Khái Quát Về Điểm Đến Du Lịch Thành Phố Cam Ranh


đường biên giới về địa lý, đường biên giới về chính trị hay đường biên giới về kinh tế có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút và đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.

Trên cơ sở khái niệm về điểm đến du lịch và xét theo tiêu chí về địa lý, Hoàng Thị Thu Hương (2016) phân chia điểm đến du lịch theo các mức độ hay qui mô cơ bản sau đây:

- Các điểm đến có qui mô lớn là điểm đến của một vùng lãnh thổ hay ở cấp độ châu lục, như khu vực Đông Nam Á, Nam Mỹ, Châu Âu, Châu Á, Châu Phi,…;

- Điểm đến vĩ mô là các điểm đến ở cấp độ của một quốc gia;

- Điểm đến vi mô gồm các vùng, tỉnh, thành phố, quận, huyện và thậm chí là một thị xã, thị trấn,…

Cũng theo Hoàng Thị Thu Hương (2016) thì có nhiều căn cứ để phân loại điểm đến, cụ thể như:

- Căn cứ vào hình thức sở hữu: Có thể phân loại đó là điểm đến thuộc sở hữu nhà nước hay tư nhân;

- Căn cứ vào vị trí: Có thể phân loại điểm đến là ở vùng biển hay vùng núi, là thành phố hay nông thôn;

- Căn cứ vào giá trị tài nguyên du lịch: có thể phân loại đó là điểm đến có giá trị tài nguyên tự nhiên hay nhân văn;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

- Căn cứ vào đất nước: Có thể phân loại điểm đến là điểm đến du lịch là một đất nước hay một nhóm đất nước, hay có thể là một hay một nhóm đất nước, hay có thể là một khu vực;

- Căn cứ vào mục đích: Có thể phân loại điểm đến sử dụng với mục đích khác nhau;

- Căn cứ vào vị trí quy hoạch: Đó là điểm đến thuộc trung tâm du lịch của vùng hay là những điểm đến phụ cận.


Theo giác độ của những người làm kinh doanh, một số các nhà nghiên cứu khác lại có cách nhìn nhận điểm đến du lịch như một sản phẩm hay một thương hiệu mang tính tổng hợp gồm nhiều yếu tố cấu thành như điều kiện thời tiết khí hậu, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất hay kiến trúc thượng tầng, các dịch vụ, đặc điểm tự nhiên và văn hóa nhằm mang lại một trải nghiệm cho du khách (Mike and Caster, 2007). Ví dụ như Van Raaij (1986) xem điểm đến như một sản phẩm du lịch được cấu thành bởi các đặc điểm tự nhiên như khí hậu, cảnh quan, các công trình kiến trúc văn hóa-lịch sử... và các yếu tố do con người tạo nên như các khách sạn, điều kiện giao thông vận tải, cơ sở vật chất kỹ thuật, các hoạt động vui chơi giải trí.

Tóm lại, từ góc độ khoa học về du lịch, khái niệm điểm đến du lịch trở thành đối tượng nghiên cứu gắn với sự chuyển động của dòng du khách cũng như ý nghĩa và sự tác động của dòng du khách đối với điểm đến. Nghiên cứu này tiếp cận khái niệm điểm đến du lịch như là một sản phẩm du lịch gồm cả yếu tố hữu hình như biên giới địa lý, điểm thu hút, cơ sở hạ tầng,... lẫn vô hình như thương hiệu, danh tiếng của điểm đến.

2.2. Khái quát về điểm đến du lịch Thành phố Cam Ranh


Thành phố Cam Ranh tọa lạc ở đầu phía Nam tỉnh Khánh Hòa, đây cũng là thành phố lớn thứ hai của tỉnh ngay sau thành phố biển Nha Trang. Phía Tây giáp với huyện Khánh Sơn, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Nam giáp thành phố Nha Trang và Diên Khánh, phía Đông của thành phố là Vịnh Cam Ranh – đây được xem là vịnh biển tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á, không những vậy nó còn là nơi hết sức thuận lợi để phát triển dịch vụ du lịch cũng như dịch vụ cảng biển.

