợi nhuận đem lại thấp và do đó nhà đầu tư sẽ không mặn mà với việc đầu tư vào lĩnh vực bị áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt. Về lý thuyết, lĩnh vực bị áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ không hấp dẫn các nhà đầu tư, nhưng trên thực tế, một số lĩnh vực bị áp dụng thuế này, các nhà đầu tư vẫn đầu tư là do lợi nhuận sau thuế vẫn có, ví dụ lĩnh vực sản xuất kinh doanh nước giải khát...

+ Thuế xuất nhập khẩu: Thuế xuất nhập khẩu là một công cụ được sử dụng để khuyến khích hoặc hạn chế FDI. Chẳng hạn, để khuyến khích FDI sản xuất hàng hóa xuất khẩu, nhà nước thực hiện miễn, giảm thuế nhập khẩu vật tư, nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; miễn, giảm thuế xuất khẩu hàng hóa. Nhà nước còn sử dụng công cụ thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước, trong đó có doanh nghiệp FDI có cơ hội bán hàng hóa với giá cao nên thu được lợi nhuận nhiều hơn.

Việc sử dụng biện pháp về áp dụng thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, thậm chí cấm nhập khẩu, thực chất là chính sách bảo hộ sản xuất trong nước nhằm khuyến khích những ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu hay những ngành công nghiệp còn non trẻ chưa có khả năng cạnh tranh trực tiếp với nước ngoài. Trong giai đoạn đầu hội nhập KTQT, nhiều nước sử dụng chính sách bảo hộ như một lợi thế so sánh để thu hút FDI và nhà đầu tư nước ngoài cũng coi đó là cơ hội để đầu tư. Nhưng “cái giá” phải trả về chính sách bảo hộ cũng không


nhỏ, đó là: (1) Do bảo hộ, sản phẩm ít có tính cạnh tranh, giá sản phẩm ít bị ảnh hưởng của quan hệ cung - cầu nên sẽ gây thiệt hại cho người tiêu dùng, tức là lợi ích quốc gia bị giảm; (2) Do được bảo hộ, các doanh nghiệp FDI không còn động lực phải đổi mới, nâng cao công nghệ, kỹ năng quản lý nên chẳng những làm cho hiệu quả của việc chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI không cao mà còn làm cho năng lực cạnh tranh của các ngành được bảo hộ sẽ yếu kém, gây thiệt hại chung cho xã hội. Trong tiến trình hội nhập KTQT, các nước phải có lộ trình giảm dần tiến tới bãi bỏ chế độ bảo hộ để tạo sự bình đẳng và thực hiện tự do hóa thương mại và tự do hóa đầu tư.

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp: Là loại thuế nhà nước sử dụng để điều tiết thu nhập còn lại của doanh nghiệp nên có tác động rất mạnh đến các nhà đầu tư. Khi nhà nước thực hiện chính sách miễn, giảm thuế thu nhập sẽ tạo cho nhà đầu tư có lợi nhuận ròng cao hơn, nên có tác động kích thích nhà đầu tư đầu tư nhiều hơn. Mức miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thể áp dụng trong một thời hạn nhất định tùy theo từng ngành, lĩnh vực, địa bàn đầu tư và mục tiêu thu hút FDI của nhà nước.

Việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thể thực hiện dưới các hình thức: (1) Quy định ngay mức ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với những ngành, lĩnh vực, địa bàn đầu tư được khuyến khích; (2) Áp dụng biện pháp hoàn lại phần thuế thu nhập doanh nghiệp đối với những dự án đầu tư, sau khi trích nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận còn lại được sử dụng để tái đầu tư nâng cấp, mở rộng sản xuất.

+ Ngoài ra, nhiều nước còn có những chính sách khuyến khích FDI thông qua miễn, giảm thuế vốn, không thu thuế đối với các khoản chuyển nhượng hay phần thu được từ cổ phiếu, ưu đãi khi thực hiện chuyển nhượng vốn; Sử dụng chính sách giá như hỗ trợ đầu tư như giá đất hoặc giá thuê quyền sử dụng đất, giá lao động; Sử dụng những trợ giúp, ưu đãi về tài chính khác để khuyến khích FDI như cho phép doanh nghiệp FDI thực hiện chế độ khấu hao nhanh, được khấu trừ các chi phí hợp lý trong thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, cho phép


nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn dưới hình thức tiền mặt, máy móc, nguyên vật liệu, quyền sở hữu công nghiệp; hỗ trợ đào tạo, chuyển giao công nghệ, cho phép những dự án trong diện khuyến khích đầu tư được phép chuyển lỗ sang các năm sau và được đưa vào khấu trừ chi phí trong một số năm...

- Chính sách tiền tệ gồm: quản lý các công cụ điều hành tiền tệ như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất và tỷ giá hối đoái của một quốc gia. Chính sách tỷ giá liên quan đến các giao dịch ngoại hối hay việc đảm bảo cân đối ngoại tệ cho các doanh nghiệp FDI hoặc các dự án quan trọng mà nguồn thu chủ yếu từ đồng tiền nội tệ; việc bảo lãnh hoặc đảm bảo chuyển vốn ra nước ngoài; các quy định liên quan đến việc mở tài khoản ngoại tệ và sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

1.2.1.2. Chính sách về đảm bảo xã hội

Thứ nhất, chính sách việc làm và thu nhập. Mục tiêu thu hút FDI với nước chủ nhà là tạo cơ hội cho người lao động trong nước có việc làm, từ đó có thu nhập. Việc làm tăng, thu nhập tăng, người lao động cải thiện được đời sống, vấn đề xã hội được đảm bảo. Tuy nhiên giữa quy mô việc làm, tiền lương và lợi nhuận của doanh nghiệp luôn có mâu thuẫn. Nhà đầu tư thường muốn thu hút ít lao động và trả tiền lương thấp. Chính vì thế, Nhà nước cần có quy định trách nhiệm của chủ đầu tư về lao động và tiền lương.

Thứ hai, các chính sách về an sinh xã hội. Trong điều kiện kinh tế thị trường, người lao động làm việc trong các doanh nghiệp cần được hưởng các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, các khoản trợ cấp khác. Vì thế, việc kiểm tra, giám sát thực hiện các chính sách an sinh xã hội là nhiệm vụ của nhà nước.

1.2.1.3. Chính sách về bảo vệ môi trường

Trong quá trình hoạt động của kinh tế có vốn FDI tất yếu tạo ra các chất thải dưới các dạng như: chất thải rắn, khí thải, nước thải công nghiệp,... có thể làm ô nhiễm môi trường. Mục tiêu của các nhà FDI là tối đa hoá lợi nhuận, để tối


thiểu hoá chi phí đầu tư, hoạt động của FDI có thể dẫn đến cố ý huỷ hoại môi trường. Nhằm bảo vệ môi trường và giảm thiểu tác động huỷ hoại môi trường, nhà nước ban hành chính sách bảo vệ môi trường.

Quy định về bảo vệ môi trường nhằm khích lệ hành vi có trách nhiệm đối với môi trường từ phía người tiêu dùng và các nhà sản xuất, đồng thời có tính đến các vấn đề khu vực và toàn cầu. Một số nguyên tắc chung là: Mục tiêu phát triển bền vững; Ngăn ngừa; Phí gây ô nhiễm; Khuyến khích các công nghệ thân thiện với môi trường ; Khuyến khích hành vi tiêu dùng thân thiện với môi trường; Các đánh giá tác động môi trường là điều kiện bắt buộc đối với tất cả các dự án có thể gây ra ảnh hưởng đáng kể tới môi trường; Các đánh giá môi trường chiến lược phải được xây dựng trong tổng thể các chiến lược và trong Quy hoạch tổng thể. Điều này đặc biệt quan trọng đối với việc đánh giá tác động môi trường trong hoạt động của FDI phải bảo đảm nhằm:

Đánh giá một cách chuyên nghiệp và kịp thời các tác động môi trường để các dự án đầu tư không bị trì hoãn hoặc bị cản trở, nhằm bảo vệ lợi ích của đất nước;

Áp dụng luật và điều luật một cách thống nhất trên toàn quốc;

Kiểm tra giám sát sự tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường;

1.2.2. Các tiêu chính đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện chính sách đối với kinh tế có vốn FDI

1.2.2.1. Tiêu chí đánh giá chính sách đối với kinh tế có vốn FDI

Để đánh giá chính sách đối với kinh tế có vốn FDI có thể đứng trên nhiều phương diện tiếp cận. Tiếp cận chính sách với tư cách là một hệ thống chính sách, người ta có thể đánh giá thông qua các tiêu chí như đảm bảo tính khoa học, tính hiệu quả của chính sách, tính ổn định, minh bạch và công bằng, thích đáng của chính sách, tính hiệu lực của chính sách; khả năng đáp ứng yêu cầu của đối tượng chính sách.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/09/2022