Thực Trạng Chuyển Dịch Cơ Cấu Sử Dụng Đất Phục Vụ Phát Triển Hệ Thống Hạ Tầng Y Tế


đều tập trung ở thành phố Hà Nội (trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, khoa học – kỹ thuật, quốc phòng – an ninh) với 57% đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ, 64% các trường Đại học, cao đẳng, thu hút 19.827 giáo viên và

577.153 sinh viên đang học tập và giảng dạy.

Theo thống kê năm 2010, vùng ĐBSH còn có 2893 trường mẫu giáo,

5.287 trường phổ thông (trong đó: 2.719 trường tiểu học, 2.423 trường trung học cơ sở, 570 trường trung học phổ thông; 63 trường phổ thông cơ sở và 44 trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề và 178.225 giáo viên phổ thông trực tiếp giảng dạy (chỉ thống kê ở 3 cấp: cấp I, cấp II và cấp III). Tỷ lệ các xã có trường cấp I, II là 100%, các huyện có trường PTTH là 100%, trong đó có huyện và xã xây dựng tới 2 hoặc 3 trường theo nhu cầu cụ thể của từng địa phương. Những năm gần đây số lượng học sinh đến lớp ngày càng tăng, nhu cầu về giáo dục của vùng không ngừng nâng cao, tính xã hội hóa giáo dục ngày một biểu hiện rõ nét.

Bảng 2.19: DT đất dành cho cơ sở giáo dục đào tạo



Loại đất

Tỷ trọng đất giáo dục đào tạo (%)

DT bình quân m2/người

Mức độ tăng đất giáo dục 2010 so với 2004 (%)

Năm 2004

Năm 2010

Năm 2004

Năm 2010

ĐBSH

0,46

0,56

3,88

4,47

20,85

Hà Nội

0,75

0,95

4,38

4,53

18,56

Hải Phòng

0,34

0,41

2,92

3,33

20,40

Vĩnh Phúc

0,43

0,44

4,69

6,04

13,26

Bắc Ninh

0,50

0,69

4,15

5,45

38,34

Hải Dương

0,37

0,46

3,64

4,39

22,98

Hưng Yên

0,41

0,51

3,46

4,15

22,91

Hà Nam

0,33

0,55

3,61

5,97

64,13

Nam Định

0,40

0,45

3,56

4,05

11,86

Thái Bình

0,37

0,42

3,27

3,61

9,98

Ninh Bình

0,28

0,34

4,36

5,31

22,83

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất vùng đồng bằng Sông Hồng trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn - 18

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ niên giám thống kê và số liệu thống kê, kiểm kê đất đai các năm 2004 và 2010


DT đất cơ sở giáo dục đào tạo không ngừng gia tăng trong giai đoạn 2004- 2010 cả về quy mô DT cũng như tỷ trọng trong CCSDĐ. Những vùng có tỷ trọng DT đất giáo dục đào tạo cao nhất là Hà Nội, Bắc Ninh với tỷ trọng lên đến trên 0,6%. Các tỉnh có mức độ tăng DT đất dành cho giáo dục đào tạo nhanh nhất vùng là Bắc Ninh và Hà Nam, đặc biệt là Hà Nam có tốc độ tăng nhanh gấp 3 lần tốc độ của toàn vùng. So với dân số, những tỉnh có DT đất giáo dục bình quân/người cao nhất là Nam Định, Ninh Bình. Tuy nhiên, so với định mức sử dụng đất giáo dục đào tạo của vùng trong định mức sử dụng đất cơ sở giáo dục đào tạo là từ 4,78m2 – 6,75m2/người thì chỉ có Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hà Nam, Ninh Bình vượt được mức 4,78m2/người, còn chưa có địa phương nào vượt được mức cực trên của định mức sử dụng đất. Hà Nội là trung tâm đầu não của cả nước mà mới chỉ đạt được 4,53m2/người, còn các tỉnh còn lại đều ở mức thấp hơn, thậm chí Thái Bình và Hải Phòng còn cách khá xa. Nhu cầu tăng DT đất giáo dục của các địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình sẽ trở nên cấp thiết trong thời gian tới để đạt được chuẩn về bình quân DT đất giáo dục/người.