Nhắc đến Cam Ranh là người ta nghĩ ngay đến “nước ngọt” vì Cam Ranh tuy nằm bên bờ biển xanh, nước mặn nhưng nơi đây lại được thiên nhiên ưu ái ban cho một trữ lượng nước ngọt rất lớn trong lòng đất. Tương


truyền rằng khi mà Nguyễn Ánh từ trong Nam đem quân tiến đánh thành Quy Nhơn do tướng Tây Sơn trấn giữ thì thuyền gặp bão lớn phải dạt vào Cam Ranh để tránh bão. Vào đến nơi rồi thì mới phát hiện ra ở đây không có nước ngọt để dùng vì vậy Nguyễn Ánh đã lập đàn tế trời, sau lễ tế ông đã cho quân đào cát để tìm nước, ngay lập tức mạch nước ngọt hiện ra. Chính vì lí do này, Nguyễn Ánh quyết định đặt tên vùng đất là Cam Linh. Trong Hán Việt không có chữ “R” nên từ “Ranh” trong tiếng Nôm, Hán đọc là “Linh” – vì thế Cam Ranh là phiên âm từ Cam Linh. Ngày nay, thành phố Cam Ranh có một phường tên là Cam Linh.

Diện tích của thành phố là 325,011 km², dân số 125,11 người, Cam Ranh phân chia hành chính thành 15 xã phường trong đó có 9 phường là: Ba Ngòi, Cam Thuận, Cam Lộc, Cam Lợi, Cam Nghĩa, Cam Phú, Cam Phúc Nam, Cam Phúc Bắc, Cam Linh và 6 xã là: Cam Thịnh Tây, Cam Thịnh Đông, Cam Thành Nam, Cam Phước Đông, Cam Bình, Cam Lập.

Cam Ranh cách thành phố Nha Trang về phía Nam 60km, cách Phan Rang về phía Bắc 40km. Thành phố còn có hệ thống giao thông đường bộ vô cùng thuận lợi như: Quốc lộ 1A đi qua thành phố, tỉnh lộ 9 nối thành phố với thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn. Đại lộ Nguyễn Tất Thành là cầu nối giữa thành phố Nha Trang với sân bay Cam Ranh. Tại bến xe Cam Ranh còn phục vụ gần như đầy đủ các chuyến liên tỉnh cũng như nội tỉnh.

Bên cạnh sân bay Cam Ranh đang rất phát triển thì thành phố còn nằm trên trục giao thông huyết mạch của cả nước đó là Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt thống nhất Bắc Nam – việc này vô cùng thuận lợi trong việc xây dựng trung tâm tiếp nhận, làm ga trung chuyển cho khách du lịch và liên kết các tỉnh thành phố còn lại của Việt Nam. Nhưng tại thành phố lại chỉ có một nhà ga nhỏ là ga Ngã Ba – đây là một ga cũ từng bị bỏ hoang, mãi đến năm 2007 nó mới được khôi phục để đón khách. Hiện nay, các tàu Thống Nhất đi qua


thành phố Cam Ranh nhưng không dừng tại ga Ngã Ba mà ga chỉ đón khách của các chuyến tàu SN1 – 2, SN3 -4 chạy tuyến Sài Gòn – Nha Trang. Trong tương lai, ga sẽ là điểm dừng của tàu Thống Nhất.

Cam Ranh có sân bay Quốc Tế Cam Ranh – nó là đầu mối giao thông quan trọng không chỉ của tỉnh Khánh Hòa mà còn là của cả khu vực Nam Trung Bộ. Tính theo số lượng khách thông quan thì đây là sân bay lớn thứ 4 tại Việt Nam.

Nằm về phía Đông và phía Nam thành phố là vịnh Cam Ranh, vũng Bình Ba là nơi nước sâu, kín sóng kín gió nên rất thuận tiện cho việc xây dựng cảng để tàu thuyền neo đậu tránh gió bão. Thêm vào đó, Cam Ranh nằm gần đường hàng hải quốc tế rất quan trọng của biển Đông, đồng thời cảng Ba Ngòi đang được nâng cấp thành cảng quan trọng trong hệ thống cảng biển vùng Nam Trung Bộ, điều này vô cùng thuận lợi để phát triển thêm về kinh tế và giao lưu quốc tế.

Với tài nguyên biển và ven bờ đa dạng, phong phú, Cam Ranh là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển các ngành kinh tế liên quan đến biển như: xây dựng hệ thống cảng tiếp nhận, đánh bắt chế biến thủy hải sản, công nghiệp muối, công nghiệp đóng tàu… Chính nhờ sự phát triển mạnh mẽ này mà nó sẽ kéo theo nhiều ngành khác cùng phát triển theo cũng như giải quyết được nhu cầu việc làm của người dân.

Ngành kinh tế chủ lực và là động lực chính để phát triển nền kinh tế của Cam Ranh là ngành Công nghiệp. Thành phố tập trung vào lĩnh vực đóng tàu, chế biến nông thủy sản và sản xuất xi măng. Thành phố có hai khu công nghiệp đa ngành là Bắc và Nam Cam Ranh. Đi đôi với việc phát triển công nghiệp là phát triển kinh tế thương mại – dịch vụ và du lịch với mức tăng trưởng là 12,1%. Ngành nông nghiệp của thành phố đang ngày càng chuyển


dịch theo hướng nâng cao ngành chăn nuôi, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, vật nuôi, đa dạng các loại cây trồng.

Mặc dù ngành du lịch ở Cam Ranh khá phát triển nhưng cảnh quan ở thành phố vẫn giữ được nét hoang sơ, bình dị của mình. Nếu có đến thành phố này, bạn nhớ ghé qua những điểm tham quan nổi tiếng như: đảo Bình Ba, đảo Bình Hưng, chùa Từ Vân, vườn Quốc gia Núi Chúa….

2.3. Cơ sở lý thuyết về quyết định chọn điểm đến du lịch


2.3.1. Các lý thuyết về sự lựa chọn


2.3.1.1. Thuyết hành động hợp lý (TRA)


Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) được Icek Ajzen và Martin Fishbein nghiên cứu và giới thiệu lần đầu vào năm 1967, sau đó được hiệu chỉnh mở rộng và bổ sung thêm hai lần vào các năm 1975 và 1987. Lý thuyết này được xem là học thuyết tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội nói chung và là một trong các lý thuyết về nhận thức. Hiện nay, đây là lý thuyết nền tảng phổ biến nhất về hành vi người tiêu dùng trong các lĩnh vực khác nhau (trong đó có tiêu dùng trong du lịch).

Lý thuyết TRA giải thích mối quan hệ giữa thái độ và hành vi trong hành động của người tiêu dùng. Lý thuyết TRA được dùng để dự đoán cách thức người tiêu dùng sẽ thực hiện hành vi dựa trên thái độ đối với hành vi và dự định thực hiện hành vi. Quyết định của một cá nhân thực hiện một hành vi cụ thể dựa trên kết quả kỳ vọng của cá nhân khi thực hiện hành vi đó. Theo lý thuyết TRA, dự định thực hiện một hành vi cụ thể có trước hành vi thực tế.

Theo lý thuyết TRA của Ajzen và Fishbein (1975, 1987), hành vi thực sự của con người (Actual Behavior – AB) bị ảnh hưởng bởi dự định hành vi (Behavior Intention – BI) hay dự định hành vi của người đó đối với hành vi


sắp thực hiện. Dự định là trạng thái nhận thức ngay trước khi thực hiện hành vi, là một yếu tố dẫn đến thực hiện hành vi.

Vì vậy, dự định hành vi là yếu tố quyết định hành vi và là yếu tố quan trọng nhất dự đoán hành vi. Thay vì tập trung nghiên cứu hành vi, mô hình TRA tập trung nghiên cứu dự định hành vi, là nhân tố quyết định lên hành vi. Mối quan hệ giữa dự định và hành vi đã được nêu ra và kiểm chứng thực nghiệm trong rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu, theo đó, dự định thực hiện hành vi được thể hiện qua xu hướng thực hiện hành vi.

Dự định hành vi chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố: thái độ đối với hành vi (Attitude Toward Behavior – AB) và chuẩn chủ quan (Subjective Norm – SN). TRA mặc nhiên cho rằng một động lực hoặc một dự định thực hiện hành vi là điều khiển lớn nhất của hành vi thực tế. Đổi lại, thái độ bị ảnh hưởng bởi sức mạnh của niềm tin chủ quan về kết quả hành vi và sự đánh giá tích cực về kết quả hành vi. Ví dụ, một người tin tưởng mạnh mẽ rằng đi du lịch sẽ nâng cao sự hiểu biết của họ, thì người đó sẽ quyết định đi du lịch.

Hình 2 1 Mô hình hành động hợp lý TRA Nguồn Ajzen và Fishbein 1975 1987 Theo Ajzen 1

Hình 2.1: Mô hình hành động hợp lý TRA

Nguồn : Ajzen và Fishbein (1975, 1987)


Theo Ajzen (2005, 2016), thái độ đối với hành vi (Attitude Toward Behavior – ATB) là mức độ đánh giá tích cực hay tiêu cực khi thực hiện hành vi, được đo lường bằng toàn bộ tập hợp niềm tin vào hành vi đạt được. Niềm tin chịu ảnh hưởng của các tác động và thuộc tính khác nhau của sản phẩm.

Niềm tin vào hành vi kết nối sự quan tâm với kết quả mong đợi. Niềm tin vào hành vi là xác suất chủ quan mà hành vi sẽ tạo ra một kết quả nhất


định. Mặc dù người tiêu dùng có thể có nhiều niềm tin hành vi đối với bất kỳ hành vi nào, nhưng chỉ có một số ít niềm tin được thể hiện tại một thời điểm nhất định. Giả định rằng có thể tiếp cận niềm tin này, kết hợp với các giá trị chủ quan của kết quả mong đợi sẽ giúp xác định thái độ hiện hành đối với hành vi.

Các lý thuyết hay mô hình quá trình ra quyết định không phủ nhận tiền đề của lý thuyết lựa chọn hợp lý. Mô hình ra quyết định đa biến mô tả một số ảnh hưởng trái chiều nhau tác động tới quá trình lựa chọn của người tiêu dùng. Trong mô hình này, người tiêu dùng phải giải quyết những vấn đề do các kích thích tạo ra. Người tiêu dùng phải xử lý các thông tin đầu vào từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Thông tin được xử lý sau khi người tiêu dùng đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau. Ví dụ, như một người quyết định chọn một điểm đến để đi du lịch, thì người đó cần đánh giá các nhân tố về hình ảnh điểm đến, khả năng tiếp cận, nguồn thông tin về điểm đến,… có ảnh hưởng đến quyết định chọn điểm đến của mình. Kết quả là người này có thể quyết định mua tour du lịch ngay hay hoãn lại chưa mua tour du lịch đến điểm đến đó.

2.3.1.2. Lý thuyết về hành vi dự định (TPB)


Ajzen (1988) đã phát triển lý thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planed Behavior – TPB) từ lý thuyết hành động hợp lý của Ajzen & Fishbein (1975, 1987). Tương tự như lý thuyết TRA, lý thuyết TPB tập trung nghiên cứu dự định hành vi thay vì hành vi thực hiện.

Lý thuyết hành vi dự định TBP cho rằng có thể dự đoán dự định hành vi với độ chính xác tương đối cao từ yếu tố thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Lý thuyết TPB giả định rằng dự định của một cá nhân, khi kết hợp với nhận thức kiểm soát hành vi, sẽ giúp dự đoán hành vi với độ chính xác cao hơn các mô hình trước đó.


Hình 2 2 Mô hình hành vi dự định TPB Nguồn Ajzen 1988 Sự xuất hiện của yếu 2


Hình 2.2: Mô hình hành vi dự định TPB

Nguồn : Ajzen (1988)


Sự xuất hiện của yếu tố thứ ba Nhận thức kiểm soát hành vi (Perceived Behavioral Control – PBC) có ảnh hưởng đến dự định hành vi. Nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát hay hạn chế không. Nhận thức kiểm soát hành vi liên quan đến nhận thức cá nhân về khả năng thực hiện một hành vi nhất định. TPB giả định, nhận thức kiểm soát hành vi sẽ được xác định bởi tổng số ảnh hưởng niềm tin vào kiểm soát, là niềm tin về sự hiện diện của các yếu tố có thể tạo điều kiện hoặc cản trở dự định hành vi.

Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) và lý thuyết hành vi dự định (TPB) đều giả định hành vi là kết quả của quyết định có ý thức, hành động theo cách thức nhất định. Tuy nhiên, có một sự khác biệt quan trọng giữa hai lý thuyết. Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) chỉ được sử dụng cho các hành vi dưới sự kiểm soát của một cá nhân, còn lý thuyết hành vi dự định (TPB) xem xét sự kiểm soát nhận thức như một biến số. Theo định nghĩa, kiểm soát nhận thức là việc một người phải có các nguồn lực, cơ hội và sự hỗ trợ để thực hiện hành vi cụ thể. TPB được vận dụng để dự đoán và giải thích hành vi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực du lịch.

Lý thuyết TPB là một sự thay thế cho giới hạn kiểm soát ý chí của TRA và cho thấy rằng hành vi là có chủ ý và có kế hoạch. Lý thuyết TPB dựa trên

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 17/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí