Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công thương - 12

Vai trò của các cơ quan Nhà nước với doanh nghiệp CPH đã thay đổi từ sau CPH. Tuy nhiên, nhiều vấn đề liên quan đến quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp sau CPH vẫn chưa được giải đáp rò ràng: quan niệm như thế nào về quản lý Nhà nước với các doanh nghiệp; nội dung quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp sau CPH; những cơ quan có chức năng quản lý nhà nước với các doanh nghiệp, vấn đề thu hẹp đầu mối các cơ quan quản lý Nhà nước để tránh chồng chéo và xác định cơ quan là đầu mối để tổng hợp và giải quyết những vướng mắc cho doanh nghiệp, chịu trách nhiệm tuyên truyền, cung cấp thông tin, phổ biến chính sách để doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật, chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp trong việc tuân thủ pháp luật; cơ quan giúp Chính phủ quản lý các DNNN sau CPH; vấn đề quản lý Nhà nước để không phân biệt đối xử giữa DNNN và doanh nghiệp sau CPH…

Các biện pháp trong cải cách và quản lý DNNN còn thiên về khu vực DNNN có 100% vốn hoạt động theo Luật DNNN, chưa chú trọng các biện pháp cải cách các doanh nghiệp sau CPH, nhất là DNNN còn nắm cổ phần chi phối. Các bộ, ngành, UBND cấp Tỉnh và các cơ quan đổi mới DNNN mới chỉ quan tâm đến thực hiện kế hoạch sắp xếp, CPH, giao, bán, khoán, cho thuê, chuyển đổi sang Luật doanh nghiệp, mà chưa quan tâm đến quản trị doanh nghiệp sau CPH, quản lý phần vốn Nhà nước, đặc biệt là doanh nghiệp có cổ phần chi phối của Nhà nước. Chưa phân định rò ràng và rành mạch điều hành doanh nghiệp có cổ phần chi phối của Nhà nước với công ty Nhà nước có 100% vốn Nhà nước.

Giải pháp cho vấn đề này là:

- Đẩy mạnh áp dụng thông lệ quản trị công ty tốt nhất và bắt buộc áp dụng điều lệ mẫu đối với các công ty cổ phần và công ty niêm yết. Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý công ty cổ phần, người lao động (cổ đông) về quyền hạn, trách nhiệm của cổ đông, của cơ quan quản lý trong công ty cổ phần, trình tự, thủ tục thông qua các quyết định quan trọng của công ty, tính minh bạch và chế độ công bố thông tin… nhằm làm cho các cổ

đông trong DN nắm được các quy định pháp lý, tránh xung đột trong nội bộ DN.

- Thống nhất tiêu chuẩn người đại diện sở hữu cổ phần nhà nước và người trực tiếp quản lý cổ phần nhà nước tại CTCP, tăng thẩm quyền và trách nhiệm đối với người đại diện. Nghiên cứu, bổ sung quy định bổ nhiệm, miễn nhiệm và chế độ tiền lương, tiền thưởng đối với người trực tiếp quản lý phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần.

- Quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc tiếp tục cung cấp thông tin, phổ biến chính sách, chế độ cho DN sau chuyển đổi, giải quyết kịp thời các vướng mắc cho DN. Hoàn thiện hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh và thông tin DN thuộc cơ quan kế hoạch và đầu tư để kết hợp đăng ký kinh doanh đối với các DN CPH và cung cấp thông tin cho DN sau CPH.

- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trên cơ sở ban hành mới hoặc bổ sung, sửa đổi một sô văn bản pháp luật như Luật DN, Luật sử dụng vốn vào kinh doanh, Luật về cạnh tranh và chống độc quyền, Luật phá sản, Luật Lao động,… để từng bước và tiến tới xoá bỏ hoàn toàn sự khác biệt về điều kiện kinh doanh đối với các loại hình DN, khuyến khích DN nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ DN nâng cao khả năng tự cạnh tranh thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, điện, nước… hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, hỗ trợ xuất khẩu, hỗ trợ nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và người lao động trong DN, hỗ trợ tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu, xây dựng, bảo vệ thương hiệu hàng hoá có khả năng cạnh tranh… tạo điều kiện để các DN phát tiển sau CPH.

3.3.3. Nhóm giải pháp về tư tưởng và tổ chức CPH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Quá trình CPH ở nước ta từ khi triển khai thí điểm đến nay đã được gần 20 năm, quá trình CPH ở nước ta chủ yếu xuất phát từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ, từ các quan hệ chủ yếu là hiện vật chuyển sang kinh tế thị trường. Do vậy, việc tăng cường ý thức tư tưởng cho cán bộ lãnh đạo và người lao

động về CPH là giải pháp rất quan trọng để thúc đẩy quá trình CPH các DNNN thuộc Bộ Công thương. Sau đây là một số nội dung chủ yếu:

Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công thương - 12

Thứ nhất: Tăng cường công tác tư tưởng phục vụ CPH.

- Tổ chức, tuyên truyền trong cấp uỷ, đảng viên trong tất cả các cấp lãnh đạo và cơ sở quán triệt đầy đủ và thống nhất chủ trương của Đảng về CPH DNNN, hăng hái tham gia công tác CPH trong các doanh nghiệp. Quán triệt đầy đủ và thông suốt chủ trương CPH DNNN, uốn nắn những nhận thức sai lệch, quan điểm sai trái để có sự thống nhất cao trong cấp uỷ Đảng, chính quyền, Đoàn thể trong các doanh nghiệp thuộc Bộ Công thương.

- Tổ chức, tuyên truyền sâu rộng và giải thích cho người lao động trong các doanh nghiệp hiểu và nhận thức đúng đắn những nội dung cơ bản của chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về CPH DNNN. CPH DNNN là quá trình chuyển đổi DNNN từ một chủ sở hữu thành doanh nghiệp đa sở hữu, là biện pháp hữu hiệu để cơ cấu lại doanh nghiệp, lợi ích của các cổ đông, lợi ích của người lao động, lợi ích của nhà nước gắn liền với nhau, có như vậy mới đảm bảo được sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

- Phát huy vai trò các tổ chức Đoàn thể trong doanh nghiệp như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ….để họ thực sự trở thành những tổ chức tuyên truyền có hiệu quả về đường lối chính sách của Đảng về CPH DNNN cho người lao động.

- Phổ cập rộng rãi các kiến thức chủ yếu về đầu tư trong kinh tế thị trường, về các tổ chức kinh tế trong đó có CTCP, về thị trường chứng khoán.

Thứ hai: Kiện toàn và nâng cao năng lực của cán bộ tham gia thực hiện công tác CPH

- Nâng cao năng lực của cán bộ chủ chốt trong doanh nghiệp, đặc biệt là cán bộ trực tiếp tham gia công tác CPH. Kiện toàn bộ máy chỉ đạo, điều hành CPH doanh nghiệp để họ thực sự là những người tham mưu trực tiếp, chuyên tâm, tích cực đối với nhiệm vụ được giao.

- Tiếp tục kiện toàn Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp, Ban chỉ đạo CPH… bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đảm bảo công

tác tham mưu cho lãnh đạo trong việc thực hiện sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

- Phối hợp mời các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán về các doanh nghiệp để họ trực tiếp thuyết giảng về chế độ, chính sách doanh nghiệp và người lao động được hưởng từ việc CPH DNNN, để họ thực sự an tâm và gắn bó với doanh nghiệp.

Thứ ba: Tăng cường sự chỉ đạo của Bộ Công thương đối với công tác CPH.

Việc tăng cường sự chỉ đạo sát sao của Bộ Công thương là giải pháp quan trọng và có tác động lớn đến tiến độ và sự thành công của công tác CPH ở các DNNN trực thuộc Bộ. Dưới đây là các biện pháp cụ thể của giải pháp:

- Tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra tại các DNNN trực thuộc nhằm kịp thời nắm bắt thực trạng tài chính của các doanh nghiệp.

- Ban hành các văn bản nội bộ để chỉ đạo, chấn chỉnh công tác tài chính ở các đơn vị.

- Tăng cường công tác giám sát, đánh giá hiệu quả các doanh nghiệp. Thành lập Ban đánh giá giám sát doanh nghiệp tại Bộ và các doanh nghiệp trực thuộc.

- Phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan và các địa phương để giải quyết nợ tồn đọng và các khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp trực thuộc Bộ.

- Tổ chức các cuộc họp, Hội nghị với cán bộ trực tiếp thực hiện công tác CPH để trao đổi kinh nghiệm và cùng giải quyết, tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện CPH DNNN.

- Đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch sắp xếp, CPH và kịp thời đề xuất các biện pháp để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong quá trình CPH.


KẾT LUẬN

Cổ phần hoá DNNN là một nội dung cơ bản của đổi mới DNNN ở Việt Nam. CPH DNNN khác biệt về bản chất với tư nhân hoá DNNN. Điều đó thể hiện ở sự khác biệt giữa CPH và tư nhân hoá về mục tiêu, hình thức và nội dung. Tính tất yếu khách quan của CPH DNNN xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi của quá trình xã hội hoá sản xuất trên thực tế; từ yêu cầu đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường; từ sự thay đổi về vai trò của DNNN trong nền kinh tế thị trường; từ sức hấp dẫn

của các công ty cổ phần trong he thống các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường.

Việc nghiên cứu kinh nghiệm cổ phần hoá DNNN của một số nước Châu Á cho thấy đây là vấn đề được các quốc gia hết sức quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế của mình. Tuy nhiên việc áp dụng những kinh nghiệm ấy phải tính tới các đặc điểm mang tính đặc thù của Việt Nam nói chung, của ngành công thương nói riêng.

Trong thời gian qua, CPH DNNN ở Bộ Công nghiệp (nay thuộc Bộ Công thương) đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành công nghiệp nói riêng, của kinh tế nước ta nói chung. Điều đó thể hiện ở số doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hoá, ở hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, còn tồn tại nhiều vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai, thực hiện cổ phần hoá, cũng như hoạt động của các DNNN sau cổ phần hoá. Những vướng mắc khó khăn này chủ yếu là ở cơ chế, chính sách cổ phần hoá; cơ chế, chính sách đối với các doanh nghiệp sau cổ phần hoá.

Để đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN ở Bộ Công thương trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và toàn diện cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó có các nhóm giải pháp chủ yếu là: tạo lập điều kiện cần thiết cho cổ phần hóa các DNNN; môi trường thể chế; tư tưởng và tổ chức cổ phần hoá.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đinh Văn Ân, Lê Hữu Nghĩa (2004), phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam: lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

2. Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp (2007), Báo cáo về công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước.

3. Bản tin CPH doanh nghiệp của Phòng thương mại và công nghiệp (VCCI) số 2/2005.

4. Bản tin CPH doanh nghiệp của Phòng thương mại và công nghiệp (VCCI) số 3/2005.

5. Barry Spicer - David Emanuel - Michael Powel (1998), Chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước. Quản lý thay đổi triệt để tổ chức trong môi trường phi điều tiết, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương - Trung tâm thông tin tư liệu, Hà Nội.

6. Báo cáo của ban cán sự Đảng bộ Công nghiệp ngày 22/7/2005 về tình hình thực hiện Nghị quyết TW3 và TW9 khoá IX về DNNN.

7. Báo cáo của Bộ Công nghiệp về tình hình thực hiện công tác cổ phần hoá DNNN thuộc Bộ Công nghiệp từ năm 1992 đến 2005

8. Cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc so sánh với Việt Nam

(1997), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

9. PGS.TS. Phạm Ngọc Côn (2001), Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (nghiên cứu và vận dụng), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Chính phủ (1999), Nghị định số 103/1999/NĐ - CP ngày 10/9/1999 về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước.

11. Chính phủ (1994), Nghị định số 120/CP ban hành quy chế tạm thời về việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu DNNN.

12. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước các văn bản hiện hành (2006), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. C.Mác và Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 25, Phần I, II NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Nghị quyết số 10/NQ - TW ngày 17 tháng 3 năm 1995 của Bộ chính trị tiếp tục đổi mới để phát huy vai trò chủ đạo của DNNN.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự thật, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự thật, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Sự thật, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Sự thật, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Sự thật, Hà Nội.

20. Đại học Harvard (2008), Lựa chọn thành công, chương trình Việt Nam. Kinh tế Trung Quốc đại luận chiến (1995), NXB Quản lý kinh tế, Hà Nội. TS.Lê Hồng Hạnh (2004), Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước - những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Một trăm câu hỏi và trả lời về chế độ doanh nghiệp hiện đại (1995). NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

21. Đỗ Hoài Nam, Vò Đại Lược (2005), Một số vấn đề phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay, NXB Thế giới, Hà Nội.

22. Đào Trọng Thanh (1997), “Cải cách doanh nghiệp nhà nước: kinh nghiệm thế giới”, Tạp chí Tài chính (12/1998).

23. Hoàng Đức Tảo (1993), Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước-kinh nghiệm thế giới, NXB Thống kê, Hà Nội.

24. Tài liệu Hội nghị triển khai quyết định số 528/QĐ - TTg về bán đấu giá cổ phần nhà nước (2005) của Uỷ ban chứng khoán nhà nước.

25. Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam - Viện Kinh tế học (2004), Kinh nghiệm thí điểm cổ phần hoá ở Trung Quốc.

26. Uỷ ban chứng khoán nhà nước (28/9/2001), Thông tư 02/2001/TT- UBCK hướng dẫn thực hiện Nghị định 48/1998/NĐ - CP của Chính phủ ngày 11/7/1998 về phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng.

27. Viện Khoa học Tài chính (2004), Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và cải cách khu vực công.

28. Viện Quản lý kinh tế trung ương và UNDP, Hội thảo cổ phần hoá DAVIE

- 97/016 về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/08/2022