Bối Cảnh Mới Tác Động Đến Quá Trình Cph Dnnn Ở Việt Nam

ngành có liên quan trong chỉ đạo và xử lý các vướng mắc trong CPH DNNN còn thiếu sự đồng bộ, chưa kịp thời.

- Công tác tuyên truyền, hướng dẫn về chủ trương, chính sách CPH DNNN chưa thực sự kịp thời, thường xuyên và sâu rộng. Trong nhiều DNNN, cán bộ lãnh đạo sợ mất quyền lợi và địa vị, người lao động sợ giảm thu nhập và mất việc làm khi chuyển thành công ty cổ phần.

- Chưa có sự phát triển đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường như: thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường khoa học công nghệ, thị trường bất động sản, các tổ chức tài chính trung gian chưa làm tốt vai trò môi giới để thu hút các nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần và tham gia quản trị DNNN sau CPH.

- Sự đổi mới cơ chế, chính sách quản lý từ DNNN sang công ty cổ phần chưa đồng bộ và theo kịp với nhu cầu quản lý kinh doanh của doanh nghiệp theo cơ chế thị trường, do chưa được rút kinh nghiệm tổng kết, triển khai áp dụng thực tiễn hoặc chưa được ban hành đầy đủ như mô hình công ty Nhà nước. Các công cụ khuyến khích, quản lý kinh tế trong các công ty cổ phần chưa được đẩy mạnh như: cơ chế lương, thưởng đối với cán bộ chủ chốt, đối với cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề…

- Nhà nước còn can thiệp quá nhiều vào công tác quản lý hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp CPH (nhất là những công ty cổ phần Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối), từ đó mà hạn chế đến tính chủ động, sáng tạo của doanh nghiệp.

Sự phân tích thực trạng CPH DNNN ở Bộ Công nghiệp (nay thuộc Bộ công thương) cho thấy quá trình CPH DNNN ở đây đã đạt được những thành tựu rất cơ bản, song còn nhiều hạn chế, vướng mắc cả trong triển khai thực hiện cũng như sau CPH cần được khắc phục, tháo gỡ.


Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở BỘ CÔNG THƯƠNG

3.1. BỐI CẢNH MỚI TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CPH DNNN Ở VIỆT NAM

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Hiện nay, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới. Tham gia vào sân chơi toàn cầu cũng có nghĩa là Việt Nam phải tuân thủ “luật chơi” chung. Trong quá trình hội nhập ngày càng sâu và rộng vào nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta có những cơ hội cần được tận dụng và phát huy để thúc đẩy quá trình CPH DNNN:

Sự mở cửa và cởi mở, thông thoáng trong chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Việt Nam hiện đang được đánh giá là một trong số không nhiều nước ở Châu Á có môi trường tốt cho thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Sự đánh giá này trong những năm qua được thể hiện bằng lượng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam ngày càng gia tăng, hiện đang tạo ra khoảng 16% GDP của đất nước. Sự mở cửa và cởi mở, thông thoáng trong chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước được đánh giá là yếu tố hàng đầu tạo nên môi trường đầu tư tốt này. Luật Đầu tư được ban hành năm 2006 đã xoá bỏ hàng rào và phân biệt đối xử, ngăn cách giữa đầu tư trong nước và đầu tư ngoài nước. Trong giới đầu tư nước ngoài hiện Việt Nam đang được khẳng định là “điểm đến của đầu tư”. Tâm lý và sự quan tâm lớn này đang là cơ hội tốt cho đẩy mạnh CPH DNNN ở nước ta.

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công thương - 10

Sự quan tâm lớn tạo nên nhu cầu lớn của các nhà đầu tư trong và

ngoài nước trong tham gia đầu tư ở nhiều lĩnh vực sản xuất và kinh doanh ở nước ta. Cùng với sự cởi mở và thông thoáng trong chính sách thu hút đầu tư

trong và ngoài nước thì một nền kinh tế với sức vươn lên mạnh mẽ của các ngành, các lĩnh vực đầu tư ở tất cả các địa phương, vùng miền của đất nước đang tạo nên nhu cầu của chính bản thân các ngành, các lĩnh vực cần phát triển này đối với đầu tư. Nhu cầu nội tại này cùng với nhu cầu tìm kiếm cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư cũng đang tạo nên cơ hội tốt cho sự gặp gỡ cung và cầu cho các hoạt động đầu tư phát triển. Đáng chú ý là cơ hội này đang được tăng cường bởi một số yếu tố quan trọng trong quyết định đầu tư và chuyển dịch đầu tư sang thị trường Việt Nam. Một số yếu tố quan trọng trong quyết định đầu tư như dung lượng thị trường và tiềm năng thị trường (sức mua) lớn và tiềm tàng, giá nhân công rẻ, bối cảnh chính trị tốt… đang làm cơ hội thu hút vốn đầu tư phát triển.

Bên cạnh những điều kiện khách quan hết sức thuận lợi trên thì Đảng và Chính phủ cũng đang hết sức nỗ lực cải thiện môi trường thể chế. Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN tiếp tục được hoàn thiện mà nội dung chủ yếu là: hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh, làm cho chế độ cổ phần, sở hữu hỗn hợp trở thành hình thức sở hữu chủ yếu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế; hoàn thiện thể chế bảo đảm đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường; hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường. Các văn bản luật, các chế tài, quy định từng bước được hoàn thiện theo sự phát triển của cơ chế thị trường. Đó là cơ hội tốt để có thể tạo môi trường thông thoáng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đối xử bình đẳng với tất cả các thành phần kinh tế, tôn trong sự hoạt động khách quan của cơ chế thị trường. Tất cả những yếu tố trên đã và đang hỗ trợ tính cực cho quá trình CPH DNNN ở Việt Nam hiện nay

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi đó thì cũng đặt ra những khó khăn thách thức trong những năm tới đối với nền kinh tế nước ta nói chung và đối với quá trình CPH DNNN nói riêng, đó là:

Quy mô nền kinh tế còn nhỏ với đa phần là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ; Cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém; Sự yếu kém về năng lực quản lý nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng; Một sân chơi cần thiết cho công ty cổ phần là thị trường chứng khoán cón rất non trẻ và sơ khai, chứa đựng nhiều rủi ro; Sự thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng yêu cầu quốc tế; Hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, nhất là ở khu vực DNNN, gây khó khăn, cản trở quá trình CPH DNNN.

Hiện nay, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã và đang có ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường tài chính và vì vậy tác động tiêu cực đến quá trình CPH DNNN ở Việt Nam, cụ thể: luồng vốn đầu tư vào Việt Nam có khả năng giảm, thị trường chứng khoán sẽ khó có thể sôi động trở lại trong thời gian ngắn vì các nhà đầu tư đang gặp khó khăn về tài chính, việc huy động vốn trong và ngoài nước của cả Chính phủ và doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp niêm yết sẽ gặp khó khăn hơn.

Về tổng thể, các yếu tố trên sẽ là thách thức trong việc huy động, khơi thông các nguồn lực tài chính cho đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu trong thời gian tới, đặc biệt nó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình đẩy mạnh CPH DNNN ở nước ta hiện nay.

3.2. ĐỊNH HƯỚNG ĐẨY MẠNH QUÁ TRÌNH CPH DNNN

3.2.1. Định hướng và nhiệm vụ cổ phần hoá DNNN của Việt nam

3.2.1.1. Định hướng

Nhận thức về sự cần thiết và hiệu quả sắp xếp, đổi mới DNNN đạt được thời gian qua là cơ sở quan trọng cho việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới DNNN trong thời gian tới, trên phương diện CPH và giải quyết các vấn đề sau CPH các DNNN cần tập trung vào các hướng sau:

Hoàn thành kế hoạch sắp xếp đổi mới DNNN theo hướng hình thành loại hình công ty Nhà nước đa sở hữu, chủ yếu là các CTCP, thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước mạnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có những ngành chính, nhiều chủ sở hữu, trong đó nhà nước giữ vai trò chi phối; đẩy mạnh và mở rộng diện CPH;

thực hiện cơ chế nhà nước đầu tư vốn cho doanh nghiệp thông quan công ty

đầu tư tài chính nhà nước, thu hẹp tối đa diện Nhà nước độc quyền kinh doanh, xoá bỏ đặc quyền kinh doanh của DNNN.

