BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ NHƯ THỦY
CHUYỂN GIAO HỢP ĐỒNG
THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
Có thể bạn quan tâm!
- Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam - 2
- Chuyển Giao Hợp Đồng Theo Pháp Luật Các Nước Và Kinh Nghiệm Cho Việt Nam.
- Chuyển Giao Hợp Đồng Theo Pháp Luật Chuyên Ngành Việt Nam
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
CHUYỂN GIAO HỢP ĐỒNG
THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Mã số chuyên ngành: 60380103
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc
Học viên: Trần Thị Như Thủy
Lớp: Cao học Luật, Khóa 1 – Khánh Hòa
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học do bản thân tôi thực hiện. Toàn bộ nội dung trình bày là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan này.
TÁC GIẢ
TRẦN THỊ NHƯ THỦY
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN GIAO HỢP ĐỒNG 13
1.1. Khái niệm hợp đồng và các quan hệ phát sinh từ hợp đồng 13
1.1.1. Khái niệm hợp đồng 13
1.1.2. Các quan hệ phát sinh từ hợp đồng 15
1.2. Chuyển giao quyền yêu cầu, chuyển giao nghĩa vụ, thực hiện công việc thông qua người thứ ba 17
1.2.1. Chuyển giao quyền yêu cầu 18
1.2.2. Chuyển giao nghĩa vụ 22
1.2.3. Thực hiện công việc thông qua người thứ ba 24
1.3. Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật chuyên ngành Việt Nam 26
CHƯƠNG 2. CHUYỂN GIAO HỢP ĐỒNG THEO QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT CÁC NƯỚC VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 35
2.1. Khái niệm chuyển giao hợp đồng 35
2.2. Bản chất pháp lý của chuyển giao hợp đồng 39
2.3. Đối tượng của chuyển giao hợp đồng 41
2.4.1. Chuyển giao hợp đồng theo quy định pháp luật 48
2.4.2. Chuyển giao hợp đồng theo thỏa thuận 48
2.5. Hình thức chuyển giao hợp đồng 51
2.6. Điều kiện có hiệu lực của chuyển giao hợp đồng 53
2.7. Những trường hợp không được chuyển giao hợp đồng 58
2.8. Thời điểm phát sinh hiệu lực của chuyển giao hợp đồng 59
2.9. Hệ quả pháp lý của chuyển giao hợp đồng 63
2.10. Phác thảo các điều luật quy định chuyển giao hợp đồng trong BLDS 2015 68
Kết luận chương 2................................................. .
KẾT LUẬN 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hợp đồng đóng vai trò đặc biệt trong đời sống xã hội. Vì giao dịch dân sự diễn ra hàng ngày, phục vụ nhu cầu của các chủ thể tham gia, nên việc nhìn nhận, xây dựng pháp luật cho hợp đồng bao giờ cũng được đặc biệt quan tâm. Bộ luật dân sự (gọi tắt là BLDS) Việt Nam năm 2015 đã có chế định hợp đồng, quy định những nguyên tắc chung, những vấn đề liên quan đến hợp đồng nhằm điều chỉnh mối quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hợp đồng. Những quy định này, nhìn chung đã dự liệu bao quát một cách khá đầy đủ, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội về hợp đồng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì sự giao lưu dân sự cũng phát triển ở tầng suất cao hơn, sâu rộng hơn và kéo theo sự xuất hiện những giao dịch dân sự mà pháp luật chưa dự liệu, điều chỉnh kịp thời hoặc đã dự liệu, điều chỉnh một cách rời rạc, độc lập trong các văn bản pháp luật chuyên ngành. Thực tiễn này khiến cho việc áp dụng pháp luật lúng túng, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội. Chuyển giao hợp đồng là một trong những vấn đề ấy.
Vì là một quan hệ, một nhu cầu của xã hội, nên dẫu cho pháp luật chưa điều chỉnh thì chúng vẫn tồn tại và ngày càng phát triển. Thế nên, để mối quan hệ này vận hành, phát triển một cách có trật tự, theo đúng định hướng của Nhà nước thì pháp luật cần có sự nhìn nhận tương xứng, dự liệu một cách bao quát và điều chỉnh theo guồng phát triển chung của giao lưu dân sự. Tất cả nhằm tạo điều kiện cho giao dịch dân sự được lưu thông một cách tốt nhất.
Ngoài việc pháp luật chưa dự liệu, chưa quy định thỏa đáng thì vấn đề chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự cũng chưa được tìm hiểu, đánh giá một cách sâu rộng dưới góc độ nghiên cứu. Dẫn đến mối quan hệ này vẫn là một vấn đề mà giới nghiên cứu còn bỏ ngỏ.
Từ quan điểm cho rằng cần có sự đánh giá, nhìn nhận, quy định về chuyển giao hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự Việt Nam” để làm luận văn thạc sỹ Luật học.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Như đã nêu trên, BLDS Việt Nam (năm 1995, 2005, 2015) chưa có quy định về chuyển giao hợp đồng, nên hiện nay, mảng nghiên cứu luật pháp chưa có công trình bình luận khoa học về vấn đề này.
Các bài viết khoa học về chuyển giao hợp đồng chủ yếu là những bài viết về sự cần thiết phải luật hóa vấn đề này trong BLDS. Tuy nhiên, việc xác định bản chất pháp lý của chuyển giao hợp đồng không thể tách rời các nghiên cứu có tính chất nền tảng về hợp đồng. Nên theo quan điểm của tác giả, tình hình nghiên cứu của luận văn có thể khái quát như sau:
Trước hết , tác giả đề cập đến sách chuyên khảo:
- Đỗ Văn Đại (2017), Luật Hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, tập II, Nxb. Hồng Đức, Hội Luật gia Việt Nam. Mặc dù nội dung công trình này chủ yếu đề cập đến hợp đồng nhưng từ trang 915 đến trang 941 đã đề cập đến chuyển giao hợp đồng.
-Đỗ Văn Đại (2014), Luật Hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, tập II, Nxb. Chính trị quốc gia. Công trình này cũng chủ yếu bàn về hợp đồng và từ trang 811 đến trang 843 đã đề cập đến chuyển giao hợp đồng.
Theo đó, tác giả Đỗ Văn Đại đã giới thiệu về pháp luật các nước trên thế giới về chuyển giao hợp đồng. Đối với quan hệ chuyển giao hợp đồng ở Việt Nam, tác giả Đỗ Văn Đại cũng đánh giá là các công trình nghiên cứu về chủ đề này chưa nhiều nhưng thực tế chuyển giao hợp đồng đã xảy ra thường xuyên và đã có tranh chấp.
Bằng cách bình luận các bản án liên quan chuyển giao hợp đồng, tác giả Đỗ Văn Đại đã phân tích, đánh giá các yếu tố pháp lý liên quan đến chuyển giao hợp đồng như: Khái niệm chuyển giao hợp đồng, đối tượng của chuyển giao hợp đồng, phân biệt khái niệm chuyển giao hợp đồng với khái niệm khác, các phương thức chuyển giao hợp đồng (theo pháp luật, theo thỏa thuận), sự đồng ý của bên kia hợp đồng hình thức của thỏa thuận chuyển giao, điều kiện về nội dung của thỏa thuận chuyển giao, thực hiện chuyển giao hợp đồng; thời điểm chuyển giao hợp đồng có hiệu lực.