2.3.5 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất phục vụ phát triển hệ thống hạ tầng y tế

Sự nghiệp y tế trong những năm qua đã được chú ý đầu tư phát triển cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đôi ngũ cán bộ y tế. Mạng lưới cơ sở y tế không ngừng được cũng cố và mở rộng, tổng số các cơ sở y tế thuộc Bộ Y tế quản lý là 16 cơ sở, Sở Y tế quản lý là 2.539 cơ sở, gồm 154 bệnh viện, 120 phòng khám khu vực, 8 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng và 2.247 trạm y tế xã, phường, cơ quan, xí nghiệp (chưa tính cơ sở tư nhân) với 34.600 giường bệnh, 39759 cán bộ y tế (trong đó: 11.345 bác sĩ, 9205 y sĩ, 14769 y tá, 4.440 nữ hộ sinh).

Lĩnh vực khám chữa bệnh ngày càng được đa dạng về hình thức và nâng cao về chất lượng điều trị. Cùng với các bệnh viện, phòng khám khu vực, bệnh viện điều dưỡng, trạm y tế xã, phường, trên địa bàn của vùng còn có hàng nghìn cơ sở y dược tư nhân, góp phần vào công tác chăm sóc y tế cộng đồng. Trong những năm gần đây sự nghiệp y tế trong vùng luôn được đầu tư phát triển cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế. Hàng năm số lượng cán bộ y tế được đào tạo nâng cao tay nghề ngày càng tăng

Công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm


và tổ chức tốt. Trên địa bàn tỉnh không có dịch bệnh lớn xảy ra, thực hiện tốt các chương trình quốc gia về tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, phòng chống HIV/AIDS và các bệnh xã hội khác.

DT đất cơ sở y tế cũng ngày một tăng cao cả về tỷ trọng lẫn quy mô. Tỷ trọng đất y tế năm 2010 chiếm 6,34% tổng DT tự nhiên của vùng. Hà Nội Hà Nam là các địa phương có tỷ trọng đất y tế cao nhất. Các tỉnh vùng ĐBSH có mức độ tăng tỷ trọng DT đất y tế tương đối đồng. Mức độ tăng DT đất y tế của Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương khá cao nhưng cao nhất lại thuộc về Hà Nam với mức độ tăng 180% sau 7 năm. Có được điều này là do Hà Nam vừa triển khai xây dựng Dự án xây dựng Bệnh viện cao cấp Bình An với quy mô 700 giường bệnh trên DT 20,7 ha với tổng vốn đầu tư trên 5.000 tỷ đồng (250 triệu USD). Tỉnh có mức độ tăng DT đất y tế thấp nhất là Vĩnh Phúc.

Bảng 2.20: Diện tích đất cơ sở y tế vùng Đồng bằng sông Hồng



Loại đất

Tỷ trọng đất y tế

Bình quân/người (m2/người)

Mức độ tăng đất y tế năm 2010 so

với 2004 (%)

Năm 2004

Năm 2010

Năm 2004

Năm 2010

ĐBSH

0,07

0,09

0,56

0,69

29,45

Hà Nội

0,09

0,12

0,55

0,58

20,15

Hải Phòng

0,05

0,07

0,46

0,57

32,36

Vĩnh Phúc

0,07

0,06

0,73

0,88

5,83

Bắc Ninh

0,07

0,10

0,59

0,76

35,82

Hải Dương

0,06

0,07

0,56

0,72

32,02

Hưng Yên

0,08

0,09

0,63

0,73

18,64

Hà Nam

0,06

0,17

0,67

0,90

180,12

Nam Định

0,05

0,06

0,46

0,58

22,95

Thái Bình

0,06

0,06

0,49

0,56

14,87

Ninh Bình

0,05

0,06

0,80

0,87

9,88

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ niên giám thống kê và số liệu thống kê, kiểm kê đất đai các năm 2004 và 2010

Tỷ lệ DT đất y tế bình quân/người cũng tăng đều ở các địa phương. Tốc độ phát triển của DT đất dành cho y tế tăng nhanh qua các năm. Tuy nhiên, so với định mức sử dụng đất y tế của quy định cho vùng ĐBSH là từ 0,74 – 1,2m2/người


thì tỷ lệ này còn thấp hơn rất nhiều, chỉ mới có Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam đạt và vượt mức cực dưới của định mức sử dụng đất y tế, các địa phương khác đều chưa đạt được mức này, kể cả Hà Nội. Hà Nam là địa phương có mức DT đất y tế BQ/người cao nhất, 0,9m2/người. Các tỉnh có DT đất y tế bình quân đầu người

thấp nhất là Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định. Điều này chứng tỏ để đạt chuẩn sử dụng đất y tế, các địa phương còn cần mở rộng thêm DT đất này trong thời gian tới.

2.3.6 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất phục vụ phát triển hệ thống hạ tầng văn hóa

Trong những năm qua các loại hình văn hóa nghệ thuật đều được khuyến khích phát triển. Với 70% các tổ chức văn hóa nghệ thuật - thể thao của cả nước tập trung trên địa bàn vùng, đến nay vùng ĐBSH có 30 đơn vị nghệ thuật với 20 rạp biểu diễn, 46 đơn vị chiếu phim, 18 rạp chiếu phim và 137 đơn vị thư viện tại các tỉnh với gần 2,7 triệu bản sách.

Bảng 2.21: Diện tích đất cơ sở văn hóa vùng Đồng bằng sông hồng



Loại đất

Tỷ trọng đất văn hóa

Bình quân/người (m2/người)

Mức độ tăng đất văn hóa năm 2010 so với 2004 (%)

Năm 2004

Năm 2010

Năm 2004

Năm 2010

ĐBSH

0,11

0,19

0,96

1,54

68,51

Hà Nội

0,21

0,43

1,22

2,17

104,13

Hải Phòng

0,14

0,15

1,19

1,25

11,24

Vĩnh Phúc

0,08

0,12

0,89

1,46

44,51

Bắc Ninh

0,16

0,24

1,35

1,87

45,65

Hải Dương

0,11

0,13

1,08

1,29

21,53

Hưng Yên

0,09

0,23

0,73

1,85

159,09

Hà Nam

0,06

0,11

0,62

1,18

88,19

Nam Định

0,07

0,10

0,62

0,87

38,60

Thái Bình

0,04

0,02

0,39

0,22

-44,57

Ninh Bình

0,05

0,11

0,73

1,68

131,11

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ niên giám thống kê và số liệu thống kê, kiểm kê đất đai các năm 2004 và 2010

Phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa và các thiết chế văn hóa cơ sở đang được nhân dân hưởng ứng; Công tác quản lý, bảo tồn di tích


danh thắng, cổ vật, tổ chức sinh hoạt truyền thống, triển lãm... được chú trọng. Hoạt động xuất bản, phát hành sách báo, tạp chí văn hóa phẩm ngày càng mạnh. Hệ thống thư viện được củng cố và duy trì thường xuyên. Các nhà văn hóa, trung tâm văn hóa hoạt động có hiệu quả. Công tác phát thanh, truyền hình được phát triển, cơ sở vật chất được đầu tư đáng kể.... Tuy nhiên để không ngừng nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, trong những năm tới vùng cần tiếp tục được đầu tư tăng cường cơ sở vật chất cho lĩnh vực này, nhất là cấp xã.

Đất văn hóa không ngừng gia tăng trong những năm vừa qua cả về quy mô, tỷ trọng trong CCSDĐ cũng như DT đấr bình quân đầu người. Trong giai đoạn 2004 - 2010, DT đất y tế bình quân đầu người của vùng đã tăng từ 0,96m2/người lên 1,54m2/người. Đây có thể nói là con số phát triển xuất sắc. Địa phương dẫn đầu toàn vùng về DT, tỷ trọng DT đất cũng như bình quân đầu người là Hà Nội với con số gấp trên 2 lần so với các địa phương khác trong toàn vùng. Tốc độ gia tăng tỷ trọng và DT bình quân đầu người của Hà Nội cũng cao nhất so với toàn vùng. Tỉnh có mức độ tăng tỷ trọng DT đất văn hóa cao nhất là Hà Nội, Hưng Yên và Ninh Bình. Tuy nhiên, so với định mức sử dụng đất văn hóa quy định cho vùng ĐBSH là 1,67 – 2,57m2/người thì Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên đã đạt được mức dưới chỉ tiêu này, trong đó Hà Nội đạt cao nhất với 2,17m2/người, chưa có địa phương nào vượt được mức cực trên. Con số này đều cao hơn nhiều lần so với các địa phương khác đặc biệt là Thái Bình, tỉnh chỉ đạt 0,22m2/người và đây cũng là tỉnh có DT đất văn hóa giảm gần một nửa so với năm 2004.

Nhìn chung, phần DT đất văn hóa hoàn toàn chưa tương xứng với các nhu cầu hoạt động văn hóa diễn ra trên địa bàn vùng và đây là phần DT cần được mở rộng thêm nhiều trong thời gian tới.

2.3.7 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất phục vụ phát triển hệ thống hạ tầng thể dục thể thao

Trong những năm qua các loại hình thể thao luôn được các cấp, ban, ngành quan tâm, số môn thể thao và số lượng người tham gia luyện tập thể dục - thể thao ngày càng tăng.

Đến nay có khoảng 35 môn thể thao được người dân trong vùng tập luyện với khoảng 15% dân số của vùng, luyện tập thể thao thường xuyên, bình quân một xã, phường, thị trấn có 1 sân thể thao cơ bản và từ 3 – 5 sân thể thao từng môn ở


các thôn, làng; bình quân mỗi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có một sân vận động và nhà thi đấu đa năng; đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bình quân có từ 1 đến 2 sân vận động tùy theo điều kiện và nhu cầu của từng tỉnh. Nhìn chung trong những năm qua công tác giáo dục thể chất trong nhà trường đã được coi trọng, các trường đã thực hiện tốt hoạt động thể dục thể thao nội khoá và ngoại khoá có chất lượng. Các trung tâm thể dục thể thao lớn trong vùng như Đại học thể dục thể thao ở Từ Sơn (Bắc Ninh), Trung tâm, thể dục thể thao hàng đầu cả nước Mỹ Đình, Trung tâm huấn luyện quốc gia I (Hà Nội), nhà thi đấu thể thao tỉnh Vĩnh Phúc, nhà thi đấu bóng bàn tỉnh Hải Dương,... hàng năm đã đào tạo và đưa hàng chục lượt vận động viên đi thi đấu khu vực và quốc tế, đem về rất nhiều huy chương góp phần làm rạng rỡ nền thể thao nước nhà.

Bảng 2.22: Diện tích đất thể dục thể thao vùng Đồng bằng sông Hồng



Loại đất

Tỷ trọng đất thể dục

thể thao (%)

DT bình quân(m2/người)

Mức độ tăng đất thể thao 2010 so

với 2004 (%)

Năm 2004

Năm 2010

Năm 2004

Năm 2010

ĐBSH

0,17

0,22

1,41

1,74

29,61

Hà Nội

0,21

0,35

1,20

1,65

58,51

Hải Phòng

0,12

0,18

1,00

1,46

54,32

Vĩnh Phúc

0,26

0,26

2,81

3,51

9,74

Bắc Ninh

0,09

0,11

0,77

0,84

15,94

Hải Dương

0,33

0,33

3,24

3,15

-0,88

Hưng Yên

0,16

0,19

1,34

1,53

17,32

Hà Nam

0,08

0,10

0,85

1,06

24,34

Nam Định

0,06

0,07

0,52

0,66

24,57

Thái Bình

0,16

0,16

1,40

1,41

0,38

Ninh Bình

0,09

0,19

1,47

2,99

105,02

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ niên giám thống kê và số liệu thống kê, kiểm kê đất đai các năm 2004 và 2010

Đất cơ sở thể dục - thể thao dùng để xây dựng các cơ sở tập luyện và thi đấu các môn thể thao (sân vận động, sân thể thao từng môn). Toàn vùng hiện có


trên 5000 cơ sở thể thao (gồm: 71 sân vận động, 296 nhà thi đấu, 115 bể bơi, 6 trường bắn súng thể thao, 863 sân bóng đá phân bố tại các địa phương). DT đất cơ sở thể dục - thể thao đã tăng từ 2497,54ha, chiếm 0,17% trong CCSDĐ năm 2004 lên 3237,07 ha, chiếm 0,22% năm 2010 (DT bao gồm cả sân golf ở Chí Linh – Hải Dương, Đồng Mô – Hà Tây cũ và Đông Anh – Hà Nội), bình quân DT đất thể thao đã tăng từ 1,41m2/người lên 1,74m2/người trong cùng giai đoạn. Chỉ tiêu trên thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân tối thiểu do ngành thể dục - thể thao ban hành là từ 4,94 – 7,47m2/người và đây là loại đất mà tất cả các địa phương của vùng ĐBSH cần phải tiếp tục mở rộng trong thời gian tới.

2.3.8 Đánh giá chung về mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất với phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.

Mặc dù cơ sở hạ tầng vùng ĐBSH vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ nhưng cũng đã phát triển trong những năm qua và DT đất dành cho cơ sở hạ tầng vùng ĐBSH luôn có xu hướng tăng lên.

Bảng 2.23: Đất dành cho cơ sở hạ tầng vùng Đồng bằng sông Hồng



Loại đất

Cơ cấu sử dụng đất

Bình quân m2/người

Mức độ tăng DT 2010 so với 2004 (%)

Năm 2004

Năm 2010

Năm 2004

Năm 2010

Đất TDNL&TT

0,29

0,82

0,03

0,1

195,55

Đất giao thông

5,59

6,39

47,22

51,01

13,43

Đất giáo dục

0,46

0,56

3,88

4,47

20,85

Đất y tế

0,07

0,09

0,56

0,69

29,45

Đất văn hóa

0,11

0,19

0,96

1,54

68,51

Đất thể dục thể thao

0,17

0,22

1,41

1,74

29,61

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ niên giám thống kê và số liệu thống kê, kiểm kê đất đai các năm 2004 và 2010

Đất giao thông là loại đất cơ sở hạ tầng chiếm tỷ trọng cao nhất trong CCSDĐ nhưng lại có tốc độ phát triển chậm nhất trong các DT đất cơ sở hạ tầng.


Đất y tế là loại đất chiếm tỷ trọng thấp nhất trong CCSDĐ, tiếp đến là đất văn hóa và đất thể dục thể thao. Loại đất có tốc độ phát triển nhanh nhất là đất truyền dẫn năng lượng và truyền thông với mức độ tăng gần 200% trong giai đoạn 2004 – 2010. DT đất thủy lợi có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, do DT đất NN ngày càng giảm nên cơ cấu DT đất thủy lợi/DT đất canh tác ngày một tăng lên.

Mặc dù cơ sở hạ tầng vùng ĐBSH được đánh giá là phát triển nhất so với các vùng khác trên cả nước, DT đất dành cho cơ sở hạ tầng ngày một tăng (trừ DT đất thủy lợi) nhưng DT bình quân/người về đất cơ sở hạ tầng vùng ĐBSH đều thấp hơn so với yêu cầu về định mức sử dụng đất cho cơ sở hạ tầng. Chỉ có một tỉnh đạt được mức cực dưới ở một vài chỉ tiêu sử dụng đất cơ sở hạ tầng. Loại đất mà các tỉnh đạt mức thấp hơn xa nhất so với định mức sử dụng đất là đất y tế. DT đất y tế bình quân đầu người của vùng ĐBSH thấp hơn so với định mức sử dụng đất trong quy hoạch khá xa và đây sẽ là loại đất cần mở rộng nhiều nhất và với mức độ tăng cao nhất trong thời gian tới. Giao thông cũng là vấn đề đang được đặt ra đối với công tác quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là ở các khu vực đô thị lớn và đây cũng là loại cơ sở hạ tầng cần mở rộng thêm nhiều DT trong thời gian tới.

2.4 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất theo mức độ đô thị hóa

Quá trình đô thị hóa của vùng diễn ra nhanh chóng từ những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20 đã tạo ra một dòng di chuyển dân cư từ nông thôn ra thành thị với nhiều hình thức và quy mô khác nhau. ĐBSH là vùng có quy mô dân số lớn nhất và mật độ dân số cao nhất nước; cùng với Đồng bằng sông Cửu long, hai vùng này tập trung hơn 40% dân số cả nước. Tỷ lệ dân số tập trung không đồng đều ở các tỉnh, dân số đô thị tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng. Ở những tỉnh khác thuộc ĐBSH, quy mô và tốc độ tăng dân số thành thị không cao như Hà Nội, Hải Phòng nhưng cũng tăng khá phổ biến, đặc biệt là những địa phương nằm gần KCN, trung tâm thương mại hoặc có các trục đường giao thông huyết mạch đi qua như Hải Dương, Hà Nam…. Bộ mặt nông thôn đã thay đổi đáng kể về cơ sở hạ tầng và hoạt động sản xuất, dịch vụ, đặc biệt là các thị trấn nằm ven các KCN như Sài Đồng, Yên Mỹ, Văn Giang…. Quá trình đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH đã và đang diễn ra rất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/08/2023