Thực hiện đẩy mạnh và mở rộng diện CPH DNNN, với nhiều chủ sở hữu tham gia, tạo ra động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, làm cho vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ngày càng tăng lên và được sử dụng có hiệu quả, tạo tiền đề huy động vốn xã hội vào phát triển sản xuất kinh doanh. Kiên quyết thực hiện phương thức thị trường trong CPH DNNN. Nhà nước giữ cổ phần chi phối ở những ngành, những lĩnh vực bảo đảm điều tiết vĩ mô và cân đối lớn của nền kinh tế, chỉ giữ 100% vốn ở các doanh nghiệp hoạt động đảm bảo an ninh, quốc phòng và sản xuất, cung ứng dịch vụ công ích thiết yếu mà chưa CPH được.

Chuyển toàn bộ Tổng công ty Nhà nước sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con. Tổ chức lại Hội đồng quản trị để thực sự là đại diện của chủ sở hữu trực tiếp tại tập đoàn, tổng công ty. Tiếp tục thực hiện thí điểm cơ chế Hội đồng quản trị ký hợp đồng thuê giám đốc giỏi điều hành doanh nghiệp.

Tăng cường năng lực của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước để thực hiện tốt vai trò quản lý và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp. Hoàn thành việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước từ các Bộ, ngành, địa phương về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước; thực hiện việc thu hẹp và tiến tới xoá bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu của các Bộ, UBND các Tỉnh, Thành phố đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động kinh doanh. Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước tiếp tục thực hiện việc cơ cấu lại vốn Nhà nước, tiến tới chỉ đầu tư vốn vào những Tập đoàn, Tổng công ty và doanh nghiệp quy mô lớn, vào các lĩnh vực Nhà nước cần đầu tư.

3.2.1.2. Nhiệm vụ

Đến tháng 6 năm 2009, cả nước còn 2.176 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước với tổng số vốn nhà nước gần 260 nghìn tỷ đồng. Trong đó, 1.546 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, 335 doanh nghiệp quốc phòng an ninh

và sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích và 295 nông, lâm trường quốc doanh. Phân theo cơ quan chủ sở hữu, có 301 doanh nghiệp thuộc tổng công ty 91; 408 doanh nghiệp thuộc tổng công ty 90; 307 doanh nghiệp thuộc các Bộ, ngành; 1.160 doanh nghiệp thuộc địa phương.

Để chỉ đạo tiếp tục thực hiện công tác sắp xếp, đổi mới và CPH DNNN, nhiệm vụ đặt ra cho giai đoạn từ 2007 đến 2015 là:

- Giai đoạn 2007 – 2010: thực hiện kế hoạch của Chính phủ, cần CPH khoảng 1.400 doanh nghiệp, trong đó sẽ chỉ đạo chặt chẽ việc CPH Tập đoàn Dệt-May Việt Nam, 06 Tổng công ty 91 và 64 Tổng công ty 90. Với lộ trình trên, đến cuối năm 2010 cả nước sẽ còn khoảng 404 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, trong đó có 23 tập đoàn, tổng công ty lớn, 181 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ thiết yếu; 200 nông, lâm trường. Có khoảng 150 doanh nghiệp thành viên do các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ. Với cơ cấu này, Nhà nước vẫn chi phối được các ngành, lĩnh vực then chốt và đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế vĩ mô; các doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thêm cơ hội đầu tư vào các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, tham gia vào sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích; tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế hoạt động bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

- Giai đoạn 2010 – 2015: Tiếp tục CPH các Tập đoàn,Tổng công ty Nhà nước; chỉ giữ lại 5 đến 7 tập đoàn quan trọng nhất đối với nền kinh tế quốc dân. Hoàn thành việc sắp xếp các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, công ích theo ngành; các nông, lâm trường theo hướng sử dụng có hiệu quả đất đai theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt. Tập trung nguồn lực cho phát triển các tập đoàn, tổng công ty mà nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ hoạt động trong những ngành, lĩnh vực kết cấu hạ tầng, sản xuất tư liệu sản xuất và dịch vụ quan trọng và một số lĩnh vực công ích.

3.2.2. Định hướng CPH DNNN thuộc Bộ Công thương

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị BCH TW lần thứ 3, Nghị quyết Hội nghị BCH TW lần thứ 9 (Khóa IX) của Đảng, các Nghị định của Chính phủ và Chỉ thị, quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu của công tác đổi mới, sắp xếp Tổng công ty và doanh nghiệp của BCT như sau:

- Xây dựng các đề án thành lập Tập đoàn kinh tế và chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con, tích cực xây dựng lộ trình CPH các doanh nghiệp thành viên thay vì chuyển sang công ty TNHH Nhà nước một thành viên.

- Các Tập đoàn, các tổng công ty rà soát và có lộ trình cụ thể các doanh nghiệp đã là công ty TNHH một thành viên nay chuyển sang thực hiện CPH.

- Các Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, Dệt-May Việt Nam và Tổng công ty Điện lực Việt Nam đã có quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tiến độ CPH và sắp xếp doanh nghiệp từ năm 2006, tiếp tục triển khai và thực hiện theo lộ trình.

- Khảo sát tình hình phát triển sản xuất kinh doanh, những tồn đọng, vướng mắc của các doanh nghiệp sau CPH để tổng hợp, đề xuất với nhà nước có các cơ chế chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này phát triển ổn định, vững chắc.

Về CPH các DNNN trực thuộc BCT, tiến hành theo hướng sau:

- Các tập đoàn và tổng công ty đã chuyển đổi và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - con, thực hiện CPH các công ty con hiện Nhà nước còn nắm giữ 100% vốn và sau đó tiến hành CPH công ty mẹ - Tổng công ty.

- Đối với các Tổng công ty chưa chuyển đổi theo mô hình Công ty mẹ - công ty con, tuỳ theo tình hình cụ thể của các đơn vị để chuyển đổi phù hợp, có thể theo hướng là chuyển đổi tổng công ty sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con, thực hiện CPH các công ty con 100% vốn Nhà nước và sau đó tiến hành CPH công ty mẹ - Tổng công ty hoặc thực hiện CPH toàn bộ tổng công ty mà không nhất thiết phải chuyển thành công ty mẹ - con.

Về lộ trình CPH DNNN từ năm 2008 - 2010 được dự kiến như sau:

- Năm 2008: tiếp tục CPH 04 Tổng công ty, 06 đơn vị thành viên của Tổng công ty, 11 công ty khai thác than hầm lò, 06 công ty cơ khí và phụ trợ, thí điểm CPH trường Cao đẳng nghề Hồng Cẩm, 01 trường đào tạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, CPH các công ty phân phối điện và nhà máy điện có quy mô trung bình và vừa, CPH công ty phân bón Bình Điền và công ty gang thép Thái Nguyên.

- Năm 2009 - 2010: Dự kiến CPH 04 công ty mẹ - Tổng công ty, 02 nhà máy nhiệt điện, 03 công ty TNHH một thành viên và công ty Dầu thực vật, hương liệu mỹ phẩm Việt Nam. Đồng thời chuyển viện nghiên cứu cơ khí thành Công ty cổ phần.


3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐẨY MẠNH CPH DNNN THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG‌

3.3.1. Nhóm giải pháp tạo lập điều kiện cần thiết cho CPH các DNNN

3.3.1.1. Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các DNNN

Hoàn thiện cơ chế, chính sách để CDNNN thực sự hoạt động trong môi trường cạnh tranh, công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả. Xoá bỏ độc quyền và đặc quyền sản xuất kinh doanh của DNNN. DNNN có quyền tài sản, thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trên thị trường và trước pháp luật. Gắn trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích của người quản lý doanh nghiệp với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Chăm lo đào tạo đội ngũ quản trị giỏi đáp ứng tốt yêu cầu quản lý công ty theo chế độ hiện đại.

Xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng. Đây là yêu cầu chung của phát triển kinh tế đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đối với các DNNN thuộc Bộ Công thương trong đó có các doanh nghiệp của Bộ Công nghiệp trước đây, xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là xây dựng chiến lược đầu tư các trang thiết bị và các điều kiện vật chất tiên tiến cho các hoạt động của các doanh nghiệp là tăng thêm khả năng, tiềm lực cho sản xuất kinh doanh.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 03/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí