Phân Bố Số Lượng Di Tích Theo Các Tỉnh Ở Vùng Đông Bắc


Phụ lục 3.2. Phân bố số lượng di tích theo các tỉnh ở vùng Đông Bắc



TT


Tỉnh/TP

Số DT xếp hạng (DT)

Tổng DT

Quôc gia

Cấp tỉnh


Toàn quốc

3691

4664

10155

1

Bắc Giang

99

539

2237

2

Bắc Kạn

12

33

160

3

Cao Bằng

26

36

226

4

Hà Giang

15

02

36

5

Lạng Sơn

23

95

581

6

Lào Cai

15

11

50

7

Phú Thọ

73

218

1327

8

Quảng Ninh

60

44

626

9

Thái Nguyên

36

70

780

10

Tuyên Quang

88

55

489

11

Yên Bái

10

34

500

Tổng cộng

457

1137

7057

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam - 26

(Nguồn: Trung tâm Thông tin DL – Tổng cục Du lịch)


Phụ lục 3.3. Các VQG, KBTTN, Khu BT loài, khu bảo vệ cảnh quan tại Đông Bắc



TT

Tên vườn

Năm thành

lập


Đặc điểm

VƯỜN QUỐC GIA


1

Bái Tử Long (Quảng

Ninh)


2001

Hệ sinh thái đặc trưng: rừng trên đảo

Động thực vật: có trên 178 loài thực vật thuỷ sinh, 119 loài cá, 132 loài động vật không xương sống, 106 loài

san hô trú ngụ.


2


Ba Bể (Bắc Kạn)


1992

Hệ sinh thái đặc trưng: rừng thường xanh trên núi đá vôi và hồ trên núi, rừng thường xanh đất thấp.

Động thực vật: 1.281 loài thực vật thuộc 162 họ, 672 chi, trong đó có nhiều loài thực vật quý hiếm có giá trị được ghi vào Sách Đỏ của Việt Nam và Thế giới và 182 loài lan, một số loài lan là đặc hữu, chỉ phát hiện thấy duy nhất ở vùng này. Khu hệ động vật rất phong phú với 81 loài thú, 27 loài bò sát, 17 loài lưỡng cư, 322 loài chim, 106 loài cá, 553 loài côn trùng và nhện. Trong đó có nhiều loài có giá trị, quý hiếm như voọc đen đã được Việt Nam và Quốc tế ghi

vào Sách Đỏ.


3


Tam Đảo


1986

Hệ sinh thái đặc trưng: rừng á nhiệt đới

Động thực vật: có 1.282 loài thực vật thuộc 660 chi thuộc 179 họ thực vật bậc cao có mạch, trong đó có các loài điển hình cho vùng cận nhiệt đới. Có 42 loài đặc hữu và 64 loài quý hiếm cần được bảo tồn và bảo

vệ; 163 loài động vật thuộc 158 họ của 39 bộ, trong 5






lớp là: thú, chim, bò sát, ếch nhái và côn trùng. Vườn có tới 239 loài chim, có 64 loài thú, có 39 loài động vật đặc hữu, trong đó có 11 loài loài đặc hữu hẹp chỉ có ở Vườn quốc gia Tam Đảo


4


Xuân Sơn (Phú Thọ)


2002

Hệ sinh thái đặc trưng: rừng nguyên sinh trên núi đá vôi, có nhiều giá trị đặc sắc về mặt cảnh quan nguyên sơ. Động thực vật đa dạng, phong phú có 726 loài thực vật bậc cao (chủ yếu là cây họ dầu), 365 loài động vật, trong đó có 46 loài ghi trong sách đỏ Việt

Nam và 18 loài ghi trong sách đỏ Thế giới.


5


Hoàng Liên (Lào Cai)


1996

Hệ sinh thái đặc trưng: Kiểu rừng Bắc Trường Sơn Trong đó, thực vật có 2.024 loài thuộc 200 họ, trong đó có 66 loài trong sách đỏ Việt Nam, 32 loài quý hiếm, 11 loài có nguy cơ tuyệt chủng và 700 loài cây được dùng làm thuốc.

Về động vật: có 66 loài thú trong đó có 16 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam; chim có 347 loài; động vật lưỡng cư có 41 loài; bò sát với 61 loài. Vườn bảo tồn nguồn gen của một nửa loài ếch nhái có ở Việt Nam,

trong đó có loài ếch gai rất hiếm vừa được phát hiện.


6


Du Già (Hà Giang)


1994

Hệ sinh thái đặc trưng: Rừng á nhiệt đới

Động thực vật: có 59 loài thú thuộc 19 họ, 8 bộ, 8 loài dơi do đưa tổng số các loài thú ghi nhận được trong vùng nghiên cứu lên 67 loài thuộc 22 họ và 9 bộ. Trong đó, có 18 loài đang bị đe dọa tuyệt chủng, gồm 18 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và 13 loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN. Vùng nghiên cứu có






tầm quan trọng đặc biệt đối với bảo tồn loài voọc mũi hếch và voọc đen má trắng vì đây là nơi cư trú của quần thể voọc mũi hếch lớn nhất thế giới và quần thể

voọc đen má trắng lớn nhất Việt Nam hiện nay.

CÁC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN


1

Đồng Sơn-Kỳ Thượng (Quảng

Ninh)


2003

Là nơi có giá trị đa dạng sinh học cao, là nơi lưu giữ và bảo tồn các nguồn gen quý, mẫu chuẩn hệ sinh thái có giá trị trong nước cũng như trên thế giới.


2


Tây Yên Tử (Bắc Giang)


2002

Khu vực gồm hệ thống các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh nằm ở sườn Tây và Bắc của dãy núi Yên Tử, thuộc địa bàn tỉnh Bắc Giang đang được lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2017. Nơi đây có sự đa dạng về thành phần phân loại học của các lớp thú, chim, bò sát và ếch nhái gồm: 27 bộ, 91 họ, 285 loài.

Tại đây đã xác định được 5 kiểu thảm thực vật chính: ở độ cao dưới 100 m: trảng cỏ và cây bụi; ở độ cao 100– 200 m: trảng hóp xen cây gỗ nhỏ và tre nứa; ở độ cao 200–900 m: kiểu rừng kín thường xanh, cây lá rộng thường xen cây lá kim, mưa ẩm nhiệt đới; trên 900 m:

kiểu rừng cây gỗ lá rộng.


3


Hữu Liên (Lạng Sơn)


1986

Là khu sinh thái và khám phá cảnh quan tự nhiên. Nơi đây không chỉ đa dạng về sinh cảnh với khu rừng đặc dụng quí hiếm, những hang động núi đá và thác nước hùng vĩ, Hữu Liên còn là điểm du lịch sinh thái, cộng đồng hấp dẫn với nhiều giá trị về di tích lịch sử, văn

hóa, lễ hội và các trò chơi dân gian.




4


Núi Phia Oắc (Cao Bằng)


1986

Hiện nay ở Việt Nam có 12 bộ thú trên cạn. Ở rừng núi Bắc Bộ có 10 bộ thì khu bảo tồn thiên nhiên núi Phia Oắc-Phia Đén đã xác định sự hiện diện các loài thuộc 8 bộ, chiếm 66,7% số bộ thú của Việt Nam; với số loài đã biết là 87 loài/300 loài, chiếm 29% tổng số loài thú trên cạn của cả nước. Trong số đó có ít nhất 24 loài thú thuộc diện quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam cùng với đó là 11 loài chim quý hiếm, 14 loài bò sát và 7 loài côn trùng quý hiếm. Đây chính là di sản, là báu vật của núi

rừng Phia Oắc cần được ưu tiên bảo tồn.


5


Kim Hỷ (Bắc Kạn)


2003

Kim Hỷ được đánh giá là khu bảo tồn lưu giữ hiện trạng nguyên sơ của thiên nhiên kỳ thú với hệ động vật phong phú như voọc má trắng, sóc, khỉ là những loài hiện có nguy cơ bị tuyệt chủng trên toàn cầu. Đặc biệt nơi đây có sự đa dạng của các loài dơi - được coi là nhiều chủng loại nhất ở Việt Nam. Không những thế, đây còn được coi là kho gỗ quý lớn của tỉnh Bắc Kạn, với hàng vạn cây nghiến, thông núi....

Kim Hỷ còn là nơi lưu giữ một số nguồn gien quý hiếm của các loại thực vật đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng như cây thiết san giả hay còn gọi là thông đá. Ngoài hệ động thực vật phong phú, khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ còn giàu về tài nguyên khoáng sản,

nhất là vàng.


6

Thần Sa- Phượng Hoàng (Thái

Nguyên)


1999

Là KBT có hệ sinh thái núi đá độc đáo, có tính đa dạng sinh học phong phú với nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm và nhiều hệ sinh thái chuẩn của vùng núi đá. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di chỉ khảo cổ

học cũng như các di tích lịch sử, danh lam có giá trị.




7


Chạm Chu (Tuyên Quang)


2001

Nơi đây có sự đa dạng về các kiểu hệ sinh thái rừng.Về thực vật có mạch ở đây lên đến 1500 - 2000 loài, trong đó 10 loài đặc hữu, quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Về hệ động vật có 45 loài thú, 127 loài Chim, 38 loài Bò sát và 15 loài lưỡng cư; trong đó 32 loài đặc hữu, quý hiếm có nhiều loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Thế giới, đặc biệt là sự tồn tại của các loài linh trưởng đang bị đe dọa trên toàn cầu như: Voọc mũi hếch, Voọc đen má trắng, Cu ly

lớn, Cu ly nhỏ...


8


Na Hang (Tuyên Quang)


1994

Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang có tính đa dạng sinh học cao. Nơi đây có trên 2.000 loài thực vật, trong đó có nhiều loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam. Đặc biệt, Na Hang có hệ thống động vật rất phong phú với 90 loài thú, 263 loài Chim, 61 loài Bò sát và 35 loài Ếch nhái trong đó 13 loài thú đã được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, đặc biệt là sự tồn tại của các loài Linh trưởng đang bị đe doạ trên toàn cầu, hiện đây là nơi duy nhất ở Việt Nam có loài Voọc mũi hếch sinh sống với

quần thể lớn nhất.


9


Bắc Mê (Hà Giang)


1994

Bắc Mê là một trong những khu dự trữ thiên nhiên đặc dụng của Hà Giang với hệ sinh thái đa dạng, thảm thực phong phú, cùng nhiều loài cây gỗ quý hiếm. Bắc Mê có 290 loài thực vật, trong đó có 25 loài quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới như: kim tuyến đá vôi, mạy châu, tuế balansae, hoàng tinh hoa trắng, nghiến, đảng sâm,…

Hệ động vật có 53 loài thú, 83 loài chim, 15 loài bò

sát, 10 loài lưỡng cư. Trong đó 47 loài quý hiếm được






ghi trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới như: dơi tai sọ cao, cu li lớn, khỉ mặt đỏ, voọc đen má trắng, cheo

cheo, gà lôi trắng, rồng đất, rắn hổ mang chúa,…


10


Bát Đại Sơn (Hà Giang)


2000

Hệ thực vật khá phong phú có tới 361 loài thuộc 103 họ và 249 chi, đặc biệt có 18 loài cây quý hiếm có giá trị bảo tồn cần bảo vệ. Theo thống kê có tới 195 loài động vật có xương sống thuộc 80 họ trong 24 bộ. Nhóm động vật quý hiếm ở Bát Đại Sơn khá phong phú có tới 18 loài động vật quý hiếm, trong đó có 4 loài ở nhóm nguy cấp như: Gấu ngựa, Voọc đen má trắng, Vượn đen, Phượng Hoàng đất và một số loài khác đang ở tình trạng hiếm, sẽ nguy cấp. 195 loài động vật có xương sống ở KBT Bát Đại Sơn trong đó

có 1 loài phụ đặc hữu và 22 loài quý hiếm.


11


Phong Quang (Hà Giang)


1998

Hệ thực vật phong phú, có 377 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 109 họ, quý hiếm như các loài cây Nghiến, các loài thuộc họ Dẻ, Long não, Hồng xiêm, Hoàng đàn, Lát hoa, Trầm hương…

Về động vật 213 loài động vật, gồm 55 loài thú, 125 loài chim, 21 loài bò sát và 12 loài ếch nhái. Trong số đó có 32 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam. Đặc biệt, có nhiều loài linh trưởng như Voọc má trắng, Voọc xám, trong đó, Voọc mũi hếch là loài đang bị đe dọa

tuyệt chủng toàn cầu.


12



2002

Thuộc loại rừng thường xanh ở vùng đồi núi trung bình và núi cao. Ở đây đã tìm thấy 236 loài thực vật bậc cao, 46 loài thú, 114 loài chim, 18 loài bò sát và 11 loài ếch nhái. Hiện nay khu bảo tồn đang thu hút

đâù tư thêm vào hoạt động du lịch nhằm tăng thêm






hiệu quả của công tác bảo tồn đồng thời giới thiệu

hình ảnh khu bảo tồn đến với nhân dân và du khách.

13


Văn Bàn (Lào Cai)


1996

Là nơi không chỉ có thắng cảnh đẹp, hấp dẫn, mà còn có nhiều loài động, thực vật đặc hữu, quý hiếm trong Sách đỏ Việt Nam, như chò đãi, trầm, gù hương, vù

hương, pơ mu, hồi núi, sến mật, bách tán Đài Loan.

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí